Đôi điều cần suy nghĩ khi quyết định nuôi vật nuôi mới

Trong các bản báo cáo, bản kế hoạch của các cơ quan Nông Nghiệp các cấp, và trong các bài phát biểu của các vị Lãnh đạo, cụm từ “nuôi con gì ,trồng cây gì” thường rất hay được nhắc tới. Có lẽ cụm từ này có sức ám ảnh ghê gớm, nếu không vì thế, bà con nông dân đã không đổ xô đi tìm kiếm những con giống mới về nuôi, những cây trồng mới về trồng. Trên thực tế cũng có nhiều người thành công với những vật nuôi, mô hình mới giúp họ xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế. Vậy số còn lại thì sao, số còn lại chiếm bao nhiêu %?

Với công cụ rất thông dụng là google, tôi bắt đầu tìm kiếm các bài viết về những con vật được coi là hàng hot bây giờ và những vật nuôi truyền thống trong một năm trở về đây. Click enter:
- Vật nuôi “hot”
+ Cụm từ “Chồn nhung đen”: được 1680 kết quả
Và “cung cấp giống chồn nhung đen”: 1 kết quả
+ Cụm từ “nhím giống”: 9880 kết quả<o:p></o:p>
Và “cung cấp nhím giống”: 1510 kết quả<o:p></o:p>
+ Cụm từ “Gà sao”; 10200 kết quả<o:p></o:p>
Và “cung cấp gà sao giống”: 4kết quả<o:p></o:p>
+ Cụm từ “Heo rừng”: 40100 kết quả<o:p></o:p>
Và “cung cấp giống heo rừng”: 6 kết quả<o:p></o:p>
- Vật nuôi truyền thống:<o:p></o:p>
+ Cụm từ “heo giống”: 4080 kết quả<o:p></o:p>
Và “cung cấp heo giống”: 294 kết quả<o:p></o:p>
+ Cụm từ “ gà giống”: 4730 kết quả<o:p></o:p>
Và “cung cấp gà giống”: 295 kết quả<o:p></o:p>
Như vậy ta thấy những quan tâm về các giống vật nuôi mới rất nhiều, có thể nhiều hơn là các giống vật nuôi truyền thống, nhưng những bài viết có cụm từ “ cung cấp giống thì lại không nhiều, có thể cho thấy người chăn nuôi ít có cơ hội về lựa chọn nhà cung cấp”. Trong khi đó các vật nuôi truyền thống có số môi quan tâm tương đồng và những nơi cung cấp giống cũng nhiều hơn thấy rõ.<o:p></o:p>
Vậy những mối quan tâm đến các vật nuôi mới nói chung thì sao?<o:p></o:p>
- “Giống vật nuôi mới”: 408 kết quả, nếu trả kết quả vào bất cứ thời gian nào ta có:860 kết quả.<o:p></o:p>

Trong đó tôi tìm được một đường link rất quan trọng: http://irv.moit.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=18426
Đường link về Pháp lệnh giống vật nuôi, trong đó những quy định về giống vật nuôi mới cũng được đề cập tới (hình như rất ít người biết đến việc này)
Câu hỏi đặt ra là hình như bà con nông dân đã có thể hình dung hết được các vấn đề có thể xảy ra khi bắt tay vào nuôi một vật nuôi mới nào đó hay không hay là quyết định của họ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ đám đông, liệu họ có thực sự hiểu được hết những khó khăn họ sẽ gặp phải. Sự thiếu hiểu biết có thể sẽ là cơ hội cho những người khác trục lợi.
Đây là một topic mở để tât cả mọi người có thể cùng nhìn lại những cơ hộicũng như thách thức của các giống vật nuôi đó đem lại. Tôi mong rằng mọi người có thể đóng góp ý kiến của mình về từng loại vật nuôi mới hiện nay, về con giống, về kỹ thuật, về kinh tế và về thị trường tiêu thụ.:p

Liệu con vật nào phù hợp với người nông dân dể giúp họ vươn lên xóa đói giảm nghèo?
Chúc ACE luôn luôn mạnh khỏe và thành công!
 
