Điều gì khiến kỳ nam đắt khủng khiếp?

  • Thread starter HienBeo
  • Ngày gửi
Công dụng duy nhất của kỳ nam, khiến kỳ nam đắt khủng khiếp, là làm bùa hộ mệnh. Ý nghĩa tâm linh đã đẩy giá trị của kỳ nam lên mức phi thực tế.
Suốt nhiều năm trời bôn ba Nam – Bắc, ra nước ngoài hàng trăm lần để nghiên cứu về kỳ nam, rồi viết rất nhiều công trình khoa học, GS-TS. Đinh Xuân Bá vẫn không thể trả lời được câu hỏi: Vì sao kỳ nam đắt hơn cả vàng ròng?

Giá trị của kỳ nam cứ tăng lên từng ngày và thật sự chóng mặt. Cách đây độ 10 năm, một kg kỳ nam thượng hạng có giá hơn 100 triệu đồng, rồi tăng lên 300 triệu, 500 triệu, 1 tỷ, và giờ đây đang là thời kỳ đỉnh cao của loài lâm sản này, khi mà người ta có thể bỏ ra ngót 10 tỷ đồng để mua một 1kg, thứ mà chính GS-TS Đinh Xuân Bá chỉ coi là… củi!

kynam1872011_d5aae.jpg

Đối với GS. Đinh Xuân Bá, giá trị thực sự của kỳ nam rất thấp.​

Chuyện một GS-TS hàng đầu Việt Nam nghiên cứu về trầm, kỳ lại coi kỳ nam là… củi thì cũng khá hài hước. Khi tôi hỏi ông về giá trị của kỳ nam so với số tiền mà người nước ngoài bỏ ra mua, GS. Đinh Xuân Bá bảo: “Mình đặt vào vị trí của họ, mình cóc mua làm gì, vì nó đắt lòi mà lại kém giá trị sử dụng!”.

Chính vì lẽ đó, cách đây mấy năm, GS. Đinh Xuân Bá tuyên bố trên báo chí rằng, kỳ nam chẳng có mấy tác dụng ngoài việc ngâm rượu uống chơi và tẩm gà nướng ăn như người Nhật Bản vẫn sử dụng.

Ông cũng khuyên người dân cẩn thận, kẻo bị giới buôn bán lừa đảo, giống như trò lừa đảo đồng đen. Thậm chí, các nhà khoa học Ả-rập mời ông sang thỉnh giảng về trầm hương, kỳ nam, khi họ hỏi kỳ nam có giá trị gì, ông cũng bảo chẳng có mấy giá trị! Một người nghiên cứu về trầm, kỳ, buôn bán trầm, kỳ, có cả một trang trại 10 vạn cây dó bầu lại tuyên bố như vậy, là một sự nghiêm túc và thực lòng.

Suốt bao năm trời nghiên cứu ở Trung tâm Sinh học ứng dụng SE**** tại 59 Hàng Chuối (Hà Nội), không chứng minh được giá trị tối cao của kỳ nam, nhưng từ khi về ngôi nhà bên con sông đào Bắc Hưng Hải ở Kiêu Kỵ (Gia Lâm), thì ông Bá lại trả lời được câu hỏi kỳ quái này. Hóa ra, kỳ nam đắt là vì các đại gia mua để làm… bùa.

Ông là một nhà khoa học, chỉ tin vào các giá trị khoa học, không tin vào mấy trò mê tín dị đoan, nên ông cũng không thể nghĩ ra chuyện này. Nhưng điều này lại là sự thực, chỉ vì quan niệm tâm linh, giá trị của kỳ nam đã bị thổi phồng một cách ghê gớm. Ngoài việc kỳ nam dùng vào vấn đề tâm linh, thì kỳ nam đắt cũng vì một số tin đồn chữa bệnh.

GS. Đinh Xuân Bá phát hiện ra giá trị tâm linh của kỳ nam là bởi vì mấy năm nay các đại gia nước ngoài thường tìm đến mua kỳ nam của ông. Họ coi ông là địa chỉ tin cậy, nên thường tìm đến tận nhà ông để mua.

