M
motnua
Guest
Ngồi đọc bài này tôi không hiểu gì cả - buồn thật !
Last edited by a moderator:
Chữ VIP là ai đặt vào đó, chứ không phải tôi.
Tôi đã lôi hết kiến thức vật lý phổ thông vào
đây rồi, mà không được việc. Vậy thì ai thấy
sấy bằng ống hơi nước tốt hơn ống nước thì cứ làm.
Bác đem cá đến em sấy thử cho rồi đem trung tâm 3 kiểm định là khỏi tư vấn nhiều cũng khỏi mất công tìm hiểu. Bên em sấy khí nóng 45oC, sạch ko khói, ko bụi. đốt củi tiết kiệm.Các Bác tranh luận sôi nổi quá, cá nhân tôi có vấn đề này xin các Bác cho ý kiến.
- VD: tôi muốn sấy cá cơm mà không phải phơi nắng như thông thường, công suất 1-3 tấn ngày
Nếu phơi nắng thì tốn nhân công, mặt bằng, vấn đề vệ sinh, thời tiết, thời gian...
Nhưng được cái chất lượng dinh dưỡng không bị biến đổi là bao.
Nếu sấy thì lợi hết các khuyết của phơi nắng.
Nhưng chất lượng dinh dưỡng giảm đáng kể nhất là phải sấy ở nhiệt độ cao.
Các Bác dung hòa sao cho hệ thống sấy nào giữ được dinh dưỡng con cá tốt nhất, vệ sinh nhất ( vì phải qua trung tâm 3 kiểm định nhất là nhiễm khí độc).
Sấy Thiên Nam tôi cũng tìm hiểu qua website rồi.
Sấy hơi nước trên mạng cũng lắm báo ca ngợi do giảm chi phí nhiên liệu
Trung Quốc họ có sấy bơm nhiệt nhưng chưa trực tiếp thấy ở VN, vậy sấy bơm nhiệt là như thế nào?
Ai có kinh nghiệm hơn ai tư vấn giúp tôi vấn đề này, tháng 03/2015 tôi phải lắp hệ thống sấy ở Long Sơn-Vũng Tàu.
Trân trọng!
Huu Chi
Tôi ở Tây Ninh, đi sài gòn suốt đó mà.Minh cung dang quan tam den say bom nhiet, tu day den tet am lich a Truong co vao sai gon nhan em gap trao doi va nho anh tu van them, viec dem mau say cua anh di test la duong nhien.
Than chao
Email: chinguyenlongtech@gmail.com
Dt:0972822165 khi nào vào SG anh vui lòng gọi Chí.Tôi ở Tây Ninh, đi sài gòn suốt đó mà.
Ok, anh Chí !Dt:0972822165 khi nào vào SG anh vui lòng gọi Chí.
Sấy bơm nhiệt đây anh @Nguyễn Hữu Chí ơi.Dt:0972822165 khi nào vào SG anh vui lòng gọi Chí.
bác có vẻ có nhiều chuyên môn, là chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, nhất là Sinh vật, Vật lý cơ bản?Bạn kỹ sư cơ khí thì đụng với tôi về Vật lý chất
khí và Vật lý chất lỏng bay hơi là môn không chuyên
của bạn.
Bạn kỹ sư Thú Y nông nghiệp thì đụng với tôi về
đúng chuyên môn trong nông nghiệp, là môn Sinh
Vật Di Truyền.
Bản chất con người tôi vẫn vậy. Thấy người kém về
chuyên môn, mà nói không đúng về chuyên môn, thì
nói ngay. Nếu 2 bạn mà chưa thấm, cứ đăng bài đi,
sẽ còn gặp tôi nhiều. Đừng nói giọng lưỡi tôi cao
ngạo. Hãy nói rằng tôi sai chuyên môn ở đâu, hay
tôi đúng tuyệt đối. Cho dù cay cú đến đâu, các bạn
cũng không thể cãi sai ra đúng được. Các bạn chỉ
có thể nói xấu tôi, nhưng cách đó gậy ông lại đập
lưng ông, chứ làm sao đập được người khác?
