Đọc lúc rảnh

Cái lão Tà nầy thực là tức chết đi được! Dấu bớt 1 chút cho đỡ ê mặt cũng không được với Lão!
Nói vậy chứ rờ lại chỗ bị đá, sao vẫn thấy... êm-êm...! Bỗng nhớ 4 câu nầy của Mai-Thảo, tặng Lão, để nhớ, cũng có khi vầy, khi khác:

Đặt tay vào chỗ không thể đặt
Vậy mà đặt được chẳng làm sao
Mười năm gặp lại trên hè phố
Cườì tũm còn thương chỗ đặt vào
 


Đặt tay vào chỗ không thể đặt
Vậy mà đặt được chẳng làm sao
Mười năm gặp lại trên hè phố
Cườì tũm còn thương chỗ đặt vào

Link : http://agriviet.com/home/threads/103351-Doc-luc-ranh#ixzz2Bz3V5ldK

Đặt ( làm ) vào để chết...thì cũng đáng tội rồi
Không đặt vào ( không làm ) cũng phải thết thảm vì tội...không dám làm
Thế mới tức chứ..
Tức mà không nói được...ma đầu xem có tủi nhục không ?
 
Ha ha! Ít ít Lão cũng cho tui gở lại chút vốn về đường chứ! Thà hiên-ngang "đặt vào" rồi chết thì cũng ngậm cười... nơi chín suối!
Phải không nào?
 

Bệnh vô cảm
GetInline.aspx

BÀI VĂN 9,5 ÐIỂM VỀ "BỆNH VÔ CẢM" GÂY XÚC ÐỘNG SÂU SẮC
====================================================


Những câu văn của em Phan Hoàng Yến , học sinh lớp 9A2 trường trung học Chu Văn An, Hà Nội đã gây ấn tượng mạnh với người đọc không chỉ bởi đề tài em lựa chọn mà còn bởi cách hành văn rất tinh tế và sắc sảo . Bài văn được cô giáo cho 9,5 điểm với nhận xét :"Em có những phát hiện và suy nghĩ sâu sắc về hiện tượng đáng buồn này. Một người có trái tim nhân hậu, đa cảm và tư duy sắc sảo như em thật đáng quý.

-----------------------------------------
ÐỀ BÀI :

TRÌNH BÀY SUY NGHĨ CỦA EM VỀ MỘT SỰ VIỆC HOẶC HIỆN TƯỢNG Ở ÐỊA PHƯƠNG HOẶC TRƯỜNG, LỚP (ÐẶT NHAN ÐỀ CHO BÀI VIẾT)
BỆNH VÔ CẢM

Có được một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay một phần lớn cũng là do những phát minh vĩ đại của con người. Một trong số đó chính là sự sáng chế ra rô-bốt, và càng ngày, rô-bốt càng được cải tiến cao hơn, tỉ mỉ hơn làm sao cho thật giống con người để giúp con người được nhiều hơn trong các công việc khó nhọc, bộn bề của cuộc sống.

Chỉ lạ một điều: Ðó là trong khi các nhà khoa học đang "vò đầu bứt tóc" không biết làm sao có thể tạo ra một con chip "tình cảm" để khiến "những cỗ máy vô tình" biết yêu, biết ghét, biết thương, biết giận thì dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh. Ðó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội - bệnh vô cảm.

Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú. Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can. Vậy đó còn là con người không hay chỉ là cái xác khô của một cỗ máy?

Trước hết là về cái đẹp, bây giờ ra ngoài đường, hiếm ai có thể bắt gặp một người đàn ông đạp xe ung dung dạo mát, thưởng ngoạn cái không khí trong lành, tươi mát dưới những hàng cây cổ thụ vàm bóng quanh bờ hồ; một người con gái dịu hiền, yêu kiều trong chiếc váy thanh thoát tản bộ trên những con đường hoa sấu, hoa sữa đầy mộng mơ mà hầu hết là những dòng người tấp nập, vội vã, chen lấn xô đẩy trên đường, xe buýt.

Lúc ấy cũng chính là lúc mà con người ta mất một phần tâm hồn đẹp đẽ đã bị chôn vùi dưới lớp cát. Phải chăng cũng vì như thế mà họ càng lúc càng khép chặt cánh cửa trái tim mình lại, không còn biết hưởng thụ cái đẹp mà chỉ nghĩ đến tiền, đến công việc ngày mai?
Vô cảm với cái đẹp mới chỉ là bước đầu.

Một khi người ta đã không biết ngưỡng mộ, không biết say mê, rung động trước những điều đẹp đẽ thì trái tim cũng dần chai sạn rồi đến đóng băng Khi ấy, không chỉ là cái đẹp mà đứng trước những hành động ác độc, vô lương tâm, con người ta cũng cảm thấy bình thường, không oán trách cũng không cảm thông, động lòng với những nạn nhân bị hại. Một tháng trước, tôi đọc được một bài báo trên mạng có đưa tin về vụ một đứa bé Trung Quốc hai tuổi bị xe tải cán.

Thương xót, đau lòng làm sao khi nhìn cô bé đau đớn nằm trên vũng máu mà không một người nào qua đường để ý, cuống cuồng gọi cấp cứu. Họ nhìn thấy rồi đấy nhưng họ lại cố tình như không thấy, đi vòng qua cô bé để tiếp tục con đường nhạt thếch, sáo mòn của mình. Càng chua xót, đau lòng, phẫn nộ hơn khi chiếc xe tải tiếp theo nhìn thấy cô bé nằm đó, vẫn thoi thóp thở, bám víu lấy cuộc đời lại vô tình chẹt cả bốn bánh xe nặng trịch đi qua người cô bé, thản nhiên đi tiếp. Người qua đường vẫn thế, vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra.

Cô bé xấu số chỉ được cấp cứu khi một người phụ nữ nhặt rác đi qua, thấy cảm thông, đau lòng nên đã bế cô đi bệnh viện. Có những con người ích kỷ, vô tâm, tàn nhẫn như vậy đấy. Không những thế, bây giờ ra đường gặp người bị cướp, bị trấn lột, bị đuổi chém nhưng lại không thấy anh hùng nào ra can ngăn, cứu giúp hay chỉ một việc nhỏ nhoi thôi là báo công an. Ðó là những con người "không dại gì" và cũng chính "nhờ" những người "không dại gì" đó mà xã hội ngày càng ác độc, hỗn loạn. Chính lẽ đó mà căn bệnh vô cảm càng được thể truyền nhiễm, lây lan.

Vô cảm còn là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác. Nó là một căn bệnh lâm sàng mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng trái tim lại hoàn toàn băng giá. Người ta đã vô cảm thì làm sao có thể thấu hiểu được nỗi đau, tình cảm của người khác. người ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích của riêng mình mà thôi. Nếu không vô cảm, tại sao các cô giáo ở trường mầm non lại nhẫn tâm giật tóc, đánh đập, bịt miệng các cháu bé còn ngây thơ, nhỏ tuổi?

Tại sao một người còn chưa qua tuổi trưởng thành lại vô tư chém giết cả nhà người ta để lấy của cải? Xa hơn nữa là các công chức bình thản ăn tiền ủng hộ, trợ giúp những số phận đau thương, bất hạnh của người dân để kiếm lợi cho riêng mình. Và còn nhiều, còn nhiều hành động xấu xa hơn nữa. Tất cả những điều vô lương tâm ấy đều xuất phát từ căn bệnh vô cảm mà ra.

Chúng ta biết bệnh vô cảm vô cùng nguy hiểm nhưng lại đặt ra câu hỏi: Rốt cuộc thì nguyên nhân tại sao? Suy cho cùng, tình cảm là điều chi phối tất cả. Những người vô cảm là những người bị thiếu hụt tình yêu thương. Chính vì không cảm nhận được tình yêu thương mà người ta ngày càng lạnh giá. Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người phải làm việc, làm việc và làm việc mà bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình thương, để ươm mầm cảm xúc.

Tình cảm như những hạt mưa, hạt mưa càng to, càng nặng thì càng dập tắt được những ngọn lửa của lòng thù hận, ghen ghét, bi ai và nó cũng như một ngọn lửa thổi bùng cháy mãnh liệt trong tâm hồn để nuôi dưỡng tiếp nguồn sống cho chúng ta. Vì vậy, điều duy nhất chúng ta có thể làm để cho căn bệnh vô cảm "không còn đất sống" là hãy biết mở cửa trái tim để biết cảm nhận, biết yêu ghét, thương giận và chia sẻ những điều tinh túy đó cho những người xung quanh mình.

