Công Nghệ SX Đạm tinh giá rẻ , tương lai cho ngành chăn nuôi Gà , Heo , Dê , Lươn ...

  • Thread starter Dfruit
  • Ngày gửi
Chào các Bạn !

Hổm rày nghe ngóng ACE trên Diễn Đàn bàn thảo về các vật nuôi ( Nuôi con gì ? Trồng cây gì ? ) , sao thấy yếu quá .
Riêng mình vẫn chủ trương cứ những con vật quen thuộc như : Heo , Bò , Gà , Dê , Thỏ hoặc Lươn , Chạch , Chình bên mảng thủy sản mà làm . Cái quan trọng là nâng kỷ thuật , công nghệ lên , sao cho giá đầu vào hạ thấp nhất , nhưng vẫn mang lại chất lượng cao nhất .
Gần 6 năm tầm sư học đạo khắp xứ người ..., cũng có học được nhiều giải pháp khá hay , và mình mong muốn truyền bá những kiến thức này nhằm góp lửa giúp cho Bà con , ACE đã và đang làm Nông Nghiệp có thêm những hướng đi mang lại sự giàu có chính đáng , vững chắc trong tương lai tới .

Xin mạng phép được hỏi thăm : Có ACE nào đã từng nghe hoặc biết đến Công Nghệ SX sâu non ( Giòi , Tenebrio molitor , Giun đất ) cung cấp Đạm tinh phục vụ cho ngành chăn nuôi chưa ( kể cả thủy sản lẫn gia cầm , gia súc ) ?

Hôm nay qua Topic này xin được giới thiệu sơ bộ trước tiên về loài Tenebrio molitor ( Mealworm )

Agriviet.Com-t%25E1%25BA%25A3i_xu%25E1%25BB%2591ng.jpg


Agriviet.Com-t%25E1%25BA%25A3i_xu%25E1%25BB%2591ng_%25281%2529.jpg


Agriviet.Com-ltEh5sB5Dw_1272002961.jpg


Agriviet.Com-327555017_513865360.jpg


Agriviet.Com-b201203271057332209.jpg



* Đặc biệt loài sâu này có thể chế biến thành mốt số thực phẩm như bánh , nước sốt ăn được dành cho người ( có thể bốc ăn sống cũng được ) .

* Các vật nuôi khi sử dụng nguồn thức ăn giàu đạm này sẽ giúp gia tăng sức đề kháng , chất lượng thịt thơm và ngon hơn , đồng thời nguồn thực phẩm này cũng có thể đóng gói bảo quản lâu , vận chuyển tốt thông qua giải pháp sấy khô .

* Giá thành SX nguồn nguyên liệu Đạm tinh này khá rẻ , dao động từ 4 - 5 ngàn/kg , bao gồm vật tư , nhân công và khấu hao trang thiết bị , nhà xưởng .

* Không chỉ người đang chăn nuôi gia súc , gia cầm , thủy sản mới cần SX nguồn nguyên liệu này , mà ngay cả các nhà Đầu tư SX trên quy mô lớn , chuyên nghiệp ( tấn/ngày ) vẫn rất khả thi .

Mong các Bạn chia sẽ rôm rã nhé . Đây có thể là một Chiến Lược lớn cho ngành chăn nuôi VN trong tương lai sắp tới đấy .
 
Last edited by a moderator:
Anh em ngiêng cứu thêm chuồng trại khép kín, chứ em cũng nghiền chăn nuôi lắm rồi đấy
To Skaterboi: đang đổi mới tư tưởng nè Hùng
 
Anh em ngiêng cứu thêm chuồng trại khép kín, chứ em cũng nghiền chăn nuôi lắm rồi đấy
To Skaterboi: đang đổi mới tư tưởng nè Hùng
đổi mới thật đáng mừng, đáng mừng, ngoài ra thì ...50 kg hạt mít của em đâu òi:lol:
 
đổi mới thật đáng mừng, đáng mừng, ngoài ra thì ...50 kg hạt mít của em đâu òi:lol:
Hạt mít, sơ mít để chống đói đâu rùi đói quá.
em thấy nếu lấy bã đậu đồ chín + bã bia + rau bỏ đi + thân chuối thái nhỏ = dòi. hoặc phân thỏ ngâm chút nước + nước đái thỏ + bã bia hoặc bã đậu = dòi. không biết có được ko các bác
 
Last edited by a moderator:
Tiếp nghen

Phương pháp nuôi giòi vô trùng ( không ô nhiễm )

