Công Nghệ Nuôi đuông Dừa

Đây là những con Đuông được chính nuoide nuôi từ mía.

IMG0367A.jpg


Hiện tạy thì ko dám nuôi nữa vì lý do: Thời tiết,mùa đông lạnh nó cũng giống như đa phần các loại côn trùng khác trong tự nhiên ko phát triển mà chỉ trốn trong thân cây,trứng thì ko nở,Ngoài ra kiếm thức ăn khó

còn với người trong Nam thì nuôi được, Đơn giản nhất là dùng thân cây dừa chặt thành từng đoạn nửa mét ,che phủ bên trên bằng rơm và một miếng gỗ . Kiến ngửi mùi chui vào đẻ . Hơn tháng sau áp tai sát vào nghe lọc cọc bên trong . Đuông to thì tiếng gặm gỗ sẽ rất to ,con nhỏ thì nghe bé tí . Tùy vào kinh nghiệm của từng người mà xác định có nên thi hoạch ngay không .. Trong điều kiện ăn khỏe . nhiều con sống trong cùng một hốc . Sau khi khoét sạch . Chúng sẽ chui xuống đất tại chính khúc cây dừa đó để trú ẩn . Vì khi khúc dừa bị khoét sạch ko còn thức ăn nữa chúng phải chui xuống đất để giữ độ ẩm cần thiết cho da. Lúc này một là đục cái khúc cây dừa ra . Hai là nhấc nó lên vào bới đất tìm đuông . Đây là cách phổ biến trên toàn thế giới : Malay,indo,viet nam,trung quoc,Srilanca ... đều làm như thế để lấy đuông

Cách nuôi nữa: dùng bột,sữa,đường,cùng một vài chất phụ gia tạo bánh thức ăn . cách này dùng trong công nghệ sinh học . Cách nhà khoa học dùng phương pháp này để lưa trữ ,nghiên cứu sự phát triển của tất cả các loại côn trùng trong tự nhiên ... Phương pháp này gọi là nuôi côn trùng trong thạch AGA ... hồi xưa nuoide có mua thạch aga về và nghiên cứu thử vài đợt ... Nhưng chưa thành công . Có thể do kinh nghiệm chưa có ,Mặt khác với điều kiện nhiệt độ phòng . Hầu như những loại thạch mà nuoide tạo ra nhanh chóng bị lên men và hỏng . không quá 7 ngày là tiêu ... Trong khi đó các nhà khoa học nuôi côn trùng trong lọ kính với nhiệt độ ổn định trong phòng thí nghiệm

Bên thái thì người ta nuoi đuông bằng đọt cây ... Phương pháp thì em chịu bơi vì ko ai dại đưa công nghệ sản xuất lên mạng cả . Hồi xưa em có nói . Nếu có một vườn cây 3000 cây cọ như anh kynongdan thì em sẽ nghiên cứu nuôi đuông là thế .. Có thể nuoi đuông bằng đọt cây chứ ko nhất thiết phải nuoi bằng cổ hũ nhé các bác.

IMG0358A.jpg


IMG0364A.jpg
 


Tôi nghĩ là nuôi Đuông công nghiệp phải cho thức ăn mới
làm không quá 2 giờ trong nhiệt độ không quá 25 độ C,
thì thức ăn chưa kịp thiu quá, chứ không cho chất độc để
bảo quản. Trên cây Dừa, thì Đuông lúc nào cũng ăn thức
ăn tươi, chứ không chịu ăn cứt nó ỉa ra.
*
Trong môi trường công nghiệp, vi khuẩn luôn luôn có ở
mọi nơi, ngay cả trong thức ăn không nấu chín . Khi thức
ăn nấu chín đúng kiểu, mới không có vi khuẩn còn sống,
nhưng khi lấy ra khỏi nồi, thì vi khuẩn bắt đầu xâm nhập
và phát triển ngay trong thức ăn. Khác với thức ăn ta làm,
trong cây còn sống có rất ít hoặc không có vi khuẩn.
*
Tôi còn nghĩ Đuông chỉ gặm chỗ cây Dừa còn non thôi, vì
có nhiều chất bổ, chứ không ăn những chỗ quá cứng, và không
có chất bổ . Nó cũng không có thói quen ăn thức ăn lỏng,
thức ăn keo, và thức ăn rời. Vì vậy bạn nói thí nghiệm nuôi
Đuông của bạn không có kết quả tốt đẹp thì tôi tin ngay .
Ai đó nói nuôi Đuông thành công, thì tôi sẽ hỏi về chuyện
thức ăn cụ thể và rõ ràng như thế nào .
*
 


Người thái cho cám tổng hợp

chào anh nuoide anh laibuon và các bác . tấn thành xin hỏi là mình trộn cám

tổng hợp vào trong sơ dừa như người thái rồi cho con đuôn ăn thì để qua vài ngày

thức ăn đó ôi thiêu thì sao ?