"Con người ta không phải là cái đồng hồ và trái tim ta cũng không phải là cái lò xo"- một giáo sư người Anh đã nói như thế. Tóm lại, ta nhận thấy rằng căn bệnh vô cảm đang lan tràn ngày càng rộng lớn và trở nên vô cùng nguy hiểm, biến con người thành một cỗ máy vô tri chỉ biết vận động. Ðừng để điều đó xảy ra mà hãy đấu tranh để giành lại phần "người", giành lại "trái tim" mà Thượng Ðế, mà tạo hóa đã ban cho chúng ta, đào thải căn bệnh vô tình quái ác ra khỏi xã hội.
--------------------------------------
Bài văn quá tuyệt !
Một tâm hồn cũng rất tuyệt !
Mời xem video clip về tai nạn.
S.








 
........
Bệnh vô cảm


Không phải họ mắc bịnh vô cảm...mà chính là họ đã biến thành con thú
Vì chỉ có con thú...mới có thái độ lạnh lùng đến thế
Họ cũng cũng giống như em bé bị nạn...họ là nạn nhân của 1 xã hội đang phát triển...mà phải phát triển thật nhanh cho kịp các nước âu châu...
Để có nhiều tiền họ không hề ngần ngại làm đồ giả...để lừa...kể cả hàng độc hại..mà ai dùng vào chỉ có...chết..
Vậy làm sao họ dừng chân lại dù chỉ 1 phút để đẩy em bé vào lề đường..

1 số sản phẩm của họ có thể giết người hàng loạt họ vẫn làm thí dụ :
Khoảng năm 1979 nhiều bé sơ sinh VN chết do rối loạn đông máu...mãi về sau mới phát giác ra là do phấn rôm sản xuất từ trung quốc
Trong phấn rôm này được dùng bột Warfarin là thuốc diệt chuột..chất này có tác dụng làm xuất huyết nội tạng và chết vì hết máu

Họ là cái máy...họ là 1 sản phẩm của xã hội họ
1 cái máy thì dĩ nhiên không có đạo đức trong đó
 
Họ là cái máy...họ là 1 sản phẩm của xã hội họ
1 cái máy thì dĩ nhiên không có đạo đức trong đó