Như chúng ta đã biết ruồi là loài côn trùng rất dễ bị các loài dịch hại ký sinh và với thói quen nhạy cảm với mùi chúng có thể bay rất xa , do vậy thường thì trong dân gian , người ta coi chúng như là loài gây hại , chí ít thì cũng sẽ khó chịu khi bị chúng bâu vào người .
Thế thì với giải pháp nào , phương thức nào để có thể SX nguồn nguyên liệu giàu đạm này ( giòi ) mà không gây hại cho môi trường , Gia súc , gia cầm , thủy sản và cả con người nữa . Vâng đó là giải pháp canh tác không ô nhiễm ( vô trùng ) mà mình sẽ giới thiệu sau đây :

- Ruồi bố mẹ : nuôi nhốt sinh sản trong lồng ( lưới mùn khổ : cao 1 - 1,2 m , dài 1,2 - 1,5m , ngang 0,6 - 0,8m ) , Thức ăn cho chúng rất vệ sinh và bổ dưỡng bao gồm : nước đường 5% , trứng tươi 5% ( 1 quả trứng chia ra 2 - 3 đĩa thức ăn , mổi lồng 1 đỉa ) , bột sữa 5% , cám gạo 40% , huyết tương 15% , Nước sạch vừa đủ đề đạt độ ẩm 75 - 85% , và có thể bổ sung thêm 5mg Vitamin C , B ... Nghe qua thì thật hấp dẫn phải không các Bạn , chi phí cho việc nuôi ruồi lấy trứng này không cao lắm , chúng chỉ chiếm khoảng 5% chi phí trong chuổi SX thôi . Với các thành phần này sẽ hổ trợ cho việc giao phối tối ưu ( đẻ nhiều trứng hơn , tỷ lệ trứng cái nhiều hơn đực , chất lượng trứng cũng tốt hơn -> giòi sẽ mập mạp , đề kháng mạnh hơn khi nuôi ) .
- Mật độ : 1 lồng lưới nuôi ruồi chứa khoàng 50.000 - 60.000 con ruồi , khả năng sinh sản từ 5 - 10 triệu trứng trong vòng đời sinh sản ( 15 ngày ) , với số lượng trứng này 1 lồng nuôi có thể cung cấp giống SX 20 - 30kg giòi theo chu kỳ 5 - 8 ngày . Sau 5 thế hệ nuôi ( 2 - 2,5 tháng ) ta có được giống ruồi thuần không ô nhiễm ( từ lúc chào đời cho đến lúc chết đi chúng chỉ sống trong lồng nuôi , không lây lan ô nhiễm bệnh hoặc làm vật chủ cho các sinh vật có hại khác ký sinh vào . ) .
- Hồ nuôi giòi : hồ xây bằng gạch + xi măng cao 0,4m , dài 2m , ngang 1,5m . 4 góc có hố bẩy thu gom giòi sạch ( hình ) , thức ăn để nuôi giòi chủ yếu là phân chuồng ( heo , gà ) 90 - 95 % , sau khi đã ủ phun vi sinh EM 1:100 từ 3 - 5 ngày . 5 - 10% cám hoặc bột ngô . thời gian nuôi giòi thương phẩm từ 4 - 7 ngày .

Kết cấu mùn nuôi ruồi bố mẹ
Agriviet.Com-T%25E1%25BA%25ADp_s%25C3%25A2u_non_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_nu%25C3%25B4i_l%25C6%25B0%25C6%25A1n_1_snapshot_05.26_%255B2013.10.10_18.45.44%255D.jpg



Mẩu hồ nuôi giòi thường mại
Agriviet.Com-T%25E1%25BA%25ADp_s%25C3%25A2u_non_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_nu%25C3%25B4i_l%25C6%25B0%25C6%25A1n_1_snapshot_03.05_%255B2013.10.10_18.41.56%255D.jpg


Mô hình SX giòi không ô nhiễm
Agriviet.Com-T%25E1%25BA%25ADp_s%25C3%25A2u_non_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_nu%25C3%25B4i_l%25C6%25B0%25C6%25A1n_2_snapshot_02.34_%255B2013.10.10_18.51.34%255D.jpg


Thức ăn cho Ruồi bố mẹ ( 1 đỉa trứng , 1 đỉa nước đượng + vitamin , 1 đỉa cám + huyết tương dùng thu trứng )
Agriviet.Com-T%25E1%25BA%25ADp_s%25C3%25A2u_non_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_nu%25C3%25B4i_l%25C6%25B0%25C6%25A1n_3_snapshot_03.03_%255B2013.10.10_19.07.48%255D.jpg


Agriviet.Com-T%25E1%25BA%25ADp_s%25C3%25A2u_non_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_nu%25C3%25B4i_l%25C6%25B0%25C6%25A1n_3_snapshot_03.36_%255B2013.10.10_19.08.45%255D.jpg




