Đọc lúc rảnh

Bắt thì bắt ngay. Tạm giữ, sau đó nếu đúng, tống giam.
Hội Phụ-nữ xun-xoe cái gì? Chạy 1 vòng lên Thị-Ủy mà làm chi?
Mệt quá!


Ở đây có đoàn thể phụ nữ tham dự vào ngĩa là cố tình làm lớn chuyện..không cho chạy tội

Điều đáng nói là..các thân phận lớn : luật sư ...bác sỹ..hiệu trưởng..và ngay cả thường dân cũng biết rõ là án phạt cho tội phạm tình dục kiểu này rất nặng ( trên 10 năm tù) sau dó là thân tàn ma dại
Mà sao các ông lớn vẫn phạm ? tự cho rằng mình có thế lực..có tiền..sẽ thoát tội?
Nhưng dù vì cái gì đi nữa thì nguyên nhân chính của các tội này không phải là do nhu cầu tình dục cao làm mất lí trí .. mà chính là do nhân phẩm các ông này...không có
Nhân phẩm của các ông lớn không có...thì dĩ nhiên các ông cũng coi nhân phẩm người khác...không có..
Các ông và nạn nhân ..đều được các ông đánh đồng như 1 con ...thú !

1 nhà tội phạm học lí luận vấn đề : Khi nào người ta phạm tội
Khi mà các áp lực của sống..khi mà các mối đe dọa...khi mà lòng tham..v..v
Đã lên quá sức chịu đựng...thì đó là lúc gười ta dễ đánh mất nhân cách
Khi nhân cách mất là lúc người ta phạm tội

Điều đáng nói là..các ông lớn này được đào tạo nhiều năm về chuyên môn...nhưng lại không được đào tạo về nhân cách...
Thì cũng có ngĩa là đào tạo ra các nhà chuyên môn không có nhân cách và sẵn sàng phạm tội khi có...cơ hội

Ông luật Sư học luật để lách luật...ông sẽ thoát!?
Ông Bác sỹ nhiều tiền...sẽ thoát tội!?
Ông hiệu trưởng....nhiều thế lực...sẽ thoát tội ?
 


Last edited by a moderator:
Cám ơn Lão Mục.
Như vậy, "để lấy lại công-bằng" nhiêu-khê quá! Mà chưa chắc đã được. Bác làm tui nhớ đến "Sầm Hiệu-trưởng".
 
Thử nge nhà ngoại cảm Phan T Bích Hằng nói chuyện 1 lần :

[video=youtube_share;jLrOB2wAaxo]http://youtu.be/jLrOB2wAaxo[/video]
 
[SIZE=+0] [FONT=times new roman, new york, times, serif]NGHIỆP Luật [/FONT][/SIZE]
Chỉ có chúng ta là những cứu tinh của chính mình
[SIZE=+0]( Chết trong an-bình – Tỳ Kheo Visuddhacara )

Ðôi-khi là một nhà sư tôi được yêu-cầu đến tụng kinh cho tang lễ. Tôi cảm thấy buồn cho gia-quyến của người chết , nhưng tôi cảm-thấy không giúp được gì vì có quá nhiều khó xử trong vai-trò của một nhà sư đi tụng kinh đám tang.

Một ngày nọ, một phụ-nữ trẻ tuổi đến gặp tôi. Cha cô mới chết sáng hôm đó. Ông mới chỉ 42 tuổi. Cô nói với tôi :
[/SIZE]

- “Xin mời thầy đến tụng kinh. Xin thầy mở con đường cho cha tôi”

Tôi nhìn cô ta với tất cả tấm lòng từ-bi mà tôi có thể tập-trung. Tôi có-thể cảm-thấy sự bối-rối và đau-khổ của cô. Cô khoảng chừng 20 tuổi và là một người con gái có hiếu. Trong thâm tâm tôi nói thầm với mình :
- “Trời ơi ! tôi sẽ mở đường cho Người như thế-nào đây ? Con đường tưởng-tượng nào tôi sẽ vẽ trong không-khí cho hồn tưởng-tượng đặt chân lên ? Làm sao tôi có-thể nói với người phụ-nữ trẻ tuổi tội-nghiệp đang ở trong tình-trạng buồn-phiền và bối-rối rằng : ”Không hề có con đường nào như cô có-lẽ đã tưởng-tượng như thế !?”

Ðức Phật cũng có lần ở trong tình-thế như vậy và Ngài đã trả-lời ra sao?
<var id="yiv1772565882yui-ie-cursor"></var>
Một hôm một người trẻ tuổi lại gần Ðức Phật và hỏi Ngài :

- “Bạch Thế Tôn, cha con vừa chết. Xin mời Ðức Phật đến và cầu-nguyện cho cha con , cứu độ linh-hồn ông ấy để ông ấy có thể đi lên thiên-đàng . Những người Bà La Môn cũng cử hành những nghi-thức này nhưng Ðức Phật lại còn mạnh hơn họ nhiều . Nếu Ngài làm điều đó , chắc-chắn hồn cha con sẽ bay thẳng về thiên-đàng”.

Ðức Phật trả-lời ,

- “Rất tốt, hãy đi ra chợ và đem về cho ta hai cái bình đất và một ít bơ”

Người trẻ tuổi sung-sướng vì Ðức Phật đã hạ cố thi-hành một số thần-thông để cứu linh-hồn cha của mình. Anh ta vội-vã đi ra phố và mua các thứ mà Ðức Phật bảo. Ðức Phật chỉ-dẫn cho anh ta để bơ vào một bình và để đá vào bình kia. Rồi ném cả hai bình đó xuống ao. Người trẻ tuổi làm theo và cả hai bình đều chìm xuống đáy ao.

Rồi Ðức Phật tiếp tục:
- “Bây giờ hãy lấy một cái gậy và đập vỡ hai bình đó ở dưới ao”. Người trẻ tuổi làm theo. Hai cái bình bị đập vỡ và bơ thì nhẹ đã nổi lên còn hòn đá vì nặng nên vẫn ở dưới đáy ao.

Rồi Ðức Phật nói :

- “Bây giờ nhanh lên đi tập-họp tất-cả những thầy tu. Hãy nói với họ đến và tụng kinh để bơ chìm xuống và viên đá nổi lên.”

Người trẻ tuổi nhìn Ðức Phật, sửng-sốt nói,
- “Bạch Ðức Thế Tôn, Ngài có nói thật không ạ. Chắc-chắn Ngài không thể trông chờ bơ nhẹ mà chìm và đá nặng mà nổi. Ðiều đó ngược lại với quy-luật tự-nhiên.”

Ðức Phật mỉm cười và nói :

- “Này con, con đã thấy nếu cha con có một cuộc đời LƯƠNG-THIỆN thì những HÀNH-VI của ông cũng nhẹ như bơ cho dù thế-nào thì ông cũng lên thiên-đàng. Không ai có thể cản được, ngay cả đến ta. Không ai có thể chống lại NGHIỆP luật tự-nhiên.
Nhưng nếu cha ngươi có một cuộc đời BẤT-THIỆN thì cũng giống như hòn đá nặng, cha ngươi sẽ bị chìm vào địa-ngục. Dù tụng kinh nhiều đến đâu đi nữa bởi tất-cả các thầy tu trên thế-giới này cũng không thể thay-đổi thành khác được.”

Người trẻ tuổi hiểu rõ. Anh thay-đổi quan-niệm sai-lầm của mình và ngừng đi loanh-quanh đòi-hỏi cái không thể được.
<var id="yiv1772565882yui-ie-cursor"></var>
Nụ cười của Ðức Phật đã đi tới điểm:

Không ai có-thể cứu chúng ta, sau khi chúng ta chết.
Theo NGHIỆP luật, chúng ta là sở hữu chủ của những hành-vi của chúng ta, chúng ta là người thừa hưởng những hành-vi của chúng ta. Những hành-vi của chúng ta thực-sự là tài-sản của chúng ta. Chúng là chỗ nương-tựa thực-sự của chúng ta, là những thân-nhân thực-sự của chúng ta. Chúng là trung-tâm từ đó chúng ta xuất-phát.

Khi chúng ta chết, chúng ta không mang được dù chỉ có một xu với chúng ta, hay bất cứ thứ đồ gì của cá-nhân chúng ta. Cũng chẳng có-thể mang được một trong những người thân-yêu nhất để cùng đi với chúng ta. Giống như chúng ta đến một mình theo NGHIỆP của chúng ta thì chúng ta cũng phải ra đi một mình theo NGHIỆP của chúng ta ...

Nếu chúng ta hiểu rõ NGHIỆP luật , thì chúng ta sẽ cảm-niệm thấy rằng sống một cuộc-đời LƯƠNG-THIỆN quan-trọng đến như thế-nào trong khi chúng ta còn sống , đừng đợi đến lúc chết thì sẽ quá muộn !

Hãy SỐNG lương-thiện để CHẾT trong an-bình !


<tbody>
</tbody>






















































 
Cám ơn bác NguSa, thật là tuyệt-vời! Chỉ một ẩn-dụ ngắn, mà giúp chúng ta hiểu được "nghiệp".
Dụ-ngôn trên của Đức Phật, sau nầy chúng ta lại có dịp thấy rõ thêm qua chuyện Mục-Liên Thanh-Đề.
Nhưng tui nghĩ, có thể tui chưa hiểu thêm điều gì khác nữa, nên có thể sai, là:
- Hậu-thế chúng ta vẫn còn rất nhiều người vờ đi, không nhớ đến lời dạy trên của Đức Phật, vẫn lo cho người chết đủ thứ: tụng-niệm, giải-oan... như vậy thì có ích gì?
- Thậm-chí, còn gởi thêm "tiền bạc, đồ dùng" xuống cho người chết nữa!

Tui hiểu ẩn-dụ trên của Đức Phật, nên lúc nào có thể, cũng cố gắng thanh-lọc tâm-hồn. Vậy mà có được đâu! Tui vẫn phạm lỗi. Có lỗi lập đi lập lại. Chính cái lập đi lập lại nầy tạo thành "cái nét riêng" của cá-nhân nhỏ bé của tui. Và mỗi người mỗi vẻ là ở cái nét riêng nầy. Bác đồng ý hôn?

Nhưng hơn hết, vẫn là, dù theo tôn-giáo nào, vẫn là, chúng ta phải đối-diện với "sự phán-xét của chính ta, vào giờ sau hết". Không ai can-thiệp vào được.
Lần nữa, cám ơn bác NguSa.
Thân.

--------

"Thầy tu bắt trộm"






Những ngày giáp Tểt trời dịu lạnh, mưa lâm râm, cây mai trước chùa nở lác đác mấy bông vàng, cánh hoa mỏng manh, khẽ run run trước gió, như những đốm lửa bé xíu nhen ấm góc trời Đông. Thầy Hân đứng dưới mái hiên chùa nhìn những búp hoa xanh tơ lòng bâng khuâng nhớ ân sư. Chú tiểu đang chùi bộ lư đồng:



- Năm này mai trỗ đúng Tết phải không thưa thầy?

- Ừ.Chú tiểu vẫn bậm môi, kẹp cứng chiếc lư giữa hai bàn chân, hai tay kéo giẻ dạ chạy qua chạy lại chà xác chiếc lư đồng ngời lên. Nghỉ tay, chú lại hỏi:


- Con nghe người ta nói sáng mồng một mai vàng nở là năm đó tốt lành phải không thưa thầy?