GS-TS Đinh Xuân Bá chia kỳ nam làm 5 loại, mà ông gọi là cấp độ giá. Cấp giá cao nhất từ 350.000 đến 400.000USD/kg (7-8 tỷ đồng/kg) và cấp giá thấp nhất là từ 35.000-40.000USD/kg (700 đến 800 triệu đồng).

Sở dĩ ông không chia kỳ nam thành loại 1, loại 5 rõ ràng như trầm hương là vì rất khó có cơ sở khoa học vững chắc. Vả lại, ông có phân loại cũng chẳng ai công nhận. Việc phân chia chỉ là trực quan, dựa vào tỷ trọng, hương thơm, hàm lượng tinh dầu và đưa ra giá trị. Ngay cả giới buôn kỳ nam cũng chỉ dựa vào cảm quan để mua bán, chứ không có cơ sở khoa học nào để tính chính xác giá trị của kỳ nam.

GS. Đinh Xuân Bá sở hữu khá nhiều kỳ nam, song ông chỉ có loại cấp độ giá 4 và 5. Loại cấp độ giá 3 ông cũng có thể kiếm được từ giới buôn bán, thu mua mà ông quen biết, song rất ít. Riêng loại cấp độ giá 1 thì không phải muốn là có được.

Hồi năm ngoái, vợ chồng doanh nhân cỡ lớn của Hồng Kông, khoảng 40 tuổi, đến nhà ông để tìm hiểu về kỳ nam. Thấy có mẩu kỳ nam loại cấp độ giá 5, anh này đã hỏi mua. Ông Bá đã bán mẩu kỳ nam đó cho anh ta với giá 1.400 USD.

Ông Bá hỏi anh ta mua về làm gì? Anh ta bảo, mua mẩu kỳ nam đó về chế tác chiếc chuỗi đeo tay cho vợ. Cách đây mấy tháng, anh này lại đòi mua một mẩu loại 3 bằng 2 đầu ngón tay. Ông Bá lại bán cho anh ta với giá chưa đến 1 ngàn USD. Anh này bảo mua miếng kỳ nam để ở túi áo ngực nhằm tránh tai ương, bảo vệ sức khỏe. Theo anh ta, ở Hồng Kông, những người đi công tác nhiều thường mang theo mẩu kỳ nam như lá bùa hộ mệnh.

Rất nhiều doanh nhân Đài Loan sang gặp ông mua kỳ nam đều nói mua kỳ nam về làm chuỗi đeo tay, đeo cổ để từ tà khí. Duy nhất một doanh nhân Đài Loan, cách đây 5 tháng, gặp ông Bá mua một cục kỳ nam to bằng nắm tay với giá 92 triệu đồng để trưng bày trên… bàn thờ tổ tiên. Anh ta bảo, cứ để nguyên cục kỳ nam như thế trên bàn thờ, không chế tác gì cả.

Ông T. và bà L., cặp vợ chồng đại gia buôn bán trầm hương, nhà ở đường Điện Biên Phủ (Hà Nội) cũng học người Đài Loan làm bùa đeo. Ông T. mua của ông Bá mẩu kỳ nam chế tác thành tượng Phật, nạm vàng bên ngoài rồi hai vợ chồng cùng đeo lủng lẳng ở cổ.

Trong số những người đến mua kỳ nam của GS. Đinh Xuân Bá, chỉ có 2 trường hợp mua về làm thuốc. Một trường hợp là doanh nhân người Ý. Anh này nghe đồn trầm hương và kỳ nam có khả năng chữa đau nửa đầu nên đã mua tinh dầu trầm loại xịn giá 30 ngàn USD/lít để uống. Uống tinh dầu trầm không ăn thua, anh này gặp ông Bá để mua kỳ nam.