Hiệu quả KT ( năng suất )
Agriviet.Com-T%25E1%25BA%25ADp_s%25C3%25A2u_non_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_nu%25C3%25B4i_l%25C6%25B0%25C6%25A1n_3_snapshot_06.13_%255B2013.10.10_19.12.18%255D.jpg


Agriviet.Com-T%25E1%25BA%25ADp_s%25C3%25A2u_non_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_nu%25C3%25B4i_l%25C6%25B0%25C6%25A1n_3_snapshot_06.17_%255B2013.10.10_19.12.26%255D.jpg


Agriviet.Com-T%25E1%25BA%25ADp_s%25C3%25A2u_non_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_nu%25C3%25B4i_l%25C6%25B0%25C6%25A1n_3_snapshot_06.20_%255B2013.10.10_19.12.33%255D.jpg




Với thời gian canh tác ngắn , dễ quản lý , chi phí SX cực thấp và hạn chế những e ngại về ô nhiễm , hy vọng Mô hình chăn nuôi Giòi sẽ là loài côn trùng có ích trong chuổi SX chăn nuôi Nông Nghiệp hiện nay của nước ta .

Chu trình sinh trưởng của Nhặng đấu đó ứng dụng trong SX giòi thương phẩm
Agriviet.Com-C%25C3%25B4ng_ngh%25E1%25BB%2587_m%25E1%25BB%259Bi_nh%25E1%25BA%25A5t_nu%25C3%25B4i_gi%25C3%25B2i_bay_snapshot_00.21_%255B2013.12.27_04.23.58%255D.jpg
 
Last edited by a moderator:
Quy trình SX :

* Phân công thức :
① phân chuồng ráo khô ( heo , bò , gà ) 90%, 5% bã bia , hèm rượu , cám gạo hoặc bột ngô 5% ( loại phế phẩm ) .
② 60% phân chuồng ( bò dê ) , phân gà 40%;
③ Phân gà hoặc lợn ráo khô 100%;
④ Phân bò , dê 35% , 60% phân lợn, cám gạo hoặc bột ngô 5% ( loại phế phẩm )
⑤ Bã đậu nành hoặc bã sắn 10% -20% , phân lợn 80% - 90%    

* Quá trình lên men nước : Nguyên liệu cho vào trong bể lên men , tười đẩm nước cào đều , thêm một lượng nhỏ vi khuẩn EM (vi sinh vật hiệu quả) 1 : 100 , phủ bạt nhựa che đậy kín từ 5-6 ngày để lên men;
* Quá trình lên men ủ. Sau ủ 1 – 2 ngày thêm một lượng nhỏ dung dịch phân EM 1 : 100 phun lên bề mặt bể ủ ( giúp khử mùi ) , kiểm soát độ ẩm 60 - 80% . Quá trình lên men có thể giết chết các vi khuẩn và ký sinh trùng trứng phân, mà còn để loại bỏ khí độc , để không gây hại cho ấu trùng.    

Sau khi ủ vật liệu lên men xong điều chỉnh PH 6.5-7.5 chuyển vào bể nuôi trong nhà che bạt , , giòi non rải đều lên bề mặt vật liệu ( giòi non được ấp từ bẫy trứng ) . sau 3 - 4 ngày bắt đầu thu hoạch giòi .   
* Với 1 tấn khối lượng Vật liệu ( phân tươi ) thu được khoảng 300 kg giòi trong một chu kỳ SX , 100 mét vuông nhà vô trùng nuôi giòi , mỗi ngày có thể sản xuất 20 kg -50 kg giòi tươi . Diện tích này bao gồm cả chuổi sản xuất chẳng hạn như số lượng lồng nuôi loài ruồi trưởng thành , l00 mét vuông phòng là tốt nhất để lưu trữ những con ruồi hơn 200.000 cá thể ; bẫy chất trứng và bể nuôi giòi vô trùng ( tận dụng không gian )
Chú ý : Yếu tố khí hậu và kỹ thuật quản lý chăn nuôi cũng ảnh hưởng rất lớn đến lượng giòi được sản xuất .

Để đi vào sản xuất thương mại :
- Làm thế nào để kiểm soát được số lượng ruồi bố mẹ trong mổi lồng ( 50 - 60 ngàn cá thể ) ?
- Thời gian bao lâu để thu hoạch dĩa bẩy trừng ruồi trong lồng nuôi ?
- Làm thế nào để kiểm soát đủ lượng giòi non thả trong mổi bể nuôi ?
 
Last edited by a moderator:
Nhiệt độ và độ ẩm liên quan đến quá trình ấp nở của trứng ruồi .

