Gà không chịu ăn trùng

  • Thread starter aly
  • Ngày gửi
Hiện tại tôi đang nuôi vài chục con gà, trong lúc dọn vườn có rất nhiều trùng và mối nhưng chúng không chịu ăn trùng mà chỉ ăn mối. Bác nào có cách nào giúp gùm em với. Em chân thành cảm ơn.
 


Tại nó..nhát gan đó mà, bác cứ cho nó ăn vài lần là quen thôi
 
Làm sao mà con gà biết được con trùng có độc, mấy con vịt toàn ăn trùng có sao đâu.
 
Trong ba loại gia cầm: Vịt ,gà,ngan ... Thì con ngan giỏi tìm con Trùng "trùn" nhất . mặc dù cấu tạo của mỏ ngan và chân ngan ko thuận lợi như gà trong việc đào bới .... Khi tôi quan sát một bày gà,ngan,vịt nuôi thả tứ tung quanh vướn chuối . Lũ ngan luôn là con tìm được những con trùn có khi to bằng ngón tay đứa trẻ con và chiều dài đôi khi lên đến 15cm ... Ngay khi bắt được mồi . Cả đàn gia cầm nhào về phía con mới khai quật được . Tôi thấy lũ gà không khoái tranh chấp con trùn to này mấy . Chỉ có những con Vịt và ngan tranh nhau cướp con trùng to này thôi . Chẳng hiểu tại sao nữa ...nhưng nó có độc thì chắc chắn là không vì con trùng đó trong đông y dùng làm thuốc ...không biết trùng của bạn có phải loại Đại này không? Nếu nó ko ăn thử lấy dao chặt nhỏ ra xem . mùi tanh bốc lên nó chén tất.
 
Con Vịt ăn những con trùng ngon, không độc .
Con Gà không chịu ăn những con trùng có độc, không ngon,
vì chúng đã nếm rồi. Chỉ có người không thấy thôi.
Nhà nông đã nuôi Gà Vịt rồi thì biết.
Chúng nếm và học ăn trùng từ khi mới nở.
Dân ta có kinh nghiệm: Hễ trái nào chim ăn thì ta ăn được.
Trái nào trông ngon, bắt mắt, mà chim không ăn, thì đừng
có dại mà nếm thử.
Người sành điệu thì thích ăn thừa những trái chim ăn dở,
vì những trái này ngon hơn những trái chín khác mà chim
không đụng mỏ tới.
*
Con trùng Gà không ăn, chưa chắc đã là con trùng Vịt ăn đâu.
Vậy có câu "Ông nói gà, Bà nói vịt" mà.
*
Ỏ ViệtNam có bao nhiêu trùng ngon, và bao nhiêu trùng độc?
*
 

Tại nó..nhát gan đó mà, bác cứ cho nó ăn vài lần là quen thôi

Em ủng hộ bác. Đàn gà nhà em lúc đầu cũng nhát, mình đút cho nó ăn vài lần. Hôm sau ra chỗ đó đào đất, tự động nó tìm mà ăn, ko nhát như lần trước nữa.

Việc trùn có độc hay ko thì em ko bik, nhưng em bik phân trùn thải ra là đất sạch, độ ẩm tốt, người bị rắn hay bò cạp, ... cắn có thể dùng ụn đất của con trùn đắp lên để hút chất độc ra ngoài rồi mới tới bệnh viện xử lí.
 
Em thấy là do cách mình tập cho nó thôi!
Thứ 1: Chứ theo sinh lý động vật thì con gà chọn những thức ăn bắt mắt và di động. Con trùn thì di động chắc rồi, Vậy thì có thể nó chưa bắt mắt.
Thứ 2: Con gà ăn vì "Calo" có nghĩa là ăn vì năng lượng...do đó, có thể nó ăn quá no nên không tìm mồi nửa.
Do đó, bác bỏ đói thì thứ gì nó ăn được là nó làm liền....:lol:
 
Con Vịt ăn những con trùng ngon, không độc .
Con Gà không chịu ăn những con trùng có độc, không ngon,
vì chúng đã nếm rồi. Chỉ có người không thấy thôi.
Nhà nông đã nuôi Gà Vịt rồi thì biết.
Chúng nếm và học ăn trùng từ khi mới nở.
Dân ta có kinh nghiệm: Hễ trái nào chim ăn thì ta ăn được.
Trái nào trông ngon, bắt mắt, mà chim không ăn, thì đừng
có dại mà nếm thử.
Người sành điệu thì thích ăn thừa những trái chim ăn dở,
vì những trái này ngon hơn những trái chín khác mà chim
không đụng mỏ tới.
*
Con trùng Gà không ăn, chưa chắc đã là con trùng Vịt ăn đâu.
Vậy có câu "Ông nói gà, Bà nói vịt" mà.
*
Ỏ ViệtNam có bao nhiêu trùng ngon, và bao nhiêu trùng độc?
*
Mấy con này mà phân biệt được trùng độc, trùng không độc đúng là bó tay. Bác kiếm được 01 con như vậy tui mua cho giá cao. bỏ đói thử coi đất, cát còn ăn nữa nói chi con trùng. Tôi nghe người ta nói mấy con này không có vị giác , nên thứ gì mà thích là ăn tuốt.
 
