Dự án kết hợp chăn nuôi và sản suất phân trùng quế tại Bình Định!

  • Thread starter xinloitinhyeu541
  • Ngày gửi
Hiện nay nhu cầu nuôi trùng quế làm thức ăn chăn nuôi và tận dụng phân trùng quế làm phân bón cho cây cảnh là rất lớn! Nhưng việc chăn nuôi theo hướng công nghiệp thì ở Bình Định chưa có trang trại nào qui mô cả! Các hình thức nuôi trùng quế ở Bình Định chỉ dừng lại là mức hộ gia đình nhỏ lẻ! Chính vì thực tế trên nên tôi và một số người đang có ý định táo bạo là nuôi trùng quế theo qui mô công nghiệp ( sản phẩm đầu ra là trùng quế và phân hữu cơ từ phân trùng quế)! Để thực hiện được dự án này cần sự hỗ trợ từ nhiều phía!
+ Cần có vốn : cái này tôi và vài người bạn đang thuyết phục tài trợ từ chương trình" các dự án cạnh tranh" trên địa bàn tỉnh bình Định!
+ Kĩ thuật và giống: Chúng tôi đã chủ động được nguồn giống và nắm bắt được kĩ thuật nuôi!
+ Phải có nguồn nguyên liệu đủi lớn và cung cấp thường xuyên ít nhất là 5-10 tấn mỗi ngày : dự kiến vùng nguyên liệu cung cấp cho dự án là lấy từ hai huyện Tây Sơn và Vĩnh thạnh! theo điều tra sơ bộ thì trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh có hơn 10.000 con bò chưa kể số trâu, dê, heo trên địa bàn! Còn huyện Tây Sơn có hơn 15.000 con bò. Nếu hai huyện này cung cấp 1/5 lượng phân thì dự tính sẽ đủ cho dự án này!
Lợi ích của dự án: nếu dự án thực thi thì sẽ giải quyết được một số lao động nhàn rỗi ở Tây Sơn và Vĩnh Thạnh. Mặt khác nó còn tận dụng các nguồn phân bò rơi vãi trên các đồng cỏ! Ngoài ra nó còn cung cấp một loại phân hữa cơ không ô nhiễm môi trường và ít gây hại cho người sử dụng mà chất lượng, hiệu quả cho cây đạt cao!
Dự án đang còn trong giai đoạn điều tra và lấy ý kiến mong bà con nhiệt tình ủng hộ!:wub:
 


Last edited by a moderator:
Up cho người quan tâm. Chúc dự án khả thi, đúng như mong muốn của nhóm tác giả. Chúc cho bà con sẽ sớm được hưởng lợi từ dự án này.
 
Up cho người quan tâm. Chúc dự án khả thi, đúng như mong muốn của nhóm tác giả. Chúc cho bà con sẽ sớm được hưởng lợi từ dự án này.



Cảm ơn bác! Mong là sẽ có nhiều người ủng hộ dự án này!
 
làm kiểu này đã có 1 số người đã thành công . chúc dự án sớm hoạt động. em vài thắc mắc nho nhỏ
nguồn phân bò, tuy thống kê số trâu bòlà như vậy nhưng rất nhiều bà con nuôi quy mô nhỏ lẻ vài con bác sẽ thu nguồn phân như thế nào còn những hộ nuôi quy mô lớn người ta có thể sử dụng mục đích của người ta rồi
nuôi tầm 5-10 tấn phân mỗi ngày là khá lớn đấy bác cần diện tích đẩt , vấn đề đầu ra,nhà xưởng, máy ...em có biết 1 bác ở thanh hóa thành công với mô hình này bác ra đó xem thế nào
 
làm kiểu này đã có 1 số người đã thành công . chúc dự án sớm hoạt động. em vài thắc mắc nho nhỏ
nguồn phân bò, tuy thống kê số trâu bòlà như vậy nhưng rất nhiều bà con nuôi quy mô nhỏ lẻ vài con bác sẽ thu nguồn phân như thế nào còn những hộ nuôi quy mô lớn người ta có thể sử dụng mục đích của người ta rồi
nuôi tầm 5-10 tấn phân mỗi ngày là khá lớn đấy bác cần diện tích đẩt , vấn đề đầu ra,nhà xưởng, máy ...em có biết 1 bác ở thanh hóa thành công với mô hình này bác ra đó xem thế nào




Góp ý của bác là rất hoan nghênh! Tôi sẽ cố gắng ra đó để tham quan xem!
 
