Côn trùng đẻ ra tiền tỷ

Côn trùng đẻ ra tiền tỷ

  • Mỗi tháng, doanh thu của một trang trại nuôi côn trùng tại Hà Nội là trên 500 triệu đồng, sau khi trừ 20% chi phí còn lãi đến 400 triệu.
Côn trùng “đẻ” ra tiền tỷ

Vào thăm một trang trại nuôi côn trùng được mệnh danh là trang trại côn trùng lớn nhất Hà Nội với các sản phẩm côn trùng đông lạnh được xuất đi hàng chục nước và mang về hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Hiện tại, trang trại này nuôi chủ yếu là dế và tắc kè vì hai loại này bán rất chạy. Ngoài ra còn có bò cạp, sâu, bọ xít, ve sầu, kiến, ong...

Bà X. - chủ trang trại với hơn 10 năm kinh nghiệm chăn nuôi côn trùng đã không ngại ngần chia sẻ rằng: chi phí nuôi côn trùng thấp vì côn trùng ăn rất ít, chỗ ở làm bằng các vật liệu dễ kiếm như thùng xốp, thùng cacton, lá cây khô, thân cây gỗ... Dế thường ăn các loại rau củ quả và bột cám...

C_n_tr_ng____ra_ti_n-145444b532e43d92f1acad646bbea2ba

Tắc kè luôn là loại côn trùng đắt hàng nhất.

Từ lúc nở đến lúc thu hoạch là từ 30 - 35 ngày, 1kg dế chỉ ăn hết 1kg cám và 3kg rau xanh. Dế phát triển qua 4 lần lột xác, đến 60 ngày tuổi dế bắt đầu sinh sản và dế có thể sinh sản quanh năm, mỗi lần dế đẻ vài trăm trứng.

Còn tắc kè ăn về ban đêm là chủ yếu, thức ăn của nó là sâu bọ, gián, muỗi, ruồi, nhện... Khi tắc kè được 6 đến 7 tháng tuổi, đạt trọng lượng khoảng 80g trở lên thì bắt đầu đẻ trứng, mỗi tháng đẻ một lần từ 2 đến 5 trứng. Chúng đẻ liên tục trong nhiều năm, trứng bám vào vách tường hoặc thân cây sau 2 đến 3 tháng thì nở.

C_n_tr_ng____ra_ti_n-eacf5f728979d783a33c3cd14fc970c9

Dế con mới nở ăn rất ít và thích gặm nhấm lá khô.


Sản phẩm rất dễ tiêu thụ, trứng dế làm giống có giá 50.000/khay hoặc dế thành phẩm với giá buôn từ 150.000 - 200.000 đồng/kg. Tắc kè có giá từ 60.000 – 100.000 đồng/con, bọ cạp 350.000/kg, bọ xít 220.000/kg, sâu 160.000/kg...

Trang trại vừa chăn nuôi, cung cấp giống, thu mua côn trùng và bán buôn các thành phẩm côn trùng đông lạnh, sấy khô, ngâm rượu... Mỗi tháng trại xuất đi 2,5 tấn dế, gần 2 tạ sâu, 7.000 con bọ cạp, 400 con tắc kè...

Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các quán nhậu, nhà hàng, khách sạn hoặc cung cấp cho giới nuôi chim cảnh, cá cảnh, gà chọi hay người dân mua lẻ về ngâm rượu, làm món ăn... Không những xuất trong nước mà trang trại của chị còn nhận được khá nhiều đơn đặt hàng từ các nước như: Trung Quốc, Nga, Thái Lan, Ai Cập, Hàn Quốc...

Bí quyết làm côn trùng đông lạnh

Tuy đã thành món ăn phổ biến và đắt khách nhưng để chế biến côn trùng đông lạnh thì không phải ai cũng biết.

C_n_tr_ng____ra_ti_n-e3f3c5ff03df41879840ae82d1092ed0

Món dế hấp giàu dinh dưỡng, không cholesterol.
Bà X. cho biết: Làm côn trùng đông lạnh phải thật cẩn thận và tỉ mỉ vì nếu làm không sạch bán cho người tiêu dùng ăn sẽ rất dễ bị dị ứng và dẫn đến mất uy tín cho sản phẩm.


Hiện tại, trang trại của bà đang có những sản phẩm bò cạp, rết, dế, sâu đông lạnh được đóng hộp rất tiện dụng, khách hàng chỉ việc rã đông và chế biến thành các món ăn tùy thích.

