Dear Bác Anhmytran,
Chắc bác sinh năm kỷ sửu nên em gọi bác bằng bác. Sau đây em trả lời mấy câu của bác.
1- 1 kg hơi nó có cấp được nhiệt lượng trên 500 kCal
mà bạn không biết số nhiệt lượng đó là do chênh
lệch bao nhiêu độ rồi?
Nếu bác hiểu quá trình ngưng tụ (condensing), bay hơi (Evaporation) và "latent energy of water steam" thì bác không bao giờ phải hỏi em điều này. Qua tìm hiểu em biết bác đang ở bên Mỹ, tụi em ở Việt nam, đọc tiếng anh khó hơn bác, bác dành thời gian một chút đọc dùm em. Quá trình nhiệt động học khí ẩm (không chỉ không khí nhé) được mô tả đầy đủ, bác có thể tìm "Enthalpy pressure temperature diagram" hay " enthalpy saturated chart" để tìm hiểu rõ hơn.
Điều bác nhầm lẫn ở đây là nhiệt dung riêng của nước là ~4200J.K-1 và "nhiệt dung riêng của hơi nước" dẫn tới đi so sánh khối lượng và nhiệt độ. Cái nhiệt hơi nước tỏa ra khi ngưng tụ là nhiệt ẩn (hay latent energy)
(những điều trên em học được từ thầy ở việt nam)
2- Hệ thống hơi tuần hoàn như thế nào? Chẳng
phải tôi đã nói là phải có hệ thống ngưng tụ
đó sao? Hệ thống này không tốn kém về vốn đầu
tư và năng lượng khi chạy chứ?
Bác nhầm rồi bác ạ, người ta dùng bẫy hơi (steam trap). cả hai hệ thống đều phải dùng ống ruột gà (fin tube radiator hay fin tube coil) có cánh để tăng hiệu suất trao đổi nhiệt. Bẫy hơi (steam trap) thì giá cỡ ~4tr VNĐ (hàng tàu) còn bơm tuần hoàn nước nóng (hot water circulating pump hay booster gì đó) bèng bèng cũng 6tr vnđ (hàng xịn) hoặc 3.3tr hàng tàu bác ạ.
Hệ thống sấy cấp nhiệt bằng nước nóng (hydronic heating system ) và hệ thống cấp nhiệt bằng hơi nước bão hòa (water steam heating system) đều phải có nồi đun, hệ thống ống, hệ thống van... tùy thuộc vào "khổ chủ" làm cái gì thì người ta lắp cái đó bác ạ. Hệ thống nước nóng vẫn phải có "xả e" (air eliminator valve), thì hơi có bẫy hơi, bên nước nóng còn phải có mấy cái bình áp (expansion tank) trung gian nữa kìa. vân vân và vân vân bác ạ.
3- Tôi nhầm lẫn nhiệt độ với nhiệt lượng ở
chỗ nào?
Bác nhầm lẫn ở cái " condense latent energy" nên bác cứ tưởng là hơi nước nhiệt độ 150 oC khi "truyền" ra ống chả được bao nhiêu so với cái nước nóng.
4- Tôi hiểu nhầm về nhiệt động học nói chung
và hệ thống sấy cấp nhiệt bằng hơi nước bão
hòa nói riêng ở đâu?
ở chỗ bác không biết Enthalpy, và tra bảng áp suất hơi bão hòa cũng như quá trình nhiệt.
*******
Nói tóm lại, tôi so sánh sự khác nhau, hơn thiệt
của 2 hệ thống. Bạn thổi phồng hệ thống hơi lên
và gìm hệ thống nước xuống.
Em không thổi phồng hệ thống nào cả mà đang chỉ cho bác cái mà bác đang hiểu nhầm thôi. Kiến thức thì vô hạn, đem cái mà thế kỷ 19 người ta đã "nghịch" chán chê ra rồi cãi nhau, thế có phải nực cười sao.
Em phải nhắc lại với bác là tùy thuộc vào đối tượng sấy và "depression temperature" hay" drying schedule" mà người ta chọn hệ thống phù hợp thôi. Chứ cái gì hiệu quả thì ta xài. Ví dụ "flash drying" thì người ta dùng "hot air" chẳng hạn. hay nông sản thì dùng "dehumidication system" ....
Em thực sự mong muốn những người được ra thế giới như bác truyền lại những kinh nghiệm của bản xứ cho dân ta, chứ đừng để "hai lúa" phải làm khoa học. Hy vọng bác hiểu ý em.
Dear bác Anhmytran,
Em gửi bác cái hình này:
(nguồn:
https://www.mathworks.com/matlabcen...ds/submissions/9817/versions/1/screenshot.gif)
Đây là "
X Steam, Thermodynamic properties" Cái "hydronic heating system" của bác nó nằm bên trái cái đường màu xanh (blue curve), còn hơi nước nằm ở cái vùng giữa đường màu xanh màu đỏ, nếu làm ngoài màu đỏ tí ti người ta gọi là quá nhiệt gì đó (super heat. Bởi em học cũng lâu rồi nên không nhớ rõ)
Bác sẽ thấy quá trình chuyển pha đẳng áp từ đường màu xanh đến màu đỏ, và so sánh với bên trái đường màu xanh bác sẽ thấy bên nào lợi về mang nhiệt hơn. Nó là quá trình thuận nghịch đó bác.
Hy vọng bác hiểu.
(trên đây là kiến thức ở Việt nam dạy em)