Động lực nào cho tái cơ cấu ngành lâm nghiệp?

Trong khi hơn 30 năm trước, nhờ trao lại “ruộng” cho hộ gia đình mà đất nước ta đã tạo ra một cuộc cách mạng thần kỳ về nông nghiệp. Cũng trong hơn 30 năm ấy, điều tương tự lại không diễn ra đối với “rừng và đồi núi” trong Ngành Lâm nghiệp khi đất và rừng vẫn trong tay Nhà nước là chủ yếu. Bài viết này đặt vấn đề theo mô hình của “ruộng” trong nông nghiệp để đi tìm lời giải cho “đồi và rừng” cho Ngành Lâm nghiệp trong tương lai.

Trần Văn Việt: Chuyên viên Ban Kinh tế Trung ương.

Ngành Lâm nghiệp đã có đề án “tái cơ cấu”, trong đó dường như đột phá là thay đổi cơ chế quản lý theo hướng giảm sự can thiệp của Nhà nước và tăng sự tham gia của tư nhân thông qua hình thức giao và thuê đất về cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng.
Agriviet.Com-nonglamtruong-TN.jpg




Diện tích đất rừng do Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Gia Nghĩa (Đăk Nông) quản lý. HNV/ĐCSVN

Tuy nhiên, có vẻ như “đột phá” này khó xảy ra nếu không bắt đầu từ một số vấn đề căn cơ cần giải quyết như: rừng là tài sản trên đất, đất và rừng phải thuộc về đúng chủ sở hữu và khái niệm chủ sở hữu thật sự và chủ sở hữu pháp lý phải gặp nhau ở cùng một điểm.

Trong bối cảnh này, những bài học của hơn 50 năm qua về công tác giao đất giao rừng, những cơ hội của xu thế hội nhập hiện nay dường như sẽ chỉ ra động lực cho “tái cơ cấu” mà Nghành Lâm nghiệp đang hướng tới.

Tiến trình giao đất giao rừng: những vấn đề phát sinh

Trước những năm 1970s, đất lâm nghiệp và rừng chỉ thuộc sở hữu của Nhà nước; trong đó tập trung cho việc sản xuất kinh doanh của hơn 400 Lâm trường Quốc doanh, với mục đích là khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ xây dựng đất nước trước và sau chiến tranh.

Mãi đến năm 1983, nhờ có chủ trương theo Chỉ thị 29-CT/TW của Trung ương Đảng, lần đầu tiên rừng được nhắc đến chủ rừng. Chỉ thị nêu: “...làm cho mỗi khu đất, mỗi cánh rừng, mỗi quả đồi đều có người làm chủ...”

Tuy nhiên, cái “nhắc đến” đó cũng chỉ tập trung để thể chế hóa cho đối tượng là hơn 400 Lâm trường Quốc doanh. Do vậy, đến ngót ghét 20 năm sau đó mà rừng vẫn không ra khỏi tay Nhà nước.

  • Quyết định 52-HĐBT/1985 chỉ là “cải tiến” quản lý Lâm trường Quốc doanh;
  • Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 1991 và Luật Đất đai năm 1993 thì Nhà nước quản lý hầu hết diện tích đất và rừng;
  • Nghị định 02/1994/NĐ-CP thì có “giao đất cho hộ gia đình” nhưng “hộ gia đình” thì chưa mặn mà nên có tình trạng dân không nhận rừng mà các cán bộ nhận;
  • Nghị định 01/1995/NĐ-CP thì chỉ là “giao khoán” cho các cá nhân trong các tổ chức như Lâm trường Quốc doanh nên chưa gọi là “sở hữu”; và
  • Nghị định 163/21999/NĐ-CP thì tinh thần Nghị định 02/1994/NĐ-CP mới được bắt đầu phát huy – người dân bắt đầu được làm chủ sở hữu đất và rừng.
Đến năm 2003, Nghị quyết 28-NQ/TW có quyết tâm hơn để giao đất và rừng cho hộ gia đình và cá nhân. Tuy nhiên, mức độ “quyết tâm” vẫn đang bó hẹp trong sự do dự với các “mỹ từ”[1] “sắp xếp”, “đổi mới” Lâm trường Quốc doanh.