C_n_tr_ng____ra_ti_n-e5a4e130ac7503bfde6900641745afdc

Sản phẩm rết và bọ cạp sau khi được sơ chế và làm đông lạnh.
Bí quyết để làm côn trùng đông lạnh của trang trại khá phức tạp, trước khi thu hoạch chỉ cho côn trùng ăn bột đậu xanh rồi cho chúng nhịn đói sau một ngày để chúng đi hết phân trong ruột, sau đó đem ngâm nước muối loãng một ngày nữa để côn trùng trắng sạch, tiếp theo là cho côn trùng vào hấp diệt khuẩn để không còn mùi hôi.

Và cuối cùng là công đoạn phân loại và đóng gói rồi cho vào tủ đông cứng trong 48h. Hầu hết các sản phẩm côn trùng đông lạnh có thể sử dụng được trong vòng 6 tháng.

C_n_tr_ng____ra_ti_n-83fe0934178dd908fdce106437e3d994

Bà X. tự tay chăm sóc cho những con tắc kè mới nở.


Các sản phẩm côn trùng đông lạnh hiện rất được ưa chuộng tại các nhà hàng và các hệ thống siêu thị trên toàn quốc.

Theo Nguyễn Nguyên/Kienthuc

Đọc mà ham thấy GÚM !
 


Tắc kè là bò sát chứ sao chú thích dưới hình là côn trùng vậy?
Mà sao xử lý bằng ngâm trong nước muối loãng 1 ngày :( 1 ngày thì chắc bị phân huỷ rồi quá
 
Không phải là mập mờ, mà là vì ba xạo quá, sợ người ta lật tẩy.
Diễn đàn AgriViet chúng ta nhiều người rất giỏi nuôi Dế và bò sát.
Vậy mà có ai phất lên làm đại gia tiền tỷ đâu?
Tôi chẳng tin bài báo này.
 
Không biết trang trại này này dế gì? Nhưng thấy dế con mới nở là dế mèn. Dế thịt trong dĩa là dế cơm. Chẳng lẻ trại này nuôi được dế cơm sinh sản sao?
Tát cả những con trại Bà X nuôi bây giờ người ta chạy mất dép rồi. Thật là nhà báo, báo đời hại bà con nông dân
Đoạn này nghe sốt nha :
Côn trùng đẻ ra tiền tỷ

  • Mỗi tháng, doanh thu của một trang trại nuôi côn trùng tại Hà Nội là trên 500 triệu đồng, sau khi trừ 20% chi phí còn lãi đến 400 triệu
 

Không biết trang trại này này dế gì? Nhưng thấy dế con mới nở là dế mèn. Dế thịt trong dĩa là dế cơm. Chẳng lẻ trại này nuôi được dế cơm sinh sản sao?
Tát cả những con trại Bà X nuôi bây giờ người ta chạy mất dép rồi. Thật là nhà báo, báo đời hại bà con nông dân
Đọc bài này tôi cũng không tin vào con số nào được. Tuy nhiên, về việc nuôi dế cơm sinh sản thì bà con ở xã Phú Tân - huyện Tân Phú Đông - tỉnh Tiền Giang (quê tôi) nuôi khá thành công. Theo bà con thì việc nuôi dế cơm sinh sản cũng rất đơn giản. Điều này đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ loài côn trùng này khi nguồn cung tự nhiên đang bị mất dần.
 
Chỉ buồn là các Bộ liên quan không ngồi lại với nhau để đề ra các biện pháp nhằm chấn chỉnh việc đưa tin, bài bậy bạ làm hại nông dân :Botay:
 
Đọc bài này tôi cũng không tin vào con số nào được. Tuy nhiên, về việc nuôi dế cơm sinh sản thì bà con ở xã Phú Tân - huyện Tân Phú Đông - tỉnh Tiền Giang (quê tôi) nuôi khá thành công. Theo bà con thì việc nuôi dế cơm sinh sản cũng rất đơn giản. Điều này đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ loài côn trùng này khi nguồn cung tự nhiên đang bị mất dần.
Bạn chưa phân biệt được, con dế mèn và dế cơm. Dế của quê bạn nuôi là dế mèn , tên gọi của người miền Tây gọi là dế cơm . Như con chuột vàng quê miền tây cũng gọi là chuột cơm.
Hiện nay chưa có ai dám nói là nuôi thành công dế cơm sinh sản, chỉ có 1 vài tay nói ẩu thôi. . Dế cơm 1 năm chỉ đẻ 1 lần rồi chết, ngày này, tháng này, năm sau , con con lột xác trưởng thành và đẻ 1 lần, rồi cũng chết như ba mẹ của nó. Vậy nuôi làm sao được dé cơm sinh sản chứ
 
lại báo với trí. Dế gì 150-200k/kg. Dế thì hiện nay chỉ có dế mèn chứ cơm sinh sản sao đc :(. Giá tính toàn trên trời. Tacwss kè bán dong có mấy chục k 1 con kìa :( haiz
 
