Công dụng của 1 số loại rau gia vị

  • Thread starter caosu
  • Ngày gửi
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG

Gia vị có thể được hiểu nôm na là món ăn thêm vào trong khẩu phần ăn nhưng có mùi vị đặc biệt có thể giúp ta ăn ngon miệng hơn, thoải mái hơn, thậm chí lúc cơ thể thấy mệt, biếng ăn, nhưng có gia vị ta có thể ăn thêm được nhiều thức ăn hơn .Thật vậy , một tô cháo cá bạn thấy ngon miệng hơn khi cho thêm một ít rau muì ngò tây, rắc ít bột tiêu hay vài miếng ớt . Khi
nấu món cải nếu thiếu nghệ và ớt cũng kém phần thú vị . Bạn muốn ăn thịt chó ư?bụi riềngở
đầu nhà đang chờ
bạn đó. Bạn muốn ăn rau sống nếu thiếu lá tía tô, rau thơm diếp cá chắc kém
phần hấp dẫn…chính vì vậy các cây rau gia vị là món ăn không thể thiếu được cho moị bữa ăn và cho mọi gia đình. Hơn thế nữa nhiều cây gia vị chính là nguồn thuốc Nam quý giá ,đã giúp ta giải quyết được nhiều trường hợp thoát khỏi những cơn đau đớn mà bệnh viện, trạm
xá cách xa nơi bạn ở .Mặt khác đó là
các vị thuốc rẻ tiền ,an toàn ,tiện lợi nếu bạn biết sử dụng nó.
Bài báo cáo này của tôi ít nhiều cũng giúp cho mọi người hiểu được công
dụng va đồng thời giải đáp thắc mắc của mọi người, lâu nay sử dụng rất nhiều rau gia vị nhưng có biết hết công dụng của những loại rau này ?
Hi vọng tủ thuốc gia đình cuả các bạn phong phú hơn với những vị thuốc từ thiên nhiên .

PHẦN 2: CÔNG DỤNG RAU GIA VỊ

1. BẠC HÀ
Tên khoa học : Mentha herba; Mentha arvensis L.
Thuộc họ : Hoa Môi (LABIATAE)
Công dụng: Bạc hà là một cây gia vị , dùng để ăn sống (ăn ghém) cung vớI các loại rau thơm khác.Trong món rau sống như rau muống chẻ, giá sống hoặc nộm bắp chuối.Thiếu rau bạc hà sẽ kém hấp dẫn.Bát bún bò Huế, chả giò(nem) ,cá chiên xù… ăn thiếu lá bạc hà cũng giảm bớt hương vị của món ăn. Vì vậy bạc hà được bán ở khắp nơi, quanh năm. Nhưng công dụng của bạc hà còn to lớn hơn vì cây bạc hà có chứa tinh dầu dùng để chữa các bệnh thông thường như cảm cúm sổ mũi…Ở nước ta đã có những vùng trồng bạc hà làm dược liệu , với diện tích lớn như làng Nghĩa Trai ở Hải Hưng , làng Đại Yên ở ngoại thành Hà Nội. Bạc hà có vị cay , tính mát, tính giải cảm nên thường được dùng để trị cảm nóng rất thích hợp. ngoài ra bạc hà còn có tính diệt khuẩn nhẹ, gây tê và làm giảm đau nên tinh dầu bạc hà có thể dùng để bôi những vết xây xát nhẹ, bôi lên mũi chống nghẹt mũi, bôi lên thái dương hoặc dùng để xoa bóp thân thể (cạo gió).

2.DIẾP CÁ

Tên khác: ngư tinh thảo, lá giấp
Tên khoa học:Houttuynia cordata Thumb.

Thuộc họ: LÁ GIẤP (SAURURACEAE).