Khoảng thời gian trứng ruồi phát triển và nở là từ 8 đến 24 giờ . Nhiệt độ môi trường xung quanh, độ ẩm liên quan rất nhiều đến quá trình này , trứng sẽ không phát triển dưới 13 ℃, dưới 8 ℃ và trên 42 ℃ là chúng sẽ chết .
Trong phạm vi sau đây thời gian ủ trứng sẽ được rút ngắn với nhiệt độ tăng dần :
- 22 ℃ cần khoàng 20 giờ,
- 25 ℃, cần từ 16 đến 18 giờ;
- 28 ℃, sự cần thiết phải đến14 giờ;
- 35 ℃, chỉ cần 8 đến 10 giờ.
Ảnh hưởng của độ ẩm bề mặt và không khí đến tỷ lệ nở của trứng ruồi :
- độ ẩm tương đối từ 75% ~ 80% tỷ lệ nở tối đa
- dưới 65% hoặc trên 85% sẽ giảm đáng kể khả năng nở của trứng .
 
Last edited by a moderator:
hay mà sao mấy bác ko để tâm nhỉ,như có 1 vấn dề muôn thởi là sợ con dòi con của ruồi xanh thì mang mần bệnh truyền nhiễm qua vật nuôi thì chết mong mấy bác cho biện pháp khắc phục?????

:6^::6^::6^:

--------

xin bác Dfruit chủ thớt cho thêm bà con ít liệu nuôi dòi của trung quốc, mong các bác có kinh nghiệm hoặc đọc ở đâu đó những tài liệu quý xin chía sẻ với bà con để SX Đạm tinh giá rẻ , tương lai cho ngành chăn nuôi thank mấy bác trước:9^:
 
Last edited by a moderator:
hay mà sao mấy bác ko để tâm nhỉ,như có 1 vấn dề muôn thởi là sợ con dòi con của ruồi xanh thì mang mần bệnh truyền nhiễm qua vật nuôi thì chết mong mấy bác cho biện pháp khắc phục?????

:6^::6^::6^:

--------

xin bác Dfruit chủ thớt cho thêm bà con ít liệu nuôi dòi của trung quốc, mong các bác có kinh nghiệm hoặc đọc ở đâu đó những tài liệu quý xin chía sẻ với bà con để SX Đạm tinh giá rẻ , tương lai cho ngành chăn nuôi thank mấy bác trước:9^

việc rất đơn giản bạn thu dòi xong lấy thuốc khử trùng của bác baby xịt vô hết mầm bệnh cho nó chén ngon. thứ 2 hình như mầm bệnh thì tuỳ loại sống được trong môi trường ủ như vậy ko phải loại nào cũng sồng lưu như vậy, và nếu lưu truyền qua đường ruồi bay thì nó cũng lưu qua đường không khí được, trừ mấy cái bệnh liên quan đến tiêu chảy rối loạn tiêu hoá thì nó tư phát sinh trong môi trường ủ ròi thì phải. nhưng ko sao bạn ạ cứ nghĩ 1 cách đơn giản bạn ơi. bác mạnh tình dùng 1 năm cho gà ăn chưa thấy con gà nào ra đi theo con ruồi cả bác có thể tham khảo bác manh tình nhờ bác ấy tư vấn cho bác cách ăn dòi thế nào nhé
 
hay mà sao mấy bác ko để tâm nhỉ,như có 1 vấn dề muôn thởi là sợ con dòi con của ruồi xanh thì mang mần bệnh truyền nhiễm qua vật nuôi thì chết mong mấy bác cho biện pháp khắc phục?????

:6^::6^::6^:

--------

xin bác Dfruit chủ thớt cho thêm bà con ít liệu nuôi dòi của trung quốc, mong các bác có kinh nghiệm hoặc đọc ở đâu đó những tài liệu quý xin chía sẻ với bà con đểSX Đạm tinh giá rẻ , tương lai cho ngành chăn nuôi thank mấy bác trước:9^:

Làm sao chúng còn có thể mang mầm bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi khi mà ruồi được nuôi trong mùng lưới suốt cả một đời sinh trưởng . Thức ăn cho chúng toàn là những loại cao cấp như : trứng gà , bột sữa , nước đường , cám , huyết tương , lại còn bổ sung thêm vitamin nữa . Sau 4 -5 thế hệ ( 2,5 - 3 tháng ) là ta đã có được giống thuần sạch bệnh .
Phân gia súc , gia cầm cho giòi ăn đã được xử lý ủ với nhiệt độ + men vi sinh EM có thể loại trừ phần lớn những mầm bệnh có thể gây hại cho vật nuôi rồi .

