Đúng hay sai từ việc giao và thu hồi đất ở Tiên Lãng (trích từ báo SGTT)

  • Thread starter iceman
  • Ngày gửi
Đúng hay sai từ việc giao và thu hồi đất ở Tiên LãngSGTT.VN - Có thể thấy những khuất tất trong quá trình giao đất và thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng đối với ông Đoàn Văn Vươn là nguyên nhân dẫn đến việc ông Vươn và người nhà chống người thi hành công vụ, khi cơ quan chức năng tiến hành cưỡng chế thu hồi đất hôm 5.1.2012. Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường nói:


Khu đất bị giải tỏa của gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Ảnh: báo Đất Việt

<tbody style="border-top-style: none; border-right-style: none; border-bottom-style: none; border-left-style: none; border-width: initial; border-color: initial; text-decoration: none; text-transform: none; ">
</tbody>
Việc chống lại quyết định thu hồi đất của người sử dụng đất vừa qua tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng là rất đáng tiếc. Theo tôi, sự việc này có liên quan tới quyết định giao đất, thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cho cá nhân theo quy định của luật Đất đai 1993.Theo quyết định “giao đất bãi bồi ven biển để nuôi trồng thủy sản” của UBND huyện Tiên Lãng thì căn cứ pháp lý là điều 48 và điều 79 của luật Đất đai 1993. Điều 48 quy định “Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp theo các quy định sau đây: (1) Đúng quy hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; (2) Bảo vệ đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển; (3) Bảo vệ hệ sinh thái và môi trường; (4) Không gây trở ngại cho việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển”. Điều 79 quy định “Người sử dụng đất có những nghĩa vụ sau đây: (1) Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới và các yêu cầu khác đã được quy định khi giao đất; (2) Thực hiện các biện pháp để bảo vệ và làm tăng khả năng sinh lợi của đất; (3) Tuân theo những quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh; (4) Nộp thuế sử dụng đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất; lệ phí địa chính theo quy định của pháp luật; (5) Nộp tiền sử dụng đất khi được giao đất theo quy định của pháp luật; (6) Đền bù cho người có đất bị thu hồi để giao cho mình; (7) Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi”.Sự thực đây không phải là những căn cứ pháp lý của việc giao đất mà là quy định về nghĩa vụ của người sử dụng đất được giao.Những căn cứ pháp lý quan trọng đối với việc giao đất trong trường hợp này phải là:Thứ nhất, điều 50 của luật Đất đai 1993. Theo đó, “việc quản lý, sử dụng đất mới bồi ven biển do Chính phủ quy định”.Thứ hai, quyết định số 773-TTg ngày 21.12.1994 về Chương trình khai thác, sử dụng đất hoang hoá, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng. Trong đó, điều 13 quy định “Diện tích đất giao cho mỗi hộ sản xuất đến vùng dự án được phân bổ theo điều kiện cụ thể của từng vùng. Hạn mức chung như sau: Từ 1 – 3 hécta đối với dự án nông – lâm – ngư nghiệp; Từ 2 – 10 hécta đối với dự án lâm – nông – ngư nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản”.Thứ ba, về thời hạn sử dụng đất, phải được thực hiện theo quy định tại nghị định số 64-CP ngày 27.9.1993 về việc ban hành Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Trong đó, điều 4 quy định “(1) Thời hạn giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm; để trồng cây lâu năm là 50 năm; (2) Thời hạn giao đất được tính như sau: Đối với đất của hộ gia đình, cá nhân được giao từ ngày 15.10.1993 trở về trước, được tính thống nhất từ ngày 15.10.1993; Đối với đất của hộ gia đình, cá nhân được giao sau ngày 15.10.1993, thì tính từ ngày giao”.Theo những căn cứ pháp lý này thì quyết định của UBND huyện Tiên Lãng đều là giao đất bãi bồi ven biển với thời hạn 14 năm và tổng diện tích tích lên tới 41ha. Như vậy thời hạn ít hơn so với quy định của Chính phủ mà diện tích lại vượt quy định của Chính phủ. Như vậy là rất sai so với quy định của pháp luật về đất đai.Còn những căn cứ pháp lý quan trọng đối với việc ban hành quyết định thu hồi đất ngày 7.4.2009 của UBND huyện Tiên Lãng là nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25.5.2007, quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Trong đó, trình tự, thủ tục thực hiện thu hồi đất thực hiện theo các quy định từ điều 49 tới điều 62. Theo quy trình này, việc thu hồi đất không dễ dàng như UBND huyện Tiên Lãng đã thực hiện.
Vụ việc ở Tiên Lãng là một hồi chuông quan trọng để cho chúng ta thấy một thực tế đầy gai góc. Giới văn nghệ đã cảnh báo về những “thảm hoạ” đất đai trong truyền ngắn “Kẻ sát nhân lương thiện” từ lâu rồi. Người xây dựng pháp luật về đất đai nông nghiệp phải “trải mình” trong thực tế nông thôn mới biết được rõ những gì mà cuộc sống thực tế đang cần tới pháp luật.