Có 2 vấn đề mong bạn suy tính cho kỹ: Kỹ thuật và năng suất
sàng nhặt trùn ra khỏi phân, và khả năng thu mua phân trâu bò.
*
1- Kỹ thuật và năng suất nhặt trùn ra khỏi phân:
Khi nuôi nhỏ lẻ, thì không tính được, nhưng biết rằng rất kém
và rất đắt. Khi làm ăn lớn, không thể làm như thế được, nhưng
bạn đã có thiết kế và dự tính chưa? Bạn có thể giới thiệu chung
chung làm như thế nào không?
*
2- Khả năng thu mua phân trâu bò:
Đương nhiên khu công nghiệp sẽ đẩy giá phân trâu bò lên cao .
Tuy vậy, phải có mạng lưới thu mua phân. Chỉ người già trẻ con
có đủ sức khoẻ và đủ thời gian rảnh mới thu nhặt được, và cũng
chỉ khi trời không mưa. Mưa xong, cũng phải nắng 1, 2 hôm, thì
mới thu nhặt phân được. Giá thu mua ở bậc 1 tuy thấp nhất, nhưng
cũng phải đủ công thì người ta mới làm. Những nơi thưa trâu bò,
thì giá phải cao hơn, hay là không có ai chịu thu nhặt phân để
bán cả. Ở các nơi thu mua bậc 1 đó, có thể bán lại cho nơi thu
mua bậc 2, rồi nơi thu mua bậc 2 mới bán lại, hay của chính mình
đặt ra để thu mua. Như vậy, phải có nhà kho, và nhân viên, đẩy
giá phân trâu bò lên một tầm cao nữa. Cụ thể giá phân ở từng bậc
này, bạn đã ước tính ra được chưa, và dự tính từng vùng, tỷ lệ
thu mua được phân so với số trâu bò là bao nhiêu?
*
 
mình có đi xem trại trùn quế an phú thì họ có nuôi khoảng 10 con bò cho trùn ăn

- bạn xlty541 mà nuôi trùn và bò thì quá tốt .vì không phải tốn nhân lực như người ,xe vận chuyển phân ..........mà có bò bán thịt hay bán giống nửa ( theo mình thì giống bò Bradman) chiếm ưa thế đó bạn

- tấn thành thân chào bạn
 

Không biết bạn có tính 1 số rủi ro khác chưa ?

- Trùn thương phẩm, trùn giống hiện nay còn cao, liệu thị trường ngoài đó có tiêu thụ hết không. Nếu với quy mô lớn như bạn, thì chỉ 1 ngày không bán đi 1 số lượng thì bạn sẽ tiêu tốn thức ăn nhiều hơn.
- Hiện nay người ta đã làm ra dịch trùn và trùn sấy khô để giải quyết tồn đọng, bạn đã tính đến chưa, và cả thị trường để giải quyết.
- Bạn đã tìm hiểu xem con gì sẽ ăn trùn của bạn, nếu trong luống trùn có kiến bạn sẽ giải quyết ra sao ? Tôi đã từng chân ướt chân ráo học nuôi trùn, nhưng tôi lại thất bại chỗ này, nhóm tôi cũng đã từng xới tung cả cái trại để tìm nguyên nhân, tìm cái con ăn trùn đang trốn ở đâu mặc dù tối nào cũng soi đèn kiểm tra.
 