Bạn tonhia có tên con gái, nói năng mềm mỏng dễ
nghe. Điều quan trọng hơn lời nói của bạn, là bạn
nói đúng chuyên môn kỹ thuật. Đó là điều cho dù ai
là kẻ xấu muốn hạ thủ bạn, cũng phải nể mà xuống
giọng. Trong va chạm của tôi về vấn đề lò sấy hơi
nước và lò sấy ống nước, bạn có đề ra vấn đề lấy lại
nhiệt trong lò sấy hơi nước. Về nguyên lý, cách làm
đó đúng. Về thực tế, người ta chưa làm thế. Đó là
chỗ yếu kém mà tôi đang vạch ra. Không nên hiểu lầm
là tôi cổ võ chuyện đó. Tôi còn chỉ ra rằng, thực tế
người ta không lấy lại nhiệt ở hơi cuối lò sấy vì
tốn kém và phiền hà mặt khác.
Trên đây chỉ là lý luận. Vì thế bạn tonhia muốn tìm
hiểu thêm thực tế lò hơi và lò ngưng thế nào. Tôi
cho rằng đó là vấn đề nhạy cảm trong cuộc bàn thảo
này, vì nó ủng hộ cho lý lẽ của tôi. Vì thế, tôi
đề nghị chúng ta không nên đi sâu thêm nữa về lò
hơi và lò ngưng trong hệ thống sấy ống hơi nước để
vấn đề cố thể kết thúc ở đây.
vậy để tôi phân tích lại bài viết của bác trong topic này:Tôi có vốn là một học sinh khá tốt nghiệp ở
trường phổ thông miền bắc Việt Nam.
Cái hay ở tôi là biết thu lượm kiến thức mới
nhất trên Internet, phân tích, so sánh, và
tổng hợp chúng.
Cái hay nữa là tôi không để ý đến người viết
có bằng cấp gì, mà chỉ để ý đến bài viết có
trái ngược với kiến thức phổ thông không, có
theo kịp kiến thức mới trên Internet không.
Bạn có thể bình luận bài viết của tôi, đi thẳng
vào từng ý, coi nó đúng, sai, thừa, thiếu thế
nào. Đừng mất thì giờ coi tôi là người tốt,
người xấu, người đẹp, người lịch sự, vân vân.
Những ý kiến bình phẩm người viết đều là vi
phạm luật lệ của diễn đàn, và có thể tôi lờ đi.
Có nghĩa là bác ấy chửi người ta dốt xong rồi là coi như chưa hề nói gì ý màvậy để tôi phân tích lại bài viết của bác trong topic này:
"Nước nóng hơn 100 độ vẫn chưa sôi, nhất là
trong hệ thống đun nấu. Mặt khác, nước dưới 100
độ vẫn bốc hơi như thường, ...."
=> xin thưa với bác rằng với lý thuyết vật lý hiện nay, ở 1atp, nước tinh khiết sôi khi đạt 100 độ C, nước bình thường thì lẫn tạp chất nên sôi ở 97-99 độ. và việc nước dưới 100 độ vẫn bốc hơi là đúng. trong tự nhiên nước biển sông suối hồ đập ... vẫn bốc hơi đấy thôi, không thì lấy đâu ra mưa.
=>tôi cũng tán thành với bác ở chỗ nước dẫn và truyền nhiết tốt hơn (nhanh và nhiều hơn) hơi nước, đơn giản vì mật độ phân tử H2O trong nước nhiều hơn hơi nước. và việc người ta không đẩy nhiệt độ sấy lên quá cao (trên 100 độ) để tránh làm chín nông sản cũng đúng, nhưng không phải áp dụng cho tất cả các loại nông sản cần sấy khô.
=> và tôi cho rằng bác viết thừa đoạn này: "Mặc dàu kỹ sư cơ khí học làm ra máy móc, cũng nên có kiến thức phổ thông thì mới thực hành vào chuyên môn cụ thể trong đời sống được." hay "Bạn học lại vật lý đi. Tôi đã đưa lên
đồ thị nước sôi và áp suất cho bạn coi, nhưng bạn chỉ là kỹ sư cơ khí, không có kiến thức phổ thông, nên không hiểu được."
Nếu ko tăng áp suất thì làm sao giữ được nước ko bay hơi khi đốt lên trên 100oC khi cần thiết hở bác ?
Xin lỗi bác hãy cố đọc kỹ những gì tôi viết rồi sau đó hãy phán, ngay sau 2 chữ < hình như ... > bác cũng chưa hiểu ý tôi muốn nói đến điều gì.