...

Nuôi con Đuông này khó nhất là độ ẩm . Cho ăn mía nguyên cục hay mía nghiền nếu mất nước người nó sẽ khô lại và biến thành màu sữa đục rồi thành màu cánh gián và chết ...

Bác nuoide nói chỗ này đúng đó tanthanh. Con đuông khó hơn con superworm ở chỗ là nó ăn uống chung chạ, nghĩa là nó uống ngay trong khi ăn do đó thức ăn của nó phải có 1 độ ẩm nhất định. laibuon@ tui vẫn chưa biết được người Thái làm gì để trộn cám vào "bột xơ dừa" sao cho khỏi bị mốc nhưng chắc chắn họ phải làm gì đó chứ nếu không thì cho ăn liên tục sẽ mất rất nhiều công sức. Phải động não tìm giải pháp thôi.

Gửi cho tanthanh thêm 1 link nuôi trên thân cây dừa như kiểu của bác nuoide nói nè. Vẫn là người Thái thực hiện. tanthanh tham khảo thêm nhé

[youtube]8gUSFwu3xY4[/youtube]
 
Tôi còn nghĩ Đuông chỉ gặm chỗ cây Dừa còn non thôi, vì
có nhiều chất bổ, chứ không ăn những chỗ quá cứng, và không
có chất bổ .

Bác nghĩ vì bác chưa bao giờ nuôi thử . Bác cứ hỏi mấy đồng chí trên Phú thọ,Thái Nguyên,Tuyên Quang,VĨnh Phúc ... Những nơi có cây cọ ấy . Hỏi xem người ta lấy Đuông từ đâu.

Như bên trên nuoide nói là nó ăn và đã từng nuôi . Vì thế nếu chỗ này cứ nói đi nói lại vừa mất thời gian mà hóa ra nuoide là thằng nói phét :D Mệt đầu lắm ạ

Nó cũng không có thói quen ăn thức ăn lỏng,
thức ăn keo, và thức ăn rời.

Chưa có ai nói là nó sẽ ăn thức ăn lỏng vì nó sẽ chết ngộp luôn trong đó . Con đuông khi sinh ra tất cả những chiếc chân của nó sau một tuần là tự rụng . Các loài khác tiến hóa có chân để dễ leo trèo ,cầm bám thì nó lại làm ngược lại vì chiến thuật di chuyển của nó là co bóp cơ thể . Để thức ăn là dịch lỏng nó sẽ chết ngay

Bác rành tiếng anh thì vào google tìm kiếm với từ khóa aga . Bác sẽ biết nuôi trong môi trường đó là như thế nào . Và khi nào bác đã hiểu thì xin bác mới chắc chắn rằng nó có nuôi được hay không

Không thể nói rằng NUOIDe ko nuôi được bằng những kỹ thuật trên có nghĩa là kỹ thuật trên không thể nuôi đuông được . Bởi vì đơn giản lắm .. Kỹ thuật điều chế bột Aga của nuoide ko giởi bằng các nhà khoa học " Điều này là tất nhiên". Và thứ hai . Muốn có giống để nghiên cứu liên tục liên tục thì phải làm cho nó sinh sản liên tục liên tục và liên tục

Miền bắc đạc thù có một mùa đông lạnh ... Như vậy vòng đời của vật nuôi thí nghiệm sẽ như sau: Cấy giống từ tháng 6 . Khi trời nóng . Lên rừng chặt cọ làm mồi nhử . Sau hai tháng mới có lứa đầu tiên để thử . Mặc dù số lượng có thể lấy được rất nhiều .... Nhưng lúc này đã là tháng 8 cận tháng 9 ... Với số lượng này đến tháng 11 là rét .... Việc giữ giống sinh sản và lấy con giống để nghiên cứu là hết sức khó khăn