- Dị đoan! Tốt xấu do hạnh nguyện, tu tập, sự lao động của mình mắc chi mai nở mai tàn, nhưng người ta hay tin giờ phút mới mẻ, thiêng liêng ngày đầu năm, trong nhà có sắc khí tươi tắn của mai vàng thì may mắn. Hơn nữa cốt cách mai vàng đoan chính, dẻo dai chịu đựng mưa gió nóng lạnh suốt năm, chờ Tết khai hoa đón xuân về.




xxx​




Sau thời kinh đầu ngày, thầy thong thả ra y áo, thay nhật bình qua nhà trai thưởng trà. Chú điệu hớt hải chạy vào:
- Bạch thầy, cây mai…mai…
Thầy chiêu một ngụm, rồi bỏ tách trà xuống. Biết có chuyện quan trọng. Vẻ mặt thầy vẫn ánh nét dịu hiền, dằm thắm để giảm sự căng thẳng từ chú tiểu:
- Chuyện chi mà vội vội vàng vàng rứa?
- Dạ, cậy mai bị trộm rồi!
Dù cố bình tĩnh nhưng mặt thầy lộ nét nghiêm trọng. Cây mai trước do chính ân sư trồng, ân sư nâng niu cây mai như tăng chúng trong chùa. Bây giờ ân sư đã viên tịch, thầy thương quý nó như ân sư; kỷ niệm còn lại của ân sư trong tâm khẳm của thầy là lời dạy bảo, đức hạnh của ân sư, ngôi chùa và cây mai nầy. Thầy có trách nhiệm chăm sóc vun vén nó. Tuy vậy, thầy vẫn điềm tĩnh, từ tốn đi theo chú tiểu đang chạy lóc cóc đôi guốc mộc trở lại trước chùa.
Thầy Hân đứng sững trước bồn hoa trống không. Cây mai không cách mà bay!? Rải rác trên nền đất mấy bông hoa nhàu úa, chỉ còn gốc mai bám rêu xanh, trơ trất thớ gỗ còn lùi xùi mùn cưa ướt... Chú tiểu mắt rướm nước:









- Hu... hu.. ui... ai cưa trộm cây mai rồi... hu...
Thầy Hân không nói gì lặng lẽ lấy đi cái cưa, hì hục cưa ở gốc mai còn lại lấy ra khúc gỗ chừng một tấc. Chú tiểu ngạc nhiên hỏi:


- Cưa khúc gộc làm chi vậy thưa thầy?

- Rồi chú sẽ biết... chú đi chợ tết với thầy nhé?


xxx​


Chợ hoa tết ven sông tràn lấn hè phố. Người mua người bán đông đúc. Trên vỉa hè một rừng mai quá đầu người mọc lên từ hồi nào. Thầy dẫn chú tiểu len lỏi suốt buổi mà chưa chọn được một nhánh mai nào. Thầy biết ý, an ủi chú tiểu:

- Chịu khó một lát nữa rồi về, ai đời đi chơi chợ Tết mà mặt mày bí xị như bị mất sổ gạo vậy?

Thầy đứng trước một cây mai rất giống cây mai trước chùa, chăm chú nhìn tỉ mỉ từ gốc cho tới ngọn, kể cả những u nần xù xì… Rồi thầy hỏi thằng bé đứng bán gốc mai ấy:

- Bố mẹ cháu đâu cháu phải bán mai một mình thế?

- Bố cháu đang ở bệnh viện chăm sóc bà nội cháu bệnh nặng, trưa bố cháu mới ra thay cháu. Sư thầy mua đi, hoa có sáu cánh thầy ạ, chiều thế nào người ta cũng mua mất uổng lắm. Cháu bán rẻ mà.



- Rẻ là bao nhiêu? - Ba triệu hai không bớt, sư thầy coi đẹp thế này. Thay Hân đứng trầm ngâm một hồi rồi nói:
- Thôi đựơc ông mua cho cháu ba triệu, mau đi gọi cha cháu ra đây nhận tiền. Thằng bé "dạ" một tiếng rồi cắm cổ chạy đi sau khi cẩn thận nhờ người bán mai kế bên trông chừng. Thằng bé trở lại dẫn theo một người đàn ông có dáng đi thập thững. Ông nhìn thầy với cài nhìn lấm lét, dò xét và cất giọng cò kè:
- Thầy cho đúng ba triệu hai.
- Cũng được, nhưng nhờ chú cùng tôi chở cây mai lên nhà tôi.
- Không. Tui bận lắm, thầy có mua thì đưa tiền đây, tui bưng lên xe cho thầy - Người đàn ông dặn thằng bé
- Tau không bán nữa, tau có việc, mi không được kêu tau nghe chưa.
Thấy người đàn ông định lủi mất vào đám đông, thầy Hân gọi:
- Chú nớ, tiền đây tới lấy! Mắt người đàn ông sáng lên, quày quả đi lui.
Thầy Hân gọi mọi người đến vây quanh người đàn ông và cây mai, nói:
- Nhờ bà con cô bác chứng kiến hộ tôi
– Thầy Hân lục xách lấy khúc gỗ mai cưa đem theo
- Đây là cây mai nhà tôi bị cưa trộm đêm qua, cô bác coi này!
Thầy Hân nhờ một anh thanh niên nâng cây mai trong thùng sắt lên, ráp khúc gỗ mai đem theo khít vào gốc cây mai người đàn ông bán. Mặt người bỗng tái đi, nói lắp:
- Cây mai của tui mà, cây giống cây, thầy ráp vào gộc nào cũng vừa,đừng nói bậy... người tu hành đừng vu...
Thầy Hân với tay cào lớp rêu vào cục u nần, sù sì trên thân cây mai, lộ ra pháp danh của thầy màu vàng cháy, nói:
- Chú không còn chối bừa nữa nhé, đây là pháp danh của tôi, tôi khắc Tết mấy năm trước. Trước hai chứng cớ rõ ràng, người đàn ông run rẩy định lẻn nhanh ra khỏi vòng người. Anh thanh niên nhanh tay bẻ quặt tay người thầy đàn ông lại và nói:
- Thầy đem hắn vào đồn công an. Mọi người ra vẻ đồng tình, ai ai cũng nhìn người đàn ông với ánh mắt không thiện cảm, xen lẫn thương hại. Thằng bé đứng lớ ngớ bên cha nó khóc…
- Xin thầy tha cho ba cháu, nhà cháu nghèo lắm!
- Ai nghèo cũng đi ăn trộm cả à?
- Có tiếng người nói to.
- Mẹ tui bệnh, tui trộm mai bán lấy tiền lo thuốc thang cho mẹ, xin thầy xá tội cho tui lần đầu!
Thầy Hân đứng trầm ngâm một hồi rồi thủng thẳng nói:
- Thôi xin bà con tha cho chú làm phước. Chú đưa cây mai về giúp tôi, tôi không đưa chú đến công an đâu mà sợ, tôi ngần nầy tuổi nầy rồi không lừa chú đâu.
Người đàn ông lập cập cùng thằng bé vác cây mai ra xe xích lô. Thầy và chú tiểu lên xe chạy theo cùng. Trên đường ngang bệnh viện, thầy bảo thằng bé trông chừng cây mai và chờ thầy vào bệnh viện thăm mẹ chú bán mai.
Trong bệnh viện thầy Hân thấy mẹ chú bán mai com rom trong lớp chăn cũ. Bà cụ mệt nhọc thở. Nghe tiếng chú bán mai gọi, cụ bà hé đôi mắt mờ và cái miệng xám xịt thều thào:
- Con mua thuốc cho mẹ chưa? Mẹ đau trong người lắm!
Chú bán mai mân mê cánh tay da bọc xương của mẹ rơm rơm nước mắt!
Thầy Hân lấy ra xấp tiền khoảng bốn triệu đem theo để chi dùng, bọc trong giấy báo đưa cả cho chú bán mai:
- Anh cầm tiền lo thuốc thang cho bà cụ. Chú bán mai cầm xấp tiền tay run run. Chợt chú quỳ xuống trước mặt thầy Hân, vừa khóc vừa nói:
- Cháu và mẹ cháu đội ân thầy suốt đời. Thầy Hân đỡ chú bán mai đứng lên và khuyên nhủ mấy lời tâm huyết rồi từ biệt chú bán mai cùng bà cụ.
Cây mai vàng của chùa đã trở về chùa. Nó không đứng trong bồn hoa mà đứng trong nhà trai. Vừa treo những thiệp Tết lên cây mai chú tiểu vừa ngẫm nghĩ câu nói của người xưa "Người ta thường ngả mủ trước tài năng, nhưng sẵn sàng quỳ gối trước lòng tốt"
- Quay sang nói với thầy Hân:
- Chú bán mai quỳ gối trước lòng nhân ái của thầy?
- Lòng nhân ái không cầu người khác quỳ gối, mà cầu cảm hóa được họ.
Tất cả mọi sự đều vô thường, sống chết của con người cũng vô thường huống chi là cây mai, hôm kia thầy học được bài học hiếu thảo từ chú bán mai, bài học dạy cho thầy kính yêu cha mẹ và ân sư hơn, chỉ cho thầy biết buông bỏ và ban cho. Chú tiểu à, chỉ có nghiệp theo ta mãi mãi
- Thầy Hân ngước lên nhìn bầu trời, lẩm bẩm
- Mùa xuân đã về mang bao niềm hoan hỷ đến với mọi người…
Nếu ai từ bi, niềm hoan hỷ trong tâm tư nhân lên gấp bội…
Chú tiểu hiểu lời dạy của thầy: - A DI ĐÀ PHẬT.

Huế, 021012 N. N. A
 
Last edited:
[SIZE=+0]NGHIỆP Luật....[/SIZE]


Đâu có khác gì giáo lí đạo thiên chúa : phạm tội ác sẽ phải trả đời này và cả đời sau..hoặc Ngụ ngôn người gieo hạt..gieo hạt nào..sẽ phải gặt trái đó

Cách thánh lễ là để tỏ tấm lòng của người sống ... cầu xin Thiên Chúa thương xót ...cho người đã chết... nhưng tội nào có khung hình phạt đó rồi..làm sao giảm được..

Trong Công Đồng Vatican no II ( 1962) Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã phán rằng : Đạo Phật quả thật có tính cứu độ con người
Và từ nay cho phép các tín đồ được giao lưu thoải mái với đạo Phật ( do đó lão mỗ thỉnh thoảng vô chùa ở mươi...ngày là thế )

Trong lịch sử Đạo Thiên Chúa mấy ngàn năm ...Công đồng Vatican được tổ chức có 2 lần
Mỗi lần họp Để cải tổ các giáo luật cho hợp với thời đại và lần thứ 2 (1962)Gọi là Công Đồng Đại Kết ( đại đoàn kết)
 
Trừ cái tôn-giáo chủ-trương càng giết người, càng sớm lên thiên-đàng, được thưởng 72 trinh-nữ (!?), thì tôn-giáo nào cũng giúp cho xã-hội chúng ta rất nhiều về mặt đạo-đức. Riêng cá-nhân tui, nếu tui không có một tôn-giáo để theo, chắc tui cũng giống như một chiếc xe be chở gỗ, không thắng, xuống dốc đèo...!
 
Lão ma đầu nói chí phải. Bất kỳ tôn giáo nào thuộc về chánh giáo đều giúp con người hướng thiện. Chính những vị tu sĩ là giai cấp giữ giềng mối đạo đức cho xã hội. Không có họ, ta sẽ dần sa lầy vào những " nét riêng" và đạo đức xã hội sẽ tuột dốc. Họ đáng được trân trọng là vì lý do ấy chứ không phải vì các phép thần thông của họ. Đó cũng là ý chính trong câu chuyện "Thầy Tu bắt trộm" mà lão vừa đăng. Từ Bi vẫn là tư tưởng chủ đạo để các tôn giáo noi theo cho dù có khác nhau về mức độ.