Last edited by a moderator:
Nuôi vật nuôi mới luôn gây được sự quan tâm, đến mức thái quá thì nó trở thành phong trào.
Ngày nay phương tiện truyền thông rộng rãi, người nông dân thời @ có nhiều cơ hội để trao đổi học hỏi kinh nghiệm... Tuy nhiên, đây cũng là mặt trái của vấn đề. Cái cốt lõi là mổi người phải tự nhận biết, có đúng có sai, có thuận lợi ắc cũng có trắc trở... Hy vọng mọi người đề cao cảnh giác đừng để bị cơ hội lợi dụng.
Hay cho câu"đừng để cơ hội lợi dụng"
 
Nếu nông dân ta trước khi quyết định đầu tư chăn nuôi mà đọc đượp topic này thì hay quá. Khổ nỗi thông tin trao đổi trên Mạng vẫn là món xa xỉ đối với nông dân.
Xin cảm ơn bác Nhà nông thân thiện đã mở ra chủ đề hữu ích này.
Cũng ko giải quyết được vấn đề gì. Tất cả mọi "cam kết" của Việt Nam chỉ có giá trị tại thời điểm nó có giá trị.
 
Bác tham khảo xem như vậy có dễ hiểu hơn không
A. THEO DÕI NHÕM CHỈ TIÊU VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN( giống tắc kè Miền Bắc)

I. TUỔI ĐẺ QUẢ TRỨNG ĐẦU TIÊN

Tắc kè bắt đầu sinh sản khi đạt 12 tháng tuổi

II. SỨC SINH SẢN

1. Mỗi tắc kè cái mỗi lần sinh sản được 2 trứng. sáng sớm kiểm tra khay trứng mỗi tắc kè sẽ chọn vị trí đẻ trứng riêng.

2. Tỷ lệ trứng nở: Trên 95% khi mang trứng đi ấp lấy bút dạ ghi lại ngày trứng được đẻ.

3. Số lứa đẻ:trung bình 2 đến 3 lứa trên một năm

+ Theo dõi bằng cách tắc kè mẹ mới sinh sản sang ô khác và tổng hợp kết quả trứng thu được rồi chia bình quân hoặc dùng xanh etylen đánh dấu vào da tắc kè mẹ lưu ý đánh dấu lại khi tắc kè chuẩn bị lột xác, mục đích đánh dấu lại để theo dõi lần sinh sản tiếp theo của tắc kè mẹ.

4. Cách chia ô:

Được chia làm nhiều ô với diện tích khác nhau để thuận lợi cho việc chăm sóc của người nuôi và quá trình phát triển của tắc kè.

+ Ô cho tắc kè sinh sản: Dài 2,5m; rộng 1,2m; cao 2m.

+ Ô cho tắc kè 1 đến 4 tháng tuổi: Dài 1,5m; rộng 1,2m; cao 2m

+ Ô cho tắc kè từ 5 đến 8 tháng tuổi: Dài 1,5m; rộng 1,2m; cao 2m

+ Ô cho thương phẩm và hậu bị trên 8 tháng tuổi : Dài 2,5m; rộng 1,2m; cao 2m.

+ Ô điều trị bệnh: dài 1m; rộng 1,2m; cao 2m

III. TỶ LỆ NUÔI SỐNG

1. TỶ lệ nuôi sống từ nở đến 1 tháng tuổi đạt 95%

2. TỶ lệ nuôi sống từ 1 đến 4 tháng tuổi đạt 96%

3. TỶ lệ nuôi sống từ 5 đến xuất bán đạt 97%

Thường xuyên kiểm tra tách tắc kè dung độ tuổi, ghi chép lương tắc kè hao hụt và so sánh với số lượng từng mốc thời gian

IV. TRỌNG LƯỢNG

Tắc kè có khối lượng khi nở khoảng 5g, từ 1 đến 4 tháng tuổi đạt 30g, từ 5 tháng đến xuất bán đạt 70g

V. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

Tắc kè là động vật hoang dã nên có sức đề kháng cao hơn nhiều so với các vật nuôi thông thường không xảy ra dich bệnh mà chỉ trên một số cá thể. Các bệnh thường gặp bao gồm:

- Viêm vùng miệng

+ Triệu trứng: vùng miệng quanh chân rang bị viêm có chất bột màu trắng vùng da trong khoang miệng tái nhợt

+ Điều trị: ( Có phương pháp kèm theo)

- Bệnh đau mắt

+ Mắt sung to kéo màng và mọng nước màu trắng đục

+ Điều trị: ( Có phương pháp kèm theo)

- Nấm da: Đa xuất hiện các trùng mụn nhỏ như hoa mào gà

+ Điều trị: ( Có phương pháp kèm theo)

B. THEO DÕI CHỈ TIÊU VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ

1. Công lao động

- Đàn dế được chăm sóc theo thời gian buổi sáng và buổi chiều

- Kiểm tra điều trị bệnh tách tắc kè, dọn vệ sinh diễn ra trong ngày

- Cho ăn từ 17 đến 19 giờ ban đêm giữ yên tĩnh cho tắc kè

2. Khấu hao chuồng trại

- Tắc kè: nuôi tắc kè do lượng chất thải ít không có hiện tượng tắc kè tác động vật lý lên chuồng nuôi và vật dụng nuôi nên thời hạn sử dụng của chuồng nuôi và vật dụng cao. Trung bình chuồng nuôi chỉ xuống cấp sau 4 năm sử dụng