<tbody style="border-top-style: none; border-right-style: none; border-bottom-style: none; border-left-style: none; border-width: initial; border-color: initial; text-decoration: none; text-transform: none; ">
</tbody>
Từ đây, có thể kết luận các quyết định của UBND huyện Tiên Lãng không căn cứ vào các quy định của pháp luật hoặc dựa vào các căn cứ không xác đáng.Chính sách chung về giao đất, thu hồi đất đối với đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối hiện nay như thế nào?
Vấn đề giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là một chính sách lớn của Nhà nước. Đây là quá trình tiếp tục của những thành quả cách mạng đã đạt được từ khẩu hiệu “người cày có ruộng” của Đảng ta. Việc giao đất hoang hoá bãi bồi ven sông, ven biển cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cải tạo để sử dụng cũng là một chính sách lớn, đã mang lại nhiều kết quả tốt trong thời gian vừa qua. Một trong những nội dung quan trọng mà Quốc hội sẽ xem xét để quyết định trong luật Đất đai mới (sẽ ban hành trước cuối năm 2013) là mức thời hạn và mức hạn điền đối với đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Hay nói cách khác, việc giao đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối sẽ hết hạn sớm nhất là ngày 15.10.2013 (20 năm kể từ thời điểm 15.10.1993).Trong khi chưa thông qua luật Đất đai mới, hiện nay phải thực hiện theo quy định của nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29.10.2004 về thi hành luật Đất đai. Theo đó, người sử dụng đất đương nhiên được kéo dài thời hạn sử dụng nếu Nhà nước chưa có quyết định thu hồi đất. Về cơ chế Nhà nước thu hồi đất, không hề đơn giản như nhiều cán bộ quản lý ở địa phương vẫn thường nghĩ: Nhà nước muốn thu hồi đất của ai thì thu. Việc thu hồi đất luôn phải thực hiện theo các quy định rất cụ thể nhằm hạn chế việc áp dụng tuỳ tiện quyền lực của cấp có thẩm quyền. Thu hồi để giao cho dự án gì, quy hoạch đã có chưa, trình tự, thủ tục thực hiện ra sao, phương án bồi thường, hỗ trợ như thế nào và đã lấy ý kiến của người bị thu hồi đất chưa. Đối với trường hợp người sử dụng đất đã có đóng góp công sức vào khai phá đất hoang hoá, đất bãi bồi thì việc thu hồi đất và bồi thường càng phải tính toán cẩn thận, Nhà nước không lấy không công sức của nông dân đã bỏ ra nhiều năm để cải tạo.Trong trường hợp ở Tiên Lãng, trách nhiệm của hệ thống quản lý đất đai đến đâu và cách khắc phục sai phạm nên như thế nào?