Ông Bá mô tả nguyên nhân của bệnh đau nửa đầu, cách điều trị và giải thích rõ cho anh này là kỳ nam không chắc chắn có tác dụng chữa bệnh đó, tuy nhiên anh ta không nghe, cứ nhất định đòi mua uống thử. Sau khi mua được kỳ nam của ông Bá, anh này mài uống hùng hục cả ngày. Uống hết cục kỳ nam thì thông báo cho ông Bá rằng… chả có tác dụng gì.
Vị doanh nhân Đài Loan thì cứ đôi ba tháng lại đến nhà ông Bá để mua kỳ nam. Anh này cứ mua ít một. Mới đây, anh ta nhờ ông lấy hộ kỳ nam loại tốt để chữa rối loạn giấc ngủ và tăng cường năng lực… giường chiếu.

Theo anh này, nếu uống kỳ nam, rồi phun tinh dầu vào giường chiếu, thì sẽ nâng cao khả năng làm cho phụ nữ sung sướng. Ông Bá cũng giải thích kỳ nam chả có tác dụng đó, song anh ta không nghe, cứ đòi mua. Ông Bá cũng dặn rằng, nếu có tác dụng thì báo cho ông. Thế nhưng, hơn tháng nay không thấy anh ta quay lại, cũng chưa thấy gọi điện báo kết quả cho ông. GS. Bá tin rằng kỳ nam chẳng có những tác dụng đồn thổi đó.

Cho đến lúc này, công dụng duy nhất của kỳ nam, khiến kỳ nam đắt khủng khiếp, là làm bùa hộ mệnh. Ý nghĩa tâm linh đã đẩy giá trị của kỳ nam lên mức phi thực tế.

Về chuyện những người dân ở xã Đại Nghĩa (Đại Lộc, Quảng Nam), đào một gốc cây dó bầu trúng 100kg kỳ nam, bán gần 1.000 tỷ đồng, GS. Đinh Xuân Bá bác bỏ hoàn toàn. GS. Bá quan hệ với hầu hết dân buôn kỳ nam, thậm chí cả người nước ngoài buôn kỳ nam.

Chuyện người dân ở xã Đại Nghĩa trúng kỳ nam là có thật, song số lượng và giá trị không phải như thế. Người mua được kỳ nam trong vụ dân làng trúng là anh M., người quen của ông Bá. Anh này chỉ mất vài tỷ để mua số kỳ nam đó thôi.

Một gốc cây dó bầu có thể cho vài chục kg trầm hương, chứ không thể cho vài chục kg kỳ nam. Trong số vài chục kg trầm, có một vài kg kỳ nam đã là hiếm lắm, phải cả triệu cây mới có một cây như thế. Nhưng trong số vài kg kỳ nam đó, có 1 kg kỳ nam giá cấp độ 1 thì lại càng hiếm. Có thể, người dân ở đó trúng ổ trầm hương, gồm có cả kỳ nam, song họ không phân biệt rõ ràng được, thế là, theo tin đồn, người ta cứ nhân 9 tỷ với ngót tạ kỳ nam, thành ra tin đồn trúng gần ngàn tỷ đồng. Cứ cho là họ trúng mấy chục kg kỳ nam, nhưng toàn loại cấp độ giá 4 và 5, thì cũng chỉ được vài chục tỷ đồng là cùng.

Hầu hết kỳ nam ở Việt Nam đều qua các đầu nậu mua bán, rồi lại đến tay bà Hoàng Kỳ H., người Quảng Bình, lấy chồng là thương nhân Đài Loan. Bà này thường xuyên về Việt Nam thu mua kỳ nam cung cấp cho thị trường Đài Loan, Nhật, Trung Quốc, Hồng Kông. Mỗi năm, bà H. gom được lượng kỳ nam giá trị 2 triệu USD. Năm thu gom được nhiều nhất là 5 triệu USD. Như vậy, số lượng kỳ nam ở Việt Nam tìm được mỗi năm không nhiều lắm, nên không thể có chuyện người dân đi một chuyến, đào một gốc cây dó bầu mà trúng đến 1 tạ kỳ nam, bán được gần 1.000 tỷ đồng.
 


