Gà đẻ quá ít

Tôi có nuôi 40 con gà đẻ. Là gà kiến nhưng lai tạp lung tung, bây giờ đã tròn 1 năm tuổi, vào tuổi đẻ, chúng nó đẻ đã ít, nhưng mỗi ngày cũng tầm 10 quả (trong 4 tháng đầu), 2 tháng lại đây chỉ còn ngày 1 quả.
Gà khỏe mạnh ăn nhiều, mặt đỏ hồng hào
Thức ăn buổi sáng là ngô bột trộn với xác lấy từ 1 quán hủ tiếu, trong đó có sợi hủ tiếu, giá, rau, thịt, chả, trứng cút... ăn vừa đủ no, buổi chiều là lúa.
Giờ đây có vẽ hơi béo. Tôi đã giảm thức ăn đi 1/2, rồi độn vào 1 lượng chuối cây vằm mịn cho nó đủ no trong vòng nữa tháng, thấy cũng có vẽ giảm cân.
Tiếp tục lại thay chuối bằng bột gà đẻ.( Sáng ăn thức ăn trộn 2/3 lượng ban đầu, trưa cám gà đẻ, chiều thóc)
cho đến giò năng suất vẫn đạt 1 quả trên ngày ( không phải 1 con đẻ)
Tôi có mua 1 bao (quên mất tên, nhưng trong đó có nhiều loại vitamin, khoáng đa và vi lượng) trộn thêm cho ăn rồi.
Xin bà con chỉ giúp đàn gà của tôi bị sao? Xin cảm ơn.
 


tinh hinh cua ban cua cang nhu minh. Minh nuoi khoang 40con mai de lay trung ap ban ga con. Ma ko hieu sao ga minh de it qua. Sang minh cho an cam hon hop,trua va chieu thi an lua ,vai ngay minh cho an them bot canxi va chuoi nua ma ko hieu sao de it . Moi ngay 8,9 trung gi do. Ko biet ga co benh ko nua ma nhin no ko duoc hong ma hoi nhat . Ai co kinh nghiem chia se giup tui minh voi. Thanks moi nguoi !
 
béo quá nó cũng không đẻ đâu bạn nhé, lá mỡ che kín lỗ huyệt là nó chẳng đẻ đâu. Bạn cho ăn thêm nhiều thức ăn có canxi,rau, thóc nảy mầm,... bớt ngô đi, và cho phơi nắng nhiều nhé
 
Cho hỏi chủ top là đàn gà nhà a vẫn khỏe mạnh bình thường hay có biểu hiện gì khác lạ không?
 
Hội chứng giảm đẻ ở gà



Hội chứng giảm đẻ ở gà hay còn gọi là bệnh EDS’76 là bệnh truyền nhiễm do vi rút thuộc nhóm Adenovirus gây ra với các biểu hiện đặc trưng như: tỷ lệ đẻ trứng giảm đáng kể có khi giảm đến 50%, trứng đẻ ra có nhạt màu, vỏ mềm, mỏng hoặc không có vỏ, hình dạng méo mó, lòng trắng bị loãng…

Bệnh xảy ra ở đàn gà đẻ thương phẩm và gà đẻ trứng giống trong giai đoạn từ 26-35 tuần tuổi (giai đoạn khai thác trứng). Bệnh lây truyền từ đàn bố mẹ sang đàn con thông qua trứng nhiễm bệnh (trứng bất thường) - thể hiện tính truyền dọc. Ngoài ra Hội chứng giảm đẻ còn lây lan từ đàn gà bệnh sang đàn gà khỏe thông qua thức ăn, dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, uống...), phương tiện vận chuyển đã bị nhiễm khuẩn từ phân và các chất bài tiết khác của đàn gà bệnh (tính truyền ngang).

Bệnh thường kéo dài khoảng 6-12 tuần với các triệu chứng điển hình như:

- Tỉ lệ đẻ trứng ở đàn gà giảm đột ngột từ 20 - 40% (giảm khoảng 12-16 trứng/gà), có khi lên đến 50%;

- Trứng nhỏ, nhạt màu, vỏ lụa, mỏng và nhăn nheo, hình dạng méo mó hoặc có khi không có vỏ;

- Lòng trắng loãng;

- Tỷ lệ ấp nở giảm;

Gà bệnh vẫn ăn uống bình thường, có khi bị tiêu chảy nhất thời, mào gà có màu nhợt nhạt (từ 10-70% trường hợp).