Ngu mỗ cũng hòan toàn đồng ý với lão ma đầu về việc hậu thế đang dần dần đi xa khỏi cái gốc của đạo Phật. Họ chú ý nhiều đến các pháp môn ( và thậm chí áp dụng sai) mà không thấy rằng đó chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng. Sao không cứ là Tứ Diệu đế, là Bát chánh đạo mà thẳng đường tu lão nhỉ?

Đaọ Phật có hàng vạn pháp môn để tiến tới Niết Bàn cũng như Kito giáo có câu cửa miệng " đường nào cũng về La Mã". Tuy nhiên việc vận dụng các pháp môn không phải là chuyện dễ dàng. Khả năng tẩu hỏa nhập ma là rất lớn nếu không có minh sư dẫn dắt. Đi tắt chưa hẳn lúc nào cũng là con đường đi đến đích sớm nhất. Khổ nỗi nhiều người lại thích chọn con đường tắt và đôi khi cái giá lại quá đắt...
 
Nguyên nhân tục đốt vàng mã
(PSN) Đã có một thời các quan cách mạng đồng loạt phát động phong trào đả phá hết thảy tục lệ tín ngưỡng dân gian, chế diễu tôn giáo, ma chay, thần hoàn, lên án duy tâm chủ nghĩa, tụng ca duy vật biện chứng. Thế là thầy cúng, cô cậu đồng, nhà làm vàng mã phải đổi nghề, trong khi Cha, Sư phải cúi đầu chịu tủi nhục trong đấu tố để cố duy trì mạng mạch tâm linh trong tâm tối. ... (Thủy-canh xin phép cắt bớt)... ấy lại âm thầm lén lút thắp hương, lập bàn thờ, bái lạy vong linh, biểu tượng tín ngưỡng... Khoảng hơn một thập niên trở lại phong trào ấy lại công khai lan rộng khắp cả nước. Và người ta không cần phải che dấu nữa. Phải chăng họ đã ý thức được phần đạo đức tinh túy trong đời sống tâm linh hướng tới cái thật, cái lành và cái đẹp (chân - thiện - mỹ) của con người. Hay chỉ để khẩn cầu, hối lộ một trong những đấng "ơn trên" nào đó cho lòng tham hoặc mua lấy ảo giác "yên ổn" cho sự cắn rứt của lương tâm vì những việc khất tất nào đó giữa chốn quan trường, hay trên sinh mạng và tài sản của người khác? Câu trả lời có lẽ khá tiêu cực, vì động thái mê tín của họ đã kéo theo những hiện tượng cầu đảo, thầy cúng, lên đồng, đốt vàng mã đã bắt đầu thịnh hành rất mạnh như nấm mùa thu và lan sang giới bình dân trong mấy thập niên trở lại đây, nhất là ở các tỉnh phía Bắc. Trong bối cảnh tranh tối tranh sáng giữa hủ tục và văn hóa tâm linh ấy Phù Sa rất trân trọng giới thiệu bài viết của cố Hòa thượng Thích Tố Liên viết năm 1952 chỉ để phân định rạch ròi đâu là mê tín, và đâu là văn hóa tâm linh.


Một cửa hiệu bán hàng mã ở Hà Nội với nhà lầu, xe hơi, Iphon 4G ... rất đắc khách (LĐ)​

Ở đời, cái gì cũng phải có nguyên nhân mới có kết quả, tục đốt vàng mã cũng vậy.
Đọc kinh Dịch nhà Nho, chúng ta thấy rằng: tục chôn người chết của người Trung Hoa về đời thượng cổ, một khi có người chết cứ để thế đem chôn, không quan không ván, lại cũng không khanh phần mộ gì cả. Đến đời vua Hoàng đế (267 tr. TL) cho rằng: con cháu đối với ông bà, cha mẹ trong việc mai táng cẩu thả như thế là thiếu bổn phận, mới sai ông Xích Xương sáng chế ra quan, quách để chôn cất. Trải qua đời Hoàng đế, đến đời Đường Ngu, tục lệ chôn cất người chết chỉ có thế.

Nối nhà Ngu là nhà Hạ (2205 tr. TL), người Trung Hoa mới bắt đầu dùng đất sét nặn làm mâm bát, dùng tre gỗ làm nhạc khí, như chuông khánh, đàn sáo v.v... để chôn theo người chết. Các đồ vật đó được gọi là minh khí, hoặc gọi là quý khí, tức là những đồ vật đem chôn theo cho thần hồn người chết dùng ở âm phủ, lễ nhạc đối với người chết bắt đầu có từ đấy. Đã chế ra đồ dùng cho người chết, tất nhiên phải có kẻ hầu hạ người chết, thế là người ta lại chế ra người bù nhìn bằng gỗ đem chôn theo người chết. Đến đời nhà Ân (1765 tr.TL), lại không dùng mâm bát đồ đất và nhạc khí bằng tre gỗ để chôn theo người chết nữa, họ dùng toàn đồ thật chôn theo.

Đến đời nhà Chu (1122 tr.TL), người Trung Hoa đã bắt đầu văn minh hơn; cố nhiên lễ nhạc đối với người chết cũng được ăn nhịp mà tiến bộ, người chết đối với người chết, đã được người sống phân ra giai cấp sang, hèn trong việc thực hiện lễ nghi chôn cất. Từ vua cho đến các quan lớn khi chết đi, sẽ được dùng cả đồ vật giả theo lệ nhà Hạ, đồ vật thật theo lệ nhà Ân để chôn theo các vua chúa đã chết; còn từ hạng sĩ phu tới bình dân, khi chết chỉ được chôn theo độc nhất một thứ đồ giả thôi. Nếu người hèn hạ nào mà dùng lễ nghi ngang với người sang, tức khắc phải tội "tiếm lễ".

Không những thế, dã man nhất, độc ác nhất là người ta còn bịa đặt ra những "tuẫn táng"; nghĩa là khi các vua và các quan lớn chết đi, từ vợ con đến bộ hạ của các vua, các quan lớn, đồ yêu quý của người chết khi còn sống, sẽ phải đem chôn sống để làm đồ dùng khi đã chết. Sách Tả Truyện chép: "Đời vua Văn Công thứ sáu, vua Trần Mục Công tên là Hiếu Nhân chết, ba anh em họ Tứ Xa là Yểm Tục, Trọng Hành và Chàm Hổ đều bị chôn sống theo Mục Công. Người trong nước tỏ lòng thương tiếc ba anh em họ Tứ Xa là người hiền đức, mới làm ra thơ Hoàng Diệu để tỏ ý than vãn, mỉa mai. Trong thơ đại ý nói: Ba anh em họ Tứ xa đều là những người hiền đức gấp trăm nghìn người khác, trời đất ơi! Sao nỡ đem chôn sống để đi theo người đã tận số là Mục Công. Nếu ba trăm người như chúng tôi này được chết theo Mục Công để thế mệnh cho ba người hiền đức ấy, chúng tôi rất vui lòng mà chết thay".

Về sau người ta cũng biết đem người sống chôn theo với người chết là vô nhân đạo, mới chế ra người cỏ Sô Linh, sau vì người cỏ không được mỹ thuật, người ta lại dùng đồ gỗ "Mộc ngẫu" như trước. Sách Trang Tử chép: "Vua Mục vương nhà Chu (1001 tr. TL) có người tên là Yến Sư chế ra người cỏ để chôn theo người chết. Đức Khổng Tử đọc đến chuyện này liền than rằng: Kẻ nào sinh ra tục chôn người gỗ theo với người chết là bất nhân. Thầy Mạnh Tử cũng đau buồn với tục hình nhân thế mệnh mà nguyền một câu rằng: Kẻ nào dùng người bù nhìn là tuyệt tự". Đến thời nhà Hán, giới trí thức Nho học cảm động với lời tuyệt cự thống thiết của ngài Khổng, Mạnh trong tục lệ dùng người sống chôn theo với người chết, mới bỏ tục lệ "tuẫn táng", không dùng người sống chôn theo với người chết nữa, nhưng lại làm ra nhà mồ để cho vợ, con, tôi, tớ người đã chết ra để ấp mộ. Còn các thức đồ ăn mặc... của người chết kia, khi còn sống dùng những thứ gì, khi chết cũng đem chôn theo hết. Ngôi nhà mồ kia muốn cho thêm oai vẻ, người ta lại đục phỗng đá, voi, ngựa đá để bài trí chung quang phần mộ.

Từ đời Hán Hoa đến năm Nguyên Hưng nguyên niên (105), ông Thái Lĩnh bắt đầu lấy cỏ cây dó và vải rách, lưới rách đem chế ra giấy. Đã có giấy, ông Vương Dũ liền chế ra vàng bạc, quần áo v.v... đều bằng đồ giấy để cúng rồi đốt đi để thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật trong khi tang ma, tế lễ. Sách Thông Giám cương mục chép: "Vì vua Huyền Tôn mê thuật quỷ thần mới dùng ông Vương Dũ làm quan Thái thường bác sỹ để coi việc chế vàng mã dùng trong khi nhà vua có tế lễ. Chúng ta có thể liệt Vương Dũ vào hàng thủy tổ nghề vàng mã được".

Trong Phật giáo, đức Phật Thích Ca không hề dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên. Thế thì tại sao ngày rằm tháng Bảy là ngày lễ trọng thể của Phật giáo, mà một số tín đồ nhà Phật đốt rất nhiều vàng mã để kính biếu gia tiên?

Nguyên nhân đốt vàng mã vào ngày rằm tháng Bảy là thế này: Vào thời vua Đạt Tôn nhà Đường (762) bên Trung Hoa, nhằm lúc Phật giáo cực thịnh, một vị sư tên là Đạo Tăng muốn cho dân chúng theo Phật giáo, bèn lợi dụng tục đốt vàng mã của người dân, vào tâu với nhà vua rằng: rằm tháng Bảy là ngày của Diêm Vương ở âm phủ xét tội phúc thăng trầm, nhà vua nên thông sức cho thiên hạ, trong việc lễ cúng gia tiên vào ngày rằm tháng bảy nên đốt nhiều vàng mã để cúng biếu các vong nhân dùng.

Vua Đạt Tôn đương muốn được lòng dân nên rất hợp ý với lời tâu của Đạo Tăng, liền hạ chiếu cho thiên hạ. Thế là nhân dân Trung Hoa lại được dịp thi nhau đốt vàng mã vào ngày rằm tháng Bảy để kính biếu gia tiên. Nhưng chẳng bao lâu lại bị giới Tăng sĩ Phật giáo công kích bài trừ, vì cho rằng việc đốt vàng mã vào ngày lễ trọng của Phật giáo đã làm cho cái lệ ngày 15/7 không còn có chính nghĩa nữa. Phần lớn dân chúng Trung Hoa hồi đó đã tỉnh ngộ, cùng nhau bỏ tục đốt vàng mã, làm cho các nhà chuyên sinh sống về nghề nghiệp vàng mã gần như bị thất nghiệp, nhất là người Vương Luân, dòng dõi của Vương Dũ, đã bịa đặt chế ra đồ vàng mã.