Tôi đã nói ngay ở trên đúng là hệ thống của bác là ko cần sài bơm vì bác đốt dưới lầu làm nóng ở trên lầu nhưng nếu như dùng cái đấy để sấy nông sản thì chúng tôi phải vận chuyển nông sản lên cao mới sấy được hay sao ? còn nếu để ngang thì không dùng bơm sao mà chất lỏng di chuyển đây ?
Cái mà bác cho là thường thấy ( 99 cái rưỡi ... ) là của cách đây mấy chục năm rồi nó là các giàn sấy thuốc mỗi khi treo thuốc thì phải leo lên gần nóc nhà để treo, còn bây giờ nông dân họ nhiều tiền nên lười, sợ chết nữa chả ai muốn leo lên cái thang lơ lửng để gác sản phẩm sấy kiểu đó đâu bác ạh.
Những điều tôi nói để khẳng định với bác là kỹ sư Việt Nam họ ko dốt như bác đang nghĩ chỉ có bác là ôm một mớ lý thuyết bòng bong ko có thực tế. Thế thôi, chứ ko phải là tôi ko hiểu những gì bác đang nói.
Khẳng định lại cái sơ đồ ban đầu của bác ko sai về mặt nguyên lý nhưng ko phù hợp với điều kiện Việt Nam và đó là lý do người ta ko thèm làm chứ ko phải là ko biết !
< Bác đun 70oC mới kéo được nhiệt từ 0oC lên 20 oC thử hỏi ở điều kiện Việt Nam nhiệt môi trường là 35oC mà muốn kéo lên 90oC để sấy thì phải nấu nước nóng lên bao nhiêu ? và lúc đấy nước có còn là nước hay là hơi ? Tôi không hề nói bác nói sai về hệ thống nước nóng mà vấn đề chỉ là không phù hợp mà thôi.>
Hình như bác chưa trả lời câu này ? Nếu trả lời xong câu này bác sẽ hiểu rõ ý của tôi muốn nói với bác là cái gì.
Cả 2 ông đều sai, người nhiều người ít!
Công nghệ hơi nước này VN lấy từ nước ngoài vào chứ không phải do người VN làm ra đâu.
Cái sai cơ bản ở đây cả 2 đều nhầm lẫn đó là hiểu rằng: người ta nâng áp suất lên để làm sôi nước... điều này sai toét bởi lý thuyết cơ bản: người ta đun sôi nước trong 1 hệ thống kín có van, khi mà hơi sinh ra đủ làm van xả hơi vào ống dẫn đi thì hơi đó gọi là hơi bão hoà hay hơi quá nhiệt!
Nhiệt độ của hơi này khoảng 150oC được dẫn bởi ống có bảo ôn đi đến giàn calorife để sấy hoặc dùng chính hơi đó để hấp... Việc đầu tư nồi hơi này mang rủi ro tiềm ẩn, cho nên người ta phải bảo dưỡng định kỳ nhằm tránh việc nổ nồi hơi bởi các van bị hỏng (trong thực tế nhiều tai nạn đã xảy ra).
Cái ý của anh Anhmytran bảo rằng dùng nước tốt hơn dùng hơi cũng sai nốt, nước thì 100oC đã bốc hơi đi nhiều nếu mở nắp thì việc bay hơi này sẽ làm cho nước cạn dần... Vả lại, muốn dẫn nước đi xa để vào các hệ thống sấy thì phải dùng bơm... thất sách!
Trong khi đó, hơi nước kia người ta quy đổi ra Pa và có phép tính riêng bởi cách đo bằng tấn/h. Người ta đã quốc tế hoá quy trình này cho nên không phải bàn cãi làm gì nữa cho mệt.
P/S: Lâu lâu đào mộ lên cho vui nhé!
Hơi bão hoà có nhiệt độ thấp hơn hơi quá nhiệt, hiểu đơn giản người ta làm gia tăng nhiệt độ của hơi bão hoà lên khi đó gọi là hơi quá nhiệt.a
Như bác nói thì hơi bão hòa và hơi quá nhiệt là một, thế mà trước giờ e cứ hiểu là chúng khác nhau cơ. Nhưng mà đã "bão hòa" sao lại còn "quá nhiệt"?