Bạn đã nuôi gà vịt ngan ngỗng bao giờ chưa?
Bạn đã bao giờ thấy chúng nếm thử thức ăn lạ chưa?
*
Thức ăn lạ, Gà nếm thức ăn rồi mới ăn, chứ không ăn ngay đâu.
Hầu hết bà con nông dân chăn nuôi đều biết cả.
Có điều là người chăn nuôi tào lao thì không biết điều này.
*
Khi nó ăn phải thức ăn tồi một lần rồi, thì nó cạch thức ăn ấy ra
không dám ăn thử nữa.
Lúc ấy, mình phải nhồi cho nó ăn lại, coi như thức ăn mới.
Sau đó, nó mới thích ăn thức ăn này trở lại.
*
Nói chung, Gà cũng như các động vật khác, và như người, phải
biết chắc thức ăn có ăn được không mới dám ăn. Các loại sâu bọ
và động vật đều là thức ăn Gà thích ăn hơn thực vật. Gà dám
mổ rắn hổ mang con và nuốt chửng (sau đó không chết) nhưng
không dám mổ con cóc con nhảy qua trước mắt chúng.
*
 
Mấy con này mà phân biệt được trùng độc, trùng không độc đúng là bó tay. Bác kiếm được 01 con như vậy tui mua cho giá cao. bỏ đói thử coi đất, cát còn ăn nữa nói chi con trùng. Tôi nghe người ta nói mấy con này không có vị giác , nên thứ gì mà thích là ăn tuốt.
Hì hì, tui không có để ý nên không nhớ, nhưng tui đồng ý với bác anhmytran, nên cũng muốn kiếm 1 con để bán cho bạn gía cao chơi! (Đùa thôi nha!).

Để tui nói bạn nghe, tại sao tui nói vậy :
- Trùn được phân loại bằng nhiều cách. Riêng về cách xếp chúng theo kiểu thói quen sinh sống thì có 3 :
1- Sống trên mặt đất : Loại nầy ăn cây, lá vừa mới bắt đầu phân hủy.
2- Sống trong đất và ăn các chất hữu-cơ đã hoai.
3- Sống sâu dưới đất, nhưng chui lên mặt đất vào ban đêm và lôi những cây cỏ, lá mới rụng xuống hang.
*
Vậy, tui sẽ bắt 1 con loại thứ (1) bán cho bạn. Đùng trả giá rẻ cho tui bạn nhé! Đây là loại ở VN có nhiều : Đó là Trùn Hổ. Bạn nào có vườn, bắt thử vài con, chờ lúc bầy gà đói thảy vô thử. Nhớ bắt cho đúng mấy con có màu nâu sét nghiêng về xanh nhẹ rất khác biệt. Nhưng chính điều nầy mới làm thành tên "Cọp" : Đó là các khoang trên thân trùn đều được phân biệt rõ ràng bằng một khoanh màu vàng. Loại nầy sống trên mặt đất, núp dưới lá mục. Do vậy, chúng dễ trở thành mục-tiêu kiếm mồi của chim và cá, nếu bị trôi xuống vũng nước theo cơn mưa.
*
Nhưng chúng không bị làm mồi cho chim cá gì hết, là do bởi chúng có "vũ-khí tự-vệ". Bạn thử móc 1 con Trùn Hổ làm mồi câu xem! Chúng sẽ tiết ra 1 mùi "nhớ đời". Con cá nào mà dính mồi nầy, thì là tại nó đã tận số, hay nói cách khác, là tại người câu gặp lúc may-mắn nhất đời. Một công-ty ở Tân-Tây-Lan đã dùng đặc-tính nầy để làm thuốc xua đuổi côn-trùng : Đây là một trong những chất dùng chống côn-trùng hợp với môi-trường sinh-thái.
Bạn nào có dịp thử coi!
Thân.
 
HÌnh như bác Nguyên Phương nói con gà không phân biệt được trùng độc và trùng không độc, chứ không phải con trùng không có độc.
 