Nhìn chung sức khỏe gà không thay đổi nhiều so với trước. Đối với xác gà chết nghi mắc Hội chứng giảm đẻ không có bệnh tích điển hình. Tuy nhiên, khi mổ khám người ta thường thấy những biến đổi như sau:

- Buồng trứng và ống dẫn trứng bị teo nhỏ;

- Đôi khi tử cung bị viêm, phù thũng;

- Trứng non không phát triển.


Hội chứng giảm đẻ ở gà rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm và rối loạn hấp thu canxi. Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm phân biệt với Hội chứng giảm đẻ bằng các triệu chứng đặc trưng như: gà bệnh hay hắt hơi, thở khò khè, kém ăn, chậm lớn, lông cánh xơ xác. Chứng rối loạn hấp thu canxi ở gà được phân biệt với Hội chứng giảm đẻ bằng các bệnh tích đặc trưng như:

- Xương ống chân mềm và xốp, dễ gẫy.

- Xương ức (ngực) bị vặn vẹo.

- Xương sườn có những nốt u do sưng khớp giữa phần xương và sụn của xương sườn.


Hiện nay, đối với Hội chứng giảm đẻ ở gà người ta vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị. Vì vậy, phòng bệnh vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ đàn gà đẻ tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh. Trong công tác phòng bệnh, cần nghiêm túc thực hiện các bước sau:

Bước 1: Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ, và phun thuốc sát trùng NAVETKON-S hoặc BENKOCID định kỳ 2lần/tuần để tiêu diệt mầm bệnh trong và ngoài môi trường.

Bước 2: Tiêm phòng cho đàn gà đẻ khi chúng đạt 15-16 tuần tuổi. Hiện nay trên thị trường có các loại vacxin như: ND-IB-EDS K và ND-IB-EDS Emulsion để phòng 3 bệnh Niu-cát-xơn (ND), viêm phế quản truyền nhiễm (IB) và hội chứng giảm đẻ (EDS).

Bước 3: Thường xuyên bổ sung VITA-ELECTROLYTES ,TERRAMYCIN TRỨNG và NAVET-BIOZYM trong nước uống theo chỉ định giúp tăng sức kháng bệnh, chống stress khi môi trường thay đổi, giúp tăng khả năng hấp thu khoáng, cung cấp vitamin, kích thích buồng trứng phát triển, tăng tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở, kéo dài chu kỳ đẻ và giai đoạn gà đẻ đỉnh cao.
 
Cho hỏi chủ top là đàn gà nhà a vẫn khỏe mạnh bình thường hay có biểu hiện gì khác lạ không?

tôi có viết rồi: Gà khỏe mạnh ăn nhiều, mặt đỏ hồng hào.
Một người mới như tôi thì không thể phát hiện ra triệu chứng bệnh tât gì của chúng nó cả. Thấy tất cả đều bình thường.

Bạn có ý kiến gì trong trường hợp này không?
 

Last edited:
tôi có viết rồi: Gà khỏe mạnh ăn nhiều, mặt đỏ hồng hào.
Một người mới như tôi thì không thể phát hiện ra triệu chứng bệnh tât gì của chúng nó cả. Thấy tất cả đều bình thường.

Bạn có ý kiến gì trong trường hợp này không?
Theo như anh longphone nói, khẩu phần chứa nhiều năng lượng cũng không tốt đối với vật nuôi sinh sản, không nên cho ăn quá nhiều ngô, đồng thời khi dùng lúa thì nên ủ lên mầm cho ăn để bổ sung vitamin E.
Anh nên xem chuồng trại có bị ẩm và nóng không, điều này gây stress và làm giảm tỉ lệ đẻ.
Như bác anhmytran nói thì mật độ nuôi quá dày cũng không tốt, (có đủ ổ đẻ cho gà nó đẻ không, bác nuôi gà ta mà).
Cộng thêm xem lại việc vệ sinh chuồng trại, xem xem nguồn thức ăn và chuồng trại có bị nhiễm nấm mốc hay không, nếu bị nhiễm nấm mốc cũng sẽ giảm đẻ,
Gà phải đc tiếp xúc nhiều với ánh nắng để có thời gian tổng hợp vitamin D thúc đẩy sự hấp thu và chuyển hóa Canxi tạo vỏ trứng.