Trừ khi Bạn thử nghiệm với mô hình nhỏ , sử dụng ruồi nhặng ngoài tự nhiên để tạo giòi cho vật nuôi ăn liền . Xác xuất tuy rất thấp nhưng vẫn còn một tỷ lệ nhỏ có khả năng sẽ gây bệnh cho vật nuôi .

* đỂ sx Thương mại : đầu tiên bạn phải nhân giống ít nhất 3 chu kỳ ( với số lượng ban đầu bẩy bắt ngoài tự nhiên khoảng vài trăm con ) , thì mới đủ số lượng ruồi nuôi của 1 mùng lưới ( 50 - 60 ngàn con ) để đẻ trứng tạo giòi thương phẩm . Phải tạo giống thuần và sạch trước đã , rồi mới tính sản lượng giòi cung cấp cho quy trình chăn nuôi .
 
Last edited by a moderator:
ới thật đáng mừng, đáng mừng, ngoài ra thì ...50 kg hạt mít của em đâu òi:lol:
hạt mít chỗ mình nhiều lắm. gom lại cũng nữa tấn/ngày. có bác nào có nhu cầu ko. lấy tinh bột hạt mít làm dòi được không các bác. ngày xưa thấy ông kia làm dòi bằng nước cơm. rải một lớp lá cây xong tưới một lớp nước cơm vào.
 
Những bất trắc rủi ro trong giải pháp chăn nuôi sinh thái ( Gà , Heo , Dê , ... ) , bằng côn trùng : giòi , trùn , sâu ... với quy mô tương đối lớn ( vài ngàn con gà , vài trăm con heo , dê ....) .

* Tập tục thói quen của thị trường tiêu dùng VN thường thì rất phản cảm với những sản phẩm không sạch , ô nhiễm , nhất là khi nghe đến thực phẩm chăn nuôi bằng nguồn thức ăn là giòi , trùn ... Ở đây ACE mình đều là dân NN thì vấn đề này có thể suôn sẽ , thấu tình đạt lý , nhưng với đại đa số người tiêu dùng sẽ vướn mắc nhiều trở ngại cho khâu tiêu thụ , nếu như ta không có những quảng bá về lợi ích toàn cục như : chuổi canh tác sinh thái tái tạo tuần hoàn ổn định môi trường , sạch xanh , chất lượng hàng hóa cao hơn , .. Vì vậy khâu định hướng cho thị trường tiêu thụ với những sản phẩm giá trị cao từ chăn nuôi theo giải pháp sinh thái cần được quan tâm để không mai một cho một hướng đi mới cho ngành chăn nuôi bền vững tái tạo tuần hoàn .
* Một vài tin đồn không hay về nguồn thức ăn cho gia súc gia cầm bằng giòi chẳn hạn , cho rằng ruồi là một loài côn trùng nguy hại thường mang mầm bệnh gieo rắc trong môi trường ...sẽ rất bất lợi cho tương lai của công nghệ chăn nuôi sinh thái . Vì vậy ta phải chứng minh được đây là giống loài ruồi thuần nuôi nhốt tạo giòi ( qua nhiều thế hệ thuần dưỡng , cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài ) theo quy trình công nghệ tiên tiến , Nguồn phân được xử lý theo quy trình không gây ô nhiễm ( không hôi , thối ...) , đặc biệt nhà nuôi cách ly hoàn toàn với ruồi nhà và ruồi hoang dã ( có trang bị lưới bảo vệ ngăn ngừa côn trùng ) . Người tham quan , nhà báo khi bước vào nhà nuôi sẽ thấy được một môi trường thân thiện với những trang thiết bị kiểm soát : quạt thông khí , nhiệt kế , ẩm kế , hệ thống mùng lưới , cách thu gom giòi trưởng thành , một vài chậu hoa cảnh cây xanh ( bụi xả , cây sống đời , cúc ... ) . Có như vậy thị trường tiêu thụ sẽ dễ dàng chấp nhận , và qua thưởng thức hương vị , chất lượng sản phẩm khi chế biến sẽ từng bước khẳn định vị thế của sản phẩm được chăn nuôi theo giải pháp sinh thái , giá trị trên mổi đơn vị khối lượng sẽ từng bước được nâng lên giúp nhà chăn nuôi gia tăng thêm lợi nhuận so với các sản phẩm cùng loại .

* Dùng giải pháp thu giòi bằng bẩy ruồi nhà , ruồi hoang dã , chỉ riêng anh hàng xóm thôi là đã khó chịu rồi ( vì ruồi sẽ bu đầy khu vực , ... ) sớm muộn gì bên môi trường cũng xuống làm việc , thật vất vã . Vã lại ứng dụng theo giải pháp này không thể nắm chắc , kiểm soát tốt được sản lượng giòi cung ứng cho quy trình , chúng chỉ mang tính cách nhỏ lẽ không hiệu quả KT .