Link : http://agriviet.com/home/threads/103351-Doc-luc-ranh/page4#ixzz2C9vc8iDU

Đồng ý với Lão 100% vế mấy "cái máy" đó.
Gởi tặng Lão chuyện nầy, Lão coi có chút "người" nào không?
Thân.
Em biết ảnh già gồi em phải gáng…
Phạm Diễm Hương
-Cô biết chỗ nào cần người làm việc, cô kêu tui nghe.
-Chi vậy bác?
-Ờ, hỏi cho con vợ tui!
-Ủa, cổ có chỗ làm rồi mà?
-Thì có rồi, nhưng sao nó cũng còn mạnh cùi cụi!
-Nghĩa là sao, tui hổng hiểu?
-Cô tính coi, người ta làm như nó, thì mệt đứ đừ rồi, nhưng con vợ tui, bây nhiêu việc đó sá gì! Tui đón nó đi làm về, trên đường nó hát ong ỏng, khoẻ re.
-Vậy thì đỡ quá rồi. Cổ có sức khoẻ là mừng rồi bác ơi. Đừng bắt cổ làm thêm nữa, lỡ kiệt sức thì mệt lắm.
-Nhưng cô hổng có hiểu...
Ông Tài chợt lặng thinh. Hiếu vẫn chưa hiểu lý do tại sao ông muốn vợ làm thêm việc, nhưng không dám hỏi. Nhìn nét mặt ưu tư của ông Tài, Hiếu nhớ chuyện hai năm trước...
o0o
Trong buổi tiệc liên hoan cuối năm của hãng, bất ngờ ông Tài tuyên bố sẽ lấy vợ. Mọi người xôn xao:
-Bác Tài, bác nói chơi hay nói giỡn vậy? Đừng làm tụi tui đau tim nha!
-Đã ở tới tuổi này rồi thì đi tới luôn, chớ hành xác chi vậy cha nội?
-Nè, ông không thấy tụi tui hả? Cái vòng kim cô vợ con nó xiết chặt đời trai đó cha! Người ta muốn chui ra, chả muốn chui vô!
-Hổng hiểu sao khi không cha Tài mót vợ!
Mỗi người một câu vừa đùa vừa thật, khiến không khí trở nên vui nhộn. Ông Tài không nói gì thêm, mặc cho bạn bè suy đoán bàn ra tán vào.
Vài tuần lễ sau, ông cho mọi người xem tấm hình một cô gái thật trẻ, bầu bĩnh trong chiếc aó dài trắng. Đám đồng nghiệp trẻ ồn ào: “Bác Tài, cháu gái bác đó hả? gả cho con đi bác”. Ông Tài liếc xéo nói: “Chaú gái gì, bà xã sắp cưới của tui đó” Tin ông Tài dứt khoát cưới vợ được truyền đi nhanh chóng.
Ông Tài đã ngoài lục tuần, nổi tiếng đứng đắn, không có khiếu trêu chọc phụ nữ, chưa hề lập gia đình. Vài đồng nghiệp láu lỉnh từng liệt ông vào hàng ngũ cù lần, nhưng ông chỉ cười hiền lành. Nghe tin ông sẽ cưới vợ, có người cắc cớ nói:
-Con gái Việt Nam bây giờ tụi nó ngầu lắm. Nó mượn ông như chuyến đò để nó đổi đời thôi.Tui coi bộ dạng con nhỏ mạnh bạo, ông lấy nó ba bảy hai mươi mốt ngày là nó truất ngựa đó ông à!
Ông Tài từ tốn trả lời:
-Tui thấy mấy đưá con gái cỡ này dễ xiêu lòng mấy thằng Đài Loan, chi bằng mình đem nó qua đây, nó chịu thì nó ở với mình, bằng không, mình cho nó đi lấy chồng. Dễ mà! Tui tính kỳ này về, khỏi cần coi mắt gì ráo trọi, tui xin cưới con nhỏ cho gọn!.
Bạn bè không ai tin chính mình đã nghe những lời đơn giản và nhân hậu đó. Nhất là trúng vào thời kỳ mấy ông già xăm xăm về Việt Nam cưới vợ trẻ.
Ông Tài xin nghỉ hai tuần về Việt Nam cưới vợ. Một đồng nghiệp trẻ nhắn nhủ: “Bác nhắm thấy con nhỏ được nước, bác làm ơn đừng đụng tới nó, bác đóng thùng gởi qua đây cho con nghe!” Ông Tài cười vui: “Lỡ con nhỏ chịu tao rồi sao?”
Hai tuần lễ sau, buổi sáng thứ hai đầu tuần, Hiếu uể oải bước vào hãng, ngang phòng ông Tài, Hiếu thấy ông đang chăm chú xem hình trên computer. Hiếu gõ nhẹ vào cửa, ông Tài quay ra vui vẻ: “Coi hình đám cưới tui nè”.
Hiếu chăm chú nhìn hình cô gái trẻ hiền lành, e thẹn trong chiếc áo dài trắng cô dâu đứng cạnh ông Tài. Hiếu chợt bùi ngùi khi nhìn đôi vợ chồng quá chênh lệch tuổi tác. Nhưng nàng tự trấn tĩnh biết đâu cô gái sẽ được hạnh phúc vì ông Tài là người tốt và hiền lành.
Tin ông Tài đã đám cưới lan nhanh trong hãng. Một vài người hỏi thẳng ông: “Nè cha, cha có động phòng không đó? Có giữ lời hứa để con nhỏ đi lấy chồng không đó?. Ông Tài nói nhỏ bẽn lẽn: “Ờ thì đám cưới xong, tui trở lại khách sạn, con nhỏ kéo tay tui nói bây giờ hai đứa là vợ chồng, nó ngủ ở đâu tui phải ngủ ở đó!”, “Rồi ông trả lời sao?”, “Thì trả lời gì nữa, tui đi theo nó” Tiếng cười, tiếng chúc mừng ông Tài đã hội nhập vào đời sống lứa đôi lại được dịp bùng lên. Có người thắc mắc: “Chắc tía má cổ còn trẻ há?”, “Ừa, nhỏ tuổi hơn tui, má cổ thua tui tới 8, 9 tuổi”, “Rồi ông xưng hô làm sao?”, “Thì kêu ông tía bằng anh, tính kêu bà má bằng chị, nhưng bị bả nhỏ tuổi quá, nên tui kêu bằng em” Cả bọn lại được một phen cười lăn lộn trước sự thành thật khai báo của ông Tài.
Ông Tài xúc tiến việc bảo lãnh vợ, ông được văn phòng dịch vụ di trú cho biết diện vợ chồng phải chờ lâu hơn diện hôn thê, hôn phu. Thế nên ông bảo lãnh vợ theo diện hôn thê cho nhanh. Bạn bè chia vui với ông cho đến ngày ông ra phi trường đón người vợ mới cưới.
Quà tặng và tiệc chúc mừng đựợc bạn bè thay phiên nhau tổ chức. Cho đến một hôm ông nói: “Vậy đủ rồi, con vợ tui nó thấy có tiệc mừng, nó hứng chí, tối nào nó cũng khều, tui mệt muốn nổ đom đóm!”.
Tin ông Tài…mệt muốn nổ đom đóm lan nhanh như điện xẹt. Bạn bè tra hỏi ông: “Nè, khai thiệt đi cha nội! đã quá rồi bày đặt than hả?”. “Tui nói thiệt, nó khều hoài. Tui mệt muốn đứt hơi, mà nó tỉnh queo!”.
Từng tràng cười thích thú nổi lên, ông Tài vẫn nghiêm trang kể tiếp: “Mấy ông bà biết không, mỗi tối ăn cơm xong, tui làm bộ đau lưng mệt mỏi, nằm coi TV rồi ngáp ngủ, đắp mền ngủ đại ngoài salon, chớ chun vô giường là chết mẹ. Ai dè nó nói để nó đấm bóp cho giãn gân cốt, rồi nó mần tới luôn, tui thở hổng nổi!”, “Thì ông nói cổ từ từ, sức người có hạn!”, “Trời ơi, nó hổng có hiểu, nó nói ba cái vụ vợ chồng hổng được lơ là! vậy mới chết!”, “Ngó cổ hiền lành mà cũng dữ dội há?”, “Ở đó mà hiền lành, gái quê mà, nó đơn giản lắm, nghĩ sao làm vậy hà, thiệt tình tui hổng biết tính sao, để lâu dám phải bò, chớ đi gì nổi”. Trong lúc bạn bè vui cười về những thố lộ mộc mạc của ông, thì ông Tài lại càng lo âu bấn loạn.
o0o
Hai tháng trước, ông Tài vui mừng tuyên bố đã tìm được việc làm cho vợ. Ai cũng nghĩ hai vợ chồng ông cùng đi làm, tài chánh gia đình sẽ khá hơn,. Nhưng với ông Tài, ông tin khi có việc làm, vợ ông sẽ phải chú tâm vào công việc, chuyện kia sẽ tự động giảm bớt. Ông hy vọng đời sống chăn gối của vợ chồng ông sẽ cân bằng hơn. Viễn tượng được ngủ đẫy giấc như ngày còn độc thân đã khiến ông vui vẻ khác thường. Ông tâm sự với bạn bè: “Đây rồi có công ăn việc làm, nó sẽ tiêu hao nhiều …năng lượng. Làm việc ngày 8 tiếng là hết xí quách rồi! Hy vọng vụ kia nó bớt bớt, thì mình cũng khoẻ”.
Nhưng nét tươi vui của ông Tài từ từ chùng xuống và trở lại trầm tư như cũ. Ông bộc bạch với bạn bè: “Tui tưởng 8 tiếng đồng hồ làm việc, nó sẽ bớt cái vụ kia, dè đâu càng làm việc nó càng khoẻ mấy ông ơi! Nó vui nữa, sau giờ làm việc tui đón về, nó ca cải lương ỏm tỏi trên xe. Về tới nhà, nó nhào vô bếp nấu cơm, ăn xong nó rửa chén ào ào, rồi tắm rửa, nói tui đi ngủ sớm. Đêm qua nó khều tui mấy trận, tưởng phải kêu xe cấp cứu.”, “Thôi cha nội, cha kể cho bạn bè thèm chớ gì? Cha là trai tân mới lấy vợ, nó vậy, chớ tụi tui kinh qua hết rồi, muốn thì tụi này truyền kinh nghiệm cho”. Ông Tài với nét mặt thành khẩn: “Tui nói thiệt, tui tính kiếm thêm việc cho nó làm, đặng nó bớt cái vụ kia, chớ không hiểu sao nó xung quá mạng!”
Nghe ông Tài tâm sự, Hiếu bỗng muốn gặp cô gái. Hiếu hỏi: “Bác nói thiệt không? Bác muốn cổ làm thêm việc, bác không sợ lỡ cô quá sức rồi sanh bệnh sao?”, “Tui biết cái sức của nó cô à, con gái dưới quê mà, nó mạnh lắm không bệnh tật gì đâu!”, “Tui muốn mai mốt ghé thăm cổ cho có bạn”, “Ừa không chừng có bạn, nó khuây khoả cái vụ kia, để cuối tuần tui dắt nó tới thăm cô!”.
o0o
Ông Tài dắt vợ đến thăm Hiếu. Cô gái đi sau ông len lén nhìn quanh nhà. Khuôn mặt bầu bĩnh linh động với nhiều nét trẻ thơ khiến Hiếu có cảm tình. Ông Tài giới thiệu: “Bữa nay tui dắt cổ tới giới thiệu với cô đặng chị em quen biết. Chào cô Hiếu đi!” Cô gái nhìn Hiếu cười: “Chị mạnh giỏi há?”, “Chị cũng O.K, em ngồi ghế đi, em thấy ở Mỹ đời sống dễ chịu không?”, Cô gái kéo ghế ngồi, vừa nhìn quanh căn phòng, vừa trả lời: “Dạ sướng quá sướng! Bên bển nghe nói đi Mỹ là tới Thiên Đàng gồi! Hồi mới tới em gung lắm, bị họ hổng nói tiếng mình, nhờ anh Tài dạy nói mấy chữ hé lô, hao a du này nọ nên cũng đỡ”, “Nghe nói em đi làm rồi hả? có vui không?”, “Dạ, dzui”, “Có cực không?”, “Dạ không, công chiện nhẹ hều, hồi còn ở bên bển, em xắt chuối cho heo ăn từ sáng tới chiều, gụng gời cánh tay lun, còn công chiện ở đây đâu thấm gì!”. Ông Tài cười mím chi: “Ừa hổng thấm gì, thì kiếm thêm công chiện làm tiếp, chớ tui cũng mệt quá rồi!”. Cô gái ngạc nhiên nhìn ông Tài: “Ủa, sao anh hổng nói, anh nghỉ làm đi, để em đi làm em nuôi anh được mà”, “Không phải vụ đi làm, vụ kia kìa, cô hành tui, tui mệt, hiểu không?”, “Vụ gì, em đi làm dzìa, em nấu cơm, em rửa chén, em mần hết công chiện trong nhà, em biết anh lớn tuổi, em đâu dám để anh làm chiện gì!”. Ông Tài lẩm bẩm: “Tui hổng có nói công chuyện nhà, tui nói vụ kia kìa, vụ lên giường đi ngủ á”. Cô gái quay sang Hiếu phân trần: “Chị biết hông, khi ảnh cưới em, ba má em nói ảnh lớn tuổi gồi, gáng chăm sóc cho ảnh để trả cái ơn, cái nghĩa ảnh đem em sang đây, đừng ham đời sống xa hoa trai gái mà guồng gẫy ảnh, là có tội với ông bà, trời đất. Hồi nào tới giờ ảnh chưa có vợ con, phải gáng kiếm cho ảnh đưá con nối dòng. Em đi làm dzìa em mệt muốn đứt hơi dzị, nhưng nhớ lời má, em gáng tươi dzui, đặng ảnh dzui, đặng vợ chồng dzui dzầy kiếm đưá con, em cũng thèm có đứa con hủ hỉ. Em biết ảnh già gồi, nên cũng khó, em phải gáng…”. Cô gái bỗng khóc mùi mẫn, ông Tài ngồi chết trân. Chừng như không kềm giữ nổi tâm sự bị đè nén, cô gái khóc sướt mướt thố lộ: “Chị biết hông, tuần trước ảnh nói mấy tháng nữa ảnh về hưu, ảnh muốn về Việt Nam sống, nhưng ảnh không cho em theo. Em hỏi tại sao? Ảnh nói em còn trẻ, ảnh muốn em ở lại đây lấy chồng có con, chớ ảnh không muốn có con với em, ảnh sợ ảnh già gồi, lỡ ảnh chết, khi đó con cái còn nhỏ hổng có cha, em hổng đủ sức nuôi. Em nói bằng giá nào em cũng ở bên ảnh, lỡ ảnh có đau yếu gì em chăm sóc cho ảnh. Em hổng cần có con nữa, em thương ảnh mà ảnh không thương em…”
Mặt ông Tài trắng bệch, ông nắm tay vợ, thương cảm: “Thiệt tình ban đầu tui không để ý nhiều, nhưng hơn một năm nay, vợ chồng gần gũi, quen hơi, tui thương em chớ, vì thương em nên không muốn em khổ vì tui. Tui biết em làm đúng bổn phận và thiên chức làm vợ, tui biết ơn em. Phải chi em sanh trúng cái thời tui còn trẻ, thì vợ chồng mình xà quần cũng con đàn cháu đống rồi”. Ông Tài đứng lên nói với Hiếu: “Thôi vợ chồng tui về, tới thăm cô mà than van chuyện gia đình riêng tư thiệt tình ngoài ý muốn của tui, nhưng cũng nhờ vậy mà tui hiểu được cái bụng của vợ tui”, “Không sao đâu bác à, tui thấy bác may mắn lắm đó. Có bà xã trẻ thương yêu hết lòng!” Ông Tài cười dễ dãi:“Tui cũng biết vậy, nhưng phải chi tui còn trẻ, chớ già quá rồi, đâu còn hơi sức mà chạy cô”. Cô gái đứng lên, đôi mắt vẫn đỏ hoe: “ Em cảm ơn chị hiểu em, đây gồi ảnh hất hủi em, em tự tử em chết cho ảnh vừa lòng”. Ông Tài nhìn vợ: “Nói bậy nà, ai hất hủi em, người ta chỉ nói từ từ cái vụ kia thôi! Tự tử rồi lấy ai có con với tui đây!”.
Trời bỗng mưa xối xả, ông Tài ôm vai vợ chạy ra xe, Hiếu thấy cô gái nhanh nhẹn mở cửa đẩy ông Tài lên xe và mở cửa bước vào băng ghế sau. Cô vươn người ra phía trước cài seat bell cho ông, lau mặt cho ông, vuốt vài sợi tóc lòa xoà trên trán ông. Hai tay cô âu yếm để trên vai ông, và chiếc xe từ từ lăn bánh ./.