Trường hợp cuối em nghĩ do tâm lý: mấy con gà của bác nó béo tốt thế, nó theo phương Tây, kế hoạch hóa gia đình, sinh ít con dành thời gian ăn chơi. hehe
 
Trường hợp này thì mình cũng có gặp rồi.Hiện tại mình cũng đang có 200 con gà kiến ĐẺ Theo mình theo giỏi gà đẻ trong mấy năm vừa qua thì mình thấy vào mùa lạnh(tháng 10-11 AL ) gà giảm đẻ rất mạnh có thể lên đến 30-50%.
Theo phương pháp của mình là như thế này Bác nào xem rồi góp ý nếu được thì áp dụng
-Buổi sáng nên cho gà ăn thật sớm (5-6h) cho ăn thật nhiều vì gà thường đẻ mạnh vào khoảng buổi sáng đến 2h chiều.
-Buổi sáng không khí trong lành,yên tĩnh,gà khỏe mạnh dồi dào sau 1 đêm nghỉ ngơi,
-Thức ăn của mình chủ yếu là lúa trộn ít bột đẻ nhưng lúa là chủ yếu,kết hợp cho ăn giá sống (loại rẻ thôi) và cho ăn vào buổi sáng luôn
-Lót ổ đẻ số lượng phù hợp với số lượng gà(thường thì 3-4 con trên 1 Ổ đẻ phải sạch sẽ
-Thường xuyên bổ sung ADE
-Gà đẻ phải nuôi riêng ở khu vực yên tĩnh tránh ra vào nhiều trong khoảng thời gian gà đẻ
(QUAN TRỌNG LÀ NÊN CHO GÀ ĂN THẬT SỚM).CỨ MỖI LẦN MÌNH CHO GÀ ĂN TRỄ THÌ SỐ LƯỢNG TRỨNG GIẢM
 
Trường hợp cuối em nghĩ do tâm lý: mấy con gà của bác nó béo tốt thế, nó theo phương Tây, kế hoạch hóa gia đình, sinh ít con dành thời gian ăn chơi. hehe

Chắc vậy, vì nó đang sống trên chuồng sân cát, khá thỏa mái, tuần lại được xịt thuốc khử trùng của bệnh viện, ăn ngon và no nên nó tưởng tôi nuôi cảnh, nó cứ ăn chơi trác táng, khỏi cần sinh đẻ gì cho vất vả, đau đớn.
Chán với nó. Chắc phải mượn cái gà đầu trảm của Bao công
 
Chắc vậy, vì nó đang sống trên chuồng sân cát, khá thỏa mái, tuần lại được xịt thuốc khử trùng của bệnh viện, ăn ngon và no nên nó tưởng tôi nuôi cảnh, nó cứ ăn chơi trác táng, khỏi cần sinh đẻ gì cho vất vả, đau đớn.
Chán với nó. Chắc phải mượn cái gà đầu trảm của Bao công


Bác cho ăn thế chắc chỉ nuôi lấy trứng nhà ăn chứ bán trứng thì lỗ to. Toàn cho ăn hủ tiếu, ngô, với thức ăn có khoáng vi lượng, vitamin...ăn sang quá mà, he
 
Trường hợp này thì mình cũng có gặp rồi.Hiện tại mình cũng đang có 200 con gà kiến ĐẺ Theo mình theo giỏi gà đẻ trong mấy năm vừa qua thì mình thấy vào mùa lạnh(tháng 10-11 AL ) gà giảm đẻ rất mạnh có thể lên đến 30-50%.
Theo phương pháp của mình là như thế này Bác nào xem rồi góp ý nếu được thì áp dụng
-Buổi sáng nên cho gà ăn thật sớm (5-6h) cho ăn thật nhiều vì gà thường đẻ mạnh vào khoảng buổi sáng đến 2h chiều.
-Buổi sáng không khí trong lành,yên tĩnh,gà khỏe mạnh dồi dào sau 1 đêm nghỉ ngơi,
-Thức ăn của mình chủ yếu là lúa trộn ít bột đẻ nhưng lúa là chủ yếu,kết hợp cho ăn giá sống (loại rẻ thôi) và cho ăn vào buổi sáng luôn
-Lót ổ đẻ số lượng phù hợp với số lượng gà(thường thì 3-4 con trên 1 Ổ đẻ phải sạch sẽ
-Thường xuyên bổ sung ADE
-Gà đẻ phải nuôi riêng ở khu vực yên tĩnh tránh ra vào nhiều trong khoảng thời gian gà đẻ
(QUAN TRỌNG LÀ NÊN CHO GÀ ĂN THẬT SỚM).CỨ MỖI LẦN MÌNH CHO GÀ ĂN TRỄ THÌ SỐ LƯỢNG TRỨNG GIẢM
bạn cho mình hỏi là nếu vào tuổi đẻ rồi thì gà sẽ đẻ quanh năm luôn à,nếu chhees độ chăm sóc tốt ấy
 
