Gà bị new, nhờ các bác tư vấn

  • Thread starter sangstyle
  • Ngày gửi
em thì chẳng có cách nào giúp bác , thành thật chia buồn với bác
em chỉ có một cách mong rằng vớt vát được ít nào , bác thử mua kháng thể ktg của han vet dùng xem sao biết đâu....còn nữa em nghe nói tỏi dùng rất tốt để tăng hệ miễn dịch . liều lượng và cách dùng là tỏi giã lát vắt lấy nước 2 - 3 củ / 10 -15 lit nước
 
em thì chẳng có cách nào giúp bác , thành thật chia buồn với bác
em chỉ có một cách mong rằng vớt vát được ít nào , bác thử mua kháng thể ktg của han vet dùng xem sao biết đâu....còn nữa em nghe nói tỏi dùng rất tốt để tăng hệ miễn dịch . liều lượng và cách dùng là tỏi giã lát vắt lấy nước 2 - 3 củ / 10 -15 lit nước

chuẩn tỏi làm tăng hệ miễn dịch tốt..! nhưng lấy dung dịch tỏi pha với rượu gạo loại 1 or 2 sẽ tốt hơn dó bạn sau đó pha vs nước uống chứ đừng cho nó uống rượu nha..@@
 
đúng ra là người ta phải ngâm tỏi trong mười ngày cơ em cũng đang cho uông phòng bằng kiểu đấy , không có tác dụng thật không vì mới chỉ nghe trong tài liệu thực tế thì không biết nhưng có thể khẳng định một đều tỏi có thể kháng virut cúm rất tốt vì đây là bài thuốc dân dan, có thực tế

lếu ai quan tâm đến tỏi thì đây là tai liệu để tham khảo rất tốt




Hiện nay, chăn nuôi gia cầm rất phát triển, ước tính huyện Mỏ Cày nam số lượng đàn khoảng 1 triệu con, đem lại thu nhập khá cao cho người chăn nuôi, một số hộ đã xóa được nghèo nhờ chăn nuôi gà. Song song đó là tình hình dịch bệnh phức tạp, một trong những bệnh phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ đến bà con chăn nuôi gia cầm là bệnh viêm hô hấp mãn tính (CRD). Bệnh có tỷ lệ lây nhiễm rất cao: ở đàn gà giống từ 10-15%, gà thịt 30-40%, gà đẻ 70-80%. Bệnh CRD ở dạng mãn tính, mặc dù tỷ lệ chết không cao, chỉ từ 5-7%, nhưng thiệt hại do bệnh gây ra rất lớn. Ðàn gà bị nhiễm bệnh giảm tỷ lệ tăng trọng 10-30%, giảm tỷ lệ đẻ trứng 10-12%. Một trong những biện pháp phòng bệnh CRD hiệu quả nhưng không ảnh hưởng đến tốc độ lớn của gia cầm, như cách thường sử dụng của bà con là dùng kháng sinh, thì việc bổ sung tỏi phòng bệnh gia cầm đang được bà con áp dụng phổ biến.
Tỏi có tác dụng đáng kể lên hệ thống miễn dịch, giúp tăng hoạt tính các thực bào lympho, có tính kháng khuẩn (ức chế 70 loại vi khuẩn gram (–) và gram (+)), kháng virus (cúm, cảm lạnh, lở mồm long móng), diệt ký sinh trùng và nguyên sinh động vật (giun đũa, giun kim, giun móc, lỵ amid), phòng tránh tốt các rối loạn men tiêu hóa, nhiễm khuẩn dạ dày ruột, chống các bệnh đường hô hấp. Ngoài ra tỏi còn giúp tăng hiệu lực kháng sinh vì thế tỏi sẽ giúp tăng hiệu quả của kháng sinh trong việc điều trị bệnh CRD.
Để giúp người chăn nuôi mạnh dạn sử dụng tỏi phòng bệnh CRD, năm 2010 tập thể trạm Khuyến nông Khuyến ngư Mỏ Cày Nam đã thực hiện thí nghiệm “Sử dụng tỏi phòng bệnh gia cầm”. Phương pháp thực hiện thí nghiệm: Chia đàn gà làm 2 lô, mỗi lô 500 con với điều kiện môi trường sống giống nhau. Trong đó:
* Lô1: sử dụng vitamin C + B complex + điện giải cho uống mỗi ngày.
* Lô 2: sử dụng rượu tỏi pha nước cho uống lúc gà được 7 ngày tuổi, 2 ngày uống 1 lần với liều: 60ml rượu tỏi pha trong 10 lít nước uống cho 200 con gà con (dưới 2 tháng tuổi) hoặc 100 con gà lớn (trên 2 tháng tuổi). Các ngày còn lại vẫn sử dụng vitamin C + B complex + điện giải. Vỏ tỏi còn lại treo ở các góc chuồng để khử mùi hôi.
Sau 4 tháng thực hiện kết quả như sau: Sử dụng tỏi giúp hạn chế bệnh đường hô hấp mãn tính trên đàn gà, giảm được chi phí thuốc, tỷ lệ chết, nâng cao hiệu quả chăn nuôi:
+ Giảm tỷ chết, loại thải: từ 14% xuống còn 2%
+ Giảm chi phí thuốc: 445đ/con
+ Thời gian xuất chuồng sớm hơn: 15 ngày.
+ Trọng lượng xuất chuồng cao hơn: 90g/con.
Do vậy, người chăn nuôi Bà con có thể bổ sung tỏi bằng cách: sử dụng tỏi tươi giã lấy nước cho gia cầm uống, xác trộn trong thức ăn (100g/10 lít nước) hoặc ngâm rượu tỏi (30-40g/100ml rượu, 5-6ml rượu tỏi/1 lít nước). Ngoài ra bà con có thể phơi khô nghiền thành bột trộn trong thức ăn hăng ngày với lượng 3%.
Sử dụng tỏi trong chăn nuôi gia cầm giúp hạn chế bệnh đường hô hấp mãn tính trên đàn gà, giảm được chi phí thuốc, nâng cao hiệu quả chăn nuôi: Giảm tỷ lệ chết, loại thải do nhiễm bệnh, giảm chi phí thuốc điều trị bệnh, gia cầm lớn nhanh. Ngoài ra, tỏi còn nâng cao hiệu quả kháng sinh trong việc điều trị bệnh CRD bằng phương pháp điều trị kết hợp kháng sinh và tỏi.