 
Em,
Chỗ của tui có cái không vui là không có tiệm sách Việt. Tui cũng như em, chỉ thích đọc sách giấy, mà giờ thì không có lựa chọn nào khác ngoài sách trên mạng. Từ ngày làm quen với sách trên mạng, mắt tui yếu dần thấy rõ, nhưng vì mê sách quá, nên phải chịu trận.
Thân.
 

Những Người Thầy:
Chuyện Thật Với Mong Ước Gặp Lại
Những Người Ơn Cũ


Hôm nay đọc bài “Thầy Tôi” trên Báo, làm cho tôi chạnh nhớ lại mình cũng có một vị Thầy không phải dạy ở nhà trường, vì tôi chưa bao giờ được cắp sách đến trường tại VN hồi tuổi ấu thơ.Tôi vốn sinh ra trong gia đình nghèo ở Quảng Trị, năm lên 8 tuổi tôi đã rời xa gia đình vào Huế ở giúp việc (gọi là ở đợ) cho gia đình ông Đỗ Trí, Trung úy Trưởng Ty An ninh ở Thành Nội Huế cho đến năm 1962.Trong nhà có một cậu Gia sư tên là Phú, đến ở trọ dạy kèm để chờ ngày thi Tú tài. Châu là cô bé 11 tuổi con gái đầu lòng của ông bà Trí, nhỏ thua tôi ba tuổi. Một bữa nọ, Châu không thuộc bài, tôi bồng đứa em nhỏ của Châu ngồi chơi trước thềm, tôi trả bài dùm cho Châu, cậu Phú nhìn ra thấy tôi và hỏi rằng “Hoa ơi, làm sao em thuộc bài?”- Thì em nghe Cậu giảng đêm hôm qua mà, thế là từ dạo ấy cậu Phú thương tình âm thầm đưa bài vở của Châu học cho tôi sao chép.Để đáp lại công ơn cậu Phú, tôi giặt áo dùm, đôi lúc thấy bữa ăn còn lại ít quá, tôi nhường lại phần ăn của mình cho cậu ấy. Ngày tháng trôi qua tôi không nhớ rõ là bao? Nhưng một ngày buồn lại đến!Cậu nói là cậu đi nhập ngũ, chúc Hoa dùng chút vốn liếng chữ nghĩa ấy mà tiến lên với đời nhé. Cậu còn dặn là hãy đọc truyện nhiều là em biết chữ thôi! Rất tiếc ngày ấy tôi không xin địa chỉ Cậu, và hỏi quê quán Cậu ở đâu? Cậu dáng người cao, da ngâm, hơi rỗ một tí. Cậu ơi, hiện giờ Cậu ở đâu? Có còn sống không? hay đã bỏ mình ngoài chiến trận như bao Anh hùng khác? Cậu là bậc Thầy rất vĩ đại của em, Cậu có biết không?Em mang theo hình bóng Cậu suốt cả cuộc đời mình. Khi Cậu đi rồi em cũng thôi ở nhà ông Trí, về quê học may. Năm 1966 quê em lại chiến tranh khói lửa. Ba em lúc ấy ở Tiểu Đoàn 22 Pháo Binh, nên gia đình em vào Tam Kỳ.Ở đó, em gặp được người Thầy thứ hai là Chị Lý Thị Bích Thuỷ, quán may em ở gần trường đánh máy chữ. Không có hàng may, em thường đứng trước trường nhìn vào mà ước mơ... mình cũng được như họ.Vài ngày như thế trôi qua, một hôm em đang mơ màng thì một bàn tay đặt nhẹ trên vai em, “Ê bồ, sao ngày nào cũng đứng nhìn vậy? Em mắc cở bỏ chạy, thì Chị Thuỷ níu lại hỏi cho rõ chuyện. Tủi thân, em oà khóc... Từ đó Thuỷ làm bạn, và trả tiền cho em đi học. Vài tháng sau em được Thuỷ xin cho đi làm Thơ Ký đánh máy cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại Chu Lai. Trước khi đi làm, Thuỷ dạy cho em, thuộc hết vần ABC và đếm từ One đến One hundred. Năm 1968, Chị Thuỷ và Huyền (tức là Hoa, tên em hồi đó) mất liên lạc! Năm 2000 Huyền có vào Chu Lai và tìm được Chị Toàn, Chị cho địa chỉ Thuỷ ở Fort Lauderdale. Về lại Mỹ, Huyền hết sức vất vả mà cũng không tìm được! Với tâm nguyện của Huyền, ước mong một phép lạ, cho Huyền gặp được hai người Thầy mà Huyền đã mang theo hình bóng từ 40-50 năm nay.Mỗi lần đi đâu đông người Việt, Huyền không quên hỏi tên của hai vị, nếu không gặp được hai vị trong những ngày còn lại cuối cuộc đời, Huyền vẫn mãi mang theo hình bóng hai vị Thầy khả ái đến kiếp hậu lai. Hiện tại, nếu còn thở Huyền vẫn còn hy vọng... Ngoài ra, nhắn tin: Em Đỗ Thị Minh Châu, bây giờ em và gia đình ở đâu? Chị không biết tên của Mẹ em, chỉ biết tên và cấp bậc của Ba em mà thôi! Châu rất đẹp, ông bà Trí cũng rất đẹp và rất phúc hậu, người di cư 1954, đọc được câu chuyện nầy Ai có biết tin, xin cho Huyền tin để được liên lạc.Tự truyện này cũng là lời nhắn tin rất tha thiết, mong được hồi âm.Trương Thị Thu Huyền ( tức Hoa) -- 724.667.2345 (cell)
 
Những Người Thầy:
Chuyện Thật Với Mong Ước Gặp Lại
Những Người Ơn Cũ
.............................................................................................................................
Châu rất đẹp, ông bà Trí cũng rất đẹp và rất phúc hậu, người di cư 1954, đọc được câu chuyện nầy Ai có biết tin, xin cho Huyền tin để được liên lạc.Tự truyện này cũng là lời nhắn tin rất tha thiết, mong được hồi âm.Trương Thị Thu Huyền ( tức Hoa) -- 724.667.2345 (cell)

Thà rằng đừng bao giờ gặp lại...những tình cảm và hình ảnh quá khứ sẽ còn đẹp mãi trong lòng..giống như ông gìa noel..trong trí tưởng tượng của bao nhiêu trẻ thơ...
Cuộc đời đẹp biết bao khi có những bà tiên trên thảm cỏ...những Bồ Tát..trong cuộc sống dù chỉ còn là trong quá khứ rất xa xưa

Năm xưa 1 công ty du lịch Nhật Bổn tổ chức 1 buổi du lịch cho những người đăng kí.. bất kì đó là nam hay nữ nhưng phải trên 70 tuổi
Cái đặc biệt của buổi du lịch này là người đăng kí sẽ được đi du lịch chung với người tình đầu tiên của họ...mà mối tình này đã tan vỡ...để lại trong lòng nhiều đau đớn..và qua bao thời gian đến nay vẫn còn nhớ nhung...nuối tiếc...
Điều kiện là hãy cho công ty du lịch địa chỉ cũ...hoặc các chi tiết về nơi ở..trường học của người tình đầu ấy...cũng với năm đã xảy ra...
Họ sẽ nhờ công ty thám tử tìm cho ra...rồi thương lượng...để tổ chức cho các cặp này 1 buổi du lịch dài ngày....
Rất đông người đăng kí...và các thám tử cũng nhiều thành công để tìm cho ra đúng người xưa...của khách hàng..
Họ gặp nhau ngay trên xe và Buổi du lịch bắt đầu khởi hành