Uống Kỳ Nam không chết thì cũng ốm, mà có người
dám, thì thật là anh hùng không được ca ngợi!
*
Kỳ Nam là loại quý hiếm hơn Trầm Hương.
Cả 2 đều rất thơm, sao lại nói là củi?
Nếu coi là củi thì đổi cho tôi lấy gấp 10.
*
Thực lòng mà nói, tôi rất ghét các loại mùi
cháy, mà chỉ thích mùi bông trái thôi.
Trên đời người thích mùi cháy rất nhiều, thì
cứ để họ đốt họ ngửi, chẳng việc gì phải chê.
*
 
Uống Kỳ Nam không chết thì cũng ốm, mà có người
dám, thì thật là anh hùng không được ca ngợi!

Mặc dù nó không phải là thuốc nhưng đôi khi uống nó lại hết bệnh do người uống phấn trấn về mặt tinh thần sao bác :lol:

Kỳ Nam là loại quý hiếm hơn Trầm Hương.
Cả 2 đều rất thơm, sao lại nói là củi?
Nếu coi là củi thì đổi cho tôi lấy gấp 10.
Kỳ Nam ko phải là củi vậy chứ bác nói nó là gì? :unsure::lol:
 
Nói theo lối của bạn, Kỳ Nam, Trầm Hương, và tất cả
các vị thuốc thảo mộc đắt tiền đều là củi hết. Vậy
tôi chịu thua, vì củi đắt củi rẻ đều là củi, đun nấu
được.
*
 
Phàm thứ gì hiếm thì đắt thôi mà. Giả như sừng tê giác các nhà khoa học nghiên cứu xong bảo là chả khác gì sừng trâu cả. Vậy mà giá sưng trâu chỉ vài chục nghìn 1 cái còn sừng tê cũng vài chục nghìn thôi( nhưng nghìn $)
 
Thật ra đây chỉ là một cách PR thôi!Ông giáo sư Bá tuy miệng nói nó là củi,là không có tác dụng gì mấy...vậy mà người khác vẫn thấy ông ta sưu tập,phân loại,rồi có người mua vẫn bán!Miệng thì kêu vậy chứ ông ta có mong rằng có loại củi tốt để bán giá cao không?
Còn nhà báo thì thích nói ngoa lên cho bài viết mình có vẻ "nguy hiểm"...Bao lâu nay đẵng cấp của trầm hương,kỳ nam ở đâu thì ngay cả người bình thường cũng biết!
Bác ANHMYTRAN có thích mùi cỏ đốt đồng không nhỉ?Nếu bác có tủôi thơ gắn với nó thì khi ở xa về hoặc đi ngang đâu đó,thoảng thoãng nối nhớ quê hương.
 
Cái vụ bùa thì tui có thử rồi! Thử để cười chơi, chứ mấy vụ tin bùa linh thiêng là xin cho tui đứng ngoài. Chỉ là mấy thứ ngáo-ộp!

Sâm là một trong những dược-thảo cực quý, nhưng khi bệnh, xin cho tui đổi lấy 1 hộp Đa sinh-tố, tui mừng hơn.

Trầm-hương, kỳ-nam là những thứ quý, quá quý, tui chưa từng được thấy. Nghe nói đốt thì rất thơm. Nhưng để chữa bệnh, làm bùa rồi vác tiền tỷ ra mua với 1 giá... "lắc đầu" như vậy thì thật là không hiểu nổi?! Chỉ có thể dùng mấy tiếng nầy để diễn-tả thôi:
- Trầm-hương và Kỳ-nam đang khiến nhiều người "Lên Đồng Tập-Thể".
 

chuyện trầm và kỳ nam...nó giống như chuyện giá cả nhà đất.... ấy mà. đất mênh mông..nhưng đất mắc khủng khiếp
thị trường và giá cả do nhà đầu cơ tạo ra
tất cả đều khôi hài và.....thúi um. ấy... nhưng mà rất nhiều các đại gia hãnh diện vì có 1 miếng kì nam hoặc 1 mảnh đất..."vàng" đấy
 