Công dụng: Diếp cá trồng chủ yếu để ăn sống dùng ăn kèm vớicác loạI rau sống, ăn vớI canh cá , tôm, ăn diếp cá rất mát .lá co vị chua, nhai kĩ thấy giảm chua. Trong thành phần rau sống thường thấy có rau diếp cá nhất là ngườI miền Trung và miền Nam, chưa dùng quen thấy có mùi tanh khó chịu , nhưng ăn quen thấy hấp dẫn. Diếp cá được dùng nhiều trong bữa ăn hàng ngày vì nó có tác dụng thanh nhiệt, giảI độc, tiêu thủng , sát trùng. Nó là vị thuốc Nam có giá trị trong việc chữa lòi dom (sa đì), chữa đinh nhọt đau nhức, viêm phổI hoặc phổI có mủ , trị sởI (ban giác), chữa đau mắt đỏ, bí tiểu tiện, kinh nguyệt không đều (Đỗ Tất LợI, 1978). Kinh nghiệm nhiều bệnh nhân cho thấy vùng thôn quê xa thầy thuốc, khi bị nhức đầu chỉ cần hái một nắm rau diếp cá , rửa sạch , giã nhỏ , có thêm vài hạt muốI đắp lên trán, trong mấy phút sẽ giảm đau; nếu bị nhọt , sưng tấy, cũng làm như vậy sẽ rút mủ. NgườI ta thấy trong lá diếp cá có tinh dầu va chất ancaloit gọI là cocdalin, có tác dụng như kháng sinhnhưng lạI không đọc vớI cơ thể con ngườI . Nếu bạn bị sa đì , bị tử ngoạI , hay tử nộI đi đồng ra máu , đau rát, bạn có thể giã một nắm lá diếp cá đắp vào vết thương, sẽ đỡ ngay (lưu ý đừng thêm muốI , vì rát chỗ vết thương). Bạn có thể dùng lá diếp cá ăn thay rau mỗI bữa một nắm, ăn trong một tuần sẽ đỡ sa đì , khi nào thấy chán bạn có thể nghỉ một thờI gian rồI dùng lại. Nếu bạn không ăn trực tiếp được vì mùi tanh thì giã nhỏ, vắt nước uống sẽ chữa được các chứng đã nêu ở trên. Đỗ Tất LợI (1978)có bvài thuốc cầm máu rỉ:dùng 2kg cây diếp cá , 1kg bạch cập , sấy khô,tán bột ngày uống 6-12g, chia 2-3 lần.



3.GỪNG

Tên khác: khương, sinh khương ,can khương
Tên khoa học : Zingiber officinale Rose.
Thuộc họ: GỪNG (ZINGIBERACEAE).

Công dụng:Ở Việt Nam cây gừng đựơc trồng ở khắp nơi, đặc biệt là vào dịp Tết. Gừng có vị cay, thơm, nên thường được dùng làm gia vị khá phổ biến. Bạn ăn ốc à? Cần có nước mắm gừng, ăn vịt luộc thiếu gừng là giảm thú vị. Nấu phở bò , ngườI ta cũng cho thêm vừa ngon vừa giảm mùi bò, mỡ bò. NgườI Hàn Quốc thường thích món kim chi, trong đó vị chính vẫn là gừng . Nấu cháo , chè, bạn cho một lát gừng, càng thêm ngon. Gừng được dùng làm mứt gừng , là món ăn cổ truyền, ngon miệng đã tồn tạI lau đờI ở nước ta. Ngoài việc dùng để làm gia vị , gừng còn được coi la một vị thuốc Nam dùng rất phổ biến để chữa trị các chứng ho thường gặp .Gừng là vị thuốc giúp cơ thể thêm nhiệt vì vậy trong thuốc Bắc , thuốc Nam ta thường thấy có chỉ dẫn thêm vài ba lát gừng vào siêu thuốc. Ngâm gừng trong rượu dùng để xoa bóp chữa tê phù , tê thấp đau nhức. Nước chè , cho thêm vài lát gừng uống vừa ngọt miệng vừa chống được viêm họng.








4 . HÀNH

Tên khác: hành hoa , đạI thông, thông bạch , tứ quý thông, hom búa (Thái ), thái bà , lộc thái, hoa sự thảo, khtim(Campuchia), ciboule(Đỗ Tất LợI, 1978).
Tên khoa học : Allium fistulosum L.

Thuộc họ : HÀNH TỎI (LILIACEAE).
Tên tiếng Anh: catawissa, onion
Tên đạI thông , bạch thông có nghĩa là :Thông là rỗng , Bạch là trắng . Vì dọc cây hành (lá hành ) rỗng từ cuống đến ngọn , dò hành (củ hành)có màu trắng nên có tên là bạch .