Triển khai Lực lượng cảnh sát cơ động tại hiện trường vụ cưỡng chế.
Ảnh: NLĐ

<tbody style="border-top-style: none; border-right-style: none; border-bottom-style: none; border-left-style: none; border-width: initial; border-color: initial; text-decoration: none; text-transform: none; ">
</tbody>
Trách nhiệm trực tiếp là phòng Tài nguyên và môi trường, UBND huyện Tiên Lãng đã không thực thi đúng pháp luật, thậm chí không hiểu rõ các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.Đã có những quyết định sai mà không cập nhật pháp luật để điều chỉnh kịp thời cho đúng. Cái sai là đã gây thiệt hại về thời hạn sử dụng đất cho người được giao đất, nhưng lại làm lợi cho người sử dụng đất về hạn mức diện tích giao đất. Việc điều chỉnh lại quyết định giao đất này không khó, cần có một quyết định điều chỉnh lại thời hạn sử dụng đất là 20 năm và điều chỉnh lại hạn mức diện tích là 10ha, phần còn lại chuyển sang thuê đất. Đối với quyết định thu hồi đất, không thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm ban hành quyết định, thực hiện không đúng với các quy định về thu hồi đất, coi nhẹ việc thu hồi đất vì coi nhẹ quyền lợi của dân có liên quan tới thu hồi đất.Trách nhiệm gián tiếp thuộc sở Tài nguyên và môi trường, UBND thành phố Hải Phòng đã không thực hiện tốt việc phổ biến pháp luật đất đai, kiểm tra thi hành pháp luật đất đai đối với các địa phương cấp dưới. Quyết định thu hồi đất của UBND huyện ban hành từ tháng 4.2009, tới nay đã sang đầu năm 2012, chắc chắn có những vướng mắc thực tế rất nặng nề. Nếu chúng ta cùng trân trọng quyền lợi của dân thì câu chuyện đã khác, không trầm trọng như những gì đã xảy ra trên thực tế vừa qua.Theo ông, vụ việc này cho thấy tính cấp bách của việc sửa luật Đất đai hiện nay như thế nào?
Sửa đổi pháp luật về đất đai là một việc hệ trọng vì có liên quan tới đời sống, sinh kế, chỗ ở của mỗi người dân. Đặc biệt, khẩu hiệu “người cày có ruộng” không bao giờ cũ cả. Đấy là khẩu hiệu luôn luôn mới đối với “tam nông”. Chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của sở hữu toàn dân về đất đai, đấy cũng là khẩu hiệu nhằm bảo đảm sự bình đẳng trong quyền tiếp cận của dân tới đất đai, đừng chỉ nghĩ thiên về Nhà nước là người đại diện.Vấn đề sửa đổi chế độ sử dụng đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân là một vấn đề “cực kỳ” phức tạp. Nhiều luồng ý kiến đưa ra theo nhiều phương thức khác nhau nhưng đều tập trung xung quanh quan điểm bảo vệ quyền lợi của người sử dụng hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp. Việc sửa đổi luật Đất đai hiện nay đang được bàn thảo rất kỹ lưỡng, rất khẩn trương. Quốc hội đã đưa vào chương trình với tiến độ đã định là trước năm 2013. Bộ Tài nguyên và môi trường đang tích cực chuẩn bị trình Chính phủ. Chính Ban chấp hành Trung ương Đảng cũng sẽ thảo luận và ra nghị quyết về việc này.Vụ việc ở Tiên Lãng là một hồi chuông quan trọng để cho chúng ta thấy một thực tế đầy gai góc. Giới văn nghệ đã cảnh báo về những “thảm hoạ” đất đai trong truyện ngắn Kẻ sát nhân lương thiện từ lâu rồi. Người xây dựng pháp luật về đất đai nông nghiệp phải “trải mình” trong thực tế nông thôn mới biết được rõ những gì mà cuộc sống thực tế đang cần tới pháp luật.
NGUYÊN LÊ (THỰC HIỆN)
 


nạn quan liêu đã có từ lâu và cũng còn lâu hơn thế nữa để có thể xóa đc. trăm dâu đổ đầu tằm chỉ có người dân là thiệt thòi nhất.
từ xưa ông bà đã có câu: ''con ơi nhớ lấy câu này
cướp đêm là giặc,cướp ngày là quan''
câu này đã đúng đang đúng và mãi mãi đúng.
 
Khiếp thật! Có khiên chống khủng bố, áo chống đạn và cả AK nữa!
 
nạn quan liêu đã có từ lâu và cũng còn lâu hơn thế nữa để có thể xóa đc. trăm dâu đổ đầu tằm chỉ có người dân là thiệt thòi nhất.
từ xưa ông bà đã có câu: ''con ơi nhớ lấy câu này
cướp đêm là giặc,cướp ngày là quan''
câu này đã đúng đang đúng và mãi mãi đúng.
hay . môt đêm ăn cướp bằng ba năm tù.ý lộn ba năm làm .
 


Back
Top