Tôi nghĩ quy mô lớn như bạn nói, thì đó là công suất tối đa .
Khi bắt tay vào làm, thì công suất ban đầu phải thật nhỏ thôi,
để huấn luyện mình và công nhân, thấp rủi ro . Qua khỏi thời
kỳ huấn luyện rồi, thì mới dần dần tăng lên công suất thiết kế.
Nếu không lên được công suất thiết kế vì bất cứ lý do nào: thức
ăn, bệnh tật, địch hại, nguồn ra chậm, vân vân, thì lời sẽ không
được như tính toán. Thời gian huấn luyện ban đầu chắc chắn là lỗ
rồi. Đó là những ngành nghề mới ra . Những ngành nghề đã thành
công rồi, thì ngay ngày đầu tiên, công suất đã gần đạt cực đại,
và lý do chính là nhân viên mới, và khách hàng mới.
*
 
Cảm ơn các bác đã góp ý! Có thể lúc đầu em chỉ sản xuất ít để quen với cách làm và làm quen với thị trường! Sản phẩm chính của em là " phân trùng quế" và cung cấp cho các nhà vườn ở qui nhơn, tuy phước và an nhơn!
Thông qua tham quan thực tế trùng quế chết có nhiều nguyên nhân:
+ do phân bò nhiễm vôi, tro, chất hoá học....
+ do kiến, dế dũi, cóc, thằn lằn, rắn mối.. ăn thịt
+do nước mua giọt vào ô nuôi............
Hổng biết em nói như thế có đúng k nứa Mong các bác hướng dẫn thêm!
Thân!
 
Theo tôi thấy thì nội cái vụ đi...hốt phân của mấy chục nghìn con trâu, bò...cũng hụt hơi rồi (Trâu, bò, dê ở chổ bạn theo tôi nghĩ là do bà con nông dân chăn nuôi theo mô hình chăn thả, mà ở vùng có nhiều đồi núi thì ôi thôi, nội cái công đi kiếm cục phân của nó thôi thì bỏ tiền ra mua thức ăn cho rồi).Dù sao cũng chúc bác thành công nhé:10^:
 
Theo em thấy nếu bác kết hợp được giữa chăn nuôi bò và nuôi trùn quế thì tính hiệu quả của dự án sẽ cao hơn. Lúc đó vừa có nguồn thu từ bò mà lại tận dụng được chất thải. Nếu bác tính đến phương án phải mua phân theo em thấy không khả thi lắm:
- Ở các hộ gia đình hoặc các trại nuôi lớn thì người ta dùng để bón cho cây trồng.
- Nếu đi thu mua của những người nhặt phân thì giá thành quá đắt và bây giờ cũng rất ít người đi nhặt phân nữa.
 
Theo em thấy nếu bác kết hợp được giữa chăn nuôi bò và nuôi trùn quế thì tính hiệu quả của dự án sẽ cao hơn. Lúc đó vừa có nguồn thu từ bò mà lại tận dụng được chất thải. Nếu bác tính đến phương án phải mua phân theo em thấy không khả thi lắm:
- Ở các hộ gia đình hoặc các trại nuôi lớn thì người ta dùng để bón cho cây trồng.
- Nếu đi thu mua của những người nhặt phân thì giá thành quá đắt và bây giờ cũng rất ít người đi nhặt phân nữa.

Cái này để tham khảo ý kiến của nhóm đề tài xem sao?
 
Theo tôi thấy thì nội cái vụ đi...hốt phân của mấy chục nghìn con trâu, bò...cũng hụt hơi rồi (Trâu, bò, dê ở chổ bạn theo tôi nghĩ là do bà con nông dân chăn nuôi theo mô hình chăn thả, mà ở vùng có nhiều đồi núi thì ôi thôi, nội cái công đi kiếm cục phân của nó thôi thì bỏ tiền ra mua thức ăn cho rồi).Dù sao cũng chúc bác thành công nhé:10^:
bác thử xem nếu em xây dựng cơ sở gần khu chăn nuôi tập trung thì khả năng đáp ứng nguồn nguyên liệu và chất lượng nguồn phân sẽ được cải thiện không? Đầu ra mỗi ngày 5-10tấn là hơi khó nhưng có thể em bắt đầu khoảng 500kí mỗi ngày rồi sẽ tăng dần lên? Bác nghĩ sao ạh!
 