Kết quả...nhiều người đòi về nửa chừng...1 số gồng lên đi cho hết chặng du lịch dài ngày với người yêu quí năm xưa....
Ai cũng quay quả yên lặng ra về Công ty du lịch níu khách lại đặt câu hỏi :
“Bác có muốn đi du lịch kiểu này lần nữa không?”
Không...nếu tôi biết thế này tôi chả đi đâu...người tôi yêu quí năm xưa đâu có như thế này : già nua...lụm khụm ,xấu xí cọc cằn
Buổi gặp mặt làm tôi ...vỡ mộng...thà tôi đừng gặp còn hay hơn
 
Last edited by a moderator:
Đọc lúc rảnh :

Thứ Hai, 26/11/2012 - 07:32

Một kẻ tham lam, đất nước trả giá đắt!(Dân trí) -

Sự cả tin cộng với tư duy nóng vội, dốc tiền, đổ của để mong biến một “lọ lem” phút chốc trở thành hoàng hậu là điều không thể, nhất là trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt, đầy cạm bẫy như hiện nay thì việc thất bại là khó tránh khỏi…
>> Những dự án “hậu Vinashin” bị bỏ rơi

Tien-roi-xuong-bien-copy2-91bb3.jpg

(Minh họa: Vũ Toản)

Những con tàu khổng lồ hàng trăm ngàn tấn như một niềm kiêu hãnh của nền đóng tàu Việt Nam đang nằm chờ hoen gỉ. Các cái tên đầy kiêu hãnh một thời như Sea Eagle, Vinashin Atlantic, Green Sea, Lash Sông Gianh, New Energy, New Phoenix, Hoa Sen… đang trở thành những “bóng ma” dật dờ trên những bến cảng cả trong và ngoài nước.
Khối tài sản khổng lồ từ hàng trăm đến cả ngàn tỉ đồng không chỉ là đống sắt vụn đang tan dần vào biển mà mỗi ngày còn phải tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền của để bảo trì, bảo dưỡng, trông coi và nợ lãi. Nghiêm trọng hơn là trong đó có một số tàu bị xiết nợ ở nước ngoài khiến hàng chục thủy thủ Việt Nam bơ vơ nơi đất khách.
Có thể nói, những mất mát do Tập đoàn Vinashin gây ra là vô cùng khủng khiếp và còn ám ảnh nền kinh tế Việt Nam lâu dài. Không chỉ mất hàng tỉ USD giữa lúc nền kinh tế khó khăn, những nợ nần còn làm suy giảm uy tín Việt Nam đối với thị trường tiền tệ thế giới.
Song, vụ Vinashin vừa cần có một cái nhìn nghiêm khắc nhưng lại phải rất bình tĩnh, không tách rời bối cảnh lịch sử của nó. Có vậy mới đảm bảo tính khoa học, khách quan và quan trọng hơn là rút ra nhữnng bài học từ sai lầm nghiêm trọng này để từ đó có phương án xử lý thích hợp nhất.
Trước hết, ý tưởng xây dựng Vinashin trở thành một tập đoàn hùng mạnh là một chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng & Nhà nước. Trong xu thế hướng ra biển của thế giới hiện đại, một quốc gia có hơn 32.00 km bờ biển cùng hàng ngàn đảo lớn nhỏ mà ngành hàng hải yếu kém là điều hết sức vô lý. Nó vô lý không bởi chỉ trong lĩnh vực phát triển kinh tế mà sâu xa hơn, còn là vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Những đoàn tàu vận tải, tàu đánh cá và cả tàu du lịch chính là những chủ nhân của biển khơi, khẳng định chủ quyền biên cương của đất nước.
Thế nhưng từ một ý tưởng tốt đến một việc làm tốt là một khoảng cách xa, rất xa. Cái khoảng cách giữa núi cao và vực thẳm ấy đôi khi chỉ vì sự nhầm lẫn trong bổ nhiệm một cán bộ chủ chốt.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, đã từng có một Gia cát Khổng Minh tài ba lỗi lạc nhưng chỉ vì tin tưởng một viên tướng khoác loác, ba hoa Mã Tốc mà mất cả Nhai Đình để từ đó, thay đổi cục diện của cuộc chiến.
Trong thời đại hiện nay, sự cả tin cộng với tư duy nóng vội, dốc tiền, đổ của để biến một cô “lọ lem” ngày một, ngày hai trở thành hoàng hậu là điều không thể, nhất là trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt, đầy cạm bẫy như hiện nay thì việc thất bại là khó tránh khỏi.
Chúng ta từng chứng kiến có thời điểm Vinashin là tâm điểm mà mọi nhu cầu đều được tập trung đến mức tối đa, mọi yêu cầu đều được đáp ứng với khả năng cao nhất.
Đáng lý ra khi đó, chúng ta cần có cái nhìn bình tĩnh và khoa học, tức là trước khi muốn biến nàng lọ lem thành bà hoàng hậu thì nên và cần trang bị cho nàng một lưng vốn hành trang tối thiểu.
Tiếc thay, có lẽ do đã quá tin vào viên “Mã Tốc” Phạm Thanh Bình để rồi giờ đây phải gánh chịu hậu quả. Ông ta đã tự khoác cho mình một cái áo quá rộng, kê cho mình cái ghế quá cao so với tài năng và phẩm chất.
Điều đáng nói là giờ đây, ông ta chỉ chịu có 20 năm tù nhưng nhân dân và đất nước thì không biết phải trả cái giá này đến bao giờ.

Bùi Hoàng Tám


BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!


http://dantri.com.vn/blog/mot-ke-tham-lam-dat-nuoc-tra-gia-dat-666638.htm
 
Last edited by a moderator:
Thưa,
Cha mẹ tui ít học, nghèo. Ráng cho bầy con đi học tới đâu hay đến đó. Mà đám con là anh em tụi tui vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ, mà cũng vừa theo đủ thứ "Mode học trò". Anh em chúng tôi chỉ học được Mẹ ở lòng Nhân-ái, ở Cha ở lòng Trong sạch, ở tính Ngay thẳng, Tương-trợ, còn tất cả những thứ hay ho khác đều được "nhập" vào anh em chúng tôi qua Thầy Cô và ngoài Xã-hội.
Nhân ngày Thầy Cô, tui xin thắp nén hương lòng cúi lạy biết ơn hết chư-vị, ở Trường Học cũng như Trường Đời, đã rộng tay dạy bảo anh em chúng tôi.
Trung.

Đó là lý-do tại sao tui thấm câu chuyện Cô Hoa trên. Đó là tại sao tui thấm cái nếp suy-nghĩ của cô bé giúp việc trong phim Oshin. Ôi, những người đã đưa rộng tay ra, giúp mở-mang trí óc người khác.

Tui vừa xem bài nầy, mời quý bạn cùng xem:



Đại Hạ Giá

Thời buổi này còn cái gì không hạ giá nhỉ? Sách vở, quần áo, đồ điện tử v...v... hạ giá! Tôi cầm mảnh bằng đại học cạ cục mãi chưa tìm ra việc làm, cũng nhào ra vỉa hè bán sách đại hạ giá. Từ Victor Hugo, Leon Tolstoy, Tagore, Dostoievski... đến Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng... cả thảy đều bị “hạ” nằm la liệt. Lắm lúc ngồi chồm hổm nhìn xuống các tên tuổi từng “vang bóng một thời”, tôi thầm hỏi:
- Nên cười hay nên khóc, thưa chư liệt vị?

Cách đây ít lâu, một ông lão hình dáng tiều tụy mang đến bán hai pho sách dày. Một cuốn là “Hán Việt Từ Điển” của Đào Duy Anh do Khai Trí tái bản. Cuốn kia là “Petit Larousse Illustré” in tại Paris năm 1973. Sách còn tinh tươm lắm, hẳn chủ nhân đã xài rất kỹ. Thấy giá rẻ, tôi mua. Loại ấn bản này đây, gặp loại khách biên biết, bán cũng được lời.


Ngoài bìa và một số trang ruột của mỗi cuốn, đều có ấn dấu son hình ellipse: “Bibliothèque - Đô Bi - Professeur”. À, té ra ông lão vốn từng là giáo chức. Thảo nào! Cất tiền vào ví rồi mà ông cứ dùng dằng nuối tiếc, ngoảnh lại nhìn những tài liệu - tài sản phải đứt ruột bán đi. Ngoái mãi mấy lần rồi ông mới dắt chiếc xe đạp cà tàng đạp về. Mắt ông đỏ hoe. Lòng tôi chợt se lại!

Chiều 25 Tết. Ngồi cạnh các danh tác tôi vẫn lim dim, thấp thỏm, chồm hổm ra đấy. Qua đường không ai thấy, lá vàng rơi trên giấy. Sài Gòn chả có mưa bụi cho đủ khổ thơ Vũ Đình Liên. Nhưng bụi đường thì tha hồ, đủ khổ thứ dân lê lết vệ đường như tôi.


- Anh mua bánh bò, bánh tiêu?