bạn cho mình hỏi là nếu vào tuổi đẻ rồi thì gà sẽ đẻ quanh năm luôn à,nếu chhees độ chăm sóc tốt ấy
Gà sẽ đẻ quanh năm khi nào hết khả năng đẻ thì thôi.nhưng mỗi đợt đẻ xong là nó đòi ấp,khi nó muốn ấp thì bắt xuống nhốt riêng không cho ấp thì khoảng 7-10 ngày sau nó sẽ đẻ lại.
 
Kết quả là không ai vấp như trường hợp gà của tôi cả à?
Bây giờ tôi phải làm sao đây?
Giả sử nó béo quá, làm sao cho nó tiêu mỡ, và rồi sau đó nó có đẻ lại không?
 
Kết quả là không ai vấp như trường hợp gà của tôi cả à?
Bây giờ tôi phải làm sao đây?
Giả sử nó béo quá, làm sao cho nó tiêu mỡ, và rồi sau đó nó có đẻ lại không?
Cho nó nhịn ăn thì nó tiêu mỡ thôi, chỉ cho uống nước và bổ sung thêm vitamin cho nhịn ăn vài ngày để nó thay lông, thay lông xong thì cơ may có thể đẻ lại,hehe
Cho nó nhịn ăn thì nó tiêu mỡ thôi, chỉ cho uống nước và bổ sung thêm vitamin cho nhịn ăn vài ngày để nó thay lông, thay lông xong thì cơ may có thể đẻ lại,hehe
mà mấy em này bác thịt cho rồi, để ăn tết dần là vừa, đầu tư nuôi lứa khác, cái gì khó quá ta bỏ qua nhỉ
 
Trước hết bác giảm mỡ cho nó đã, không cho ăn hủ tiếu nữa :D, cho ăn nhiều chất xơ, canxi vào, thời gian sau nó đẻ lại mà, con nào lâu đẻ quá bác cho thêm quả trứng trong ổ của nó, rồi bổ xung thêm một em gà đực cao to, đen hôi, mồ hôi dầu vào là ok ngay ấy mà. :D
 
Vào thời điểm mùa này GIỐNG GÀ TA ít đẻ lắm ,ở khu vực xung quanh mình gà cũng bị hiện tượng giống bạn,gà giảm đẻ rõ rệt,Bạn cứ cho ăn lúa và bổ xung ADE ,cho ăn giá hằng ngày để kích thích sinh dục hằng ngày rồi thời gian nữa gà sẽ đẻ lại thôi.Thỉnh thoảng cho nó ăn it cá tươi Nếu chắc ăn xem bị bệnh gì thì bạn thử thịt 1 em xem thế nào,có bị mỡ nhiều che lỗ huyệt k,buồng trứng có bị teo không....,Bạn cứ nghiên cứu kỹ rồi xử lý phù hợp ,đừng sử dụng n phương pháp,lạm dụng nhiều thuốc quá gây lãng phí vừa tốn tiền mà hại sức khỏe con gà,tốn công mình nữa.Chúc gà bạn nhanh đẻ,đẻ nhiều bù lại thời gian không đẻ
 
Cho nó nhịn ăn thì nó tiêu mỡ thôi, chỉ cho uống nước và bổ sung thêm vitamin cho nhịn ăn vài ngày để nó thay lông, thay lông xong thì cơ may có thể đẻ lại,hehe

mà mấy em này bác thịt cho rồi, để ăn tết dần là vừa, đầu tư nuôi lứa khác, cái gì khó quá ta bỏ qua nhỉ

