Đếm lượng bò nuôi tại các doanh nghiệp sữa ở Việt Nam

Thiếu bò sữa trầm trọng
Agriviet.Com-image050-1416567046062.jpg


Ngành sữa đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung do đàn bò sữa trong nước (khoảng 200.000 con) chỉ có thể cung cấp khoảng 456.000 tấn sữa nguyên liệu, đạt 28% tổng nhu cầu cho sản xuất sữa của cả nước tính đến T8/2014. Việt Nam được xếp hạng trong top 20 các quốc gia nhập khẩu sữa nguyên liệu nhiều nhất thế giới. Trong năm 2013, Việt Nam đã nhập khoảng 1,2 triệu tấn sữa bột nguyên liệu, tương đương với giá trị là 841 triệu đô.

Do đó, sản xuất sữa phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, gây rủi ro tác động đến biên lợi nhuận có thể sụt giảm khi giá đầu vào biến động. Tuy nhiên, rủi ro này có thể được chuyển sang người tiêu dùng nhờ vào sự trung thành của người tiêu dùng đối với những thương hiệu tốt và sản phẩm sữa về cơ bản có mức độ co giãn của cầu theo giá là thấp so với các ngành hàng khác.

Theo báo cáo mới công bố của VPBS, Việt Nam hiện có khoảng 200.000 con bò với nhiều chủng loại.

Trong số 20 nhà sản xuất sữa trong nước, chỉ có TH Milk có khả năng cung cấp 100% nguồn cung sữa nguyên liệu đầu vào với khoảng 45.000 con bò trên diện tích 8.100 ha, sản xuất 400 tấn sữa tươi mỗi ngày.

Những nhà sản xuất khác như Vinamilk, Nutifood, Friesland Campina Vietnam, Mộc Châu chỉ có thể tự cung cấp một phần nguồn sữa đầu vào.

dem-luong-bo-nuoi-tai-cac-doanh-nghiep-sua-o-viet-nam.png


Trong số các nhà sản xuất phải thu mua sữa nguyên liệu bên ngoài, Vinamilk là đơn vị thu mua sữa lớn nhất với 156.562 tấn sữa tươi (40% sữa sản xuất trong nước) trong năm 2013, trong đó, 132.610 tấn sữa thu mua từ nông dân và 23.952 tấn sữa thu mua từ các công ty con.

Friesland Campina Việt Nam xếp vị trí thứ hai với 82.000 tấn sữa thu mua, chiếm 20% tổng lượng sữa tươi sản xuất.



dem-luong-bo-nuoi-tai-cac-doanh-nghiep-sua-o-viet-nam.png




Phân bổ ở những đâu?

Vinamilk – 80.000 con bò nuôi bởi nông dân, 9.000 con nuôi ở nông trại

Đàn bò sữa của Vinamilk dẫn đầu thị trường với gần 89.000 con bò, trong đó có 80.000 con được nuôi bởi hộ nông dân và 9.000 con tại các nông trại của Vinamilk.

Vinamilk đã lên kế hoạch dành ra 3.000 tỷ đồng (140 triệu đô) để xây dựng 4 nông trại khác ở Thống Nhất (Thanh Hóa), Như Thanh (Thanh Hóa), Hà Tĩnh và Tây Ninh từ năm 2014 đến năm 2016, nâng tổng số nông trại lên chín.

Dự kiến tổng số bò sữa tại nông trại và thu mua từ nông dân của Vinamilk sẽ đạt 100.000 con vào năm 2017, và 120.000 đến 140.000 con trong năm 2020, tăng gấp đôi sản lượng thu mua hàng ngày và đạt mức 1.000 đến 1.200 tấn/ngày.

Ngoài ra, Vinamilk đã ký biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG) để hỗ trợ cho tập đoàn trong việc chăn nuôi 80.000 con bò sữa và 45.000 con bò thịt ở khu vực Tây Nguyên. Theo đó, VNM sẽ giúp DLG trong kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng nông trại, và bao tiêu sản lượng đầu ra.

Dự án sẽ gián tiếp gia tăng nguồn cung sữa đầu vào cho Vinamilk. Tuy nhiên đến Q2/2015, DLG mới dự kiến nhập bò về chăn nuôi.



dem-luong-bo-nuoi-tai-cac-doanh-nghiep-sua-o-viet-nam.png


TH Milk: 45.000 con nuôi ở nông trại

TH Milk nắm vị trí trọng yếu trong phân khúc tự chăn nuôi bò sữa bằng việc đầu tư 1,2 tỷ đô để xây dựng hệ thống nông trại riêng.

Cho đến nay, đàn bò của TH Milk đã đạt 45.000 con và dự kiến tăng lên 137.000 con trong năm 2017, tương ứng 50% nhu cầu sữa tươi của toàn thị trường.

Friesland Campina Vietnam: 35.000 con do nông dân nuôi

Friesland Campina Vietnam phụ thuộc vào nguồn cung sữa từ nông dân (khoảng 35.000 con). Friesland Campina đang tiến hành phát triển đàn bò ở tỉnh Hà Nam từ năm 2014 đến 2018. Công ty dự kiến sẽ cung cấp 7.000 tấn sữa tươi/năm từ năm 2018.

Nutifood – HAGL: Đang đầu tư trang trại, dự tính nuôi 120.000 con

Nutifood, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Vissan đã hợp tác để đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi với tổng vốn 11,3 ngàn tỷ đồng (538 triệu đô), số lượng bò ước tính đạt 237.000 con (trong đó 120.000 con là bò sữa) vào cuối năm 2017.

Cục Chăn nuôi dự báo sản xuất sữa nguyên liệu trong nước sẽ tăng lên mức 856.000 tấn/năm trong năm 2017 (326.000 con bò) và 1.000.000 tấn/năm (tương đương 500.000 con bò) trong năm 2020, tuy nhiên cũng chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu. Theo đó, đàn bò của VNM ước tính sẽ chiếm khoảng 31% tổng số bò trong năm 2017 và 28% năm 2020.

Kỳ Anh

Theo Trí Thức Trẻ
 
tôi ấp ủ cái món này lâu rồi nhưng ngặt nổi nơi tôi phong trào không có
nên không có đại lý hoặc công ty nào thu mua cả
nông dân tự bơi trong cuộc sống mưu sinh
sở ban nghành nông nghiệp , trung tâm khuyến nông cũng ngũ yên
khống thấy có hội họp, hội nghị, nào dấy động phong trào
cho nông dân bớt khổ
 
Last edited:
Back
Top