Bài toán KT :
- 4kg phân gia súc , gia cầm ( nguồn chính chủ lực ) -> 1kg giòi + 3kg bã thải ( chu kỳ 12 - 15 ngày )
- 3kg bã thải + 2 kg phân gia súc , gia cầm + 2kg chất thô xanh ( rơm , thân ngô , rau phế ) -> 1kg trùn quế ( sẽ trình bày ở phần kỷ thuật , công nghệ nuôi trùn quế phần sau ) + 6kg phân trùn quế ( chu kỳ 2,5 - 3 tháng ) .
Giá bán tùy theo từng địa phương , thời vụ ( nếu kinh doanh thuần ) , còn nếu để phục vụ cho mục đích chăn nuôi gia súc gia cầm lợi nhuận sẽ còn cao hơn nhiều : nguồn đạm cao giá rẻ , tăng trọng nhanh , khả năng đề kháng cao ( giảm chi phí phòng bệnh ) , tỷ lệ hao hụt trong chăn nuôi do dịch bệnh thấp , giá thành sản phẩm chăn nuôi cao hơn ( chăn nuôi sinh thái ) .

Hàm lượng Đạm :
- Giòi tương đương với bột cá : 1:1
- Trùn cao hơn bột cá : 1:1,25
Ngoài ra các acid amin , enzim cao hơn so với bột cá do được cung cấp theo dạng thức ăn tươi ,
Để bảo quản khi sản xuất quy mô lớn : trùn đông lạnh , giòi sấy khô xay bột ( dùng phối trộn với cám , bột bắp )
 
Last edited by a moderator:
Những bất trắc rủi ro trong giải pháp chăn nuôi sinh thái ( Gà , Heo , Dê , ... ) , bằng côn trùng : giòi , trùn , sâu ... với quy mô tương đối lớn ( vài ngàn con gà , vài trăm con heo , dê ....) .

* Tập tục thói quen của thị trường tiêu dùng VN thường thì rất phản cảm với những sản phẩm không sạch , ô nhiễm , nhất là khi nghe đến thực phẩm chăn nuôi bằng nguồn thức ăn là giòi , trùn ... Ở đây ACE mình đều là dân NN thì vấn đề này có thể suôn sẽ , thấu tình đạt lý , nhưng với đại đa số người tiêu dùng sẽ vướn mắc nhiều trở ngại cho khâu tiêu thụ , nếu như ta không có những quảng bá về lợi ích toàn cục như : chuổi canh tác sinh thái tái tạo tuần hoàn ổn định môi trường , sạch xanh , chất lượng hàng hóa cao hơn , .. Vì vậy khâu định hướng cho thị trường tiêu thụ với những sản phẩm giá trị cao từ chăn nuôi theo giải pháp sinh thái cần được quan tâm để không mai một cho một hướng đi mới cho ngành chăn nuôi bền vững tái tạo tuần hoàn .
* Một vài tin đồn không hay về nguồn thức ăn cho gia súc gia cầm bằng giòi chẳn hạn , cho rằng ruồi là một loài côn trùng nguy hại thường mang mầm bệnh gieo rắc trong môi trường ...sẽ rất bất lợi cho tương lai của công nghệ chăn nuôi sinh thái . Vì vậy ta phải chứng minh được đây là giống loài ruồi thuần nuôi nhốt tạo giòi ( qua nhiều thế hệ thuần dưỡng , cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài ) theo quy trình công nghệ tiên tiến , Nguồn phân được xử lý theo quy trình không gây ô nhiễm ( không hôi , thối ...) , đặc biệt nhà nuôi cách ly hoàn toàn với ruồi nhà và ruồi hoang dã ( có trang bị lưới bảo vệ ngăn ngừa côn trùng ) . Người tham quan , nhà báo khi bước vào nhà nuôi sẽ thấy được một môi trường thân thiện với những trang thiết bị kiểm soát : quạt thông khí , nhiệt kế , ẩm kế , hệ thống mùng lưới , cách thu gom giòi trưởng thành , một vài chậu hoa cảnh cây xanh ( bụi xả , cây sống đời , cúc ... ) . Có như vậy thị trường tiêu thụ sẽ dễ dàng chấp nhận , và qua thưởng thức hương vị , chất lượng sản phẩm khi chế biến sẽ từng bước khẳn định vị thế của sản phẩm được chăn nuôi theo giải pháp sinh thái , giá trị trên mổi đơn vị khối lượng sẽ từng bước được nâng lên giúp nhà chăn nuôi gia tăng thêm lợi nhuận so với các sản phẩm cùng loại .