- Dế: Nuôi thùng tôn có thời hạn dùng 5 năm, gỗ 3 năm à thùng xốp 2 năm

3. Thức ăn:

- Lượng thức ăn ổn định là 4 con dế trên 1 con tắc kè, tắc kè to ăn dế to tắc kè nhỏ ăn dế nhỏ

- Mùa đông thì tắc kè ngủ đông nên lượng thức ăn bằng không thời gian này chỉ duy trì dế cho tắc kè sau thời kỳ ngủ đông

4. Thuốc phòng chữa bệnh:

- Chi phí thuốc cho 1 con trong 12 tháng trung bình hết 3.000đ

- Chi phí cho 1kg dế là 10.000đ tiền thuốc.

Trang trại ngọc viên

Đ/C: Khu 2, Thôn Thượng, Long Sơn, Sơn Động, Bắc Giang

ĐT: 01662394901
[/QUOTE]
em có được biết anh qua chương trình SINH RA TỪ LÀNG và rất khâm phục anh. Em tên là Nhân, ở Quảng Trị. Em thấy mô hình của anh rất hay và muốn học tập vì nhà em đất không nhiều nên em cân nhắc nuôi tắc kè. Anh có thể cho em biết đầu ra của con tắc kè ở đâu được không? Ở quê em chưa phổ biến ăn món tắc kè này
 
E xin phát biểu một ý kiến như thế này ạ.theo e thấy ở nước ngoài họ cũng có những mô hình chăn nuôi rất là tiến bộ và đáng để học tập những mô hình mà khắc phục được những hạn chế trong chăn nuôi mà chúng ta hay mắc phải vậy theo e nghĩ nếu như có những a chị nào trong diễn đàn được cơ hội tiếp cận được với những mô hình ấy hãy phổ biến và chia sẻ những thông tin những kinh nghiệm thú vị đó cho mọi người cùng nhau học tập được không ạ.e xin cảm ơn mọi người đã giành thời gian cho bài viết này ạ
 
Chăn nuôi lợn sẽ bị ảnh hưởng mạnh từ TPP?
(HQ Online)- Từ trước tới nay, chăn nuôi luôn được đánh giá là ngành thế yếu, có thể bị “xóa sổ” khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Đăng Vang- Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam lại khẳng định, TPP hoàn toàn không tác động nghiêm trọng tới chăn nuôi Việt Nam đến thế.

PGS TS Nguyễn Đăng Vang
PGS. TS Nguyễn Đăng Vang
Đến nay, những DN trong ngành nắm bắt thông tin về TPP như thế nào, thưa ông?

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia cũng như bản thân tôi, dù đã chủ động tìm tới nhiều nguồn thông tin khác nhau để nắm bắt kỹ hơn tiến trình, diễn biến cũng như nội dung đàm phán cụ thể của Hiệp định này nhưng những thông tin về TPP chưa nhiều, nhất là thông tin đề cập các tác động cụ thể tới ngành chăn nuôi.

Trao đổi với một số DN trong ngành chăn nuôi cho thấy, hầu hết DN cũng chỉ biết thông tin chung chung là khi ký kết TPP, thuế suất NK hàng hóa vào các quốc gia tham gia có thể sẽ về 0%. Do đó, DN tỏ ra lo ngại, sắp tới sẽ không cạnh tranh nổi với thịt NK ồ ạt tràn vào Việt Nam.

Theo ông, ngành chăn nuôi có nhanh chóng bị “nhấn chìm” bởi cơn “sóng lớn” TPP?

Tôi cho rằng tham gia TPP, mức thuế suất NK có thể về 0% nhưng ngành chăn nuôi cũng không nguy ngập như nhiều người vẫn tưởng. Điều này thể hiện khá rõ khi phân tích cụ thể các mặt hàng trong chăn nuôi. Thống kê của Hội Chăn nuôi cho thấy, hiện nay trong tổng số thịt sử dụng cả năm, thịt gia cầm chiếm khoảng 31-32%, thịt lợn chiếm khoảng 62%, còn khoảng 6% là thịt bò, thịt trâu.