Thất nghiệp, Vương Luân mới bàn cùng với các bạn đồng nghiệp âm mưu phục hưng lại nghề nghiệp hàng mã. Một người giả cách ốm mấy hôm, rồi tin chết được loan ra, còn cái xác giả chết kia lập tức được khâm liệm vào quan tài, đã có lỗ hổng và sẵn sàng thức ăn, nước uống. Đương khi xóm làng đến thăm viếng đông đúc, Vương Luân với gia nhân và họ hàng của ông, đem cả hàng ngàn thứ đồ mã trong đó có cả hình nhân thế mệnh ra cúng người chết. Họ bày đàn cúng các quan thiên phủ, địa phủ và nhân phủ. "Chà! Chà! Phép quỷ thần mầu nhiệm quá nhỉ! Thiêng liêng quá nhỉ!" - khi mọi người đương suýt xoa khấn khứa, bỗng trăm nghìn mắt như một, trông thấy hai năm rõ mười, cỗ quan tài rung động lên.

Bấy giờ, Vương Luân đã đứng sẵn bên quan tài. Chàng giả cách chết kia cũng lò dò ngồi dậy, giả vờ lù dù, trông trước, trông sau, mới bước từ quan tài ra, với một điệu bộ như người chết đi sống lại, rồi thuật lại chuyện với công chúng rằng: "Các thần thánh trong tam, tứ phủ vừa nhận được hình nhân thế mệnh cho tôi, với tiền bạc và đồ mã, nên mới tha cho ba hồn bảy vía của tôi được phục sinh về nhân thế". Công chúng lúc đó ai cũng tưởng thật, cho rằng hình nhân có thể thế mệnh được và thành thần trong tam, tứ phủ cùng ăn lễ đồ mã, tăng phúc, giảm tội và cho tăng thêm tuổi thọ. Từ đấy các nghề hàng mã lại được phục hưng một cách nhanh chóng vì không những linh hồn các gia tiên dùng vàng mã, mà đến cả thiên, địa, quỷ, thần trong tam, tứ phủ cũng tiêu dùng đồ, thì nhiên là vàng mã phải đắt hàng. Chuyện này còn chép rõ ràng ở sách Trực Ngôn Cảnh Giáo.

Như thế, chúng ta nên thẳng thắng nhìn nhận rằng: "Bịa đặt ra tục mê tín, dị đoan, làm hình nhân thế mạng vào lễ tam, tứ phủ để đầu độc mê tín đến ngày nay là bắt đầu từ người Vương Luân. Người Trung Hoa đã bị cái bả mê tín vàng mã do Vương Luân đầu độc đến nay đã được 1847 năm (1052-1952). Dân tộc Việt Nam chúng ta mê tín cũng chẳng kém thế, nhưng vì trước đây, chúng ta bị họ đô hộ hơn 1.000 năm. Phong tục của người họ như thế nào, người mình cũng dập theo đúng khuôn khổ như vậy, bất luận hay, dở, phải, trái, tà, chính. Đó là do cái tính cẩu thả, phụ họa của người mình.

Nếu chúng ta đã thừa nhận tinh thần của dân tộc Việt Nam đều nhờ Phật giáo và Nho giáo đào tạo nên, vậy thì xin hỏi giới trí thức Việt Nam: hiện tại có ai tìm thấy Phật giáo và Nho giáo dạy về thuyết đốt vàng mã ở kinh sách nào? Nếu không tìm thấy tục đốt vàng mã do Phật giáo hay Nho giáo truyền dạy, một lần tôi xin thiết tha yêu cầu người Việt Nam ta bỏ tục vàng mã đi, và khuyên mọi người cùng bỏ tục ấy. Chúng ta cùng nhau triệt để bài trừ mê tín đốt vàng mã, quyết nhiên giữa dân tộc Việt Nam này để dành cho chúng ta viên thành một công nghiệp kiến quốc vậy.



__._,_.___


<tt> -> www.thunhandalat.net.</tt>
 
... một lần tôi xin thiết tha yêu cầu người Việt Nam ta bỏ tục vàng mã đi .....Chúng ta cùng nhau triệt để bài trừ mê tín đốt vàng mã, quyết nhiên giữa dân tộc Việt Nam này để dành cho chúng ta viên thành một công nghiệp kiến quốc vậy.


Link : http://agriviet.com/home/threads/103351-Doc-luc-ranh#ixzz2EzAxpHWH


Tục đốt vàng mã theo tôi là văn hóa dân gian hình như bắt chước người Hoa..

Xét cho cùng điều ấy có gì là xấu ? khi người còn sống biểu lộ tình thương và gởi vật chất tiền bạc cho người quá cố để bên kia thế giới thân nhân của họ có....tiền sài?

Điều ấy sẽ làm tai hại gì cho xã hội..khi mà ngề làm vàng mã sẽ nuôi sống được nhiều người..trong khi xã hội đang thất ngiệp tràn lan...trộm cướp do thiếu và đói !?
Liệu cái ông mà đang ra sức kêu gọi mọi người đừng đốt vàng mã nữa...ông sẽ tạo ra được bao nhiêu việc làm...cho những người đang hành ngề sản xuất vàng mã ? nếu họ nge lời ông mà giải ngệ !?

Nếu nói là hoang phí...thì đúng là tào lao...người ta bỏ tiền ra mua..để người khác thu tiền ấy vào nuôi sống gia đình và thân sao gọi là hoang phí ? khi mà dịch vụ ấy có lợi cho cả 4 bên :
Nhà sản xuất.và bao nhiêu công nhân cùng có việc làm
Người mua.để đốt .có cảm giác đã chu toàn bổn phận với thân nhân
Người bán...có tiền sài
Và người chết...có vật chất và tiền bạc để...sài

Pháo bông bắn lên trời cả nhiều tỉ đồng trong vài phút...xét cho cùng vẫn không phải là hoang phí

Màn bắn pháo hoa trị giá 15 triệu usd của kuweit vào ngày 10 tháng 11 vừa qua hoành tráng nhất thời đại :



phaohoa01-54627.jpg

Kuwait tổ chức màn pháo hoa kỷ niệm 50 năm hiến pháp ra đời.


phaohoa02-54627.jpg

Màn pháo hoa trị giá 15 triệu USD đã kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ.

phaohoa04-54627.jpg

Hơn 77.000 quả pháo hoa đã được bắn.


phaohoa08-54627.jpg

Màn trình diễn tạo ra kỷ lục Guinness mới.


cats-84d0d.jpg


phaohoa09-54627.jpg


phaohoa10-54627.jpg

Rất nhiều người dân đổ xô ra xem màn bắn pháo hoa hoành tráng này.


phaohoa11-54627.jpg


phaohoa12-54627.jpg

Cậu nhóc trèo lên vai cha để chiêm ngưỡng rõ hơn màn bắn pháo hoa.


phaohoa13-54627.jpg

Rất nhiều người dân Kuwait lưu giữ khoảnh khắc đáng nhớ này.


phaohoa15-54627.jpg


phaohoa16-54627.jpg


phaohoa18-54627.jpg

Pháo hoa đủ màu sắc trên bầu trời Kuwait.

vào link sau xem video :
http://kenh14.vn/doi-song/cung-chie...trang-nhat-moi-thoi-dai-20121112032619927.chn
 
Last edited by a moderator:
Hì hì, Sydney năm nào cũng đổ tiền triệu ra đốt pháo bông cho bà con xem chơi, ngầm trong đó là giới-thiệu với những người ngoại-quốc đang chọn nơi đi du-lịch.
Một nước chưa giàu như VN thì theo thiển-ý (thử đứng xa xa mà nhìn):
- Không nên bỏ ra một số nhân-lực quá lớn để: người thì chế-tạo ra vàng mã, người thì tốn thời giờ đi đốt! Công đâu công chùa? Của đâu của dư?
- VN có nên bắt đầu bước đi ra khỏi tối tăm, phong-thần chưa?
*
Hì hì, đưa bài nầy lên, rồi phải chạy ngay, ở lại là chết với Lão Tà!
Chạy rồi mà vẫn có điều tiếc! Tiếc gì?
Tiếc là:
- Con gái tui xem thì cũng xinh tươi, đẹp đẽ lắm! Không tệ chút nào. Chỉ có cái là bây giờ thì hơi lớn tuổi. Phải chi nó trẻ lại chút. 'Của trời cho" nó có sẵn, thanh-niên thì thiếu gì đứa bức-xúc, mắc gì cứ đưa ra nước ngoài cho người ta chơi? Sao không mở động? Tức chớ! Tức rồi tiếc của...
(Thủy-canh lủi đống rơm trốn mất tiêu rùi!) Hì hì...
Nói vậy chứ, cái gì cũng phải hợp-lý. Phải hôn Lão Tà?
Thân.
 
Viagra của người Mông ( Tây Bắc) :


thứ sáu 14 tháng 12 năm 2012

TRUY LÙNG " TỨN KHỬN "- THẦN DƯỢC PHÒNG THE CỦA NGƯỜI MÔNG


Tin đồn về một loại thần dược phòng the của người Mông ở vùng Tây Bắc đã bay đi khắp nơi và làm náo nức bao người muốn đạt được phong độ đỉnh cao trong "chuyện ấy". Theo tiếng địa phương "tứn khửn" có nghĩa là "dựng lên".<o:p></o:p>


Bí quyết “phòng the” “học” theo... thú rừng<o:p></o:p>
Hiếm có con đường nào gian nan như đường lên bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp (Sơn La), nơi được cho là sự khởi nguồn của tin đồn về loại biệt dược tăng cường tối đa sự sung mãn của đàn ông. Chúng tôi chẳng nhớ mình đã vòng vèo qua bao nhiêu đèo dốc quanh co với những khúc cua gập khuỷu tay, một bên là vách đá cao sừng sững, một bên là vực sâu thăm thẳm như đánh đố người đi đường. Chỉ biết rằng khi đến nơi thì người và xe đều đã "tả tơi" như vừa đi đánh trận về.<o:p></o:p>
Ấy vậy mà người ta vẫn không ngừng rỉ tai nhau cho những cuộc hẹn hò lên Pù Hao (Pu Hao) săn lùng thuốc quý. Điều đó chứng tỏ vấn đề củng cố "bản lĩnh đàn ông" đối với cánh mày râu hẳn luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu. Theo những lời dặn dò của một số anh em đã từng đến Pu Hao từ trước, chúng tôi tìm đến nhà ông Giàng Dua Dê (bí thư Chi bộ bản Pu Hao). Ông được cho là người nắm rõ nhất những bí mật của bài thuốc quý "tứn khửn" (theo tiếng địa phương "tứn khửn" có nghĩa là "dựng lên") được cánh mày râu săn lùng chẳng khác gì truy tìm kho báu.<o:p></o:p>
01-001.jpg
Những vị thuốc quý từ cây rừng trong phiên chợ vùng cao