Công dụng: Hành được trồng ở khắp nơi trong cả nước , chủ yếu để làm gia vị . Dùng để xào , nấu , nêm vào canh, ướp thịt làm chả , muốI dưa …làm nộm. Đồng thờI hành cũng là một vị thuốc Nam được dùng để chữa nhiều loạI bệnh từ xưa đến nay. Ví dụ hành làm thuốc ho, trừ đờm, chữa chứng ra mồ hôi , lợI tiểu , sát trùng. Hành được dùng trong việc điều trị chứng bụng nước do gan cứng , giã nhỏ đắp lên mụn nhọt , sắt lấy nước uống chữa các chứng sốt, sốt rét , cảm , nhức đầu, mặt mày phù thũng , làm sáng mắt.






5.HẸ

Tên khác : nén tàu, phỉ tử , cửu, cưủ thái, dã cửu , phác cát ngàn(Thái)(Đỗ Tất Lợi ,1978).

Tên khoa học : Allium odorum L.

Thuộc họ :HÀNH TỎI (LILIACEAE).

Công dụng: Cây hẹ thường dùng làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày , thường để muốI chua vớI giá đậu, ăn sống . Củ hẹ thường dùng để muốI dưa chua, ăn vớI thịt heo(thịt lợn), bánh tét ,bánh trưng. Củ hẹ muốI chua là món ăn được nhiều ngườI ưa thích, nhất là các nhà hàng sang trọng. Hẹ cũng tham gia trong thành phần làm kim chi (một món ăn ngườI Triều Tiên thường dùng). Đang ăn thức ăn có nhiều mỡ , nếu có hẹ muốI chua thì càng ngon miệng.
NgườI ta phân tích thành phần hoá học của cây hẹ và thấy rõ củ hẹ có các chất sunfua, saponin và chất đắng. Năm 1948 , có một tác giả Trung Quốc báo cáo rằng ông đã chiết được một chất từ củ hẹ có tên là odorin, chất này ít độc vớI động vật cao cấp, nhưng lạI có tác dụng kháng sinh đốI vớI một số vi trùng Staphyllococcus aureusBacillus coli. NgườI ta còn phát hiện thấy trong hạt hẹ có chất ancaloit và saponin. Do vậy trong đờI sống hàng ngày ngườI ta coi cây hẹ là một vị thuốc Nam dùng để làm chất kháng sinh để trị ho, trị tiêu chảy , trị cảm cúm , đầy hơi. Vì vậy dùng hẹ tươi hay hẹ muốI chua hàng ngày sẽ rất tốt cho ca trẻ em và ngườI lớn . Tuy nhiên tác dụng làm thuốc tốt nhất của hẹ là ăn sống hay dùng nước ép hẹ tươi rồI uống có hiệu quả hơn đã nấu chín hoặc sắc thành nước uống . Sử dụng hẹ tươi để trị bệnh có tác dụng tương đương vớI dùng tỏI sống hay dịch tỏI ép để dùng (Đỗ Tất LợI ,1978).


6. HÚNG CÂY

Tên khác: bạc hà nam.
Tên khoa học : Mentha arvensis L.var.
Japanica(B.C) Hook
Thuộc họ : HOA MÔI (LABIATAE).

Công dụng : Húng cây (bạc hà nam)chủ yếu dùng để làm rau gia vị như húng láng, húng dũi hay cây bạc hà. Thường dùng để ăn sống cùng các loạI rau sống, cá gỏI, thịt chó, lòng heo, ăn vớI cà sống chấm mắm hay ruốc tôm rất ngon. Húng cây là món gia vị cho mọI gia đình của Việt Nam. Cũng như bạc hà , húng quế , húng cây ngoài việc dùng làm gia vị còn được dùng như một cây thuốc để trị cảm cúm, trị ho, giảm bớt nghẹt mũi, làm giảm các mùi tanh, mùi hôi bằng cách lấy một nhúm lá vò nát , xoa vào chỗ hôi , chỗ mẩn ngứa.