Bạn chưa phân biệt được, con dế mèn và dế cơm. Dế của quê bạn nuôi là dế mèn , tên gọi của người miền Tây gọi là dế cơm . Như con chuột vàng quê miền tây cũng gọi là chuột cơm.
Hiện nay chưa có ai dám nói là nuôi thành công dế cơm sinh sản, chỉ có 1 vài tay nói ẩu thôi. . Dế cơm 1 năm chỉ đẻ 1 lần rồi chết, ngày này, tháng này, năm sau , con con lột xác trưởng thành và đẻ 1 lần, rồi cũng chết như ba mẹ của nó. Vậy nuôi làm sao được dé cơm sinh sản chứ
Sự vận động và phát triển là không ngừng. Khi nhìn nhận vấn đề theo một lối mòn nào đó thì mình khó chấp nhận nó.
Tôi đã có 5 năm sống ở Miền Đông mà sao không biết dế cơm chớ. Năm 2001 lần đầu tiên tự bắt những con dế cơm trưởng thành (bằng cách chế nước vào các hang có cát lấp ở miệng), ngắt cánh, rút ruột nhét đậu phộng vào rồi lăn bột chiên rồi sau đó thưởng thức mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ mãi cái hương vị này. Ở khu vực Thủ Đức - TP.HCM và Đồng Nai tôi cũng thấy loài dế nầy sinh sản được nhiều lần trong năm. Vì thực tế tôi đã bắt được dế cơm non hơn ba lần trong mùa mưa.
Ở Tiền Giang thì hầu như người ta chỉ biết đến dế mèn (thứ dế mà lâu nay đã nuôi sinh sản khá thành công), nhưng ở khu vực phía Đông của tỉnh Tiền Giang - nơi có những gò cát thì dế cơm đã tồn tại không biết tự bao giờ. Mấy năm gần đây, bà con gần khu vực Lũy Pháo Đài Trương Định thuộc ấp Pháo Đài xã Phú Tân huyện Tân Phú Đông đã nuôi sinh sản khá thành công loài dế này. Trong môi trường nuôi thì dế đã sinh sản được quanh năm chớ không không phải một lần trong năm như anh Xuân Vũ đã nói ở trên.
 
Thế à... Vậy là có thêm 1 nhân tài mới nữa rồi, nuôi dế cơm sinh sản. Còn ở miền Đông ( tôi là dân Tây Ninh chính gốc) Một năm, 6 tháng bán dế cơm còn non, 6 tháng bán ve sầu sữa... Miền Đông là nơi rất thuận lợi cho dế cơm, Nhưng tôi chưa thấy nơi nào đẻ quanh năm, và cũng thấy ai nuôi đẻ được quanh năm. Thế là chúc mừng những người ở quê bạn nhé
Về con dế nuôi thì phải nói là Tây Ninh và TPHCM nuôi đầu tiên nhất, Tây Ninh nuôi nhiều nhất Ở 2 nơi này chưa thấy ai thật sự nuôi dế cơm sinh sản quanh năm hết, chỉ nói qua lời nói thôi. Tôi được mệnh danh là " Vũ Dế" . Ở quê tôi, chỗ tôi ở , và các người bán dế trên đất Sài Gòn. Nếu nói tên Vũ Dế long An thì không ai không biết, nhưng tôi chưa hề thấy và chưa nuôi dế cơm sinh sản được. Thế là địa phương bạn, hay những người ở đó có kỷ thuật hay, nên nuôi được dé cơm sinh sản quanh năm chúc mừng nha ..._ Nếu nuôi được dế cơm cho sinh sản quanh năm thì kiếm tiền tỷ là đúng rồi.
 
dế cơm trại dế Thanh Tùng Củ Chi nuôi đẻ đầy mấy năm nay rồi
 
Bạn chưa phân biệt được, con dế mèn và dế cơm. Dế của quê bạn nuôi là dế mèn , tên gọi của người miền Tây gọi là dế cơm . Như con chuột vàng quê miền tây cũng gọi là chuột cơm.
Hiện nay chưa có ai dám nói là nuôi thành công dế cơm sinh sản, chỉ có 1 vài tay nói ẩu thôi. . Dế cơm 1 năm chỉ đẻ 1 lần rồi chết, ngày này, tháng này, năm sau , con con lột xác trưởng thành và đẻ 1 lần, rồi cũng chết như ba mẹ của nó. Vậy nuôi làm sao được dé cơm sinh sản chứ
Mình đọc tài liệu cũng thấy dế cơm sinh được 1 lần rồi chết. Nhưng trước khi chết nó để lại đến 200 dế non kia mà. Vậy vẫn có thể nuôi dế non rồi bán 1 phần và 1 phần giữ lại sinh sản tiếp mà ???
 