Nói như thế . Trình bày như thế ko hiểu bác anhmytran có hiểu ko nữa .... Đấy là điểm vô cùng khó khăn trong quá trình nghiên cứu ...Nhưng nuoide tin răng . Nhất định sẽ có anh nào đó trong Nam làm được

Con đuông nó ko ăn thức ăn rời :eek: Chả phải người Thái băm nhỏ cành cọ ra cho đuông ăn đấy sao? Người ta băm ra mục đích để ngâm nươc ngâm hóa chất bảo quả để cho con ĐUông nó có độ ẩm và thức ăn được bảo quả lâu . Còn ta .. ai bảo cho nó ăn cành cây khô không khốc . Nó ko ăn là phải thôi ... Chỉ có những ai đã thí nghiệm nuôi mới hiểu được phần nào quy trình ... Như anh laibuon có nói đó ... Độ ẩm để nó sinh sống và phát triển het sức quan trọng .
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn bạn đã cho link to YouTube và tôi đã coi
họ nuôi Đuông công nghiệp như thế nào .
*
Thì ra họ lấy cành lá dừa, cọ, và thân, róc bỏ
vỏ ngoài cứng đi, rồi xát nhỏ ra, trộn thêm bột
nữa, tưới nước, rồi bỏ vào chậu, và cho Đuông
giống vào. Như thế thì có lẽ Đuông ăn mấy ngày,
và cuối kỳ thì thức ăn có thể thiu nhiều.
*
Dù sao, họ cũng đã làm thành công mà không cần
chỉ quãng cổ hũ Dừa mà thôi. Thức ăn rời nó cũng
vẫn ăn tốt .
*
Sản phẩm phụ của nuôi Đuông công nghiệp là phân bón .
Tôi thấy phân bón này còn nhiều chất bổ quá . Vẫn còn
có thể nuôi giun, nuôi giòi bọ khác được.
*
 
cám ơn anh laibuon .nơi em ở hội tụ đầy đủ điều kiện để nuôi đuôn ( đuôn tụ nhiên và cây chà là làm thức ăn cho đuôn ,thường khi nhiều quá phải đốn bỏ ) còn để đuôn ngày thiên nhiên gần như là bị
trộm 100%

hit hit .... vấn đề là làm cho thức ăn không ôi thiêu ..............hu hu
---------------
hi hi hiện bây giờ nơi em ở tới mùa đuôn con rồi .để em nhờ bố bất về 1 ít

nuôi thử với giá thể sơ dừa trồng rao mầm xem sao ?
 
Last edited by a moderator:
Hây dà, theo tui thì tanthanh không nên dùng giá thể xơ dừa trồng rau mấm cho đuông ăn vì loại này đã bị mất chất rất nhiều. tanthanh lưu ý xem lại video clip thì sẽ thấy họ xay cành chà là tươi làm thức ăn cho đuông đó. Ngay cả nuôi theo phương pháp trong bọng dừa thì họ vẫn chặt thân cây dừa ra thành từng khúc và tưới giữ ẩm hòng duy trì chất "xanh" của cây dừa. Nếu tanthanh muốn nuôi thì chặt 1 cành chà là tươi hoặc 1 bẹ lá dừa tươi về róc vỏ xay ra thành bột rồi trộn với cám thử xem để bao lâu thì nó thiu. Khi đó tanthanh có thể tính được thời gian cho đuông ăn theo chu kỳ. Còn nếu như bác nuoide nói con đuông đó xơi luôn bí đỏ thì cứ cho nó ăn bí đỏ xem sao? Tuy nhiên tui vẫn thích cái ý của anh bạn vispefo. Con đuông chỉ là thứ để "ăn chơi" nên nuôi kiểu gì thì phải giữ được "hương vị gốc" của nó mới gọi là đặc sản. Đuông dừa ăn khác đuông chà là và càng không giống nhộng tằm, nhộng ong. Mỗi loại đều có mùi vị đặc trưng riêng của chúng nên tanthanh phải chú ý kỹ điều này. Thêm nữa là phải nuôi thử 1 ít và tính xem đuông tiêu thụ thức ăn như thế nào để xem nguồn nguyên liệu chà là nơi tanthanh ở có đủ cung cấp khi nuôi ở quy mô lớn hay không?