Tôi không nghĩ vậy.
Tôi cho rằng giá là do người mua gây ra.
Có người bỏ tiền ra mua thì mặt hàng lên giá.
Mặt hàng ấy giá trị ra sao, ai bỏ tiền ra thì người ấy biết giá trị của nó.
Tôi không mua, chỉ coi nó là củi.
Tuy vậy tôi chỉ nói thầm thôi, vì nói ra thì người ta cười mình nghèo.
*
Giá nhà đất, ngay từ xưa, giá Hà Nội đã cao ngất ngưởng so với nơi khác.
Sau năm 1975, nhiều người biết giá nhà đất Hà Nội và Sài Gòn sẽ lên cao,
nhưng lúc ấy ít người có tiền mà đầu tư. Chỉ khi một số người có chức quyền
mua được đất rẻ, thì họ mới có vốn quay vòng và đầu tư, khiến giá đất được
phát huy hết tiềm năng của chúng chứ. Không có chuyện xuống giá đâu.
Cứ coi đất Hồng Kông so với đất cách đấy 1 trăm cây số thì gấp hàng trăm
lần, thì đất Hà Nội, Sài Gòn làm sao mà xuống được.
*
 
Giống như 1 miếng thiên thạch rất hiếm, ít tai thấy,
người sở hữu được thiên thạch liền phịa cho nó 1 năng lực siêu nhiên, để rồi thổi 1 giá trên trời..( đọc báo thấy có người mất vài chục tỷ để mua được đá …giả)
Thực sự đá thiên thạch giống như kì nam …chẳng có giá trị gì siêu nhiên ( chữa bịnh)

Vậy giá cả 1 miếng thiên thạch này do người mua hay người bán quyết định ?. Và giá trị thực sự của 1 miếng thiên thạch chỉ có người bán biết, hay người mua biết ?

Người mua khi mua được mới biết giá trị của nó không khác gì…đá núi

Nhà Đất cũng vậy. do nhà đầu cơ quyết định giá cả…mà nhà đầu cơ thì quá nhiều…những công ty nhà đất..những công ty không chuyên về nhà đất cũng tham gia kinh doanh nhà đất.. và cả những “nhà giàu mới” thu gom nhà đất để nâng giá… kiếm lời

Cả mấy trăm biệt thự ở Hà Nội bỏ hoang do nhà đầu cơ thu gom nhưng không bán lại được
Có biết bao nhiêu chung cư bình dân và cao cấp…trên giấy tờ thì có có chủ cả rồi. trên thực tế thì không có ai ở..hoang vắng..đêm về tối đen không có phòng nào mở đèn..!!!
Có biết bao nhiêu bài báo mới đây kêu gọi : hãy để nhà đất trở về giá trị thực của nó
 
ông đinh xuân bá đang ôm cục trầm hương tok( tóc)
chứ có phải là kỳ nam đâu mà mấy bác bàn cãi nhau
 
Thật ra câu chuyện về Kỳ Nam chỉ là vấn để về tâm lý và tâm linh thôi , chứ giá trị duy nhất thật sự thì chỉ có mùi thơm mà thôiiiii :7^: :7^: :7^:
 
Thật ra đây chỉ là một cách PR thôi!Ông giáo sư Bá tuy miệng nói nó là củi,là không có tác dụng gì mấy...vậy mà người khác vẫn thấy ông ta sưu tập,phân loại,rồi có người mua vẫn bán!Miệng thì kêu vậy chứ ông ta có mong rằng có loại củi tốt để bán giá cao không?
Còn nhà báo thì thích nói ngoa lên cho bài viết mình có vẻ "nguy hiểm"...Bao lâu nay đẵng cấp của trầm hương,kỳ nam ở đâu thì ngay cả người bình thường cũng biết!
Bác ANHMYTRAN có thích mùi cỏ đốt đồng không nhỉ?Nếu bác có tủôi thơ gắn với nó thì khi ở xa về hoặc đi ngang đâu đó,thoảng thoãng nối nhớ quê hương.
Mình nghĩ giống bác này, bài viết không khách quan
 
