Dinh dưỡng cho cây cà phê

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Cà phê là cây có năng suất cao, đạt bình quân tới 3 tấn nhân/ha, thậm chí 5 tấn nhân/ha đối với những vườn thâm canh. Cây cà phê hút một lượng dinh dưỡng rất lớn cả đa, trung và vi lượng, trong đó cao nhất là kali, sau tới đạm, lân và các trung vi lượng. Đối với cà phê vối, dinh dưỡng lấy đi theo quả trung bình 1 tấn là 34,2kg N + 6,1kg P2O5 + 46,9kg K2O + 4,1kg MgO + 4,3kg CaO kèm theo các vi lượng khác.


Thiếu đạm (N): cà phê ít hoa, đậu quả kém, năng suất thấp, chất lượng giảm. Thiếu lân: lá chuyển sang màu vàng chanh tới hồng nhạt, rễ kém phát triển, quá trình phân hóa mầm hoa bị ảnh hưởng, cà phê ra hoa đậu trái kém, năng suất thấp. Thiếu kali (K): lá xuất hiện các đốm hoặc sọc vàng hơi đỏ, sau chuyển nâu đen, mép lá khô dần và rụng, quả bị rụng nhiều, quả nhỏ nhân bé. Thiếu can xi (Ca): chóp lá cong không đều vào phía trong, cây yếu, dễ bị gãy cành, đổ cây, năng suất, chất lượng thấp. Thiếu magiê (Mg): lá già chuyển vàng nhưng gân lá vẫn xanh. Triệu chứng thiếu Mg xuất hiện rõ nhất vào cuối mùa mưa sang đầu mùa khô khi mà quả cà phê lớn nhanh và chín.


Tình trạng thiếu Mg hiện khá phổ biến ở Đăk Nông, Đăk Lăk, Lâm Đồng. Thiếu Mg làm cà phê ra hoa đậu trái kém, giảm năng suất và chất lượng. Thiếu lưu huỳnh (S): chùm lá non trên cùng chuyển sang vàng nhạt và trắng, lá mỏng, giòn, dễ gãy, cây kém phát triển, năng suất, chất lượng thấp. Thiếu kẽm (Zn): lá ngắn, hẹp bề ngang, chùm lá trên ngọn mọc sít nhau, cây tù ngọn, kém phát triển, ra hoa kém, thậm chí không ra hoa, năng suất thấp, chất lượng kém. Thiếu Bo (B): các chồi non bị tóp dần và khô, lá biến dạng, một bên mép lá ngắn lại làm cho lá cong queo. Bo là chất kích hoạt phân hóa mầm hoa và hạt phấn, do vậy thiếu bo làm cho cây ra hoa rất kém, tỷ lệ đậu quả thấp, quả non rụng nhiều, năng suất thấp. Thiếu đồng (Cu): cây kém phát triển, bị sâu bệnh nhiều. Thiếu mangan (Mn): cặp llá trưởng thành trên đầu cành chuyển từ màu vàng sang xanh nhạt, lá rụng nhiều, năng suất thấp.


Hiện tại tình trạng thiếu dinh dưỡng trên cây cà phê khá phổ biến, nhất là thiếu các trung, vi lượng như magiê, lưu huỳnh, canxi, kẽm, đồng, Bo. Đặc biệt trong giai đoạn gần đây tình trạng thiếu Bo đang ngày càng phổ biến và là nguyên nhân chính làm giảm năng suất, chất lượng cà phê. Các loại phân bón có chứa Bo đang chứng tỏ hiệu quả rất cao đối với cây cà phê. Qua quá trình nghiên cứu về cây cà phê và đặc điểm các vùng đất trồng cà phê hiện nay, bằng những công nghệ mới nhất, Nhà máy phân bón Năm Sao đã sản xuất ra phân bón chuyên dùng cho cà phê với hàm lượng Bo cao và các chất trung, vi lượng thích hợp. Phân bón “NaSa Cà Phê” chuyên dùng cho cà phê mùa khô 20 – 5 - 5 + 7S + 1 B2O3 + TE có hàm lượng bor cao, phù hợp với giai đoạn phân hóa mầm hoa và ra hoa của cà phê. Hàm lượng Bo trong phân bón Năm Sao mùa khô sẽ giúp kích hoạt ra hoa đồng loạt, đậu trái nhiều, giảm rụng trái non và đạt năng suất cao.


Phân bón “Cà phê Nuôi trái” 16-8-18-7S+B2O3+TE là loại phân đặc hiệu dùng cho cà phê trong mùa mưa. Với hàm lượng đạm, lân, kali phù hợp và các trung vi lượng cân đối giúp tăng năng suất, chất lượng cà phê đồng thời cành dự trữ phát dài để có năng suất cao vào năm tiếp theo. Đặc biệt lượng Bo cao sẽ ngăn ngừa hiện tượng rụng trái non cho cây. Hàm lượng kali cao giúp trái cà phê lớn nhanh, to nhân, chín tập trung. Bón phân Năm Sao chuyên dùng cho cây cà phê còn giúp cây khỏe, chống chịu tốt với sâu bệnh, từ đó giảm chi phí cho bà con nông dân. Phân bón NaSa Cà Phê 20-5-5+7S+ 1B2O3+ TE và Cà phê Nuôi trái 16-8-18-7S-B2O3+TE đã được nông dân trồng cà phê tin tưởng và sử dụng rộng rãi.











Bao Nong Nghiep Viet Nam
 
Last edited:
Back
Top