<tbody>
</tbody>
 
- nếu gà của bạn đã nhỏ được lasota rồi thì hãy tiêm ngay vắc xin new vào đi chấp nhận chết một số con trong vài ngày đầu về sau đỡ phải mệt (nếu chuẩn đoán chính xác là new). khi tiêm bạn nên kết hợp kháng sinh ENROFLOX ở dạng tiêm tính lượng thuốc vừa đủ trọng lượng của đàn gà pha loãng với nước sinh lý vừa đủ cho liều vắc xin cần tiêm . sau đó tiếp tục dùng ENROFLOX ở dạng uống cho gà uống liền 5 ngày kết hợp hạ sốt ( hoặc antigum) và chợ sức tốt.
- còn nếu chưa nhỏ vắc xin lasota thì nhỏ lasota sau 5-7 ngày thì tiêm vắc xin new ( trường hợp này thì gà sẽ bị chết nhiều đấy nhưng không còn cách nào khác ) . việc dùng kháng thể gum để chữa new chỉ là giải pháp kéo dài ở đàn gà lớn sắp đến tuổi bán nhằm giảm bớt tỷ lệ chết để đến tuổi bán thôi. chứ kháng thể gum chủ yếu vẫn để chữa bệnh gum nếu gà bị gum thì rất hiệu quả.
 
Last edited by a moderator:
- nếu gà của bạn đã nhỏ được lasota rồi thì hãy tiêm ngay vắc xin new vào đi chấp nhận chết một số con trong vài ngày đầu về sau đỡ phải mệt (nếu chuẩn đoán chính xác là new). khi tiêm bạn nên kết hợp kháng sinh ENROFLOX ở dạng tiêm tính lượng thuốc vừa đủ trọng lượng của đàn gà pha loãng với nước sinh lý vừa đủ cho liều vắc xin cần tiêm . sau đó tiếp tục dùng ENROFLOX ở dạng uống cho gà uống liền 5 ngày kết hợp hạ sốt ( hoặc antigum) và chợ sức tốt.
- còn nếu chưa nhỏ vắc xin lasota thì nhỏ lasota sau 5-7 ngày thì tiêm vắc xin new ( trường hợp này thì gà sẽ bị chết nhiều đấy nhưng không còn cách nào khác ) . việc dùng kháng thể gum để chữa new chỉ là giải pháp kéo dài ở đàn gà lớn sắp đến tuổi bán nhằm giảm bớt tỷ lệ chết để đến tuổi bán thôi. chứ kháng thể gum chủ yếu vẫn để chữa bệnh gum nếu gà bị gum thì rất hiệu quả.
bác nói rất đúng thế mà em lại không nghĩ ra đúng là khi ta dùng vắc xin rồi thì gà đã có kháng thể new rồi lếu bị bệnh chỉ cần nhắc lại một lần nữa lã vẫn có thể có cơ hội cứu vớt
rất ảm ơn bác vì bài viết hữu ích
 


Back
Top