7. HÚNG CHANH

Tên khoa học: Coleus aromaticus Benth
(Coleus crassifolius Benth)
Thuộc họ: HOA MÔI (LABIATAE)

Công dụng : Húng chanh thường trồng quanh nhà,trong chậu , trong bồn hay ngoài đất, để làm rau gia vị, ăn sống có mùi thơm, ăn quen sẽ rất ngon. Trong húng chanh có một chất màu đỏ gọI là colein va một ít tinh dầu mùi thơm nhẹ. Thảnh phần chủ yếu của tinh dầu là chất cacvacrola. Húng chanh ngoài việc dùng làm rau gia vị còn là một vị thuốc chữa cảm cúm, chữa ho hen. Khi bị rết , bò cạp cắn, ngườI ta thường giã nát lá húng chanh đắp lên vết thương làm giảm đau và chống được nhiễm trùng. Khi bi ho dùng 5-7 lá húng chanh, rửa sạch ngâm nước muối. Sau đó nhai va ngậm, có thể nuốt cả nước va bã vô hại.


8.HÚNG QUẾ

Tên khác : húng giổi, rau é ,é tía, é quế, hương thái .

Tên khoa học : Ocimum basilicum L.
Thuộc họ :HOA MÔI (LABIATAE)


Công dụng: Húng quế là loạI có mùi thơm cùng vớI húng dũi, húng láng…dùng để làm rau gia vị trong các bữa ăn hàng ngày, thường dùng để ăn sống , ăn chung vớI thịt chó, lòng heo, ăn cùng vớI rau sống các loạI làm cho bữa ăn thêm ngon miệng. Húng quế chứa nhiều đạm , có khoảng 6% lượng protein, trong đó có chứa nhiều axit amin quan trọng như Tryptophan, *****onine, leucine. Húng quế, từ năm 1975, ở miền Bắc có nhiều vùng đã trồng trên quy mô lớn để cất tinh dầu dùng trong công nghiệp chất thơm ở trong va ngoài nước .
Ở miền Nam ngoài việc dùng làm thức ăn gia vị như ở miền Bắc, ngườI ta còn dùng quả(nhiều ngườI gọI nhầm là hạt – Fructus ocimi) để ăn cho mát và giảI nhiệt, gọI là hạt é.Do trong húng quế có khoảng 0,4 – 0,8% tinh dầu màu vàng nhạt thơm nhẹ,dễ chịu nên nhân dân thường dùng trong các bài thuốc Nam trị một vài bệnh thông thường như viêm họng, ho gà, dùng hat6để ăn cho mát, chống táo bón… Các nước khác còn dùng cây húng quế sắc lấy nước uống chữa sốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu, thông tiểu, nấu nước súc miệng và ngậm chữa đau sâu răng.


9.KINH GIỚI

Tên khác : kinh giớI tụê, giả tô, khương giớI

Tên khoa học: Schizonepeta tenuifolia Briq
Ở Việt Nam thường trồng loạI có tên là: Elsholzia crista WilldOriganum syriacum
Thuộc họ: HOA MÔI (LABIATAE)

Công dụng : Kinh giớI có chứa tinh dầu trong lá, chủ yếu là chất elsholtizia keton, nên có vị thơm đặc trưng, dễ chịu. Kinh giớI thường được dùng chung vớI các loạI rau thơm khác như húng quế, húng cây, húng duỗI,rau thơm để ăn sống cùng vớI các loạI rau sống khác như xà lách, rau diếp, bắp chuốI, mướp đắng, goá, ăn kèm vớI chả giò, nem, thịt chó,các loạI thịt rừng, ăn vớI món cá gỏI vừa ngon miệng, vừa sạch miệng. Một tô bún bò giò heo ngườI ta không quên dọn kèm vớI bắp chuốI, rau muống chỉ cùng vớI tía tô kinh giới.
Trong y học ngườI ta coi kinh giớI là một vị thuốc Nam được thông dụng từ lâu đời. Kinh giớI nhổ cả cây phơi khô sắc uống để chữa cảm sốt, nhức đầu. Khi dùng chung vớI tía tô, hương nhu trị viêm họng, nôn mửa hoặc dùng chung vớI gừng giã nát đắp hoặc đánh dọc sống lung7tri5 đau nhức khớp. Kinh giớI sao đen, sắc uong61co thể chữa bệnh thổ huyết, chảy máu cam, đạI tiểu tiện ra máu. Liều dùng cần 6 – 12 gam dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột, những ngườI có chứng hay ra mồ hôi thì không nên dùng (Đỗ Tất LợI, 1978).