<tbody>
</tbody>


Ngoài ra, ông Dê cũng là người được các bậc tiền nhân truyền dạy "bí kíp" của nhiều phương thuốc quý được đúc kết từ kinh nghiệm làm thuốc, chữa bệnh của nhiều thế hệ người Mông đã sinh sống ở nơi này. Nghe tin có khách đến tìm, ông Dê hớt hải chạy về, quần ống thấp ống cao rõ là một người bận rộn. Nhìn từ xa, thấy dáng một người đàn ông khỏe khoắn, bước đi nhanh nhẹn, chúng tôi cứ ngỡ đó là một chàng trai trẻ, không ngờ đó lại chính là ông cán bộ Giàng Dua Dê về tuổi tác đã được xếp vào hàng có vai vế trong vùng, về gia thất đã đề huề con cháu.
<o:p></o:p>
Ông niềm nở mời chúng tôi vào nhà, không quên bê ra mấy vò rượu quý để đãi khách phương xa. Chưa hề uống rượu mà nước da của ông cứ hồng hào như người đánh phấn khiến một phụ nữ như tôi cũng không khỏi thầm ghen tị. Theo lời giới thiệu của ông Dê thì mỗi vò rượu đều được ngâm theo một công thức riêng và có một công dụng đặc biệt để dùng cho việc chữa bệnh hoặc bồi bổ sức khỏe. Mỗi loại, ông đều múc cho chúng tôi mỗi người một chén để uống thử nhưng đến vò rượu cuối cùng thì ông chỉ múc riêng cho anh bạn đi cùng một chén vơi vơi còn tôi thì không có phần.<o:p></o:p>
Khi tôi thắc mắc thì ông Dê chỉ cười cười bảo "loại này chỉ dành cho đàn ông thôi à!". Cả tôi và anh bạn quay sang nhìn nhau, mắt hấp háy vì biết đây là thứ chúng tôi đang tìm kiếm. Anh bạn ngửa cổ, dốc hết chén rượu duy nhất không được rót đầy rồi khoan khoái chờ đợi. Nhìn ánh mắt đầy ngưỡng mộ của anh chàng dành cho hũ rượu quý cùng chủ nhân của nó cũng đủ thấy công dụng tuyệt vời của nó. Không cần chủ nhà giới thiệu cũng đủ biết đây chính là "viagra" miền sơn cước có tên "tứn khửn" mà chúng tôi đã từng được nghe kiếm.<o:p></o:p>
Khi hỏi về nguồn gốc của vị thuốc được mệnh danh là thần dược "sung sướng" này, câu trả lời của ông Dê khiến chúng tôi vô cùng bất ngờ khi được biết người dân ở đây có được bài thuốc "tứn khửn" là nhờ học hỏi từ bí quyết "phòng the" của thú rừng trong mùa sinh sản. Ông Dê cho biết, vị thuốc chủ yếu trong "tứn khửn" được lấy từ cây "chí chuôn chua" (hay còn gọi là "chí chiền chùa"), một món ăn khoái khẩu của thú rừng trong mùa sinh sản.<o:p></o:p>
"Chí chuôn chua" là loại dây leo, có quả, sống dựa vào các cây cổ thụ nên chúng chỉ mọc trong rừng sâu, nơi có nhiều cây to, tán rộng, ít ánh nắng mặt trời. Cây này củ mọc dưới đất, lá nhỏ, màu xanh nhạt, dây và lá bò lan khắp mặt đất, quả chín có màu đỏ hồng, trông rất đẹp mắt. Điều đặc biệt và cũng là sự tương đồng giữa "chí chuôn chua" và công dụng "dựng lên" của vị thuốc "tứn khửn" là các quả của cây bao giờ cũng chĩa thẳng đứng lên trời một cách hùng dũng.<o:p></o:p>
111.jpg
Quả "chí chuôn chua"

<tbody>
</tbody>


Câu chuyện của ông Dê về xuất xứ của thần dược càng lúc càng trở nên hấp dẫn. Ông kể rằng ngày xưa, trong những lần vào rừng sâu săn thú, sau khi chứng kiến việc thú rừng thi nhau ăn một thứ quả kỳ lạ có màu sắc hấp dẫn, vị già làng đáng kính có tên là Giàng A Dương đã mạo hiểm ăn thử thứ quả lạ lùng này. Ăn xong, ông hồi hộp chờ đợi xem mình có bị làm sao không. Không ngờ, chẳng những ông không bị làm sao mà còn thấy tinh thần phấn chấn, toàn thân rạo rực như trở lại thời trai trẻ. Lúc đó, ông mới chợt hiểu vì sao lũ thú rừng lại “mê” cái món này đến thế.<o:p></o:p>
Ông lập tức hái quả "thần" mang về phơi khô, ngâm rượu uống dần. Và bài thuốc "tứn khửn" cũng trở thành bí quyết "chiều vợ hết mình" truyền đời của đàn ông người Mông ở nơi này. Quả "chí chuôn chua" bắt đầu chín vào mùa đông, khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch. Khi chín, quả có mùi thơm cay đặc trưng, hương thơm bay khắp cả cánh rừng. Đây cũng chính là mùa sinh sản của sóc và cầy hương. Mỗi khi quả chín, từng đàn sóc, đàn cầy lại rộn ràng rủ nhau đi khắp rừng già Pà Cạch tìm ăn những quả "chí chuôn chua" chín mọng để có một mùa sinh sản thật mỹ mãn.<o:p></o:p>


Khó tìm như "chí chuôn chua"<o:p></o:p>
Quả "chí chuôn chua" vốn đã vô cùng khó kiếm, lại phải tranh giành với những con thú nên việc có được quả quý lại càng trở nên khó khăn. Để có được những quả "chí chuôn chua" hiếm hoi này, đàn ông, trai tráng người Mông cũng phải tranh thủ từng giây, từng phút để giành từng quả một với các bầy thú nếu không muốn chấp nhận ra về tay trắng. Chỉ cần thấy trời trở lạnh, đàn ông Pu Hao lại chuẩn bị dụng cụ, mang theo lương thực, lặn lội vào rừng sâu tìm "chí chuôn chua". Càng hiếm hoi, khó tìm thì "chí chuôn chua" càng trở nên giá trị hơn bao giờ hết cho nên nếu không có nhu cầu thì họ có thể đem bán với giá vài triệu đồng 1kg.<o:p></o:p>
Nhưng nhiều người hết mùa đông này đến mùa đông khác, mùa nào cũng cơm đùm cơm nắm len lỏi vào tận những nơi sâu nhất, heo hút nhất của rừng già Pà Cạch với hi vọng tìm được "chí chiên chua" nhưng đều thất bại trở về hoặc chỉ nhặt được vài mẩu con con do lũ cầy, lũ sóc ăn thừa để lại. Ông Dê chép miệng với vẻ mặt đầy tiếc nuối: "Cầy, sóc trong rừng Pà Cạch đông như kiến. Chí chuôn chua chưa kịp chín chúng đã ăn hết sạch. Càng ăn nhiều chúng lại càng sung mãn, số lượng mỗi đàn sau mùa sinh sản lại tăng lên đáng kể. Chúng sẽ ăn hết mọi quả chí chuôn chua trong rừng mà không chừa lại cho ta một quả nào".<o:p></o:p>
Rời khỏi nhà ông Dê, chúng tôi lang thang trong bản để hỏi thêm về "món" biệt dược phòng the này. Ông Giàng A Lu, một người già trong làng cho biết, "tứn khửn" thực ra là một loại rượu thuốc được ngâm với 3 loại cây rất khó kiếm bao gồm “chí chuôn chua”, “cua chừ ma” (loại dây bò dưới đất có độ dài khoảng 3m) và một vị thuốc nữa cũng rất tốt có tên là “tứn khửn” (gần giống cây ráy nhưng lá chỉ cao khoảng 15 - 20cm). 3 loại cây này mang về thái nhỏ, phơi khô, ngâm rượu rồi hạ thổ ít nhất là 1 năm trở lên. Sau khi hạ thổ, rượu được mang lên làm lễ cúng tổ tiên sau đó mới được uống. 3 loại cây quý này một khi đã kết hợp với nhau trong vò rượu ngâm thì được coi như đã hội tụ đủ một bài thập toàn đại bổ với công năng tuyệt vời không thuốc gì sánh được.<o:p></o:p>
Ông Lu bảo: “Người đàn ông nào "yếu", lấy vợ đã lâu không có con, mỗi tối trước khi đi ngủ uống một chén nhỏ và duy trì đều đặn trong một tháng thì sẽ "khỏe" như thường và mọi thứ sẽ "đâu vào đấy”. Ở bản Pu Hao, tuy là nơi xuất xứ của những bài thuốc ngâm rượu độc đáo hiếm thấy nhưng không phải nhà ai cũng có được bình rượu có đầy đủ 3 vị thuốc quý này bởi càng ngày, những vị thuốc này càng trở nên hiếm hoi. Đó cũng là điều dễ hiểu khi hầu hết ai đó may mắn gặp được loại cây này đều "đào tận gốc, trốc tận rễ" để tận dụng hết cơ may của mình. Bên cạnh đó, vì đây là món ăn khoái khẩu của loài sóc và cầy hương trong khi số lượng của chúng lại nhiều vô kể nên những loài cây này càng dễ có nguy cơ tuyệt chủng trong nay mai.<o:p></o:p>

Theo Đời sống & Pháp luật


 
Tín ngưỡng là 1 hình thức để gieo đức tin. Việc này chẳng có gì là sai. Tuy nhiên lạm dụng tín ngưỡng là hành động sai quấy cũng như bài bỏ tín ngưỡng. Ví như trước bàn thờ chư Phật chúng ta thắp 1 nén hương là để qua cái hành động thắp hương, ta có dịp suy nghĩ về cái Tôi của mình, biết đặt cái Tôi của mình thấp xuống ( mà cụ thể là cúi đầu trước đức Phật) là 1 hành động tu thân. Cây nhang được cắm thẳng cũng như niềm tin là lòng ta sẽ ngay thẳng, khói nhang lan tỏa như ước nguyện gửi gắm lời cầu xin của ta đến mọi người ( mọi chúng sanh). Từ việc thắp nhang đó lâu dần ta sẽ gieo cho ta 1 nhân cách tốt. Đó mới thực là tín ngưỡng.

Nhang đốt cả bó, giấy tiền hàng mã đốt cả ôm thì cũng chẳng ích lợi gì mà ngược lại còn gieo vào ta 1 nhân cách xấu. Đó là thói vụ lợi thánh thần, vụ lợi người khuất mặt khuất mày. Đó là 1 hình thức đầu tư chứ không phải tín ngưỡng. Đầu tư kiểu đó nguy lắm thay !
 
Cám ơn bác NguSa đã giải-thích tường-tận. Giúp tui phân-biệt ý-nghĩa của lễ vậttấm lòng. Tỷ như, Đấng Toàn-năng phán:
- Nếu người mang lễ vật đến đền thờ, mà trong lòng ngươi còn "có vấn-đề" với người chung quanh, thì hãy để lễ vật lại, trở về làm hòa với anh em ngươi trước đã!
Hay như:
Một tu-sinh đến thưa với tu-viện trưởng:
- Thưa Cha, trong giờ đi dạo, con xin phép Cha được vừa hút thuốc, vừa suy-ngẫm.
- Không! Con không được phép.
Ngay sau đó, cũng một tu-sinh khác:
- Thưa Cha, trong giờ đi dạo, con xin phép Cha vừa suy-ngẫm, vừa được hút thuốc.
- Được, con được phép. Con đi bình-an.