Đây là chúng nó:
1anh ga.JPG

Làm thit ăn dần thì thấy:
2La mo.JPG
2 lá tầm 200g

Bầu diều
4 bau dieu.JPG

Và cái quan trong nhất:
3 trtung.JPG

Khi mổ ra, có 2 quả dính nhau thé này, dính chắc, tưởng tượng như kiểu quả trong nằm trong quả ngoài và lớn dần lên làm vỡ quả ngoài.
Quả ngoài và trong đều bị trộn lòng đỏ với trắng vào nhau, khi luộc lên, bóc vỏ quả ngoài thì đến lớp lòng đỏ và trắng lẫn lộn đó, bóc lớp này đi thì quả trong nguyên vẹn.
lai bóc vỏ quả trong thì 1 lớp màu vàng nhạt của lòng đỏ và trắng đã trộn rất đều vào nhau, ngửi không hôi, có thể ăn được.
Ngoài ra có 2 quả trứng non đã to, và 1 buồng trứng nhỏ.
Vậy là thế nao?
 
Đây là chúng nó:
Xem file đính kèm 3212
Làm thit ăn dần thì thấy:
Xem file đính kèm 3213 2 lá tầm 200g

Bầu diều
Xem file đính kèm 3214
Và cái quan trong nhất:
Xem file đính kèm 3215
Khi mổ ra, có 2 quả dính nhau thé này, dính chắc, tưởng tượng như kiểu quả trong nằm trong quả ngoài và lớn dần lên làm vỡ quả ngoài.
Quả ngoài và trong đều bị trộn lòng đỏ với trắng vào nhau, khi luộc lên, bóc vỏ quả ngoài thì đến lớp lòng đỏ và trắng lẫn lộn đó, bóc lớp này đi thì quả trong nguyên vẹn.
lai bóc vỏ quả trong thì 1 lớp màu vàng nhạt của lòng đỏ và trắng đã trộn rất đều vào nhau, ngửi không hôi, có thể ăn được.
Ngoài ra có 2 quả trứng non đã to, và 1 buồng trứng nhỏ.
Vậy là thế nao?
Nhìn đàn gà nhà bác sướng thế mà tiếc là chúng nó không đẻ,
Em thấy gà chăm ăn, mồng đỏ, lông đẹp.
Thấy 2 lá mỡ thì biết là con gà bác mổ rất mập
Diều thì bình thường mà, nhưng cũng có chút mỡ rồi.
Buồng trứng có trứng non phát triển chứng tỏ nó bình thường
Về 2 quả trứng thì đây là hiện tượng trứng 2 lòng thôi, thời gian hình thành một quả trứng hoàn chỉnh (đến giai đoạn cuối là giai đoạn hình thành vỏ cứng) là 23.5 giờ, Vì một lý do nào đó mà quả trứng thứ nhất đã hoàn chỉnh mà không đc đẻ ra , quả trứng thứ 2 tiếp tục rụng (hoặc do 2 quả trứng rụng thời gian gần nhau quá) và di chuyển vào ống dẫn trứng tiếp tục quá trình hình thành trứng, đến gặp quả trứng kia thì khi vỏ cứng chưa hình thành (dạng mỏng mỏng mềm mềm như trứng non thì nó vỡ và ôm lấy quả kia, quá trình tạo vỏ cứng của quả thứ 2 vẫn tiếp tục nên cho ra cái trứng như bác thấy đó. Dạng như bị tắt đường đó bác, bác nói luộc ăn không hôi, em nghĩ 2 trứng này nó mới hình thành thôi, chứ k phải vì 2 quả trứng này mà nó tịt lỗ đẻ, không biết con gà bác mổ có trúng con đang đẻ hay không, mà bữa giờ bác thịt đc mấy em rồi, nhưng đây là hiện tượng không bình thường, nếu là gà đẻ em này không đạt tiêu chuẩn rồi, có thể con gà bị rối loạn sinh lý nên khi quả trứng thứ nhất đã hoàn chỉnh nó lại k đẻ, hoặc thứ 2 là nó mập quá, nó đẻ không kịp (hihi), thứ ba là do trứng rụng dày quá, nghĩa là thời gian rụng giữa 2 quả gần nhau quá.

Gà bác mập quá, mấy con kia cũng ăn chung khẩu phần thì chắc cũng mỡ như em này thôi, thường gà thay lông xong nó sẻ đẻ, bác giảm cân cho nó nữa đi.
 


Back
Top