* Dùng giải pháp thu giòi bằng bẩy ruồi nhà , ruồi hoang dã , chỉ riêng anh hàng xóm thôi là đã khó chịu rồi ( vì ruồi sẽ bu đầy khu vực , ... ) sớm muộn gì bên môi trường cũng xuống làm việc , thật vất vã . Vã lại ứng dụng theo giải pháp này không thể nắm chắc , kiểm soát tốt được sản lượng giòi cung ứng cho quy trình , chúng chỉ mang tính cách nhỏ lẽ không hiệu quả KT .

Bài toán KT :
- 4kg phân gia súc , gia cầm ( nguồn chính chủ lực ) -> 1kg giòi + 3kg bã thải ( chu kỳ 12 - 15 ngày )
- 3kg bã thải + 2 kg phân gia súc , gia cầm + 2kg chất thô xanh ( rơm , thân ngô , rau phế ) -> 1kg trùn quế ( sẽ trình bày ở phần kỷ thuật , công nghệ nuôi trùn quế phần sau ) + 6kg phân trùn quế ( chu kỳ 2,5 - 3 tháng ) .
Giá bán tùy theo từng địa phương , thời vụ ( nếu kinh doanh thuần ) , còn nếu để phục vụ cho mục đích chăn nuôi gia súc gia cầm lợi nhuận sẽ còn cao hơn nhiều : nguồn đạm cao giá rẻ , tăng trọng nhanh , khả năng đề kháng cao ( giảm chi phí phòng bệnh ) , tỷ lệ hao hụt trong chăn nuôi do dịch bệnh thấp , giá thành sản phẩm chăn nuôi cao hơn ( chăn nuôi sinh thái ) .

Hàm lượng Đạm :
- Giòi tương đương với bột cá : 1:1
- Trùn cao hơn bột cá : 1:1,25
Ngoài ra các acid amin , enzim cao hơn so với bột cá do được cung cấp theo dạng thức ăn tươi ,
Để bảo quản khi sản xuất quy mô lớn : trùn đông lạnh , giòi sấy khô xay bột ( dùng phối trộn với cám , bột bắp )
em thấy dân ta toàn thích ăn gà ta thả ngoài vườn bới trùn, giun dòi lung tung có ai kêu đâu mà lại rất khoái ăn nữa chứ, nhất là lên đồng bào vùng sâu vùng xa, nhà cầu lộ thiên dòi đầy nó bới ăn xả láng người thành phố lên ăn khen ngon quất ầm ầm
 
em thấy dân ta toàn thích ăn gà ta thả ngoài vườn bới trùn, giun dòi lung tung có ai kêu đâu mà lại rất khoái ăn nữa chứ, nhất là lên đồng bào vùng sâu vùng xa, nhà cầu lộ thiên dòi đầy nó bới ăn xả láng người thành phố lên ăn khen ngon quất ầm ầm

Công nghệ SX tạo côn trùng phục vụ ngành chăn nuôi mà mình nêu ra trên topic là mục đích tạo được lượng thực phẩm Đạm chất lượng cao rẻ tiền không hẳn chỉ dành cho gà ta thả vườn mà ngay cả gà Tam Hoàng , Gà trắng CN ... Heo , Bò , Dê , Lươn , Cá Trạch , Ếch , Ba Ba ... với quy mô chăn nuôi tương đối theo hướng thương mại hóa . Vì vậy khâu SX côn trùng từ vài chục đến vài trăm kg/ngày đòi hỏi phải có chuồng trại , đất đai dành riêng cho lĩnh vực này . Chắc chắn khi ấy những Ban ngành như : Môi trường , Viện dịch tể , Sở y tế , Kiểm dịch ...sẽ xuống kiểm tra sờ gáy ngay nếu như Bạn không làm bài bản KH , chứ không như Bạn nghĩ đơn giản theo cách nuôi truyền thống của bà con nhằm cải thiện bửa ăn hoặc xóa đói giảm nghèo với vài chục con gà thả quanh vườn đâu .
* Ngày xưa người tiêu dùng đô thị đại đa số rất dị ứng với con cá tra , bởi nó được nuôi hoàn toàn bằng chất thải của con người . Nhiều luồng thông tin không tốt , bôi bác đối với sản phẩm này , chỉ những người đã từng sinh trưởng ở vùng sông nước Nam bộ mới khoái khẩu bởi chúng ngon và béo hơn so với nuôi bằng thực phẩm CN .
* Mô hình VAC nếu không được các cơ quan NN , Chính Phủ quảng bá đại chúng , thì người tiêu dùng cũng sẽ rất ngán ngại khi ăn những con cá được nuôi từ chất thải của chăn nuôi .