--------

Đúng ra câu trên phải là:
- Nếu ngươi mang lễ-vật đến đền thờ dâng cúng cho ta, mà trong lòng ngươi còn bất-hòa với anh em ngươi, thì ngươi hãy để lễ-vật lại, trở về nhà, làm hòa với người anh em của ngươi trước đã. Bởi, anh em ngươi, cùng một cha mẹ với ngươi, trông thấy hàng ngày mà ngươi không thương được, thì làm sao ngươi có thể thương được Ta, là Đấng Vô-hình?
Tui thích câu trên lắm! Nên tuy Đạo tui theo bị chê là nông-cạn, ấu-trĩ nhưng tui vẫn thích vì nó hợp với trình-độ của tui.
Nghĩ mà chết cười! Người lập ra Đạo là con một bác thợ mộc. Đại đệ-tử, nối-nghiệp chưởng-môn lại là một bác đánh cá. Mà không phải chỉ ông đệ-tử nầy, đa-số học trò của ông Giê-su thì là dân lao-động. Nên ông Giê-su nầy dạy học trò luôn dùng dụ-ngôn cho dễ hiểu. Tui khoái lắm! Gọn! Giáo-lý của ổng thì gọn hết biết. Để tui nói coi có giáo-lý đạo nào gọn hơn không nha! Ổng dạy:
Điều Răn của ta chì có 2:
- Thứ nhứt: Kính thờ Thượng-đế đã sinh ra vạn-vật.
- Thứ hai: Thương yêu nhau.
Nên đạo Công-giáo là một đạo thực-hành và có tính xã-hội. Bởi không chỉ là tương-quan giữa Chúa với tui, mà còn là tương-quan giữa tui và mọi người chung-quanh nữa!
Đón Giáng-sinh, tui sám-hối. Nhưng sám-hối không phải chỉ nhìn về quá-khứ với những vấp-phạm, mà sám-hối còn nhìn tới tương-lai, với tâm-hồn đổi mới nữa.
Vậy thì đây là cái đạo dạy Sống Hòa-hợp ở Đời. Đơn-giản vậy thôi. Phải không nào?
Thân.
*
 
Last edited:
Sắp nghỉ lễ, rảnh. Gởi hai bác NguSa với Mục-Tử câu chuyện nầy, với câu hỏi:
- Làm sao coi tướng được người nầy?
Câu chuyện dưới đây. Xin mời hai Bác.
Thân.
Từ nhỏ mình đã bị ấn tượng về những người bị bắt tù , mình luôn say sưa đọc về những chiến sĩ cách mạng bị giam ở Hỏa Lò, Sơn La, Côn Đảo, những vị anh hùng như Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Trần Phú…đến Hồ Chí Minh. Thật ra hồi mình bé thời bao cấp chỉ có sách về các nhân vật này thôi. Lớn chút mới đọc được Pa Pi Lon, thiên hạ say mê anh chàng Bướm lắm, nhưng mình cũng chả thấy có gì hâm mộ anh chàng này, bá tước Monte của Đuy Ma cũng không ấn tượng lắm vì có lẽ thời kỳ của các nhân vật này khá xa lạ với Việt Nam, sau này có điều kiện mới lùng được sách của Solzenitsyn như cuốn Tầng Đầu Địa Ngục, Một Ngày Trong Đời của I Van , hay cuốn Lửa Yêu Thương, Lửa Ngục Tù của Re Mac, cuốn Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn. Mỗi nhật vật đều để lại cho mình những ám ảnh, những ấn tượng. Nhưng có lẽ đoạn văn của Phùng Quán viết lại theo lời kể của Tuân Nguyễn khi Nguyễn ở trong tù là ám ảnh hơn cả’

Nhưng điều may mắn này mới là quan trọng hơn cả: trong mười năm qua, mình đã sống giữa những con người vô cùng phong phú và phức tạp, chất liệu sống vàng ròng cho các nhà văn. Mình chỉ đơn cử với cậu một người…
***
“… Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thắng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.
Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu mình cứ tưởng anh ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười. Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen… Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính. Hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ nhất, cũng đều thương anh ta. Những trại viên được gia đình tiếp tế người để dành cho anh ta viên kẹo, miếng bánh, người cho điếu thuốc.

Ở trại, anh ta có một đặc quyền không ai tranh được, và cũng không ai muốn tranh. Đó là khâm liệm tù chết. Mỗi lần có tù chết, giám thị trại đều cho gọi “thằng khùng (tên họ đặt cho anh ta) và giao cho việc khâm liệm. Với bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên đã từng đánh đập anh ta, anh ta đều khâm liệm chu đáo giống nhau. Anh ta nấu nước lá rừng, tắm rửa cho người chết, kỳ cọ ghét trên cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với hai bàn tay của người mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ. Lúc tắm rửa, kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái gì đó không ai nghe rõ. Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược gãy, chải tóc cho người chết, nếu người chết có tóc. Anh ta chọn bộ áo quần lành lặn nhất của người tù, mặc vào rồi nhẹ nhàng nâng xác đặt vào áo quan được đóng bằng gỗ tạp sơ sài. Anh ta cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho người chết.
Nếu người tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối. Khi đã hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tù chết, và bật khóc. Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Với bất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy. Một lần giám thị trại gọi anh ta lên:
- Thằng tù chết ấy là cái gì với mày mà mày khóc như cha chết vậy?
Anh ta chấp tay khúm núm thưa:
- Thưa cán bộ, tôi khóc vờ ấy mà. Người chết mà không có tiếng khóc tống tiễn thì vong hồn cứ lẩn quẩn trong trại. Có thể nó tìm cách làm hại cán bộ. Lúc hắn còn sống, cán bộ có thể trừng trị hắn, nhưng đây là vong hồn hắn, cán bộ muốn xích cổ, cũng không xích được.

Thằng khùng nói có lý. Giám thị trại mặc, cho nó muốn khóc bao nhiêu thì khóc. Nhưng mình không tin là anh ta khóc vờ. Lúc khóc, cả gương mặt vàng úa, nhăn nhúm của anh ta chan hòa nước mắt. Cả thân hình gầy guộc của anh ta run rẩy. Mình có cảm giác cả cái mớ giẻ rách khoác trên người anh ta cũng khóc… Trong tiếng khóc và nước mắt của anh ta chan chứa một niềm thương xót khôn tả. Nghe anh ta khóc, cả những trại viên khét tiếng lỳ lợm, chai sạn, “đầu chày, đít thớt, mặt bù ìoong” cũng phải rơm rớm nước. Chỉ có nỗi đau đớn chân thật mới có khả năng xuyên thẳng vào trái tim người.

Mình thường nghĩ ngợi rất nhiều về anh ta. Con người này là ai vậy? Một thằng khùng hay người có mối từ tâm lớn lao của bậc đại hiền?… Thế rồi, một lần, mình và anh ta cùng đi lùa trâu xuống con sông gần trại cho đầm nước. Trời nóng như dội lửa. Bãi sông đầy cát và sỏi bị nóng rang bỏng như than đỏ. Trên bãi sông mọc độc một cây mủng già gốc sần sùi tán lá xác xơ trải một mảng bóng râm bằng chiếc chiếu cá nhân xuống cát và sỏi. Người lính gác ngồi trên bờ sông dốc đứng, ôm súng trú nắng dưới một lùm cây. Anh ta và mình phải ngồi trú nắng dưới gốc cây mủng, canh đàn trâu ngụp lặn dưới sông. Vì mảng bóng râm quá hẹp nên hai người gần sát lưng nhau. Anh ta bỗng lên tiếng trước, hỏi mà đầu không quay lại:
- Anh Tuân này – không rõ anh ta biết tên mình lúc nào – sống ở đây anh thèm cái gì nhất?
- Thèm được đọc sách – mình buột miệng trả lời, và chợt nghĩ, có lẽ anh ta chưa thấy một cuốn sách bao giờ, có thể anh ta cũng không biết đọc biết viết cũng nên.
- Nếu bây giờ có sách thì anh thích đọc ai? – anh ta hỏi.
- Voltaire! – một lần nữa mình lại buột miệng. Và lại nghĩ: Nói với anh ta về Voltaire thì cũng chẳng khác gì nói với gốc cây mủng mà mình đang ngồi dựa lưng. Nhưng nhu cầu được chuyện trò bộc bạch với con người nó cũng lớn như nhu cầu được ăn, được uống… Nhiều lúc chẳng cần biết có ai nghe mình, hiểu mình hay không. Đó chính là tâm trạng của anh công chức nát rượu Marmeladov bất chợt nói to lên những điều tủi hổ nung nấu trong lòng với những người vớ vẩn trong một quán rượu tồi tàn, mà Dostoievsky miêu tả trong Tội ác và trừng phạt.

Anh ta ngồi bó gối, mắt không rời mặt sông loá nắng, hỏi lại:
- Trong các tác phẩm của Voltaire, anh thích nhất tác phẩm nào?
Mình sửng sốt nhìn anh ta, và tự nhiên trong đầu nảy ra một ý nghĩ kỳ lạ: một người nào khác đã ngồi thay vào chỗ anh ta… Mình lại liên tưởng đến một cậu làm việc cùng phòng hồi còn ở Đài phát thanh, tốt nghiệp đại học hẳn hoi, đọc tên nhạc sĩ Chopin (Sôpanh) là Cho Pin.
Mình trả lời anh ta:
- Tôi thích nhất là Candide.
- Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?
Không đợi mình trả lời, anh ta nói tiếp:
- Không phải đọc mà nghe… Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ.

Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm rãi, phát âm chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy mình ở trường Providence. Mình trân trân nhìn cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anh ta như nhìn phép lạ. Còn anh ta, mắt vẫn không rời dòng sông loá nắng, tưởng chừng như anh ta đang đọc thiên truyện Candide nguyên bản được chép lên mặt sông…

Anh đọc đến câu cuối cùng thì kẻng ở trại cũng vang lên từng hồi, báo đến giờ lùa trâu về trại. Người lính gác trên bờ cao nói vọng xuống: “Hai đứa xuống lùa trâu, nhanh lên!”.
- Chúng mình lùa trâu lên bờ đi! – anh nói.
Lội ra đến giữa sông, mình hỏi anh ta:
- Anh là ai vậy?
Anh ta cỡi lên lưng một con trâu, vừa vung roi xua những con trâu khác, trả lời:
- Tôi là cái thanh ngang trên cây thập tự đóng đinh Chúa.
Rồi anh ta tiếp:
- Đừng nói với bất cứ ai chuyện vừa rồi…


Giáp mặt người lính canh, bộ mặt anh ta thay đổi hẳn – ngu ngơ, đần độn như thường ngày. Cuối mùa đông năm đó, anh ta ngã bệnh. Nghe các trại viên kháo nhau mình mới biết.
Thằng chuyên gia khâm liệm e đi tong. Thế là nếu bọn mình ngoẻo, sẽ không còn được khâm liệm tử tế và chẳng có ai khóc tống tiễn vong hồn… – những người tù nói, giọng buồn.

Mình gặp giám thị trại, xin được thăm anh ta.
Giám thị hỏi:
- Trước kia anh có quen biết gì thằng này không?
Mình nói:
- Thưa cán bộ, không. Chúng tôi hay đi lùa trâu với nhau nên quen nhau thôi.

Giám thị đồng ý cho mình đến thăm, có lính đi kèm. Anh ta nằm cách ly trong gian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp nằm, hai hốc mắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giật…

Mình cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt, chăm chăm nhìn mình. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt mình tự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh ta. Anh ta thè luỡi liếm mấy giọt nước mắt rớt trúng vành môi.
Anh ta thều thào nói:
- Tuân ở lại, mình đi đây… Đưa bàn tay đây cho mình…
Anh ta nắm chặt bàn tay mình hồi lâu. Một tay anh ta rờ rầm mớ giẻ rách khoác trên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn như viên phấn viết. Với một sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên than viết vào lòng bàn tay mình một chữ nho. Chữ NHẪN.
Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật.


Người lính canh dẫn mình lên giám thị trại với bàn tay có viết chữ Nhẫn ngửa ra. Người lính canh ngờ rằng đó là một ám hiệu.
Giám thị hỏi:
- Cái hình nguệch ngoạc này có ý nghĩa gì? Anh mà không thành khẩn khai báo, tôi tống cổ anh ngay lập tức vào biệt giam.
Mình nói:
- Thưa cán bộ, thật tình tôi không rõ. Anh ta chỉ nói: tôi vẽ tặng cậu một đạo bùa để xua đuổi bệnh tật và tà khí.
Nghe ra cũng có lý, giám thị trại tha cho mình về lán…

Trong số bao nhiêu nhân vật tù đã được nổi tiếng nhờ tiểu thuyết hóa, người bạn tù của Tuân Nguyễn chỉ là hạt bụi bay qua so với những tác phẩm đồ sộ để đời ấy, mấy ai biết đến nhà thơ Tuân Nguyễn và mấy ai biết hơn về người bạn tù bí ẩn của ông.Người ta ấn tượng cách ông già của Solzennitsyn đầu rụng hết tóc, nhai bánh mỳ bằng lợi hay già Đô của Bùi Ngọc Tấn chết vất vưởng đâu đó trên phố phường Hà Nội khi mãn hạn tù..mình cũng ấn tượng những nhân vật ấy.