10.LÁ LỐT

Tên khoa học: Piper lolot C. De
Thuộc họ: HỒ TIÊU (PIPERACEAE)

Công dụng:Lá lốt có thể gọI là rau gia vị, nhưng cũng có thể gọI là rau chính thức, vì lá thái nhỏ xào vớI thịt bò là món ăn rất ngon miệng, lá lốt cũng có thể cuốn vớI thịt bò làm chả nướng, nấu vớI ốc, lươn. Lá lốt nấu vớI một số loạI cá tanh, làm mất mùi tanh, ăn ngon. Ngoài việc dùng làm rau gia vị hay rau ăn hàng ngay, lá lốt còn được dùng làm thuốc sắc uống chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay, chân, chữa bệnh đi ngoài lỏng. Ngày dùng 5 – 10 gam lá phơi khô hay người ta còn dùng dướI dạng thuốc sắc rồI cho ngâm chân hay tay bị chứng đổ mồ hôi, ngâm đến khi nguộI thì thôi (Đỗ Tất LợI, 1978).

11. MÙI TÂY
Tên khác : rau pecsin, persil
Tên khoa học: petroselinum sativum Hoff.
(Carum petroselinum Benth, et Hoof. f)
Thuộc họ: HOA TÁN (UMBELLIFERAE)

Công dụng: Khi ta vò lá, hoa, hoặc toàn cây ta thấy có mùi thơm dễ chịu. Vì vậy, công dụng chính của mùi tây là để dùng làm rau gia vị khi xào nấu như xào thịt bò, nấu với các món cá, trộn với giá chua, thành món ăn hấp dẫn.
Từ tên gọi đã biết mùi tây không phải có nguồn gốc ở nước ta, mà có thể từ vùng ôn đới và đã được trồng ở ta từ lâu đời, vì vậy mùi tây được trồng ở vùng có khí hậu mát hoặc trồng vào mùa đông tốt hơn là mùa nóng. Công dụng chính ngoài việc dùng làm rau gia vị là dùng quả, rễ củ và lá làm thuốc lợi tiểu, điều kinh, vì trong mùi tây có chất apiozit có tác dụng lợi tiểu (Đỗ Tất Lợi, 1978). Lá mùi tây cung cấp một nguồn vitamin A đáng kể cho khẩu phần ăn và có thể giã nhỏ đắp lên những vết viêm tấy làm giảm đau và giảm sưng cho vết thương.


12. NGHỆ
Tên khác: uất kim, khương hoàng
Tên khoa học: Curcuma longa L.
(Curcuma domestica Lour).
Thuộc họ: GỪNG (ZINGIBERACEAE)

Công dụng: Trong bữa ăn hàng ngày thì nghệ được coi là một gia vị đặc biệt. Món “cà ri” nếu thiếu nghệ thì không thành “cà ri”. Ở người ta dùng bột nghệ để bôi lên thịt gà cho có màu vàng mỡ gà để hấp dẫn khách hàng. Bột cà ri được thông dụng ở Ấn Độ, Băng La Đet, và cả Việt Nam. Nghệ tham gia vào 15% trong thành phần bột cà ri. Đã mấy ai không một lần được ăn món cà ri !. Nghệ không những là món gia vị đặc biệt mà còn là một vị thuốc Nam rất thông dụng . Người ta đã xác định trong nghệ có chất curcumin chiếm khoảng 0,3% có tác dụng diệt khuẩn như một kháng sinh. Người ta đã dùng nghệ xào với bún ăn giảm ho, bôi nghệ lên vết thương chóng lên da non, không để lại sẹo. Người ta thường dùng nghệ làm thuốc chữa dạ dày dưới dạng bột nghệ hay viên nghệ uống hàng ngày, có thể uống riêng hay uống chung với mật ong. Nghệ còn được dùng để chữa bệnh vàng da, ứ huyết đau bụng sau khi sinh. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ người ta đã dùng nghệ điều trị ngoại khoa: dùng bột nghệ bó xương gãy hở, trị vết trầy rách âm đạo sau khi sinh. Nghệ ngâm rượu để rưả vết thương trị sưng da, viêm khớp. Nước nghệ trị bỏng, dầu nghệ trị vết thươngnhiễm trùng, viêm tử cung, lở cổ tử cung (Võ Văn Chi, 1996). Ngoài ra người ta còn thấy nghệ có khả năng làm tăng cơ năng giải độc của gan.
13. NGÒ GAI
Tên khác: Ngò tàu, mùi tàu, mùi cần, ngò tây.
Tên khoa học: Eryngium foettidum L.
Thuộc họ: HOA TÁN (UMBELLIFERAE)

