Có hay không có chất bảo quản ?

Hồi trước Tết âm lịch rồi nhà có mua ít trái cây để trưng Tết. Do cẩn trọng nên trái cây được chọn mua tại một shop trái cây có tên tuổi trên đường Lê Thánh Tôn (cổng sau chợ Bến Thành), quận 1, TP HCM. Đến nay, sau khoảng 2 tháng kể từ ngày mua, còn 1 trái táo vẫn tươi nguyên:
IMG_0431.JPG
IMG_0432.JPG
Điều này làm mình hết sức phân vân, nghi ngờ về việc sử dụng chất bảo quản của shop này.
Minh sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin về tình trạng trái táo để mọi người góp ý nhé !
 


Mua hoa quả thì giờ 90% có chất bảo quản.
Quan trọng là chất bảo quản độc nhiêu hay ít thôi.
Muốn không có chất bảo quản thì chỉ có cây nhà lá vườn mà thui.
Hôm trước mua được cân quýt đẹp lắm.để bàn thờ cúng 1 tuần vẫn như mới.
Ngoài thì đẹp, bóc ra tì mốc xanh mốc đỏ hết cả.
:Botay::Botay::Botay::Botay: :Botay::Botay::Botay::Botay::Botay::Botay::Botay::Botay:
 
mấy thứ đó 100% có hóa chất vì phải vận chuyển lâu và bán cũng chậm nên thèm ăn thì phải chịu thui bác à hii, tốt nhất là trồng đc cây gì thì trồng, ăn cho nó đỡ thuốc.
 
Táo ở Mỹ, ở thành phố tôi, dù mua ở chợ, hay trồng ở nhà,
cũng không có chất bảo quản, nhưng để được rất lâu. Đó là
vì khí hậu ở đây mát mẻ và khô ráo. Tuy vậy, trái táo để
trên bàn mấy ngày mà chưa ăn, nếu cắn vào thì xốp, nhạt,
và chua chứ không giòn, mọng nước và ngọt như ban đầu. Như
vậy chứng tỏ trái táo vẫn đang sống, và chống trả với hoàn
cảnh bên ngoài. Để lâu nữa thì da sẽ nhăn thêm, rồi nhỏ bé
lại, cuối cùng teo khô.

Điều này cũng xảy ra với thịt ngoài tự nhiên (thịt bán trong
chợ thì có thể có chất bảo quản nhưng tôi không biết), như
một con sóc, con chồn chạy ngang đường bị xe cán chết, thì
không thối hoăng và giòi bọ lúc nhúc như ở Việt Nam. Trái lại,
thịt cứ khô dần đi. Chim chóc đến mổ thịt ăn chừng nào thì ăn,
chứ không thấy thối hoăng (có hơi thối thôi). Tôi cho rằng khí
hậu khô ráo quá thì vi trùng khó sinh sôi nảy nở nhiều trong
không khí, nên thịt lâu thối hơn.
 
Nghi ngờ cùng phải. nhưng có ai suy nghĩ là tại sao nó lại để được lâu.
Liệu nếu có chất bảo quả thì người ta bảo quản bằng phương pháp gì? có hóa chất hay ko? mà nếu có thì đó là chất gì?
Chúng ta cùng tìm hiểu và cho ý kiến thì tôi thấy vấn đề sẽ khá lên đó.
Chứ đừng có ...???
 
Đây là chủ đề nóng trong mấy ngày qua trên các phương tiện thông tin làm cho Bộ nông nghiệp và Cục BVTV phải ra tay nhưng cũng chưa có câu trả lời thích đáng. Tại sao chỉ có trái táo mà không phải trái khác? Theo tôi thì đó là do bản chất trái táo có thể để lâu mà không bị thối. Thứ hai là người ta áp dụng công nghệ bọc màng quanh trái táo ngăn không cho bị mất nước và hô hấp nên giữ tươi được lâu. Tuy nhiên chất lượng bên trong bị giảm đi do dưỡng chất bị tiêu hao để duy trì sự sống. Nếu kết hợp với bảo quản lạnh và kiểm soát được thành phần khí oxy khoảng 5% và carbonic 5% thì có thể để được cả năm. Màng bọc ngoài trái táo là loại màng có thể ăn được đấy!
 

ko nhất thiết là có chất bảo quản mới có thể để lâu đc đâu. bản chất táo là loại để lâu đc, kêu làm thử TRÁI LÊ thử để lâu xem đc ko. để điều kiện bên ngoài. do vỏ của trái cây thôi... như buởi. dưa hấu...