Nhưng hình ảnh người tù xấu xí, nghèo khổ đọc nguyên bản Candide bằng tiếng Pháp khiến mình luôn bị ám ảnh trong đầu, Tuân Nguyễn cả Phùng Quán đều về thiên thu, giá như các cụ ấy còn sống mình cũng cất công đi tìm hỏi người mà các cụ nói ấy là ai.

Tình cờ hôm nọ được cho tập hồi ký của Đức Cha Phao Lô Lê Đắc Trọng mới láng máng biết rằng đó là cha Chính Vinh của nhà thờ lớn Hà Nội, vì can tội không cho chính quyền trang trí trước cửa nhà thờ, cha Chính Vinh bị kết án 3 năm tù, nhưng đi tù mãi chả thấy về , tăm hơi biệt tích, hơn 40 năm sau nhờ bạn tù chỉ dẫn, người thân mới biết nơi cha Chinh Vinh chết để chuyển thi hài ngài về. Sau này cất công đi hỏi một vài vị cao tuổi nữa, mới càng khẳng định chính xác là Cha Chính Vinh. Đúng như lời Tuân Nguyễn nói, đây là chất liệu vàng ròng cho các nhà văn. Tuân Nguyễn thì mất rồi, liệu ai tiếp nối ước nguyện của ông để khai thác những chất liệu quý báu như thế này không.

Thưa hai Bác,
Chuyện trên là tui Copy trên mạng.
 
......
- Làm sao coi tướng được người nầy?
Câu chuyện dưới đây. Xin mời hai Bác.
......................................................

Ông bác Sỹ Josef. Ranal người pháp trong đệ nhị thế chiến...làm trong quân y viện..đã tiếp xúc rất nhiều lính pháp chết trận..
Mỗi 1 người lính chết...ông đều ghi chép thẻ bài của họ ( lí lịch ngắn có trong thẻ bài đeo ở cổ mỗi người lính giống như 1 sợi dây chuyền )

Sau đó ông in dấu vân tay . chỉ tay ...địa chỉ gia đình mỗi tử sỹ này...rồi ông cho vào sổ tay ghi chép hằng ngày..

Đệ nhị thế chiến chấm hết...ông về làm ở bịnh viện dân sự...sau mỗi ngày làm việc..ông đều mang cuốn sổ ghi chép các mẫu vân tay . mẫu chỉ tay và thẻ bài của các lính chết trận..ra ngiền ngẫm
Từ các phát hiện ra sự liên hệ giữa vân tay ...và người chết ông lần theo địa chỉ đến từng nhà..hỏi về thân thế...cá tánh và có quá nhiều cá tánh , thân phận trùng hợp...nhau

Rồi ông viết 1 bộ 3 cuốn sách : bàn tay biết nói
Bàn tay mỗi người đều có 3 đường chính Sanh Đạo..trí đạo và tâm đạo

Khi viết về đường trí đạo ( chương trí đạo dài cả chục trang giấy ) nhưng có 1 khúc ông viết như sau :
Người có trí tuệ siêu việt đường trí rất phát triển...nhưng có có điều trùng hợp lạ lùng là : người thông minh siêu việt và người tâm thần đều có đường trí đạo giống nhau

Đức GiêSu khi xưa đi giảng đạo...tự xưng là con đức chuá trời...và kêu gọi mọi người hãy bỏ của cải mà đi theo ta để được sự sống muôn đời... ta là vua... nước của ta không ở trần gian này...

Người Do Thái bắt ngài và đem yêu cầu La Mã Xử tội vì...muốn làm vua ( tội tạo phản)

Quan La Mã Tổng trấn thành Jerusalem là Phi La To sau khi thẩm vấn công khai...tuyên bố rằng : người này vô tội và có dấu hiệu hoang tưởng ( tâm thần)
Nhưng đám đông pharisiêu vẫn gầm thét phải giết ông Giê Su..vì ông ta dám tự xưng là vua Do Thái
Philato bèn gọi hầu cận đem đến cho mình 1 chậu nước.. ông rửa tay với chậu nước , và tuyên bố : nếu máu Giê su phải đổ ra...ta là người vô can...

60 năm sau công nguyên tức là 27 năm sau khi đức Giê Su bị người Do Thái tử hình, người La Mã diệt chủng người Do Thái và đem lý thuyết của Đức Giê su về La Mã rồi phát triển lên Đạo Công Giáo

Ông Thoma 1 đệ tử của Đức Giê Su mang lí thuyết này đi về phương đông và phát triển lên thành Chính Thống Giáo (Nga)

Ở đây ta nhận thấy Người La Mã nhận xét đức Giê Su là người hoang tưởng ( tâm thần) nhưng sau đó lại tôn thờ ngài là... siêu việt ( con thiên chúa)

Thái Tử Tất Đạt Đa...đang làm vua...rồi bỏ ngay ngai vàng đầy quyền lực để ngồi nhịn đói dưới gốc cây bồ đề mà làm thinh không nói...
Sau đó đứng lên đi kêu gọi mọi người hãy...diệt dục
Nếu chuyện đó xảy ra ở thế kỉ này...chỉ cần 1 tỉ phú thôi dám vất hết của cải rồi đi lang thang kêu gọi mọi người hãy diệt dục...thì nhất định...sẽ bị lối xóm gọi là....kẻ đã hóa điên
Cả Đức Giê su Và Thái Tử Tất Đạt Đa đều có dấu hiệu bất thường so với người đương thời...nhưng cả 2 đều được tôn thờ về sau cho đến bây giờ

Thông minh hơn người bình thường quá...đều bị người đương thời xem là tâm thần vì người ta không thể hiểu được họ

Triết gia cổ Hy Lạp nào đó khi xưa vẫn kêu gọi mọi người hãy bỏ đi hết các nhu cầu không cần thiết để sống được sung sướng hơn
Ông lí luận rằng : khi người ta sung sướng quá người ta sẽ thành đau khổ vì không còn có cái gì làm người ta sung sướng hơn
Và khi người ta đau khổ quá ngươi ta sẽ thành sung sướng...vì lúc đó sẽ không còn gì làm mình khổ nữa


Người ta hỏi rằng Thế nào là nhu cầu cần thiết và nhu cầu không cần thiết
Ông trả lời :nhu cầu cần thiết là nếu ta bỏ đi sẽ làm ta đau đớn..thí dụ bàn tay nếu chặt bỏ đi sẽ làm đau đớn cơ thể..như vậy bàn tay là nhu cầu cần thiết phải giữ lại

Ông bỏ nhà bỏ tất cả đi lang thang ở dưới gầm cầu và uống nước ở quảng trường la mã với 1 cái gáo dừa luôn đeo bên mình
Có 1 người thấy ông múc nước bằng gáo dừa để uống bèn nhắc rằng : Bác vẫn giữ bên mình 1 cái không cần thiết...vì người ta có thể uống nước bằng cách vốc bằng 2 tay
Ông nói : phải...cám ơn đúng là cái gáo dừa không còn cần thiết nữa ông vất bỏ và từ đó uống nước bằng 2 tay

Khi quê hương ông gọi ông là kẻ điên và chế giễu....thì bên kia Âu Châu người ta đúc tượng thờ ông như 1 ông thánh sống

Biểu hiện nằm ở đường ...trí đạo quá phát triển

Không biết không có ngiã là không có
Không thưởng thức được..không có ngĩa là dở mà chính là mình không biết thưởng thức

Mấy ngàn năm trước A lịch sơn đại Đế đem quan chinh phục khắp trung đông...đến đâu ông thắng đó.
Ông thắng về quân sự...ông thắng cả về chính trị và quảng bá văn hóa đất nước ông...cho vùng Lưỡng Hà
Có 1 lần 1 nước bé biết mình không thể thắng được trước đạo quân do A Lịch Sơn dẫn đầu..đang đến gần
Nước này bèn biết thư xin thần phục để dân và binh lính không phải chết chóc..và xin mở 1 bữa tiệc chiêu đãi đại quân của A lịch Sơn và trong tiệc này sẽ nạp đầu hàng thư

Đại Đế đi đầu dẫn các tướng lãnh đến bữa tiệc...ông đi đầu và tươi cười đưa tay chào...đoàn người đứng bên đường chào đón..đang reo hò do thái dộ rất thân thiện của Đại Đế .do ông đi đầu nên ông không thấy các tướng lãnh đi phiá sau có thái độ rất tịch trượng vênh váo ngêng ngang của người chiến thắng
Khi ăn tiệc co món gỏi cá là đặc sản...Các tướng lãnh xô các các dĩa gỏi này ra rồi bịt mũi kêu lên tanh tưởi của mọi rợ...

A lịch Sơn...bèn đứng lên dõng dạc khỉển trách : các mi không ăn thì để cho người khác ăn...các ngươi gọi là mọi rợ thì chính mi là mọi rợ trước...vì chỉ có kẻ mọi rợ mới chê người khác là mọi rợ thôi

Rồi ông ngồi xuống ăn ngon lành ( mà thực sự ông không hề biết ăn món này)

do đó ỗng xứng đáng là 1 đại đế
 
Last edited by a moderator:
Quyền được cương

Cháu bon chen bốt một bài.

Trong số những người đến dự cuộc giao lưu trực tuyến
“Phòng khám nam khoa” sáng qua của bác sĩ Nguyễn Thành Như tại toà soạn báo SGTT, có không ít chị em phụ nữ. Tâm sự chung của họ gửi gắm trong câu hỏi sau:
– Bác sĩ ơi! Chồng em nói dạo này thời cuộc làm ảnh “mất hứng” nên phòng the chúng em ngày càng lạnh lẽo, bác sĩ cứu với!
Bác sĩ Như tủm tỉm:
– Nỗi khổ của các chị là nỗi khổ của một “bộ phận không nhỏ”. Trong khi chờ thời cuộc thay đổi, có cách can thiệp như sau...
Vừa giải thích xong ca này thì một phụ nữ khác giơ tay:
– Bác sĩ à, trường hợp chồng em thì ngược lại: ảnh cương suốt ngày, em chịu hết xiết!
Tiếng ồ kinh ngạc lẫn ganh tỵ của đám đông cắt ngang câu hỏi, phải mươi giây sau chị kia mới tiếp tục được:
– Dạo này chồng em cứ nghe chuyện “nhạy cảm” là bức xúc, căng thẳng, nhiều lúc em sợ ảnh nổ bất tử. Vậy mà em khuyên can: “Anh ơi, sức anh có bao lăm, bớt cương đi” thì ảnh càng bức xúc: “Bộ yếu thì không có quyền cương à?” Bác sĩ thấy bệnh chồng em lạ chưa? Nên hồi nãy đi qua đây thấy cái hình hoạ sĩ Còm vẽ bác sĩ tròng dây kéo cho nòng đại bác chúc xuống ở ngoài cửa phòng giao lưu, em mừng quá: đây đúng là nơi chữa bệnh chồng mình!
Bác sĩ ngẩn người:
– Chắc chị có điều chi nhầm lẫn, vì đây là buổi giao lưu về bệnh dành cho nam giới.
Chị kia tẽn tò:
– “Nam khoa” là khoa trị bệnh nam giới? Thế mà em tưởng...
– Tưởng làm sao?
– Tưởng “phòng khám nam khoa” là nơi trị bệnh cho người... nước Nam!
NGƯỜI GIÀ CHUYỆN
Nguồn:
http://sgtt.vn/Goc-nhin/Phiem-va-biem/173303/Quyen-duoc-cuong.html​

 
Không ai xem tướng của những vị tu sĩ đạo cao đức trọng cả lão ma đầu à. Đó là vì cái câu " Đức năng thắng số". Những vị tu sĩ đã chọn đường đạo, dùng cái đức để thay đổi thiên mệnh thì ắt nhiên ít nhiều sẽ phá tướng. Vì vậy gần như không một vị cao nhơn bói toán nào dám cả gan xem tướng của những bậc chơn tu. Thấy vậy nhưng không phải vậy...