Và sự “do dự” đã được thể chế hóa:

  • Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 và Luật Đất đai 2003 vẫn dè dặt – khi mới “tiến được một tí”[2] với quy định rừng thiêng là giao cho các công đồng;
  • Nghị định 200/2004/NĐ-CP, Nghị định 135/2005/NĐ-CP cũng chỉ là “giao khoán” đất và rừng trong các Lâm trường Quốc doanh; và
  • Chính sách đặc thù theo Quyết định 304/2005/QĐ-TTg thì chỉ “thí điểm” giao đất giao rừng cho cộng đồng cho vùng Tây Nguyên.
Tuy chỉ “tiến được một tí” nhưng tín hiệu đã ngay tức thì – rất khả quan như tính tất yếu của vấn đề. Theo số liệu 2012 thì cộng đồng đã sở hữu được 2% và hộ gia đình sở hữu được 26% diện tích đất và rừng trong cả nước.

Gần đây, Nghị quyết 30-NQ/TW vẫn cái tinh thần “sắp xếp”, “đổi mới” nhưng trên cái đối tượng không phải là “Lâm trường” Quốc doanh” nữa mà là lại “tiến thêm một tí” nữa – đó là “Công ty” Lâm nghiệp. Tuy nhiên, vẫn rất đáng lo ngại, khi đối tượng mới các “Công ty” này lại được đánh giá là “bình mới rượu cũ”[3] – chủ rừng vẫn là cơ quan Nhà nước.

Suy cho cùng, dù mới “tiến thêm một tí” nhưng chúng ta cũng có những hy vọng trên cả khía cạnh chính sách lẫn thực tiễn để cụ thể hóa cho cái ông “bình mới” này; sao cho có “rượu mới” - rừng về với đối tượng cần đến là người dân và cộng đồng.

Yêu cầu tái cơ cấu Ngành Lâm nghiệp

Với Nghị quyết 30-NQ/TW mới đây và đặc biệt là bản thiết kế tái cấu trúc Ngành Lâm nghiệp theo Quyết định 1565/QĐ-BNN-TCLN năm 2013, tinh thần của nó đã phần nào nhận ra được bản chất của vấn đề - chỉ ra những yêu cầu mới. Bản thiết kế “tái cơ cấu” yêu cầu:

  • Cổ phần hóa các Công ty Lâm nghiệp về lĩnh vực giống và quản lý chủ yếu rừng trồng;
  • Chuyển đổi thành các Ban Quản lý rừng Phòng hộ các Công ty Lâm nghiệp quản lý chủ yếu rừng sản xuất mà chưa có chứng chỉ quản lý rừng bền vững; và đặc biệt là
  • Giải thể các Công ty Lâm nghiệp làm ăn thua lỗ trong nhiều năm liền để chuyển đất trả lại cho người dân địa phương.
Với nhiều chuyên gia, việc “tái cấu trúc” phải bảo đảm giao quyền sở hữu đất và rừng về cho người dân địa phương để sản xuất.

Bà Vũ Thị Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu &. Phát triển Vùng cao (CERDA) nói ngắn gọn:

“... người dân họ nói chúng tôi chỉ cần đất, không cần tiền...” (ý kiến tại Hội thảo).

GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Rừng bền vững và Chứng chỉ rừng thì đặt câu hỏi cho Hội thảo “giao cái gì và cho ai”, để nói lên tâm quan trọng của việc xác định đối tượng đất gắn với rừng và cần xác định đúng đối tượng được giao mới phát huy được hiệu quả.