Thế à... Vậy là có thêm 1 nhân tài mới nữa rồi, nuôi dế cơm sinh sản. Còn ở miền Đông ( tôi là dân Tây Ninh chính gốc) Một năm, 6 tháng bán dế cơm còn non, 6 tháng bán ve sầu sữa... Miền Đông là nơi rất thuận lợi cho dế cơm, Nhưng tôi chưa thấy nơi nào đẻ quanh năm, và cũng thấy ai nuôi đẻ được quanh năm. Thế là chúc mừng những người ở quê bạn nhé
Về con dế nuôi thì phải nói là Tây Ninh và TPHCM nuôi đầu tiên nhất, Tây Ninh nuôi nhiều nhất Ở 2 nơi này chưa thấy ai thật sự nuôi dế cơm sinh sản quanh năm hết, chỉ nói qua lời nói thôi. Tôi được mệnh danh là " Vũ Dế" . Ở quê tôi, chỗ tôi ở , và các người bán dế trên đất Sài Gòn. Nếu nói tên Vũ Dế long An thì không ai không biết, nhưng tôi chưa hề thấy và chưa nuôi dế cơm sinh sản được. Thế là địa phương bạn, hay những người ở đó có kỷ thuật hay, nên nuôi được dé cơm sinh sản quanh năm chúc mừng nha ..._ Nếu nuôi được dế cơm cho sinh sản quanh năm thì kiếm tiền tỷ là đúng rồi.
Đối với việc nuôi dế cơm ở quê tôi thì cũng không chắc kiếm ra tiền tỉ do đầu ra của sản phẩm chưa ổn lắm. Ở Tiền Giang rất ít người biết đến dế cơm.
Thường thì dế cơm sinh sản rộ nhất vào đầu mùa mưa nhưng qua anh Toàn - Chuyên viên phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông tôi và các anh em trong cơ quan đã thưởng thức được dế non (nhỏ hơn đầu ngón tay út một chút và cánh phát triển chưa hoàn thiện) chấy mỡ ngay trong tháng 01/2014 (ngay trong mùa nắng).
Về vòng đời của dế cơm thì tôi cũng không rành lắm. Nhưng qua trao đổi với anh Toàn thì ở đây người ta rào kín khu vực nuôi bằng đất cát và thức ăn cho dế là cám. Dế nuôi lớn nhanh hơn nhiều so với dế tự nhiên do có đầy đủ thức ăn.
Tôi cũng rất thích loài dế này. Hôm nào rãnh, tôi cùng anh Toàn đến tham quan và chụp hình ảnh về quy trình nuôi dế cơm và mô hình nuôi cá bông lao (cũng ở Phú Tân - Tân Phú Đông) gửi lên diễn đàn.
 
Đối với việc nuôi dế cơm ở quê tôi thì cũng không chắc kiếm ra tiền tỉ do đầu ra của sản phẩm chưa ổn lắm. Ở Tiền Giang rất ít người biết đến dế cơm.
Thường thì dế cơm sinh sản rộ nhất vào đầu mùa mưa nhưng qua anh Toàn - Chuyên viên phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông tôi và các anh em trong cơ quan đã thưởng thức được dế non (nhỏ hơn đầu ngón tay út một chút và cánh phát triển chưa hoàn thiện) chấy mỡ ngay trong tháng 01/2014 (ngay trong mùa nắng).
Về vòng đời của dế cơm thì tôi cũng không rành lắm. Nhưng qua trao đổi với anh Toàn thì ở đây người ta rào kín khu vực nuôi bằng đất cát và thức ăn cho dế là cám. Dế nuôi lớn nhanh hơn nhiều so với dế tự nhiên do có đầy đủ thức ăn.
Tôi cũng rất thích loài dế này. Hôm nào rãnh, tôi cùng anh Toàn đến tham quan và chụp hình ảnh về quy trình nuôi dế cơm và mô hình nuôi cá bông lao (cũng ở Phú Tân - Tân Phú Đông) gửi lên diễn đàn.
Bạn cho tôi sdt của những người nuôi dế cơm sinh sản , để trao đổi và học hỏi.
Còn dế cơm non chưa có cánh thì bạn gọi tôi sdt 01239922456 . Tôi sẽ giao cho bạn rất rất nhiều, nhưng là dế đông lạnh nhé.
dế cơm trại dế Thanh Tùng Củ Chi nuôi đẻ đầy mấy năm nay rồi
Có thật không, tôi rất rành về Thanh Tùng đấy.
 


Back
Top