Công dụng : Ngò gai là cây rau dùng làm gia vị, do cây có mùi thơm nhẹ gần giống như rau mùi (rau ngò). Thường dùng để ăn sống hay trộn vào thức ăn khi đã làm chín, nêm vào cháo, canh, xúp tạo thành mùi thơm dễ chịu, kích thích ăn ngon miệng.

14. ỚT
Tên khoa học: Capsicum annuum L.
Thuộc họ: CÀ (SOLANACEAE)

Công dụng : Ớt là món gia vị thường thấy ở trong hầu hết các gia đình người Việt Nam cũng như người nước ngoài. Ở nước ta người miền trung ăn nhiều ớt hơn người miền Bắc. Hầu hết các món ăn đều có ớt, ớt dùng để pha vào nước chấm, cho vào canh cá , canh tôm, đặc biệt là các loại thức ăn có mùi tanh. ớt pha với bột cà ri. Có nhiều người khi ăn bữa ăn thiếu ớt không thấy bữa ăn ngon miệng. Vì vậy, ớt được trồng và bán ở khắp mọi nơi. Ngày nay, ớt là lọai hàng xuất khẩu cho nhiều nước thu được một lượng ngoại tệ đáng kể.

15. RAU MÙI
Tên khác: Hồ tuy, hương tuy,nguyên tuy ngò, ngổ thơm.
Tên khoa học : Coriandrum sativum L.
Thuộc họ : HOA TÁN (UMBELLIFERAE)
Tiếng Anh: Coriander

Công dụng: Mùi là cây gia vị vừa ăn thân lẫn lá: dùng để ăn sống hoặc nêm vào canh, cháo khi đã nấu chín, làm cho bữa ăn thêm hương vị dễ chịu. Hạt ngò có nhiều công dụng: do có tinh dầu với hàm lượng thường thấy là 0,4 - 0,8% có khi đạt đến 1%; 13 – 20% chất béo; 16 – 18% chất đạm nên hạt mùi có thể dùng làm hương liệu trong công nghiệp chế biến rượu mùi, xà phòng. Hạt mùi cũng là một vị thuốc chữa cảm hàn, ho, sốt, nhức đầu, bệnh gan thận, trẻ con lên sởi khó, giã một nhúm hạt mùi, tẩm rượu xoa lên da, giúp sởi mọc đều tránh biến chứng vào đường ruột.
Ở nước ta, mùi có thể mọc ở khắp nơi, quanh năm, vì vậy lúc nào các chợ cũng có rau mùi bán. Nhưng mùi trồng thuận lợi nhất là từ tháng 10, tháng 11 đến khoảng tháng 1- 2 năm sau.

16. RAU NGỔ

Tên khác : rau ngổ thơm, rau ngổ trâu, cúc nước.
Tên khoa học: Enhydra fluctuans Lour.
(Hingtsha repens Roxb, Tetractispaludosa Blume)
Thuộc họ: CÚC (COMPOSITAE)

Công dụng: Rau ngổ là một món ăn gia vị trong bữa ăn hàng ngày, cho thêm vào cùng ngò tàu (ngò tây) khi ăn bún, hủ tiếu, phở khi ăn cùng với các loại rau sống, ăn với lòng heo, lòng chó… Rau ngổ thường được bán cùng với ngò, và các rau gia vị khác. Trong rau ngổ có 98% là nước, 2,1% là protit, 1,2% gluxit, 2,1% xenlulose . Ngoài ra còn chứa một ít caroten, vitamin B, vitamin C và một ít tinh dầu thơm, chất này có mùi thơm, vị hơi the, mới ăn chưa quen, nhưng có người rất thích dùng rau ngổ trong các bữa ăn hàng ngày . Do có tinh dầu, nhân dân ta thường dùng rau ngổ chữa những trường hợp ăn uống không tiêu, đầy tức bụng, thổ huyết, băng huyết (Đỗ Tất Lợi, 1978).