Một chị hàng rong đến mời. Tôi lắc đầu. Bỗng chị sững người chăm chú nhìn vào hai bộ từ điển. Chị ngồi thụp xuống, đặt sề bánh bên cạnh, cầm hết cuốn này đến cuốn kia lật lật. Rồi chị hỏi giá cả hai. Ngần ngừ lúc lâu, chị nói:


- Anh có bán... trả góp không?
- Trời đất ơi! Người ta bán trả góp đủ thứ, chứ sách vở, sách đại hạ giá ai đời bán trả góp? Vả lại, tôi nào biết chị là ai, ở đâu?
- Tôi cần mua cả hai - chị nói tiếp - xin anh giữ, đừng bán cho người khác. Khi nào góp đủ, tôi sẽ lấy trọn. Anh thông cảm làm ơn giúp tôi.


Thấy lạ, tôi hỏi chuyện mới vỡ lẽ. Đô Bi chính là thầy cũ của chị hàng rong. Chị Tám (tên chị) bất ngờ thấy có dấu son quen, hiểu ra hoàn cảnh của thầy, bèn nảy ý chuộc lại cho người mình từng thọ ơn giáo dục. Song, bán bánh bò bánh tiêu nào được bao nhiêu, lại còn nuôi con nhỏ, không đủ tiền mua một lần nên chị xin trả góp.


Tôi cảm động quá, trao ngay hai bộ từ điển cho chị Tám:


- Chị hãy cầm lấy, kịp làm quà Tết cho thầy. Tôi cũng xin lại đúng số vốn mà thôi, chị à.
- Nhưng...
- Đừng ngại, chị trả góp dần sau này cũng được.


Chị lấy làm mừng rỡ, cuống quít trả tôi một ít tiền.
- Chao ôi, quý hóa quá! Cảm ơn... cảm ơn... anh nhá!


Mai lại, chị Tám trả góp tiếp. Chị kể :
- Thầy Bi thảm lắm... Gần Tết, cô lại ngã bệnh... Thầy nhận sách, mừng mừng tủi tủi tội ghê, anh à!... Thầy cũ trò xưa khóc, khóc mãi!


Tôi vụt muốn nhảy cỡn lên và thét to:


Hỡi ông Victor, ông Lev, ông Dostoievski... ơi! Ông Khái, ông Vũ, ông Ngô... ơi! Có những thứ không bao giờ hạ giá được! Có những người bình thường, vô danh tiểu tốt nhưng có những kiệt tác không hạ giá nổi, đó là ‘Tấm lòng’”.
 
Last edited:
Đọc khi rảnh :

Chị bước vào quán, kín đáo nhìn quanh như tìm người quen... Rồi chị lấy xấp vé số giấu trong
giỏ ra, nhẫn nại rao ...
Chị nhỏ nhẹ mời, lặng lẽ rút khi khách lảng đi.

Tôi gục mặt trên bàn bia... muốn mua nhiều vé số của chị mà không ngẩng lên được…!
Chị là bạn vợ tôi, trước dạy cùng trường...
(Đức Nam)
 

Bài hay...


Câu chuyện Khoa Học về cha đẻ thuyết Tương-Đối.
TG chuyển ngữ.

Vị giáo sư triết học, là người vô thần, không tin có Thượng Đế, đứng trước lớp học của ông và nói:
- Để tôi nói cho các bạn biết là tôn giáo vốn có những điều không ổn đối với khoa học.

Ông liền chỉ một người trong đám sinh viên mới của ông và bảo anh ta đứng dậy:
- Này con, con là người theo đạo Tin Lành phải không?
- Thưa thầy, phải.
- Vậy thì con tin vào Đức Chúa Trời?
- Vâng, tuyệt đối như vậy.
- Vậy thì Đức Chúa Trời có tốt không?
- Chắn chắn rồi. Ngài rất tốt.
- Vậy thì Đức Chúa Trời toàn năng? Ngài làm được mọi sự không?
- Vâng, được mọi sự.
- Thế con là người thiện hay ác ?
- Kinh Thánh nói con là người ác.
Vị giáo sư hơi nhăn mặt:

- A ha! Kinh Thánh! Ông trầm ngâm một chút.
- Đây, ta hỏi con.. Ví dụ như có một người bệnh ở đây và con có thể chữa được cho ông ta. Con có khà năng làm việc đó. Vậy con có muốn giúp ông ta không? Con có muốn thử giúp không?
- Thưa thầy, con sẵn lòng.
- Như vậy con là thiện.
- Con không dám nói như vậy.
- Nhưng tại sao không nói được? Vì con sẵn lòng cứu một người bệnh hoạn tật nguyền. Đa số chúng ta đều sẵn lòng. Nhưng Đức Chúa Trời thì không.
Người sinh viên không trả lời. Do đó vị giáo sư tiếp tục :

- Đức Chúa Trời không giúp, có đúng không? Người em của ta là một Cơ đốc nhân chết vì bệnh ung thư, măc dù cậu ấy cầu nguyện Chúa Jesus chữa lành cho. Làm sao mà nói rằng Chúa Jesus tốt cho được? Con trả lời điều đó cho ta được không? Cậu sinh viên vẫn đứng im lặng.

- Con không trả lời được phải không? Vị giáo sư nói. Ông chậm rãi lấy ly nước trên bàn hớp một ngụm để cho cậu sinh viên thời gian thư giãn. Ông GS lại nói:


- Thôi bắt đầu lại cậu ơi. Này, Đức Chúa Trời có tốt không?

- Eh... Vâng, tốt, cậu sinh viên nói.

- Thế Satan có tốt không?

Cậu sinh viên không ngần ngại ở chỗ này:

- Không!
- Thế thì Satan từ đâu ra?

Cậu sinh viên yếu ớt:

- Từ Chúa mà ra.
- Đúng thế... Chúa tạo dựng ra Satan phải không? Hãy nói cho ta biết. Thế giới này có điều ác không?

- Thưa thầy, có.
- Điều ác ở khắp nơi, phải không? Và chính Chúa đã tạo dựng ra Mọi Sự, có đúng vậy không?

- Thưa đúng.
- Vậy thì ai tạo ra điều ác?

Vị giáo sư tiếp tục:

- Nếu Đức Chúa Trời tạo dựng ra mọi sự, vậy thì Chúa đã tạo ra điều ác, bởi vì điều ác hiện hữu, và theo nguyên tắc khoa học đã định nghĩa, thì Đức Chúa Trời là ác.

Thêm lần nữa, cậu sinh viên không có câu trả lời.
- Thế những bệnh tật, sự vô luân, thù hận, và những điều xấu xa, tất cả điều đó có thật không? Vị giáo sư nói.

- Vâng, đúng là có thật như thế. Cậu sinh viên cúi rùn trên hai chân của mình.
- Thế ai đã tạo ra chúng?
Cậu sinh viên lại không trả lời, nên vị giáo sư lập lại câu hỏi:
- Ai đã tạo ra chúng?
Lại vẫn không có câu trả lời. Thình lình, vị giáo sư bỏ đi đến trước lớp học, đi qua đi lại. Cả lớp như chết lặng trong ngột ngạt.
- Nói cho ta biết, ông tiếp tục trên một sinh viên khác. Con có tin vào Chúa Jésus Christ không? Cậu sinh viên này lạc giọng:

- Vâng, thưa giáo sư, con tin.

Ông ta dừng lại:
- Khoa học nói rằng bạn có năm giác quan. Chúng ta dùng chúng để nhận diện và quan sát thế giới chung quanh chúng ta. Vậy có bao giờ các cậu thấy Chúa Jésus Christ chưa?
- Thưa không, con chưa bao giờ găp Ngài.

- Vậy hãy nói cho chúng ta biết, con có nghe Chúa Jesus của con bao giờ không?
- Thưa không, con chưa bao giờ nghe.

- Thế, con có bao giờ cảm giác Chúa Jesus không, nếm được Jesus hay là ngửi được Chúa Jesus của con không? Thế con có bao giờ cảm ứng được về Chúa Jesus Christ hay là Đức Chúa Trời trong cùng ý nghĩa đó không?

- Không, thưa thầy, con e rằng con chưa cảm nhận như vậy bao giờ.
- Vậy mà cậu vẫn tin vào Ngài sao?
- Vâng.

- Theo nguyên tắc của kinh nghiệm, thử nghiệm và chứng minh khoa học, thì khoa học xác nhận rằng Đức Chúa Trời không hiện hữu. Vậy thì cậu biện minh thế nào về điều đó?

- Không có điều gì, thưa thầy. Con chỉ có Đức Tin.

- Vâng, đức tin. Vị giáo sư lập lại. Và chính đó là điều mà khoa học thấy là nan giải đối với đức tin về Đức Chúa Trời. Không có bằng chứng gì cả, mà chỉ có đức tin.