Chúc tanthanh thành công !

Lưu ý kiểm soát con này nghiêm ngặt nhé tanthanh. Không khéo tanthanh sẽ trở thành "tội đồ" trên chính quê hương của mình đó !
 

Hay quá bạn vispefo. Ngay từ đầu thì bác anhmytran đã đặt câu hỏi y như những gì bạn đã nói trong comment này rồi. Thôi thì chúng ta lại phải ngồi chờ bác nuoide xem bác ấy đã nuôi ra size cỡ nào và mùi vị nó ra sao? Hiện nay trong những người tham gia ở đây thì chỉ có bác ấy là đã trực tiếp nuôi rồi nên chúng ta ráng chờ bác ấy đưa thêm ít thông tin nữa. Riêng tui thì vẫn thấy đây là 1 nghề "khó nhai" vì 2 lẽ: nguyên liệu khó tìm và thị trường hẹp (dân Thailand có truyền thống ăn côn trùng chứ dân VN thì đâu có mấy người ăn).Vẫn đang tiếp tục ngồi chớ hóng hớt tin của bác nuoide.
 
Last edited by a moderator:
Làm cách nào để kiến vương đẻ vào cây dừa đồng loạt để đuông lớn đồng loạt chứ nếu không cùng đợt sẽ có con to có con nhỏ con nhỏ thì không bán được hoặc rất rẻ-vì con nhỏ cũng không đủ dưỡng chất nên cũng không thơm béo như con lớn.

Đẻ đồng loạt thì phải có nhiều kiến dương và có nhiều lỗ để nó chui vào ... Mỗi một lỗ chỉ có thể có vài con chui vào thôi . Nó sẽ chui vào chỗ rách và dùng chân càng bới sau đó đẻ vào vách .. Mỗi chỗ đẻ một quả chứ ko đẻ cả chùm . Một con khỏe mới giao phối lần đầu nếu chịu đẻ vào dừa có thể đẻ lên đến trên 200 trứng/con mái . Nhưng số trứng đó có thể ko nở hết vì thiếu độ ẩm . hoặc khi nở ra đã bị những con nở trước cạnh tranh về nguồn thực phẩm . Cụ thể những con nở trước sẽ khoan sâu những đường ngoằn nghèo trong thân dừa . Điều này làm mất nước . Những con nở phía sau ko có độ ẩm có thể chết

@laibuon: Cỡ em nuôi là max rồi . Nhìn bức hình trên anh cũng thấy đó . To bằng ngón tay . có màu vàng cam rất bóng mượt. Những con cỡ nhỡ nó ko thơm ngon béo ngậy vì nó chưa đủ tuổi thành thục . Những con đủ tuổi thành thục khi max kích cỡ sẽ có màu giống như cà rốt nhạt . Lúc này để có chất dự trữ trong thời gian nằm kén . Đuông phải tích một lương lớn dưỡng chất . Em thử bằng mía tươi và bí đỏ . Để những con trường thành vào nguyên quả bí đỏ loại nhở . trong đó nhồi ít sơ cọ . Nó ăn no quấn kén như thường và mùi vị không khác mấy so với ăn cổ hũ dừa đâu

Mùi vị của Đuông thì ko khó . chỉ cần max kích thươc đã rồi hãy tính . Bên malayxia . Họ cho đuông nuôi vào một cái chậu . Trong đó cớ xơ dừa phun ẩm để giữ ẩm cho đuông . Bên trong đặt những miễng vỏ nạo của quả dừa " cùi dừa màu trắng ấy ạ" ăn cái này vào là nó sẽ có mùi vị thơm ngon như cổ hũ dừa ngay . Hoặc trộn một loại sữa gì đó mà bây giờ em quên mất tên rồi . Loại sữa này là thành phần chính của kẹo sữa dừa . Khi bảo quản trong chế biến phục vụ khách hàng . Bên malay họ thường cho ăn hai cái đó.

Còn con đuông dừa nguyên chất . Dù cho có khai thác từ trong cổ hũ dừa đi chăng nữa . Chỉ cần để nó vài ba ngay ko đủ ăn . Nó sẽ chẳng còn thứ dịch trắng trắng sệt sệt pha lẫn màu vàng cánh gián đâu .
 