Ví dụ : Gà Tam Hoàng giá thị trường thường thấp hơn giá gà ta do chất lượng thịt không ngon bằng , bù lại chúng tăng trọng nhanh sản lượng chuyển đổi thịt cao 2,5 - 3,5kg/con ( 3 - 3,5 tháng ) , Nếu được nuôi theo dạng sinh thái , khả năng cải thiện chất lượng thịt chắc chắn sẽ tốt hơn , khi đó ngay cả người chăn nuôi cũng có lợi khi giá được nhĩn hơn , người tiêu dùng cũng có lợi nữa khi giá thịt ngon được rẻ hơn so với gà ta truyền thống .
Với cái nhìn thực tế theo truyền thống , thường thì ta chỉ thấy Gà thả vườn , Vịt thả rông mới ăn những loài côn trùng như Giòi , Trùn , Sâu , Mối , vì vậy chỉ những Bạn đang chăn nuôi gia cầm mới ít nhiều quan tâm đến lĩnh vực này . Những loài như Heo , Bò , Dê , Lươn , Cá Chạch , Ba Ba , Ếch ... thì phần đông ít ai có dịp được thưởng thức nhìn thấy chúng ăn côn trùng , nhất là những loài côn trùng được nuôi nhân tạo . Những tư liệu này khi có thời gian mình sẽ trình bày để các Bạn cùng tham khảo và chia sẽ heng .
 
Last edited by a moderator:
Công nghệ SX tạo côn trùng phục vụ ngành chăn nuôi mà mình nêu ra trên topic là mục đích tạo được lượng thực phẩm Đạm chất lượng cao rẻ tiền không hẳn chỉ dành cho gà ta thả vườn mà ngay cả gà Tam Hoàng , Gà trắng CN ... Heo , Dê , Lươn , Cá Trạch , Ếch , Ba Ba ... với quy mô chăn nuôi tương đối theo hướng thương mại hóa . Vì vậy khâu SX côn trùng từ vài chục đến vài trăm kg/ngày đòi hỏi phải có chuồng trại , đất đai dành riêng cho lĩnh vực này . Chắc chắn khi ấy những Ban ngành như : Môi trường , Viện dịch tể , Sở y tế , Kiểm dịch ...sẽ xuống kiểm tra sờ gáy ngay nếu như Bạn không làm bài bản , chứ không như Bạn nghĩ đơn giản theo cách nuôi truyền thống của bà con nhằm cải thiện bửa ăn hoặc , thu nhập với vài chục con gà thả quanh vườn đâu .
* Ngày xưa người tiêu dùng đô thị đại đa số rất dị ứng với con cá tra , bởi nó được nuôi hoàn toàn bằng chất thải của con người . chỉ những người đã từng sinh trưởng ở vùng sông nước Nam bộ mới khoái khẩu bởi chúng ngon và béo hơn so với nuôi bằng thực phẩm CN .
Ví dụ : Gà Tam Hoàng giá thị trường thường thấp hơn giá gà ta do chất lượng thịt không ngon bằng , bù lại chúng tăng trọng nhanh sản lượng chuyển đổi thịt cao 2,5 - 3,5kg/con ( 3 - 3,5 tháng ) , Nếu được nuôi theo dạng sinh thái , khả năng cải thiện chất lượng thịt chắc chắn sẽ tốt hơn , khi đó ngay cả người chăn nuôi cũng có lợi khi giá được nhĩn hơn , người tiêu dùng cũng có lợi nữa khi giá thịt ngon được rẻ hơn so với gà ta truyền thống ,

Cái đó thì em hiểu mà bác, tại em nghe thâý bảo là người tiêu dùng sợ ăn gà ăn trùn với cả dòi thì em nói vậy thôi. đương nhiên nuôi công nghiệp thì phải tuân thủ về vấn đề VSATTP và VSATMT rồi.
chúc bác sớm đưa ra được sản phẩm khô phục vụ bà con để bà con được hưởng lợi từ những sản phẩm sạch và rẻ.
 
hạt mít chỗ mình nhiều lắm. gom lại cũng nữa tấn/ngày. có bác nào có nhu cầu ko. lấy tinh bột hạt mít làm dòi được không các bác. ngày xưa thấy ông kia làm dòi bằng nước cơm. rải một lớp lá cây xong tưới một lớp nước cơm vào.
cho giá cả đi bác, rẻ rẻ em mua về thay thế bắp B)
đợi đc huybm chắc em già móm rụng răng gì gì luôn :wacko:
 
Back
Top