Cậu sinh viên đứng im lặng một lúc, trước khi đặt câu hỏi lần đầu tiên với vị giáo sư:

- Thưa thầy, có một điều gì gọi là “nhiệt”, là sức nóng chăng?
- Vâng.
- Và có điều gì gọi là “hàn”, là sức lạnh không?
- Có chứ, có sức lạnh chú!
- Thưa thầy, không có.Vị giáo sư quay nhìn cậu sinh viên, và cảm thấy hết sức tò mò muốn tìm hiều. Căn phòng bỗng dưng im lặng. Cậu sinh viên bắt đầu giải thích.
- Chúng ta có nhiều thứ nhiệt, đa nhiệt lượng, siêu nhiệt lượng, đại nhiệt lượng, tiểu nhiệt lượng,vô tận nhiệt lượng, vô nhiệt lượng, nhưng chúng ta không có thứ gì gọi là “hàn lượng”. Chúng ta có thể đưa hàn độ xuống 458 độ F dưới zero. Mỗi cơ thể hay vật thể chỉ nghiên cứu được khi truyền năng lượng, và nhiệt là thứ đã làm cho cơ thể hay vật thể có thể truyền năng lượng. Độ-không tuyệt đối (-458F) là sự hoàn toàn vắng mặt của cái gọi là Nhiệt. Như giáo sư thấy đó, Hàn, sức lạnh chỉ là chữ chúng ta dùng để nói lên sự thiếu vắng của Nhiệt mà thôi. Chúng ta không thể đo Hàn độ. Nhiệt độ có thể được đo bằng các đơn vị của hàn-thử biểu. Hàn thì không phải là đối nghịch với Nhiệt, thưa giáo sư, mà nó chỉ là sự vắng mặt của Nhiệt mà thôi. Sự im lặng phủ khắp căn phòng. Đâu đó, một tiếng rơi nhẹ của cây bút trở thành vang dội như tiếng búa.Còn sự tối tăm thì sao, thưa giáo sư? Có cái gì được gọi là sự tối tăm không?

- Vâng, có. Vị giáo sư trả lời không do dự. Đêm tối thì chúng ta phải gọi là gì nếu không phải là sự tối tăm?

- Thưa thầy, thầy lại sai nữa rồi. Sự tối tăm không phải là điều hay sự gì cả, mà nó chính là sự vắng mặt của điều gì đó. Chúng ta có ánh sáng thấp, ánh sánh bình thường, ánh sáng rực rỡ, ánh sáng chớp nhoáng, nhưng nếu liên tục mà chúng ta không có ánh sáng, thì chúng ta gọi đó là bóng tối, có phải không? Đó là cái nghĩa mà chúng ta dùng để định nghĩa cho cái từ đó. Trong thực tế, bóng tối không có hiện hữu. Nếu nó mà hiện hữu thì chúng ta đã làm cho bóng tối càng tối hơn, có phải vậy không?
Vị giáo sư bắt đầu mỉm cười với cậu sinh viên đang đứng trước mặt ông. Chắc khóa học này sẽ vô cùng hứng thú, ông tự nhủ:
- Thế thì cậu mày muốn chúng minh điểm gì đây?
- Vâng, thưa giáo sư. Tôi muốn chứng minh rằng nền tảng triết học của giáo sư từ khởi đầu đã có điểm khiếm khuyết. Do đó sự kết luận của giáo sư khi đặt trên nền tảng đó cũng không được vững chắc.
Không dấu được nỗi ngạc nhiên, vị giáo sư hỏi lại:
- Không vững chắc? Cậu mày có thể giải thích được không?

- Thầy lý luận dựa trên luật đối-tính. Thầy cho rằng có Sự Sống rồi thì là có Sự Chết. Một Đức Chúa Trời tốt và một Đức Chúa Trời xấu. Thầy xem quan niệm về Thượng Đế hay Đức Chúa Trời như là một điều hữu hạn có thể đo lường được. Thưa thầy, khoa học còn chưa giải nghĩa nổi một tư-tưởng!
Khoa học dùng điện lực và từ trường, nhưng có bao giờ thấy nó đâu, chứ đừng nói đến chuyện hiểu thấu được chúng một cách hoàn toàn. Nhìn xem Sự Chết như là đối nghịch với Sự Sống là chúng ta không hiểu biết đến sự kiện là tự trong bản chất Sự Chết không hề hiện hữu. Sự Chết không phải là điều gì đối nghịch với Sự Sống, mà chính là sự vắng mặt của Sự Sống. Bây giờ, thưa giáo sư, có phải thầy dạy sinh viên của thầy là: họ thoát thân từ dòng khỉ mà ra có phải không?

- Cậu mày nói đúng, nếu dựa vào tiến trình của thuyết tiến hóa. Vâng.

- Có bao giờ thầy thấy cái tiến hóa đó diễn ra trước mặt thầy chưa?
Vị giáo sư lắc đầu, vẫn tiếp tục mỉm cười. Và nhận ra rằng cuộc tranh luận thật mạnh mẽ, khóa dạy này sẽ mang lại cho ông nhiều thích thú.

Người sinh viên nói tiếp:
- Bởi vì không một ai đã từng quan sát tiến trình của sự tiến hóa thực sự diễn ra hay không, và cũng lại càng không chứng minh được cái tiến trình này là một điều gì đang cố gắng hình thành. Như vậy không phải là giáo sư chỉ đang dạy ý kiến của mình thôi sao? Và bây giờ, thầy không phải là một nhà khoa học, mà chỉ là người giảng giáo điều mà thôi!

Cả lớp bỗng bùng vỡ lên với những âm thanh nhốn nháo. Cậu sinh viên vẫn giữ im lặng cho đến khi cả lớp bình lặng lại.

- Bây giờ con muốn tiếp tục về quan điểm của thầy lúc nãy với người bạn kia. Để con cho thầy một thí dụ về điều con muốn nói.
Rồi cậu đảo mắt đi khắp căn phòng:
- Có bạn nào trong lớp, có bao giờ thấy được bộ óc của giáo sư chưa? Cả lớp vỡ ra với những tiếng cười.
- Có ai ở đây “nghe” được bộ óc của giáo sư đây chăng? Cậu lại tiếp. Hay là cảm giác được bộ óc của thầy chăng? Không ai có vẻ đã làm được chuyện đó. Vậy thì theo luật của kinh nghiệm, của thử nghiệm, của khoa học chứng minh, khoa học xác nhận rằng thầy không có bộ óc, xét theo nhiều phương diện, thưa thầy! Do vậy, nếu khoa học xác nhận rằng thầy không có bộ óc, làm sao chúng con có thể tin cậy được những điều thầy giảng thuyết nữa, thưa thầy?

Căn phòng bỗng im lặng. Vị giáo sư nhìn chăm vào cậu sinh viên, không đoán được ông đang nghĩ gì.

Cuối cùng, sau những giây phút gần như miên viễn, vị giáo sư già trả lời:
- Tôi đoán là các cậu phải thu nhận những lời đó bằng đức tin mà thôi.

Cậu sinh viên nói:
- Vậy bây giờ thầy chấp nhận rằng có cái gọi là đức-tin, và thực ra, đức-tin hiện hữu cùng với sự sống.
Cậu tiếp:
- Bây giờ, có cái gì gọi là điều ác chăng?

Không mấy tự tin, vị giáo sư trả lời:
- Dĩ nhiên là có. Chúng ta thấy nó mỗi ngày. Nó hiện diện trong những chuyện điển hình về sự vô nhân đạo giữa người và người. Những tội ác chồng chất, và bạo động xảy ra khắp nơi trên thế giới. Những thể hiện đó gọi là gì nếu không phải là điều ác?

Đến đây, người sinh viên trả lời:
- Thưa thầy, điều ác không có hiện hữu, hay ít nhất là nó không hiện hữu trong tự thân. Điều ác chỉ giản dị là Sự Vắng Bóng của Đức Chúa Trời. Là sự vắng mặt của Thượng Đế. Cũng giống như bóng tối, sự lạnh-lẽo, chỉ là cái từ mà người ta đặt ra để diễn tả sự vắng mặt của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã không tạo ra điều ác. Điều ác chỉ là hậu-quả xảy ra, khi con người không có tình yêu của Chúa trong trái tim họ. Nó giống như sự lạnh-lẽo chỉ đến khi không có sự hiện diện của sức nóng, và bóng tối chỉ đến khi nào không có ánh sáng.

Vị giáo sư ngồi xuống.

Câu chuyện chấm dứt.

***

Tái bút: Cậu sinh viên đó chính là Albert Einstein.
TG chuyển ngữ từ bản Anh ngữ không đề tên tác giả (nhận được từ e-mail). Xin bổ túc những thiếu sót, nhất là những danh từ khoa học khi tra cứu trong tự điển không thấy. Cảm ơn.

 
Ma đầu nói cái chuyện gì phức tạp..nhức đầu, chuyện dưới đây mới ác liệt nè.nhưng mà hổng biết nó là thiện hay ác

Cãi nhau
Bố mẹ cãi nhau:
Bố mua con chim sáo, nhốt trong lồng, treo ngoài vườn.
Mẹ mua con mèo, thả trong bếp.
Trưa, chẳng hiểu thế nào, khi bố về, con sáo không còn trong lồng, con mèo của mẹ đang phơi nắng ngoài sân. Bố đổ cho con mèo. Mẹ bảo không phải. Lại cãi nhau. Bố bỏ đến cơ quan. Mẹ về bà ngoại, mang theo nó đang thút thít khóc.
Chiều, người hàng xóm mang con sáo bay lạc sang trả, nhà chỉ còn bà vú già.