Coi tướng gieo quẻ theo tiền nhân khó lắm vì học thuật quá cao siêu. Để Ngu mỗ bày cho lão ma đầu gieo quẻ đơn giản hơn á.

TÂN "TỬ-VI ĐẨU-SỐ" Bói Quẻ theo Phương-Pháp Khoa-Học <var id="yiv2029448962yui-ie-cursor"></var>
"Nói có sách , Mách có chứng"

[SIZE=+0][FONT=bookman old style, new york, times, serif] - Người tuổi Sửu hợp với người tuổi Ngọ, theo quẻ… "đầu trâu mặt ngựa
[/SIZE][SIZE=+0][FONT=bookman old style, new york, times, serif][SIZE=+0][SIZE=+0][SIZE=+0]".
Người hai tuổi này mà cưới nhau chắc-chắn sẽ thành-công, tấn-tới nếu cả hai vợ-chồng cùng hợp-tác kinh-doanh trong lãnh-vực… xã-hội đen , đâm thuê chém mướn , cho vay nặng lãi , hoặc bảo-kê các quán "Bia Ôm" . Hai tuổi này thường đông con nhưng mặt-mũi không được dễ-thương lắm vì trông giống hệt 1 lũ "lâu-la" ! Tuy không học thật giỏi nhưng cũng được vài đứa tốt-nghiệp Trường "Phục-Hồi Nhơn-Phẩm" hoặc "Trung-Tâm Cai-Nghiện" . Nhờ "Lâu-La" đông nên có đứa này "thăm-nuôi" đứa kia , không phiền Bố-Mẹ trong công-việc kinh-doanh ... phi-pháp !
[/SIZE][/SIZE][/FONT][/SIZE][/SIZE]

[FONT=bookman old style, new york, times, serif][/FONT]
[FONT=bookman old style, new york, times, serif] - Người tuổi Mão hợp với người tuổi Dậu, theo quẻ "mèo mả gà đồng[/FONT][FONT=bookman old style, new york, times, serif]".
Người hai tuổi này đi với nhau chắc-chắn có một tình-yêu mãnh-liệt và hoang-dại , một mối-tình lãng-mạn ở những nơi vắng-vẻ như đồng-quê hoặc ban-đêm ở ... nghĩa-địa ! Hai tuổi này nếu sanh được con trai nên đặt 1 thằng tên Quan , 1 thằng tên Tài ! Gái thì đặt cái Nghĩa , cái Trang ... sau này chúng sẽ giàu nhờ có rất nhiều tiền "vàng mã" ! [/FONT]


- Người tuổi Thìn hợp với người tuổi Dậu, theo quẻ "rồng bay phượng múa"
(vì Phượng ko thuộc 12 con giáp nên lấy Gà là con vật gần giống Phượng nhất để thay-thế).
Người hai tuổi này cưới nhau chắc-chắn tình-yêu, tiền-tài, sự-nghiệp sẽ đẹp-đẽ, thăng-hoa . Sanh con đầy-đủ hoa-tay hoa-chưn ... không làm Vũ-công cũng làm Họa-sĩ (Nếu ko được Họa-sĩ thì ít ra cũng "Họa-công" = Thợ Vẽ , "Vẽ-vời" rất hay ... Nếu làm nghề "Thày Cúng" đám-ma sẽ "Vẽ" chủ-nhà ko đẹp ko "ăn-tiền" !)


[FONT=bookman old style, new york, times, serif]- Người tuổi Tỵ rất khắc với người tuổi Dậu, theo quẻ "cõng rắn cắn gà nhà[/FONT][FONT=bookman old style, new york, times, serif]".
Nếu 2 người này cưới nhau về thế nào người tuổi Gà cũng bị người tuổi Rắn cắn "te tua" như ... "cái mền" ! Không l
[/FONT]
[FONT=bookman old style, new york, times, serif]oại-trừ khả-năng vụ án xảy-ra trong lúc yêu-đương bối-rối , "lãng-mạn wá-chớn" ... "bị-cáo" cắn nhầm "bị-hại" phải đi ... "cấp-cứu" ! [/FONT]

[FONT=bookman old style, new york, times, serif]Tuy-nhiên có-thể hóa-giải bằng cách trước khi kết-hôn hãy lo thủ sẵn "Bôm mát" INSECT BITES (Thuốc chống vết-cắn côn-trùng" , Xài đỡ cũng OK , vì ko có thuốc chống "Người Cắn" !) . Trễ nhất cũng phải mua trước giờ "Lên Xe Bông" vì nguy-cơ bị Cắn ngay trong đêm Tân-Hun là rất cao ! . Hoặc nếu người tuổi Tỵ bị Móm , nguyên "hàng Tiền-đạo" của hàm răng ko còn cái nào , thì 2 tuổi này lại rất [/FONT][FONT=bookman old style, new york, times, serif]hạp , bởi-vì "Yêu nhau lắm nhưng Cắn nhau KHÔNG đau" ! [/FONT][FONT=bookman old style, new york, times, serif]Bảo-đảm sẽ sống chung tới "Tóc bạc Răng long" , "Đầu hói Miệng móm" ! [/FONT]

- Người tuổi Tý khắc với người tuổi Sửu hoặc Ngọ, theo quẻ… "đầu voi đuôi chuột"
(vì voi cũng không có trong 12 con giáp nên lấy Ngựa
và Trâu, hai con giáp to gần bằng Voi nhất có-thể thay-thế)
Người mấy tuổi này cưới nhau thì chỉ được tiền-vận suông-
sẻ, tốt-đẹp, còn hậu-vận thì bết-bát , khó giữ ! Không loại-trừ khả-năng gia-đình phá-sản, vợ-chồng ly-di, con-cái nghiện-ngập ... Mấy tuổi này sanh con ko đến nỗi xấu-xí , có điều thường bay bị ... "Đầu to , Đít bé" , "Vai ngang , Mông lép" ... càng nuôi ngó kỹ lại càng thấy giống hình chữ V !


[FONT=bookman old style, new york, times, serif]- Người tuổi Mùi hợp với người tuổi Tuất theo quẻ "treo đầu dê, bán thịt chó[/FONT][FONT=bookman old style, new york, times, serif][FONT=bookman old style, new york, times, serif]".
Hai vợ-chồng tuổi này lấy nhau chắn-chắc sẽ làm-ăn phát-đạt, thịnh-vượng, đặc-biệt là trong lĩnh-vực buôn-gian bán-lận, lừa-đảo ... nếu kinh-doanh hàng-gỉả hàng-nhái của Ba-tàu thì càng mau giàu hơn nữa ! Nhưng thế-nào cũng bị quả-báo là mắc bệnh "Ghẻ Tàu" ... có khi còn "bị vồ" mời "dzô hộp" ngồi ... "bóc lịch" suốt đời !
[/FONT][/FONT]


- Người tuổi Tuất dễ khắc với người tuổi Dậu, theo quẻ "Chó cậy gần nhà, Gà cậy gần chuồng"
Hai vợ-chồng tuổi này chẳng chóng thì chầy sẽ xung-khắc, chia-rẽ nội-ngoại, dẫn tới ly-di, chia con, chia nhà. Hai tuổi này thường
ko đông con lắm , vì ngay đêm tân-hôn đã mạnh ai nấy ngủ 1 phòng ! Người nào "mò" wa phòng người kia rất dễ bị "oánh" ... nên riết rùi cũng phát ... chán !

[FONT=bookman old style, new york, times, serif]Đây là 1 mối-tình rất ... "không lãng-mạn" ! Nếu cứ cố-[/FONT][FONT=bookman old style, new york, times, serif]tình sống với nhau thì ko thể là "Trăm năm hạnh-phúc" chỉ [/FONT][FONT=bookman old style, new york, times, serif]là "Trăm năm cầm-cự" mà thui ![/FONT]

- Người tuổi Dậu, ngoài hợp với tuổi Mão và tuổi Thìn như đã nói ở trên, còn hợp với người tuổi Hợi, theo quẻ "đầu gà má lợn".
[FONT=bookman old style, new york, times, serif]Người hai tuổi này cưới nhau nhiều khả-năng thành-công trong lãnh-vực kinh-doanh nhỏ ,
đặc-biệt là kinh-doanh
[/FONT]
[FONT=bookman old style, new york, times, serif]nhà-hàng, đồ nhậu bình-dân . Hai tuổi này đễ được "con cháu đầy đàn" , chỉ "phiền" cái là , đa-số Cầm "bạnh" như Củ-Sâm-Hàn-Quốc , Má "bánh-đúc" , nhưng cái Đầu thì lại "nhọn hoắc" ... giống hình chữ V ngược ![/FONT]


[FONT=bookman old style, new york, times, serif]- Người tuổi Sửu , tuổi Ngọ hợp [/FONT][FONT=bookman old style, new york, times, serif]với người cùng tuổi, theo quẻ "ngưu tầm ngưu, mã tầm[/FONT][FONT=bookman old style, new york, times, serif]".
Những người này cưới nhau sinh con đẻ cái đảm-bảo chắc-chắn sẽ… "thuần-chủng" ! Nhưng nếu có tiền cho chúng đi du-học nước ngoài th
[/FONT]
[FONT=bookman old style, new york, times, serif]ì ko nên cho đi Mỹ , vì Mỹ là "Hợp-Chủng Quốc" sẽ khó thích-hợp với chúng ! Nên cho đi Iran , Iraq tốt hơn , Hay Đông Timor cũng OK ! [/FONT]

[FONT=bookman old style, new york, times, serif]<var id="yiv2029448962yui-ie-cursor"></var>Đặc-biệt các Cụ VK hai cái tuổi này "bon-chen" [/FONT][FONT=bookman old style, new york, times, serif]về VN lấy vợ cùng tuổi nhưng thua đúng 2 hoặc 3 con giáp , cũng được thui , vẫn rất "hạp tuổi" như thường nếu cứ ở VN ! Nhưng nếu "rước" qua là kể như "tiêu-diêu miền cực-nhọc" ! Sự "hạp tuổi" ở VN sẽ biến thành "khắc tuổi" ở nước ngoài ! ... C<var id="yiv2029448962yui-ie-cursor"></var>ứ theo như Quẻ Bói này thì chỉ "cầm-cự" được khoảng 2 tới 3 năm sẽ phải ... chia-tay ... "Em-đi-đướng-Em" , "Cụ-đi-đường-Cụ" ... có-thể là vô "hòm" luôn ! Lời "Thánh" nói , Cac'<var id="yiv2029448962yui-ie-cursor"></var> "Cụ" nên<var id="yiv2029448962yui-ie-cursor"></var> thận-trọng ! Go<var id="yiv2029448962yui-ie-cursor"></var>od Luck ![/FONT]:approve:[FONT=bookman old style, new york, times, serif]
[/FONT]



[/FONT]



 
Last edited by a moderator:
Back
Top