Đối với gia cầm, nhất là gà, tập quán của Việt Nam thường ăn gà ta, thả vườn, trong khi nước ngoài chủ yếu sản xuất gà công nghiệp nên số lượng NK cũng tương đối hạn chế. Trong năm 2013, thịt gà NK vào Việt Nam cũng chủ yếu là chân gà, cánh gà, gà già thải loại... Lượng thịt sử dụng phần chính vẫn do chăn nuôi trong nước cung ứng.

Với thịt lợn, năm 2013 Việt Nam NK khoảng 3,3 nghìn tấn, chiếm 0,1% tổng số thịt lợn sử dụng, giá trị tương ứng khoảng 6,6 triệu USD. Toàn bộ các nước châu Á đều phải NK thức ăn chăn nuôi như Việt Nam nên chi phí đầu vào không rẻ hơn. Do đó, khi tham gia TPP, Việt Nam không cần e ngại cạnh tranh về mặt hàng này.

Thị trường đáng e ngại nhất là Mỹ vì đây là quốc gia có lợi thế về thức ăn chăn nuôi do có nhiều ngô và đậu tương giá rẻ. Theo tính toán sơ bộ, trong trường hợp thuế NK về 0%, thịt lợn Mỹ sẽ tràn vào Việt Nam rẻ hơn thịt sản xuất trong nước khoảng 15-20%. Ở góc độ này, chăn nuôi lợn của Việt Nam khó cạnh tranh nổi và sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ nhất định.

Riêng với thịt bò, thịt trâu đương nhiên Việt Nam sẽ khó cạnh tranh nổi với các quốc gia có thế mạnh về đồng cỏ, chăn nuôi công nghiệp... Tuy nhiên, lượng các loại thịt này sử dụng hàng năm chỉ chiếm khoảng 6% trong cơ cấu thịt, mức độ tác động không quá lớn.

Theo ông, trong quá trình đàm phán TPP, Đoàn đàm phán Việt Nam có nên đề xuất có riêng phần thảo luận về lĩnh vực chăn nuôi?

Theo tài liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2013, tổng giá trị ngành chăn nuôi khoảng 10 tỷ USD nhưng theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, con số này phải là trên 15 tỷ USD. Chăn nuôi liên quan đến khoảng 7,5 triệu hộ nông dân. Nếu như mỗi hộ trung bình có 4-5 người thì số người dân chịu ảnh hưởng từ ngành chăn nuôi khoảng 30-35 triệu người.

Với tổng giá trị toàn ngành không nhỏ và sự tác động tương đối rộng lớn, trong quá trình tham gia đàm phán TPP, Đoàn đàm phán rất cần có phần thảo luận riêng cho chăn nuôi. Trong đó chú ý vạch rõ những tác động từ các nội dung, điều khoản trong Hiệp định tới ngành chăn nuôi trong nước để có những cân nhắc, đề xuất ứng phó phù hợp.

Ông có cho rằng trong tương lai, TPP tác động tới ngành chăn nuôi nói chung, đặc biệt là chăn nuôi lợn nói riêng như thế nào phụ thuộc rất lớn vào những nội dung mà Đoàn đàm phán đưa ra ở hiện tại?

Điều này khá chính xác, nhất là đối với chăn nuôi lợn. Nếu ngay trong quá trình đang đàm phán, phía Việt Nam không đề xuất những điều khoản đi kèm để bảo vệ lợi ích cho chăn nuôi lợn trong nước thì thịt lợn Việt Nam rất khó cạnh tranh với thịt NK.

Trước đây khi đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong cam kết giảm thuế suất NK, nhiều nước đã sử dụng hạn ngạch thuế quan. Đó cũng là một kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi. Ví dụ như có thể đặt ra vấn đề, lâu nay thuế NK thịt lợn vào Việt Nam là 20%, nếu ngay lập tức ký kết TPP thuế về 0% thì chăn nuôi lợn sẽ dễ sụp đổ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới 4,1 triệu hộ đang nuôi lợn ở Việt Nam.

Để không tạo ra cú sốc cho các hộ chăn nuôi, có thể đề xuất rằng, nếu Việt Nam vẫn NK trung bình khoảng 3,3 nghìn tấn thịt lợn mỗi năm, thuế sẽ giữ nguyên mức 20%. Trong trường hợp Việt Nam NK thêm những lượng thịt nhất định nào đó, thuế NK phần nhập thêm sẽ giảm xuống 10%, 5%, dần dần xuống tới 0%. Cách thức này sẽ giúp chăn nuôi Việt Nam đảm bảo vừa hội nhập, vừa ổn định sản xuất.

Xin cảm ơn ông!

Thanh Nguyễn

Mọi người có biết về vấn đề này không ạ
 
Back
Top