con đường nào cho ngành chăn nuôi gà công nghiệp ?

  • Thread starter hac long
  • Ngày gửi
chào bạn !

gà được chi làm 3 loại:
1. gà ta.
2. gà lấy trứng..
3. gà công nghiệp lấy thịt (gọi tắt là gà công nghiệp).

chủ đề này, tôi chỉ viết về gà công nghiệp, vì 2 loại trên không bị ảnh hưởng gì nhiều trong thời gian 1 hay 2 năm tới.

tôi mới viết 2 chủ đề:
"tại sao nông dân trồng cao su chết ? Và đâu là lối thoát cho nông dân ?"
và
"ngành chăn nuôi bò thịt sắp chết !"


bạn có thể tìm đọc ở agriviet.com

với 2 chủ đề trên, thì bà con quan tâm nhiều hơn với con bò thịt, nên tôi viết thêm chủ đề này là về con gà công nghiệp,
tôi cho rằng nó cũng sẽ bị anh hưởng rất lớn khi bước qua giữa năm 2015 và cao trào sẽ là 2016.
về con gà công nghiệp việt nam thì tìm trên google.com cũng có thể nhận được một số phân tích đáng tin cậy về sự khó khăn của ngành chăn nuôi gà công nghiệp năm 2013 và nhất là 2014.

con gà thì dễ phân tích hơn con bò, nhưng tôi nhận thấy trên google.com thì những phân tích trên cũng chưa đủ chiều sâu và chiều rộng để nói lên một đánh giá cho tương lai một ngành nghề mà rất nhiều người dân trong toàn lãnh thổ việt nam phải gách chịu (cả người chăn nuôi và người tiêu dùng)

tôi viết chủ đề này không phải vì hù dọa, hay làm buồn những người nông dân đang chăm sóc những con gà công nghiệp. tôi muốn vẽ ra một bức tranh để cho những người đọc topic này có một cái nhìn sâu sắc hơn về ngành chăn nuôi gà công nghiệp trong tương lai (chứ quá khứ hay trước mắt thì ai cũng nhìn thấy rồi)

cám ơn bạn đã quan tâm!
năm 2015 !
năm sẽ có rất nhiều ngành nghề ở việt nam bị ảnh hưởng, những ảnh hưởng tiêu cực lấn át ảnh hưởng tích cực lên các doanh nghiệp. tôi sẽ không nói về nền kinh tế, tôi muốn phụ giúp bà con nông dân 1 tay để bà con nông dân có những tính toán cho riêng mình khi rơi vào những tình huống mà tôi đánh giá này/

ok
gà mỹ !
đầu tiên, tôi muốn bà con biết rằng thịt gà mỹ hiện đang có giá khoản 1/2 cho đến 1/3 so với gà công nghiệp, vì sao ?

vì sao mà một con gà được nuôi trên đất mỹ, được chở qua tới việt nam mất khoản 0.1 dolla cho 1 kg tiền vận chuyển lạnh lại thấp hơn gà công nghiệp trong năm 2014 và đến năm 2015 WTO có hiệu lực, việc nhập khẩu với thuế suất 0% sẽ khiến gà mỹ có giá thành thấp hơn từ 7-20% nữa thì gà công nghiệp liệu có đủ sức để kháng cự với gà mỹ trong lòng người tiêu dùng hay không ?

tình hình giữa 2015 và giữa 2016 sẽ như thế nào khi mà các doanh nghiệp kinh doanh gà mỹ và những doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm như Vissan của việt nam đang trực chờ !


quy trình nuôi gà ở mỹ theo tiêu chuẩn mỹ:
1. gà 1 ngày tuổi được đưa đến chuồn và thả xuống.
2. gà 22 ngày tuôi được đưa từ chuồn lên xe để giết mổ (trọng lượng bình quân 1,5 kg)
3. gà được đưa vào các nhà máy giết mổ tự động.
4. chuồn trại được vệ sinh và khử trùng trong vòng 3 ngày, rồi tiếp tục thả gà 1 ngày tuổi xuống.
5. gà được tách chân, đùi, cánh, cổ, đầu đưa vào xe đông lạnh.
6. sản phẩm gà được chuyển về cho các doanh nghiệp việt nam.
7. các doanh nghiệp việt nam phân phối rộng gắp.
8. các nà nội trợ mua về ăn.con gà thì người mỹ nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật như vậy thì họ nuôi thấp hơn gà công nghiệp việt nam là đúng chứ không sai (con bò việt nam thì chủ tự đi cắt cỏ về cho bò ăn, không tốn kém gì mà còn bị giá cao hơn bò mỹ thì mới lạ).

nhưng với quy trình áp dụng như vậy, khi đưa về tới việt nam (thêm tiền vận chuyển + thuế + bảo hiểm = 0.1 usd/kg) mà vẫn thấp hơn gà việt nam.