17. RAU RĂM
Tên khác: thủy liễu
Tên khoa học: Polygonum odoratum Lour.
Thuộc họ: RAU RĂM (POLYGONACEAE)

Công dụng: Rau răm được trồng rộng rãi khắp đất nước, trồng được quanh năm. Công dụng chủ yếu để làm gia vị. Người miền Trung thường ăn thịt gà với rau răm, thịt gà xé bóp muối tiêu với rau răm. Nếu thiếu rau răm coi như thiếu một thành phần gia vị chính của món ăn này. Người Việt Nam khi ăn trứng vịt lộn (hột vịt lộn) không thể quên rau răm. Rau răm còn dùng để nấu cháo cá, cháo thịt gà, trộn với nộm (xalat), trộn với bắp cải muối chua. Có thể nói rau răm là cây dễ trồng và là món gia vị phổ biến cho nhiều gia đình. Về thành phần hoá học người ta đã biết toàn cây rau răm có chứa một loại tinh dầu màu vàng rơm nhạt, mùi thơm mát dễ chịu. Nhưng các hoạt chất khác thì chưa rõ. Ngoài công dụng để làm gia vị như đã nói ở trên người ta còn cho rằng rau răm có tác dụng làm dịu tình dục cho nên những người đi tu thường dùng rau răm để giảm những ham muốn về mặt tình dục. Ngoài ra rau răm còn có tác dụng kích thích sự tiêu hoá, chán ăn, chữa rắn cắn bằng cách hái khoảng 20 ngọn rau răm giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết rắn cắn. Thường trong vòng 15 phút sau đỡ đau và sau 3 giờ thì hết sưng tấy. Người ta cũng dung rau răm làm thuốc thông tiểu, chữa sốt, chống nôn. Người bị hắc lào, sâu quảng, có thể dùng rau răm giã nát thêm rượu vào bôi trực tiếp lên vùng bị hắc lào, lở chốc.

18. RIỀNG
Tên khác : cao lương khương, tiểu lương khương. Phogn khương đó là thân rễ củ riềng phơi khô.
Tên khoa học: Alpinia officinarum, Hance
Thuộc họ: GỪNG (ZINGIBERACEAE)

Công dụng: Người Việt nam thường trồng riềng ở đầu bể nước, đầu nhà. Công dụng phổ biến nhất của riềng là dùng để chế biến với thịt chó. Nghĩ đến món thịt chó là phải mua riềng. Riềng, mẻ là món gia vị chính trong việc chế biến thịt chó. Thiếu riềng thì món thịt chó sẽ mất thú vị. Có người đánh chó và nói: “Mày có muốn ăn riềng mẻ không “. 35 triệu đàn ông Việt Nam mấy ai không ăn được thịt chó! Như vậy thử tưởng tượng xem mỗi ngày có bao nhiêu riềng được đem bán! Riềng cũng được dùng để chế biến món ăn với ốc, lươn, ếch vừa làm mất mùi tanh, vừa ăn ngon miệng. Trong y học người ta coi riềng là một vị thuốc Nam có giá trị, vì riềng có chứa 0,5-1% tinh dầu, lỏng sền sệt, màu vàng xanh. Riềng có vị cay, dùng để kích thích tiêu hoá, giúp ăn ngon cơm, chữa đầy hơi, đau bụng, đau dạ dày, sốt rét, sốt nóng, đi lỏng, trúng hàn, nôn mửa. Riềng, sả, lá bưởi hái chung, đun lấy nước tắm, hoặc xông hơi khi bị cảm, người chóng khoẻ.
 




Back
Top