Hi hi bái phục các huynh đệ ........riêng tôi thì potay thôi

------ 12 minutes:

Theo mình thì con trùn hổ không có độc với con người, mà lại có lợi nửa đấy. Trùn hổ có trong danh mục thuốc Bắc, và đông y " ĐỊA LONG ". Trùn thì mình có biết qua mấy tên là trùn hổ, trùn sành, trùn máu, trùn cơm, trùn chỉ, và sau này mới nghe và thấy thêm tên trùn quế ( trùn quế nhìn rất giống con trùn máu). Trùn sành rất tốt cho sức khỏe con chồn hương, trùn máu rất có lợi cho heo rừng rặt, trùn chỉ cho cá cảnh ăn rất tuyệt vời ....Trùn chỉ sống trong lớp bùn dưới nước, chứ không sống trong đất như các loại trùn khác
 
Last edited by a moderator:
sao vậy nhỉ? đàn gà nhà em no ham trùng lắm. em đào ngoài vườn chuối cả con to lẫn con nhỏ chúng đều chén hết.
 
vì gà không quen ăn trùn. nếu muốn chúng ăn thì phải tập, bằng cách nào:
-kiếm vài con gà của ai đó biết ăn trùn cho chúng vào chung bầy gà nhà mình.
-bắt vài con gà nhà mình nhốt riêng để cho đói sau đó lựa trùn có kích cở nhỏ trộn đều với thức ăn, cho chúng ăn như bình thường. sau khi chúng đã biết ăn trùn thả ra vườn. chỉ sợ lúc đó không có trùn cho nó ăn.
-đào 1 thúng trùn loại càng nhỏ càng tốt. bắt từng con gà một, banh mỏ chúng ra, nhét vào cho đến khi nào căng diều thì thôi. nếu hôm sau chúng vẩn không ăn trùn cứ lặp lại đến khi nào ăn mới thôi.
 
vì gà không quen ăn trùn. nếu muốn chúng ăn thì phải tập, bằng cách nào:
-kiếm vài con gà của ai đó biết ăn trùn cho chúng vào chung bầy gà nhà mình.
-bắt vài con gà nhà mình nhốt riêng để cho đói sau đó lựa trùn có kích cở nhỏ trộn đều với thức ăn, cho chúng ăn như bình thường. sau khi chúng đã biết ăn trùn thả ra vườn. chỉ sợ lúc đó không có trùn cho nó ăn.
-đào 1 thúng trùn loại càng nhỏ càng tốt. bắt từng con gà một, banh mỏ chúng ra, nhét vào cho đến khi nào căng diều thì thôi. nếu hôm sau chúng vẩn không ăn trùn cứ lặp lại đến khi nào ăn mới thôi.
tui đồng ý với ông Mrhailua tại gà không quen ăn trùn thôi:bash:ở nhà tui cách đây khoảng hơn chục năm nuôi gà nó gặp trùn thì cả đàn giành nhau chỉ một con giun. Bọn giun mà gặp gà thì tới số =) lũ gà nó chẳng tha cho con trùn nào cả. từ khi có mấy đợt dịch cúm gà phải nuôi lại giống gà mới mấy con gà nuôi từ nhỏ bằng cám, thóc ngô mất đi kiến thức về kon mồi của họ nhà gà. Một vài lần cuốc đất ngoài vườn bắt được mớ trùn bỏ vào cho gà ăn thì bọn gà nhìn thấy kon trùn thì hoảng hồn đứng ngơ ngác mà nhìn ko dám bén mảng lại gần!! ^^
thế rồi lũ trùn ko bị gà ăn nhưng cũng chết nghéo vì khô nhớt đến lúc cũng có con ăn (chắc là nó không ngọ ngoạy nữa gà nó đỡ sợ) và rồi cả đàn cũng biết là kon trùn ăn dc mấy hôm sau bỏ trùn sống vào lúc đầu bọn gà còn zè dặt chưa dám ăn nhưng khi có một con dám mổ kon trùn sống thì cả bọn nhao nhao mổ theo chẳng mấy giây sau bọn giun bị làm mồi cả lũ ko còn một móng
mấy lần sau vứt con trùn nào vào chuồng gà là mất xác lật tức chằng có mà cho gà ăn^^
ke ke
tại gà nhà bác nó sợ thôi chứ nó ăn một vài lần rồi thì .......... chứ nếu có hôi hay có độc 1 tý thì chẳng nhằm nhò gì với bọn gà cả. chưa bao giờ có chuyện gà ăn trùn mà chết vì trúng độc nên bạn cứ yên tâm^_^
 
tui đồng ý với ông Mrhailua tại gà không quen ăn trùn thôi...
... tại gà nhà bác nó sợ thôi chứ nó ăn một vài lần rồi thì .......... chứ nếu có hôi hay có độc 1 tý thì chẳng nhằm nhò gì với bọn gà cả. chưa bao giờ có chuyện gà ăn trùn mà chết vì trúng độc nên bạn cứ yên tâm^_^

Tôi cũng thấy như vậy. Gà chê trùn khác nào ...mèo chê mỡ.
 


Back
Top