vô lý.

chủ tịch vissan nói là không thể nào gà công nghiệp của mình nuôi có giá bằng giá gà mỹ xuất qua tới tay người việt.
ông ta nói "không thể"
còn tôi thì nói "có thể"
nhưng
"phải chơi cho công bằng"

nhưng thương trường không có công bằng, ở đó có nhiều lợi thế cạnh tranh.
vậy vissan đã dùng lợi thế cạnh tranh gì để đánh bại gà công nghiệp trong nước ?
(nói cho đúng thì nó cũng ổn, giá thấp thì bình ổn giá và hạn chế lạm phát, nhưng nó lại ảnh hưởng luôn cả người tiêu dùng, đó là điều làm tôi muốn nói)

con gà thì người mỹ nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật như vậy thì họ nuôi thấp hơn gà công nghiệp việt nam là đúng chứ không sai (con bò việt nam thì chủ tự đi cắt cỏ về cho bò ăn, không tốn kém gì mà còn bị giá cao hơn bò mỹ thì mới lạ).

nhưng với quy trình áp dụng như vậy, khi đưa về tới việt nam (thêm tiền vận chuyển + thuế + bảo hiểm = 0.1 usd/kg) mà vẫn thấp hơn gà việt nam.

vô lý.

chủ tịch vissan nói là không thể nào gà công nghiệp của mình nuôi có giá bằng giá gà mỹ xuất qua tới tay người việt.
ông ta nói "không thể"
còn tôi thì nói "có thể"
nhưng
"phải chơi cho công bằng"

nhưng thương trường không có công bằng, ở đó có nhiều lợi thế cạnh tranh.
vậy những doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm tươi đã dùng lợi thế cạnh tranh gì để đánh bại gà công nghiệp trong nước ?
(nói cho đúng thì nó cũng ổn, giá thấp thì bình ổn giá và hạn chế lạm phát, nhưng nó lại ảnh hưởng luôn cả người tiêu dùng, đó là điều làm tôi muốn nói)cái này phaỉ xét 2 vế: vế của ta và vế của địch.

đôi khi địch đánh hay quá làm ta thua, chứ không phải ta đánh dỡ.
đôi khi ta đánh dỡ quá làm ta thua, chứ không phải địch đánh hay.
nhưng
cuộc chơi này thì theo tôi: ta vừa đánh dỡ mà địch còn đánh rất hay.

ta đánh dỡ chỗ nào ? có thật là ta dỡ không ?

1. công nghệ ta lạc hậu: không áp dụng được nhiều máy móc thiết bị, điều này dẫn đến 2 vấn đề:
a. Chi phí tăng: do sử dụng nhiều nhân công và nhiều nguồn lực bên ngoài.
b. Chi phí tăng: do việc chăn nuôi có thời gian gấp đôi địch.
các nhà khoa học không hỗ trợ tích cực cho nông dân.

2. ta sản xuất manh mún:
a. vì nhỏ lẻ nên ta không có đạt được % lợi nhuận ở cấp độ vi mô cao.
b. vì nhỏ lẻ nên ta không có được những hợp đồng lớn để đảm bảo cho sự gia tăng sản xuất hay huy động vốn của ngân hàng.

3. khâu tiêu thụ:
quá nhiều trung gian: lái buôn (người lái + người buôn), người giết mổ, đến tiểu thương ngoài chợ
việc này làm cho giá được đẩy lên cao.

4. thức ăn: gần như toàn bộ phải mua từ doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chứ không thể tự nhập máy móc về rồi tự sản xuất thức ăn.
giá ngũ cốc việt nam hiện vẫn đang cao hơn so vối đối thủ.

địch đánh hay ư ? hay cỡ nào

1. người mỹ họ chỉ nhập qua việt nam những thứ yếu: cánh, cẳng, đùi, cổ, đầu (còn mình thì họ giữ lại)
việc những sản phẩm thứ yếu này có giá thành thấp hơn những sản phẩm chủ yếu của họ là điều tất nhiên.

2. người mỹ thừa gà (họ ăn không hết)
năm 2000, ngành lương thực thực phẩm của họ bị khủng hoản, họ gọi các nhà khoa học lại họp.
và họ chọn củng cố con gà.
và 2 năm sau, 2002 thì số lượng thịt gà trên toàn nước mỹ được sản xuất ra lớn hơn số lượng trong nước có thể sử dụng,
và việc này dẫn đến 2 lựa chọn cho họ:
a. phải hạn chế việc sản xuất gà.
b. phải xuất khẩu
và cuối cùng họ xuất khẩu
(hiện nay, dưới sự tài trợ của Bill gates thì người mỹ sản xuất được trứng gà nhân tạo rùi (làm bằng máy) và đã được bài bán ở các siêu thị tại mỹ vào đầu năm 2014 rùi nha bà con)


nhưng tôi cho rằng mọi chuyện đến đây cũng chưa đến nỗi nào, cuộc chơi nếu "công bằng" thì gà công nghiệp vẫn còn rộng chỗ, nếu như không có 1 đòn chơi xấu từ địch.