Thật ra câu chuyện về Kỳ Nam chỉ là vấn để về tâm lý và tâm linh thôi , chứ giá trị duy nhất thật sự thì chỉ có mùi thơm mà thôiiiii :7^: :7^: :7^:
Bác biết rằng để có mùi hương quý tộc phải thì phải bỏ bao nhiêu tiền ko. một lọ nươc hoa cả 100$ , trong đó có bao nhiêu ml hương trầm ko bác, theo em cái gì người ta thích mà hiếm là đắt
 
Ông Giáo sư Bá có thể phát biểu như thế chỉ đơn thuần dựa vào nghiên cứu của bản thân ông ý. Tôi tin chắc rằng ông ta sẽ chưa thể hiểu đầy đủ về cách thức dụng trầm và lại càng không hiểu về cơ chế hình thành trầm. Tôi tin rằng tri thức của con người về hai vấn đề này cho đến nay còn rất ít. Một số được gọi là công trình nghiên cứu có lẽ cũng chỉ là dựa theo tài liệu trước đó như của Lê Quý Đôn... thôi chứ chưa nghiên cứu được triệt về hai vấn đề này

--------

Chuyện một GS-TS hàng đầu Việt Nam nghiên cứu về trầm, kỳ lại coi kỳ nam là… củi thì cũng khá hài hước. Khi tôi hỏi ông về giá trị của kỳ nam so với số tiền mà người nước ngoài bỏ ra mua, GS. Đinh Xuân Bá bảo: “Mình đặt vào vị trí của họ, mình cóc mua làm gì, vì nó đắt lòi mà lại kém giá trị sử dụng!”.
Liệu nghiên cứu của ông giáo sư Bá có hơn được Lê Quý Đôn (trong Phủ biên tạp lục) hay GS Đỗ Tất Lợi không mà được coi là giáo sư hàng đầu về lĩnh vực này?
Theo như sự hiểu biết còn hạn chế của mình thì hiện ở Việt Nam (và có thể là cả trên thế giới), có một người duy nhất hiểu rõ hơn cả về dụng trầm cũng như cơ chế tạo trầm, đó là ông Nguyễn Phúc Ưng Viên, cháu nội hoàng tử thứ 12 con vua Minh Mạng thôi.
 
Last edited:
Ông Giáo sư Bá có thể phát biểu như thế chỉ đơn thuần dựa vào nghiên cứu của bản thân ông ý. Tôi tin chắc rằng ông ta sẽ chưa thể hiểu đầy đủ về cách thức dụng trầm và lại càng không hiểu về cơ chế hình thành trầm. Tôi tin rằng tri thức của con người về hai vấn đề này cho đến nay còn rất ít. Một số được gọi là công trình nghiên cứu có lẽ cũng chỉ là dựa theo tài liệu trước đó như của Lê Quý Đôn... thôi chứ chưa nghiên cứu được triệt về hai vấn đề này

--------


Liệu nghiên cứu của ông giáo sư Bá có hơn được Lê Quý Đôn (trong Phủ biên tạp lục) hay GS Đỗ Tất Lợi không mà được coi là giáo sư hàng đầu về lĩnh vực này?
Theo như sự hiểu biết còn hạn chế của mình thì hiện ở Việt Nam (và có thể là cả trên thế giới), có một người duy nhất hiểu rõ hơn cả về dụng trầm cũng như cơ chế tạo trầm, đó là ông Nguyễn Phúc Ưng Viên, cháu nội hoàng tử thứ 12 con vua Minh Mạng thôi.

Có một điều không biết đúng hay sai. nhưng khi bị nhức đầu nếu ngửi hương trầm sẽ hết ngay. đấy là lời của 1 người đi trầm nhiều năm nói như vậy. nó có mùi hương thật ma lực
 


Back
Top