Công nghệ trao đổi Ion tạo nước tinh khiết

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Để có nguồn nước sinh hoạt, người dân vùng ven biển nhiễm mặn thường sử dụng nhiều cách đơn giản như đào ao hứng nước mưa, đông nước lạnh thành đá, chưng cất cho nước bốc hơi... Mới đây, công ty TNHH Phát Việt đã ứng dụng thành công công nghệ trao đổi Ion tạo nước tinh khiết với giá rẻ.

Hai mươi năm về trước, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Bỉnh, Giám đốc Sở Thủy lợi TP Hồ Chí Minh đã đưa ra một giải pháp đơn giản để giữ nguồn nước uống và sinh hoạt khá dễ dàng cho các đơn vị bộ đội và cư dân vùng đảo xa. Trước mùa mưa, chỉ việc đào ao, trải bạt ny lông xuống (như cách nuôi tôm trên cát hiện nay) để hứng nước mưa múc vào bình hũ đựng để dành dùng quanh năm.
>
Trong cái khó đã lấp ló cái khôn

Phương pháp này đã được cư dân và lực lượng TNXP vùng bãi cát Long Hòa, Cần Giờ áp dụng trong những ngày tham gia xây dựng đường Nhà Bè - Duyên Hải. Cách làm giản đơn này hiện không còn dễ làm bởi dân cư ngày một đông, bãi cát ven biển đều được trồng cây phủ xanh không còn chỗ trống. Sáng kiến đơn giản thứ hai là xuất phát từ việc sản xuất nước đá cây phục vụ chế biến thủy sản. Nếu cần thiết, cứ lấy nguồn nước nhiễm mặn, kể cả nguồn biển ngoài khơi cho đông lạnh thành nước đá. Muối và các tạp chất do có trọng lượng nặng hơn nên khi nước đá đông sẽ nằm bên dưới. Cây nước đá lấy ra dễ nhận biết vì phần mặn đọng hình lỗ chỗ. Thế là chỉ việc lấy dao chặt phần trên ra để mà dùng. Cách làm này khá hao điện vì phải sắm các thiết bị đông lạnh.

Để tạo nguồn nước sạch lúc cấp bách khi bị cô lập giữa vùng phèn, mặn, có người đã ứng dụng đến phương pháp giản đơn dễ làm hơn: dùng năng lượng củi đốt hoặc điện chưng cất cho nước bốc hơi, gặp tấm vách ngăn hoặc ống dẫn dài nhỏ giọt xuống. Nếu có thiết bị đầy đủ, tính ra có thể tốn 2 KWh điện thì thu hồi được 20 lít nước ngọt.

Từ cách làm này, nhiều đơn vị biệt lập đóng ở vùng xa đã nghĩ tới hiệu ứng nhà kính sử dụng năng lượng mặt trời. Hệ thống thu nhiệt từ năng lượng đã được nhiều cơ quan khoa học trong nước nghiên cứu chế tạo, nhiều hãng nước ngoài quảng bá sử dụng vào việc đun nấu tạo nguồn nước nóng (có thể lên đến 80oC) trong các bể chứa. Nước sẽ bốc hơi lên tấm năng lượng hình mái dốc, nhỏ giọt lăn xuống hai máng bằng nhựa đặt dưới bìa kính ở hai bên. Theo công bố của trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, chi phí ban đầu cho các tấm thu nhiệt là ba triệu đồng, có thể thu được hơn 100 lít nước ngọt/ngày.

Nước tinh khiết "cứu tinh" vùng nhiễm mặn


Ông Phạm Vũ Long, Giám đốc Công ty TNHH thương mại và công nghiệp Phát Việt cho biết, sau khi ứng dụng thành công công nghệ trao đổi Ion và các thiết bị trong nước sản xuất nước tinh khiết với giá rẻ, đơn vị nhận được khá nhiều yêu cầu ở các vùng nhiễm mặn.

Với nước mặn, phương pháp trao đổi Ion tạo nước tinh khiết tốc độ khá chậm nên không thể áp dụng rộng rãi. Qua nghiên cứu tài liệu nước ngoài, công ty đã sử dụng vật liệu công nghệ mới đang được ứng dụng nhiều trên thế giới là màng thẩm thấu ngược RO (Revert oposit system) khá đơn giản và gọn nhẹ. Màng RO hình ống tròn, đường kính lỗ màng chỉ có 2 micron.

Nước sạch có tinh thể nhỏ nhất nên lọt ra ngoài; còn các khoáng chất, tạp chất lớn hơn bị giữ lại. Như vậy, các bình lọc thiết kế cho xử lý theo phương pháp trao đổi Ion được lắp thêm một bơm tăng áp đưa áp suất cao 8 - 12kg/cm. Nước qua màng RO trong các ống lọc sẽ thẩm thấu ngược để đưa hóa chất, kim loại nặng ra ngoài theo ống xả nhằm loại 99% cloranatri (muối) ra khỏi nước. Theo tiêu chuẩn của ngành y tế, nước ngọt uống được chỉ có hàm lượng 250 mmg/1ít. Song, theo phương pháp RO tỷ lệ này chỉ còn dưới 100 mmg, có thể dùng uống ngay. Công ty Phát Việt cho biết thiết bị có công suất lọc 5 gallon (3,8 lít)/giờ chỉ tốn vài chục Watt điện. Giá một hệ thống lọc công suất 150 lít/ ngày, đủ tiêu chuẩn ăn uống cho 10 người là 4,5 triệu đồng.

Cuối 2002, triển khai chương trình tạo nước uống tinh khiết từ nước mặn, ông Phạm Vũ Long đã trực tiếp cùng công nhân đến tận các vùng biển Rạch Giá, Nha Trang lắp đặt hệ thống xử lý dùng màng RO cho các cơ sở. Theo Giám đốc Long, thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng màng RO khá cao, đến 40%. Trong khi quy định của ngành thuế cho dịch vụ cung ứng nước sạch chỉ có 5%, thì đơn vị cung. ứng lắp đặt các thiết bị cho các nơi tự tạo nước sạch lại phải chịu mức thuế 10%. Nếu được xem xét tính thuế hợp lý cho hoạt động công nghệ hữu ích này, các hộ gia đình vùng nhiễm mặn có thể sắm các thiết bị làm nước uống tại chỗ với giá rẻ hơn.

HUỲNH HẠNH(Thời báo kinh tế)
 


Last edited:


Back
Top