đòn đó là đòn nào ? lợi thế cạnh tranh nào có thể đánh bại 1 ngành công nghiệp của một quốc gia sắp bước qua cánh cửa WTO ?
 
Last edited by a moderator:
Gà các nước khác cũng nhập về nhiêu lắm. Nản quá đi thôi.
 
Tôi thấy có mấy điều nhận xét sau đây:

Gà Mỹ không phải chỉ là nông nghiệp chăn nuôi gà,
mà là nghề bán thịt gà. Thằng trùm là thằng bán thịt
gà. Nó thuê thằng làm thức ăn cho gà. Nó thuê thằng
nuôi gà. Nó thuê bằng cách khống chế 2 thằng này, phải
chịu làm theo đúng số lượng, chất lượng, và thời gian,
và theo giá tiền của nó. Nói cách khác là 2 thằng này
làm gia công cho nó. Nó bao tiêu từ đầu đến cuối. Nó
bảo làm bao nhiêu thì khônng được nhiều hơn, không được
ít hơn. Vì thế gà không bị thừa ế trên thị trường. Giá
bán cho người ăn thì nó cũng đặt ra. Nói một cách khác,
nó hoàn toàn độc quyền, và tự một mình nó kế hoạch không
sai chạy, vì không có ai cạnh tranh mà nó không điều khiển
được. Tôi có 2 người bà con làm nghề nuôi gà ở 2 bang
khác nhau kể cho tôi biết như vậy. Họ rất bực mình vì
mang tiếng là làm chủ kinh doanh, nhưng trở nên một vệ
tinh của kẻ khác. Dù sao, nếu yên phận thì lại là điều
tốt, vì có thằng khác nghĩ hộ cho tất cả, mà thu nhập cũng
xứng đáng với đồng vốn bỏ ra, trong khi mọi việc thì người
làm công làm cả. Mình chẳng phải động tay vào cái chổi
hay cái xẻng.

Gà Mỹ đưa ra bán, có nhiều loại. Có loại gà trống tơ. Có
loại gà mái tơ. Có loại gà đẻ trứng đã già. Có loại gà
trống thiến. Không phải thiến như ta, nhưng thực là thiến
vì to béo, và không có hòn cà. Gà chặt ra nhiều kiểu, và
bán nhiều loại. Không phải đùi là rẻ và mình là đắt đâu.
Chỉ có thịt nạc lườn ở hai bên ức là đắt thôi. Cái mình
nếu bỏ hai cái lườn này đi thì rẻ nhất, hầu như chỉ còn
xương và da, vì hai thăn lưng rất mỏng.

Trứng gà nhân tạo ở Mỹ, tôi chưa có biết. Nếu có thì cũng
không bán được cho ai. Trứng gà thật cũng rất rẻ. Tính
trung bình, một năm tôi ăn một trái trứng gà. Tuy vậy,
trứng gà ấp dở chưa nở, thì một năm tôi ăn hai chục trái.

Tôi không biết giá gà Mỹ có thấp hơn giá gà Việt Nam không,
nhưng tôi cho rằng kỹ thuật nuôi gà công nghiệp của Mỹ
thuộc loại nhất thế giới. Việt Nam hàng mấy chục năm nữa
cũng không thể theo kịp được đâu. Kể cả Trung Quốc, có giỏi
hơn Việt Nam về nuôi gà, cũng không thể nào theo kịp được
Mỹ.
 
Một điều làm Mỹ làm cái gì cũng rẻ, là nó làm lớn.
Làm lớn thì chi phí bớt đi rất nhiều, nhất là áp
dụng máy lớn vào việc.

Con giống thì không thuộc vào chăn nuôi, mà là
nghiên cứu. Người nghiên cứu tìm ra giống mới thì
bán cho người chăn nuôi. Ngày nay thì thằng kinh
doanh thịt gà bỏ tiền ra xây dựng phòng thí nghiệm
và thuê người làm giống cho nó. Nó chẳng bao giờ
dựa dẫm vào nhà nước cả, vì nhân viên nhà nước có
bao giờ làm việc cho ra hồn đâu.
 
Hay quá. Cố gắng nha. giúp nhau nữa nhé. Chúc Bạn may mắn
 
có ai biết trại nào cung cấp trứng gà công nghiệp có trống để ấp không ?
hoặc trứng đã ấp từ 5-8 ngày cũng được?
xin liên lạc với tôi nhé
 
Back
Top