Cơ hội tái cơ cấu và vai trò của giao đất giao rừng

Rõ ràng, định hướng (theo Nghị quyết 30-NQ/TW) và bản thiết kế (theo Quyết định 1565/QĐ-BNN-TCLN) đã xoay chuyển, mở ra cơ hội đáng kể cho công cuộc “dịch chuyển” đất và rừng từ sở hữu nhà nước sang cá nhân và cộng đồng.

Định hướng này càng là cơ hội cho tái cơ cấu Ngành Lâm nghiệp khi nó được chống lưng bởi công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu Nghành Nông nghiệp – Nông thôn mà Chính phủ đang đẩy mạnh triển khai.

Đơn cử, dù chủ trương theo Nghị quyết 30-NQ/TW còn dè giặt nhưng tinh thần của đề án “tái cơ cấu” là giảm sự sở hữu nhà nước (dù chưa nhiều), như một ý về tổ chức quản lý ba loại rừng (tại điểm a/3/II/Điều 1 của Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN).

Song song, xu thế lâu nay là phát triển và hội nhập cũng mở ra rất nhiều thuận lợi. Sáng kiến FLEGT của Cộng đồng Châu Âu và REDD+ của UNDP về bản chất là “đưa lại thành quả lao động về đúng chủ sở hữu” (lời của GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung tại Hội thảo).

Tuy nhiên, các sáng kiến này thay vì phát huy hiệu quả tức thì, thì hiện vẫn còn bị nghẽn lại bởi vướng mắc về pháp lý ‘chủ sở hữu”, đất và rừng lại không phải là chủ thật sự - là hộ gia đình và cộng đồng sống ven rừng. Ví von về vướng mắc này, GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung nói:

“...kinh phí thu từ dịch vụ môi trường rừng đưa về mà không chia được vì chủ thật sự là các hộ gia đình và cộng đồng về mặt pháp lý chỉ là người làm thuê – nhận khoán từ các chủ rừng pháp lý là các cơ quan nhà nướ như các Ban Quản lý Rừng Phòng hộ, các Vường Quốc gia...” (ghi nhận tại Hội thảo).

Ở một góc nhìn khác, bản chất của vấn đề được GS.TS. Đặng Hùng Võ đánh giá: “vấn đề chủ sở hữu đất và rừng các nước trên thế giới thực hiện trước Việt Nam ta hàng chục năm, chỉ có mình thì không hiểu sao vẫn cứ dè dặt…”.

Ý kiến tiếp về cơ hội cho công cuộc tái cơ cấu nói chung và giao đất giao rừng nói riêng, GS. TS. Đặng Hùng Võ cho rằng: tới đây, chúng ta cần nắm lấy cơ hội khi sửa đổi các luật liên quan như Luật Dân sự và Luật Lâm nghiệp để thể chế hóa vị trí, vai trò của cộng đồng trong sơ hữu đất và rừng.

Cần những hành động cụ thể

Trên tinh thần để “tạo đột phá” trong Ngành Lâm nghiệp, việc giải quyết yêu cầu của công tác giao đất giao rừng có vị trí “nút thắt” của mọi nút thắt.

Ý kiến tham vấn của những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này đều thống nhất rằng: chúng ta cần những hành động cần cụ thể.

Trước hết, theo TS. Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích chính sách đến từ tổ chức Forest Trends thì: cần có sự cam kết chính trị từ TW để làm nên một cuộc “dịch chuyển” đất và rừng về tay các hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng.

GS.TS. Đặng Hùng Võ thì cho rằng, hành động đầu tiên phải là giám mạnh dạn thể hiện trong tham mưu Nghị định về triển khai Luật đất đai tới đây cũng như sự sửa đổi cho Luật liên quan trong thời gian gần tới như: Luật Dân sự, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng... Về cụ thể, GS. Võ nói:

“…phải cụ thể hóa Luật Đất đai vừa mới ban hành, tại các điều (135 và 136) có nhiều điểm nói đến khả năng được quyền sử hữu đất đai cho hộ gia đình và cộng đồng...”(ghi nhận tại Hội thảo).