Như dưa chuột. lúc truớc mình trồng bằng thủy canh, thu hoạch xong, quăng ở ngoài để 4,5 tháng cũng chưa hư và nhăn nheo, chỉ vỏ vàng thôi...
 
chờ mong các cơ quan chức năng chứ cứ nhìn thế này chăng biết thế nào
 
Bản chất loại trái này tồn trữ được rất lâu mà không bị hư nên để 2 tháng mà vẫn tươi nguyên là bt nhiều ông nhà báo cứ thấy thế mà Sốc rồi ABC này nọ...
 
Phủ chất bảo quản lên trái cây ở Mỹ người ta gọi là waxing (phủ sáp), cho dù chất bảo quản có là sáp hay không. Chất bảo quản nếu được làm từ sáp ong, sáp cọ (carnauba) và các chất diệt khuẩn, chất nhũ hoá là hoá chất thực phẩm thì an toàn. Kỹ thuật phủ sáp thường được ứng dụng lên quả có múi (citrus), quả vỏ láng (stone fruit). Mất nước làm quả chín héo. Lớp sáp này ngăn chặn hoàn toàn việc mất nước. Hô hấp trao đổi chất : quả thải ra CO2, lấy O2 vào, được lớp sáp này ngăn cản 80-90%, khiến cho quá trình trao đổi chất chậm lại, quả chín chậm lại. Ngày xưa, khi kỹ thuật nhũ hoá chưa có, người ta nhúng quả vào sáp nóng. Waxing kiểu này thì quá trình trao đổi khí bị dừng hẳn lại, quả sẽ chết và mục ruỗng từ bên trong. Ngày nay, kỹ thuật nhũ hoá làm tan những giọt sáp vào nước. Khi ta nhúng quả vào sữa sáp, quả sẽ được phủ một lớp sáp dày khoảng 20-30 micron, vửa đủ dày để không cho nước đi qua, nhưng vẫn đủ mỏng để không khí có thể qua được. Áp dụng phủ sáp ta có thể kép dài thời gian chín của quả lên 3-4 lần.

Trong quá trình chín, quả sản sinh ra khí ethylene, các thụ thể ethylene sẽ hấp thụ và biến đổi tinh bột thành đường. Để làm chậm chín người ta dùng 2 phương thức, thứ nhất là ngăn cản chất ethylene được sinh ra, hoặc thứ hai ngăn cản không cho quả hấp thụ ethylene. Cách thứ nhất đắt đỏ hơn, phải áp dụng khi quả còn trên cây. Cách thứ hai cũng đắt nhưng rẻ hơn cách thứ nhất, cho quả thở một loại khí có cấu trúc tương tự ethylene, khiến các thụ thể bị bất hoạt, không còn khả năng hấp thụ ethylene. Với cách này ta có thể kéo dài thời gian chín của quả lên hàng chục lần mà vấn đề nhiệt độ trữ lạnh để bảo quản không còn quan trọng hàng đầu nữa.
 