Qua lời bác nuoide nói thì 10 phần cũng đã rõ được 7-8. Vậy tanthanh con chần chờ gì nữa mà không thử nghiệm? Chúc tanthanh may mắn.
 
đúng là ở đây có nhiều cái lạ à nghe!!
ở dưới quê em có khác nhiều vườn Dùa lâu năm bị chặc bỏ mà thân và cù hửu Dừa người ta bỏ quá trơi luôn mà không thấy ai làm gì hết.
hay là bà con mình lấy nuôi Đuông Dừa được không các bác!!!
nuôi Đuông Dừa, nghề này xem ra khá mới ở việt nam à nghe!!!
 
Last edited by a moderator:
Em cũng có ý như anh nuôi dế là cho ăn cùi dừ-phần cơm dừa màu trắng.Với bí đỏ thì chắc mùi vị cũng thơm nhưng bây giờ giá một trái dừa khô đã hơn 15 nghìn và còn chuẩn bị lên giá nữa.Mà một quả chỉ có vài trăm gam cái phần trắng trắng đó.Rồi còn chi phí nuôi nó lớn trước khi bỏ vào cho ăn cơm dừa hay bí đỏ nữa.Liệu như vậy có lãi không tính ra cơm dừa đắt tiền hơn củ hủ dừa đó.Giá đuông trên thị trường chỉ có 5000vnd/con thôi.Giá 8000 là mình giao trực tiếp cho nhà hàng.Thậm chí vào mùa mưa con đuông có nhiều,người ta chỉ bán có 4000/con.Vì khi trong vườn có cây dừa bị đuông ăn hạ xuống bắt ra cũng hơn một trăm con.Ngót ngét người nông dân tự nhiên cũng có 400 nghìn họ chấp nhận bán.Còn nếu nuôi mà không có thị trường riêng có thể giá thành cao hơn giá bán thì nuôi làm gì.Trừ khi là nuôi chơi.Nếu có ae nào trên diễn đàn nuôi được con đuông theo cách khác mà giá thành thấp xin hãy chia sẽ với mọi người nha.Thân.
 
các bác ạ, em đã từng bắt đuôn dừa rồi, trong 1 cây dừa có thể bắt được 30-50 con đuôn dừa, và con mẹ trông hoàn toàn khác với con trong hình bác kia đưa ra, con đó là bọ hung, đuông dừa mẹ thon nhỏ hơn nhiều. Ông chú em nói là, đầu tiên là con bọ hung đục cây dừa, rồi con đuôn mẹ mới chui theo những lỗ thủng đó vào đẻ con, thậm chí e cũng ăn sống 1 con mà, khong thể nhầm được
 
Bạn nói đúng con ăn cây dừa là con này nó tên là Kiến vương đỏ hay red palm weevil

không gởi link được các bác thông cảm tra hình con này trên google dùm nha
 
Last edited by a moderator:
Bài này hay, lần đầu nghe nói có người nuôi đuông. Có lẽ đây cũng là một ý hay, không biết có làm giàu được không nữa, thấy các bác phân tích hợp lý lắm.
 
Ở quê tui khi mới trồng dừa thị sợ con bọ dừa, đến khi dừa sắp ra trái thì sợ nhất cái anh kiếng vương này. Anh nuôi ở đâu không biết chứ nuôi ở quê tui là bà con tớii hỏi thăm sức khỏe anh ngay :)
 
Chắc là bạn chưa đọc kỹ bài rồi.Cách nuôi này của anh là dùng chất hương để dẫn dụ kiến vương đến vườn dừa của anh.Khi đó nó như là một trung tâm để kiến vương tập hợp lại và không đi đâu cả vì ở đó có đầy đủ thức ăn và nơi sinh sản mà. Cũng không có con nào đế tuổi trưởng thành đâu mà đi hại dừa nữa.Canh đến ngày là chặt dừa bắt không xót một con.Để nó có cánh thì đâu còn bán được nữa>thất thu.Vườn dừa này ở Bến tre đấy bạn nhưng xin phép không được công khai địa chỉ vì anh Trí nói sẽ gặp nhiều người "không mời mà đến thăm".Vì vườn của anh rộng lắm gần cả chục ha/hecta lận.
 


Back
Top