(Đặng Minh Hải)

Yêu
Ngày đó, yêu em mà không dám nói. Cứ chiều chiều tan lớp, ngồi đợi em về trong một góc quán cà phê đầu ngõ. Em thôi không học nữa.
Tôi quyết định viết thư tỏ tình. Thư viết chưa xong, em theo chồng xa xứ. Lá thư tình viết dở dang tôi còn giữ đến tận bây giờ.
Sáng qua, ngồi trên ghế xử ly hôn, ngỡ ngàng thấy em ôm con ngồi bên dưới, mắt đỏ hoe. Tối về, lục lại trang thư cũ định viết tiếp. Tìm mãi, không có cây bút nào trùng với màu mực cũ…
( Thu Vân)
 
Tui thích chuyện của ông Ẻn-Teng ở trên, mà cũng thích 2 chuyện của Lão nữa. Mà bộ Lão bận đi đá gà (móng đỏ) hay sao mà kể thiếu?
Thôi, để tui tiếp.
... (Cãi nhau)...
.... nhà chỉ còn bà vú già. Bèn hỏi:
- Bà ơi, bà nhặt giấy gì vậy?
- Cậu Mợ cãi nhau, xé sách quăng cùng nhà...
- Bà cho cháu xin 1 tờ coi!
Người hàng xóm cầm 1 tờ, đọc:
Nhà ông nầy cần sửa hàng rào, không cho anh hàng xóm sang nữa. Nhưng tìm hoài không thấy cái búa. Nghĩ:
- Chính là nó, mình sợ mất đồ, chưa làm được hàng rao, thì mất tiêu cái búa. Cái thằng sát vách chứ ai? Trông cái mặt nó gian thế nào ấy!
Mấy hôm sau, nhà nầy sửa lại chuồng bò, lại tìm được cái búa nằm trong đống rơm. Vui lắm! Sẵn con bò cái vừa đẻ chú nghé, bèn làm 1 con vịt tiết canh, mời anh hàng xóm. Nghĩ:
- Cái thằng tuy xí trai chút, nhưng nhìn kỹ, nó dễ thương, ngay thẳng...
*
... (
Yêu)...
... Tìm mãi, không có cây bút nào trùng với màu mực cũ... Nghĩ:
- May mà mình vì chuyện cây viết không trùng màu, nên không viết tiếp bức thư tình năm xưa. Mà tình mình còn không? Còn! Viết ngay bức thư mới, với hoàn-cảnh mới!
 
SINH NHẬT ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG

Chưa đến ngày sinh nhật, còn đến khoảng cả tháng, vợ đã lo nghĩ đến sinh nhật của chồng, con. Rồi chồng lo sinh nhật của vợ con, và con lo ngày mừng tuổi cho ba mẹ.

Duy chỉ một người, không ai lo đến - ông nội già yếu. Và cho đến một ngày - ngày ông nội mất.
Chồng hỏi vợ: Sinh nhật ông ngày nào?
Vợ hỏi lại chồng: Ngày nào là ngày sinh của ông?
Con cái hỏi cha mẹ: Ông sinh ngày tháng nào?

Vậy là cả con, dâu, cháu, chắt phải đi tìm ngày sinh cha ông trong chứng minh nhân dân đề làm bia mộ cho ông.
Đó là ngày sinh nhật đầu tiên và cuối cùng của ông.
Diệu An
 
Mấy người Úc hỏi tui:
- Sao không bao giờ thấy mầy mừng ngày sinh của mầy hết vậy?
- Tao không có sinh-nhựt.
- Ê! Tụi tao hỏi thiệt nghe mậy!
- Thì tao cũng nói thiệt với tụi bây. Bây nói tao nghe coi: Một thằng sinh ra dưới một ngôi sao xấu như tao thì có ngày sinh-nhựt để mà ăn mừng không?

Cả bọn xếp ve!
 
Last edited:
Tro Ấm :
Bọn cháu gái chúng tôi chẳng ai học được cách nhóm bếp của bà nội cả. Bà chỉ cần gạt bỏ lớp tro phủ trên mặt bếp lò, bỏ củi vào thổi nhẹ là có một bếp lửa đỏ rực.

Sáng nào cũng vậy, bà nội dậy thật sớm. Bà lặng lẽ nấu nước, lấy bộ đồ ông nội trên mắc áo đi giặt. Xong bà quay vào chuẩn bị bữa cơm, châm sẳn một bình trà nóng, rồi ra cửa gọi lớn:
"Ông ơi vào ăn cơm"
Cả nhà tôi luôn im lặng.
Ông nội đã mất 20 năm rồi!
Kim Liêu

Tro Ấm :
Bọn cháu gái chúng tôi chẳng ai học được cách nhóm bếp của bà nội cả. Bà chỉ cần gạt bỏ lớp tro phủ trên mặt bếp lò, bỏ củi vào thổi nhẹ là có một bếp lửa đỏ rực.

Sáng nào cũng vậy, bà nội dậy thật sớm. Bà lặng lẽ nấu nước, lấy bộ đồ ông nội trên mắc áo đi giặt. Xong bà quay vào chuẩn bị bữa cơm, châm sẳn một bình trà nóng, rồi ra cửa gọi lớn:
"Ông ơi vào ăn cơm"
Cả nhà tôi luôn im lặng.
Ông nội đã mất 20 năm rồi!
Kim Liêu

--------

Đạo đức con người..đạo đức ngề ngiệp suy đồi quá :

Một luật sư bị tố xâm hại thân chủ 14 tuổiThứ năm, 06/12/2012 23:53
Khi đến văn phòng luật sư để nhờ tư vấn, nữ sinh đã bị chính người này ép xem phim người lớn và xâm hại.

Công an thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) đang tạm giữ ông Phạm Hữu Hoàng, người vừa có chứng chỉ hành nghề luật sư, đang làm việc tại Văn phòng luật sư TH ở thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang, để điều tra vì ông có hành vi xâm hại thân chủ.

Theo bà ngoại của nữ sinh N. (SN 1999, ở phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy), cháu bà bị một người ngụ cùng địa phương hai lần xâm hại nên gia đình đã tố giác sự việc đến Công an phường Hiệp Thành.

Đến ngày 20/11, bà cùng cháu N. đã tìm đến văn phòng luật sư TH ở thị xã Ngã Bảy và được ông Hoàng tư vấn, cách làm đơn.
Ngay buổi chiều hôm đó, N. đến gặp ông Hoàng theo lời đề nghị của ông này. Tại đây, ông Hoàng đã có hành vi xâm hại cháu N.

Bà ngoại cháu N. còn nói, vị luật sư này còn nhiều lần gọi điện thoại cho bà yêu cầu đưa N. lên gặp nhưng gia đình không đồng ý.
175914_1.jpg
Nạn nhân đang nói về vụ việc
Nữ sinh N. cho biết, 'Sau đó ông luật sư đã gọi điện thoại cho cháu, rủ cháu đi uống cà phê ở một quán nước.
Khi cháu và ông ấy vào trong một 'tum' (chòi lá) của quán cà phê, ông ấy bảo cháu cởi đồ cho ông chụp hình và sờ soạng… thì các chú công an vào bắt ông ta'.

Luật sư Nguyễn Thành Vĩnh Thy, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Hậu Giang, cho biết ông Hoàng là thư ký tại văn phòng luật sư ở Ngã Bảy, vừa được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư vào tháng 10/2012.
Ông này vừa gửi hồ sơ xin gia nhập Đoàn Luật sư tỉnh Hậu Giang.

Chiều 5/12, bà Huỳnh Thúy Trinh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang, cho biết:

'Hội đã kiến nghị cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra và có kết luận để đưa ra xử lý nghiêm khắc người xâm hại trẻ em'.

Cũng theo bà Trinh, sự việc cháu N. bị xâm hại đang được công an làm rõ.

Chiều cùng ngày, ông Trịnh Quang Hưng, Bí thư Thị ủy Ngã Bảy, cho biết vừa được công an báo cáo vụ việc. Thị ủy sẽ chỉ đạo công an khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm người có hành vi phạm tội.

> Một học sinh 7 tuổi bị xâm hại rồi giết
> Bắt bác sĩ bị nghi xâm hại bé gái 3 tuổi

 
Last edited by a moderator:
Bắt thì bắt ngay. Tạm giữ, sau đó nếu đúng, tống giam.
Hội Phụ-nữ xun-xoe cái gì? Chạy 1 vòng lên Thị-Ủy mà làm chi?
Mệt quá!
 


Back
Top