bác thử xem nếu em xây dựng cơ sở gần khu chăn nuôi tập trung thì khả năng đáp ứng nguồn nguyên liệu và chất lượng nguồn phân sẽ được cải thiện không? Đầu ra mỗi ngày 5-10tấn là hơi khó nhưng có thể em bắt đầu khoảng 500kí mỗi ngày rồi sẽ tăng dần lên? Bác nghĩ sao ạh!
Vâng, nếu đúng như bạn nói là nằm trong "Khu chăn nuôi tập trung".Nhưng mà nếu thực sự có khu này, cũng hy vọng bạn sẽ...chen chân vào được.^_^
 
Cái này cứ yên tâm vì nhà em có 1 mẫu đất nằm trong qui hoặch này và nhà nước ưu tiên đăng kí mở trang trại! Hơn nữa nhà em có hơn 10 con bò nuôi nhốt ! Khả năng thành công sẽ hơn 75% bác nhỉ?
 
Khả năng thành công thì chắc với công suất 10 con bò thôi .
Mặc dù khả năng thành công với công suất 100 con bò, thì
vẫn còn phụ thuộc đầu ra có bán được cái giá bù lỗ không.
*
Theo tôi nghĩ, phân trùn là mặt hàng khó bán, chỉ là sản
phẩm phụ tự có kèm theo sản phẩm trùn thôi. Ví dụ mỗi ngày
làm ra 10 ký trùn, thì có 20 ký phân chẳng hạn. Trùn có giá
ổn định 10 đôla Mỹ một ký chẳng hạn, còn phân trùn thì 2 đô,
nhưng ít người đặt hàng, thì phải hạ xuống 1 đô, để khỏi ùn
trại lên. Nếu giá Trùn giảm, thì ta tăng số lượng nuôi Tắc
Kè, Ba Ba, Kỳ Đà lên để điều hoà giá Trùn trên thị trường.
Giá phân trùn thì khó điều hoà được.
*
 
Hiện nay nhu cầu nuôi trùng quế làm thức ăn chăn nuôi và tận dụng phân trùng quế làm phân bón cho cây cảnh là rất lớn! Nhưng việc chăn nuôi theo hướng công nghiệp thì ở Bình Định chưa có trang trại nào qui mô cả! Các hình thức nuôi trùng quế ở Bình Định chỉ dừng lại là mức hộ gia đình nhỏ lẻ! Chính vì thực tế trên nên tôi và một số người đang có ý định táo bạo là nuôi trùng quế theo qui mô công nghiệp ( sản phẩm đầu ra là trùng quế và phân hữu cơ từ phân trùng quế)! Để thực hiện được dự án này cần sự hỗ trợ từ nhiều phía!
+ Cần có vốn : cái này tôi và vài người bạn đang thuyết phục tài trợ từ chương trình" các dự án cạnh tranh" trên địa bàn tỉnh bình Định!
+ Kĩ thuật và giống: Chúng tôi đã chủ động được nguồn giống và nắm bắt được kĩ thuật nuôi!
+ Phải có nguồn nguyên liệu đủi lớn và cung cấp thường xuyên ít nhất là 5-10 tấn mỗi ngày : dự kiến vùng nguyên liệu cung cấp cho dự án là lấy từ hai huyện Tây Sơn và Vĩnh thạnh! theo điều tra sơ bộ thì trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh có hơn 10.000 con bò chưa kể số trâu, dê, heo trên địa bàn! Còn huyện Tây Sơn có hơn 15.000 con bò. Nếu hai huyện này cung cấp 1/5 lượng phân thì dự tính sẽ đủ cho dự án này!
Lợi ích của dự án: nếu dự án thực thi thì sẽ giải quyết được một số lao động nhàn rỗi ở Tây Sơn và Vĩnh Thạnh. Mặt khác nó còn tận dụng các nguồn phân bò rơi vãi trên các đồng cỏ! Ngoài ra nó còn cung cấp một loại phân hữa cơ không ô nhiễm môi trường và ít gây hại cho người sử dụng mà chất lượng, hiệu quả cho cây đạt cao!
Dự án đang còn trong giai đoạn điều tra và lấy ý kiến mong bà con nhiệt tình ủng hộ!:wub:

Chào bạn!
Mình cũng rất quan tâm đến mô hình dự án này lắm, vì mình cũng đã từng làm. Nhưng vì nguyên liệu đầu vào không ổn định - không ổn định ở đây là mình có cạnh tranh lại với những người đi gom phân bò để bón cho cây trồng không, vì nếu giá cạnh tranh thì chi phí đầu vào sẽ cao. Lượng trùn thành phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định không, nếu để quá lứa thì tiêu tốn thức ăn sẽ lớn nên không hiệu quả.
Theo bạn tận dụng nguồn phân rơi vãi trên đồng cỏ thì theo mình nghĩ sẽ không hiệu quả vì chi phí cho nhân công để gom lượng phân sẽ lớn vì phải đi gom nhiều nơi.
Theo mình thì trước tiên bạn hãy tự chủ động thị trường tiêu thụ bằng cách là nuôi những đối tượng nuôi có sử dụng nguồn thức ăn là trùn mà có thị trường tiêu thụ lớn, ví dụ như gà thả vườn, cá... Sau đó mình sẽ tìm kiếm và tạo ra thị phần mới cho mình, chứ như hiện nay thì lượng trùn quế sản xuất ra rất lớn mà thị trường tiêu thụ chưa rộng vì giá cả chư hợp lý và đối tượng sử dụng còn ít.
Vài suy nghĩ cùng bạn. Chúc bạn thành công!
 
Chào bạn!
Mình cũng rất quan tâm đến mô hình dự án này lắm, vì mình cũng đã từng làm. Nhưng vì nguyên liệu đầu vào không ổn định - không ổn định ở đây là mình có cạnh tranh lại với những người đi gom phân bò để bón cho cây trồng không, vì nếu giá cạnh tranh thì chi phí đầu vào sẽ cao. Lượng trùn thành phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định không, nếu để quá lứa thì tiêu tốn thức ăn sẽ lớn nên không hiệu quả.
Theo bạn tận dụng nguồn phân rơi vãi trên đồng cỏ thì theo mình nghĩ sẽ không hiệu quả vì chi phí cho nhân công để gom lượng phân sẽ lớn vì phải đi gom nhiều nơi.
Theo mình thì trước tiên bạn hãy tự chủ động thị trường tiêu thụ bằng cách là nuôi những đối tượng nuôi có sử dụng nguồn thức ăn là trùn mà có thị trường tiêu thụ lớn, ví dụ như gà thả vườn, cá... Sau đó mình sẽ tìm kiếm và tạo ra thị phần mới cho mình, chứ như hiện nay thì lượng trùn quế sản xuất ra rất lớn mà thị trường tiêu thụ chưa rộng vì giá cả chư hợp lý và đối tượng sử dụng còn ít.
Vài suy nghĩ cùng bạn. Chúc bạn thành công!
cảm ơn bác đã góp ý!
Đầu ra của em ( sản phẩm chính ) là phân trùng quế, và tận dụng sản phẩm phụ là trùng quế!
Khó khăn từ việc thu mua phân bò là rất rõ nến em định sản xuất vừa phải, sau khi có nguồn phân bò ổn định và chắc chắn em sẽ tăng dần lên! Cái này khả năng thành công sẽ cao vì nhà em sẵn có nguồn phân bò + nhà chú 3+ cậu 5+ nhà vài người bạn nữa....
Thân!
 


Back
Top