Last edited by a moderator:
khiếp thật, mình hôm trước xem thấy có quả dưa hấu thờ tết để 9 tháng rồi mà vẫn tươi nguyên sợ thật, tốt nhất là mọi người nên mua của người quen để đỡ bị mua phải những hàng tẩm thuốc vậy.giờ ăn j cũng sợ cơ ý, mà độc nhất là táo thì phải
Phủ chất bảo quản lên trái cây ở Mỹ người ta gọi là waxing (phủ sáp), cho dù chất bảo quản có là sáp hay không. Chất bảo quản nếu được làm từ sáp ong, sáp cọ (carnauba) và các chất diệt khuẩn, chất nhũ hoá là hoá chất thực phẩm thì an toàn. Kỹ thuật phủ sáp thường được ứng dụng lên quả có múi (citrus), quả vỏ láng (stone fruit). Mất nước làm quả chín héo. Lớp sáp này ngăn chặn hoàn toàn việc mất nước. Hô hấp trao đổi chất : quả thải ra CO2, lấy O2 vào, được lớp sáp này ngăn cản 80-90%, khiến cho quá trình trao đổi chất chậm lại, quả chín chậm lại. Ngày xưa, khi kỹ thuật nhũ hoá chưa có, người ta nhúng quả vào sáp nóng. Waxing kiểu này thì quá trình trao đổi khí bị dừng hẳn lại, quả sẽ chết và mục ruỗng từ bên trong. Ngày nay, kỹ thuật nhũ hoá làm tan những giọt sáp vào nước. Khi ta nhúng quả vào sữa sáp, quả sẽ được phủ một lớp sáp dày khoảng 20-30 micron, vửa đủ dày để không cho nước đi qua, nhưng vẫn đủ mỏng để không khí có thể qua được. Áp dụng phủ sáp ta có thể kép dài thời gian chín của quả lên 3-4 lần.
>>> xem thêm: mua thẻ điện thoại
Trong quá trình chín, quả sản sinh ra khí ethylene, các thụ thể ethylene sẽ hấp thụ và biến đổi tinh bột thành đường. Để làm chậm chín người ta dùng 2 phương thức, thứ nhất là ngăn cản chất ethylene được sinh ra, hoặc thứ hai ngăn cản không cho quả hấp thụ ethylene. Cách thứ nhất đắt đỏ hơn, phải áp dụng khi quả còn trên cây. Cách thứ hai cũng đắt nhưng rẻ hơn cách thứ nhất, cho quả thở một loại khí có cấu trúc tương tự ethylene, khiến các thụ thể bị bất hoạt, không còn khả năng hấp thụ ethylene. Với cách này ta có thể kéo dài thời gian chín của quả lên hàng chục lần mà vấn đề nhiệt độ trữ lạnh để bảo quản không còn quan trọng hàng đầu nữa.
KInh hoàng thật mình cũng không ngờ nó lại độc và kinh khủng đến vậy, có lẽ từ giờ nhịn ăn, thấy có bà còn bị chết vì ngã vào vại ngâm táo ấy
 
Không chất bảo quản thì làm sao bảo quản được. Việc sử dụng chất bảo quản trong quy định của pháp luật thì oke nhưng sử dụng những thứ ngoài danh sách thì sợ lắm. Hại sức khỏe lúc về già. Làm ăn thì lợi nhuận đặt nên hàng đầu nhưng đạo đức nghề cũng quan trọng lắm :). Làm tốt tích đức về sau nữa
 
Hé hé. Bằng mình ko. Mua trái táo hàng Đà Lạt về, cắn một miếng xong quẳng 1 xó, nửa tháng sau chỗ cắn ko thối ko hỏng, chỉ hơi khô lại. Ăn táo bị đau bụng mấy lần thì thôi chia tay lun, ko bao jo ăn nữa. Còn như dưa hấu vỏ quả dày nên lâu hỏng chứ dưa hấu ngâm thuốc làm j. cà chua mua ở siêu thị để ngoài vài ngày bị thối, cà chua ở chợ để nửa tháng còn nguyên như ngày mới mua. Nói chung ai kĩ có thèm thì tới nhà vườn mua. Còn ai có suy nghĩ "ăn cũng chết, ko ăn cũng chết" thì cứ xả láng, thèm thì ăn thôi. Ông bà ta có câu " người ko vì mình trời tru đất diệt". Ai cũng sống vì tiền thôi, thằng khờ còn biết ra chợ xin tiền kìa. Lương tâm có đổi ra thành vật chất được ko?
 
Chắc chắn sẽ có chất bảo quản đó ạ, hiện nay để bảo quản thực phẩm được tươi lâu hơn so với thông thường thì khách hàng sử dụng máy hút chân không cũng nhiều lắm ạ. Vừa an toàn lại có thể giữ được độ tươi của sản phẩm trong tủ lạnh.
 
Mình ở khu trồng sầu riêng, nhà mình thì có một vài cây ăn thôi không bán, nên để trái rụng tự nhiên. Nhưng mình thấy mấy thương lái bây giờ đi mua sầu riêng đều cắt sớm lúc trái mới vừa già (khoảng 7 - 8 tuổi) ấy, rồi về nhúng thuốc rồi phân phối bán đi đến các vùng khác trong nước hoặc xuất khẩu.
Người ta bảo nhúng thuốc giúp trái chín đều và ngon hơn, mình không biết đúng không? đặc biệt không biết thuốc có tác hại gì không?
Ai có biết thành phần thuốc này chia sẻ mình biết với ạ?!
 


Back
Top