Đặc biệt là, một ý kiến từ địa phương, tỉnh Kon Tum cho rằng: việc sử dụng kiến thức bản địa, tham vấn cộng đồng trong giao đất giao rừng sẽ hạn chế kinh phí, tăng tính xác thực của công tác giao đất giao rừng. Đây là hành động rất cụ thể, rất có ý nghĩa mà công tác giao đất giao rừng cho cộng đồng tới đây cần hướng tới khi kinh phí là một trở ngại mà được tất cả các đại biểu tại Hội thảo chỉ ra.

[1]Là các thuật ngữ mà GS.TS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường dùng để miêu tả về tinh thần của Chủ trương giao đất giao rừng lau nay (ghi nhận tại Hội thảo khoa học “Vai trò của Giao đất Giao rừng trong Tái Cơ cấu Ngành Lâm nghiệp” diễn ra tại hà Nội ngày 16/4/2014, do tổ chức Forest Trends, Tropenbos International Việt Nam và Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (SFMI) phối hợp tổ chức).

[2] Lời GS.TS. Đặng Hùng Võ tại Hội thảo.

[3] Những đánh giá của các chuyên gia, các tổ chức về hiệu quả của việc giao đất giao rừng hơn mười năm qua theo Chủ trương Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2003.

Bài viết của tác gia Trần Văn Việt
Chuyên viên
Vụ Nông nghiệp - Nông thôn
Ban Kinh tế Trung ương
Địa chỉ liên hệ:
- Văn phòng làm việc: 11B - Cát Linh, Đống Đa - Hà Nội
- Điện thoại: + DĐ: 0988845675 + Cố định: 080.44.834
- Email:
vietlnna@gmail.com
 


Có những vùng rừng chỉ để cây cỏ mọc hoang. Hoặc giao cho một số ít người ở các cơ quan lâm nghiệp quản lý hàng nghìn hecta rừng. Bản thân những người này cũng không thể quản lý và khai thác hiệu quả được. Để người dân không có đất làm thì đi lấn chiếm. Thật bất cập vô cùng
 
vâng,
tôi hiểu những phản ánh của anh/chị. vì đó là một phần thôi thúc tôi viết bài báo đó.
về lâu dài, tôi sẽ nghiên cứu và phản ánh sâu sát hơn

trân trọng!
 
Thật ra việc giao khoáng rừng cho chủ sở hữu là người dân muốn làm thì cần phải có luật chặc chẽ và giao cho người có năng lực mới phát triển được, vì theo như em thấy ở một số nơi đất rừng được giao cho người dân tộc địa phương quản lý một diện tích rừng rộng lớn nhưng đáng suy nghĩ là với mảnh đất lớn như vậy họ chặt rừng đi và trồng ngô, trồng đậu vào mùa mưa không chủ động được nguồn nước, cây phát triển èo uộc hiệu quả không cao, cứ mỗi quả đồi họ lại phá một chút để trồng, đi qua những khu vực như vậy nhìn mà thấy xót xa trong lòng, rừng mất, người dân canh tác không hiệu quả, đa dạng sinh học giảm sút, động thực vật không có nơi trú ngụ
Rừng là tài sản quốc gia khác với đất nông nghiệp, nếu như giao khoáng đất nông nghiệp có thể tạo ra cuộc cách mạng thần kỳ thì đối với rừng mà giao khoáng thì điều này chưa chắc đã đúng, giao khoáng đất rừng để làm nông nghiệp thì không còn ý nghĩa nữa, việc giao khoáng rừng lại cho người dân là để họ bảo về rừng và thu lợi nhuận từ việc bảo vệ rừng, khi nào người dân ý thức được việc bảo vệ rừng, có đủ kiến thức hiểu biết về rừng, chịu bảo vệ rừng và mặc khác là họ thu lợi nhuận từ rừng trong mức cho phép thì lúc đó việc giao khoáng mới hiệu quả, đó là những suy nghĩ riêng của em, kiến thức của em có hạn nên suy nghĩ chỉ ở mức này mong được đàn anh chỉ bảo để thêm hiểu biết ạ
Cảm ơn anh vì bài viết hay
 
Khai thác gỗ bất hợp pháp là một vấn đề phổ biến, đó là nguyên nhân chính của nạn phá rừng và nghèo đói của con người trên toàn thế giới. Liên minh Châu Âu (EU) đã xây dựng một kế hoạch hành động để đối phó với vấn đề này. Kế hoạch hành động này được gọi là "Thực thi Lâm luật, Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản" (FLEGT).

Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị và Thương mại Lâm sản (VPA/FLEGT) là một thỏa thuận thương mại ràng buộc về mặt pháp lý giữa EU và một quốc gia xuất khẩu gỗ bên ngoài EU (Việt Nam).

Mục đích của VPA là đảm bảo rằng gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ khai thác tại Việt Nam và xuất khẩu sang EU đến từ những nguồn hợp pháp. Hiệp định này cũng giúp các nước xuất khẩu gỗ chấm dứt khai thác trái phép bằng việc cải thiện các quy định và quản trị ngành lâm nghiệp.

Việt Nam đang đàm phán VPA với EU.

Trong thời gian tới, khi những yêu cầu mới về pháp lý cho ngành công nghiệp gỗ Việt Nam có hiệu lực, các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến gỗ sẽ đều phải tuân thủ những quy định này để có thể xuất khẩu các sản phẩm sang thị trường châu Âu.

Hãy tham gia cùng chúng tôi tại https://www.facebook.com/Dehieuflegt để tìm hiểu các cách thức để đạt tiêu chuẩn FLEGT của Châu Âu và nhu cầu của thị trường về gỗ hợp pháp.
 
Khai thác gỗ bất hợp pháp là một vấn đề phổ biến, đó là nguyên nhân chính của nạn phá rừng và nghèo đói của con người trên toàn thế giới. Liên minh Châu Âu (EU) đã xây dựng một kế hoạch hành động để đối phó với vấn đề này. Kế hoạch hành động này được gọi là "Thực thi Lâm luật, Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản" (FLEGT).

Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị và Thương mại Lâm sản (VPA/FLEGT) là một thỏa thuận thương mại ràng buộc về mặt pháp lý giữa EU và một quốc gia xuất khẩu gỗ bên ngoài EU (Việt Nam).

Mục đích của VPA là đảm bảo rằng gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ khai thác tại Việt Nam và xuất khẩu sang EU đến từ những nguồn hợp pháp. Hiệp định này cũng giúp các nước xuất khẩu gỗ chấm dứt khai thác trái phép bằng việc cải thiện các quy định và quản trị ngành lâm nghiệp.

Việt Nam đang đàm phán VPA với EU.

Trong thời gian tới, khi những yêu cầu mới về pháp lý cho ngành công nghiệp gỗ Việt Nam có hiệu lực, các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến gỗ sẽ đều phải tuân thủ những quy định này để có thể xuất khẩu các sản phẩm sang thị trường châu Âu.

Hãy tham gia cùng chúng tôi tại https://www.facebook.com/Dehieuflegt để tìm hiểu các cách thức để đạt tiêu chuẩn FLEGT của Châu Âu và nhu cầu của thị trường về gỗ hợp pháp.
Chào Bác.
Vậy nếu chúng ta trồng cây rừng đều phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy phép đầu tư?
Nếu vậy thì cho hỏi thủ tục xin giấy phép đầu tư trồng rừng như thế nào và ở đâu? Nếu ko có các giấy tờ trên thì có dc khai thác?
Thanks
 


Back
Top