Gắn kết bạn bè làm giàu bằng trồng trọt.

Chào anh em trên diễn đàn, chào anh em nhà vườn.
Qua theo dõi diễn đàn, tôi thấy rất nhiều anh em quan tâm tới trồng cây gì, khởi nghiệp như thế nào, tôi có thể gợi ý chia sẻ với anh em một ít theo hiểu biết của tôi.
Tôi tự giới thiệu, tôi làm nghề kỹ thuật nông nghiệp, đã đi nhiều vùng đất ở Miền Nam, đi nhiều đồng ruộng. Và tôi biết nhiều loại cây làm giàu mức lợi nhuận 400 - 1 tỷ - trên 1 tỷ 1 ha/ 1 năm.
Kết hợp sách vở, thực tế, lắng nghe cách canh tác của anh em nhà vườn mà cho đến nay, tôi có thể nói là biết tương đối kha khá về kỹ thuật trồng trọt các loại cây đó.
Những cây đó là gần gũi, rất đời thường, rất dân dã, không xa lạ mà trong công việc của tôi tiếp xúc được tôi có thể liệt kê dưới đây:
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.
4/ Tiêu Chư Sê.
5/ Vài loại rau màu khác thì phải biết "lướt sóng" cũng có mức lợi nhuận rất cao.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác cũng có giá trị kinh tế cao, nhưng tôi không đi sâu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của từng loại nên tôi không nêu ra.
Cùng là cây có múi, nguyên lý chung thì giống nhau, nhưng mỗi cây sẽ có mỗi khác. Việc ra bông cam xoàn khác ra bông quýt đường. Rồi việc ra bông chanh khác việc ra bông cam sành. Ngay kỹ thuật ra bông chanh linca cũng khác chanh giấy.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà nông chính hiệu đang trồng những cây trên cũng đa ca bài ca "được mùa rớt giá". Và chính các nông dân đang trồng các cây trên hiện tại nhà đang không có gạo ăn, không có tiền chi tiêu cũng là bình thường.
Nguyên nhân của nó là toàn miền nam có 1 mùa mưa, mà mùa mưa thì cây ăn trái chỉ ra đọt không ra hoa; vào đầu tháng 10 âl lịch, toàn miền nam có một đợt thời tiết giá lạnh, cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, bước qua thời kỳ sinh trưởng sinh sản, và ra hoa đồng loạt khi thời tiết nắng ấm trở lại vào tháng 11 - 12 âm lịch thì lẽ tất nhiên trái cây dư thừa, dội chợ, giá rẻ là đương nhiên.
Vấn đề muốn có lợi nhuận là phải biết làm trái nghịch vụ.
Nghịch vụ có nghĩa là gì? là trái với tự nhiên: khi thời tiết mưa dầm tháng 7 - 8 âm lịch, khi cây đang "xung, phát đọt" thì lại bắt nói ngừng ra đọt, suy yếu để chuyển sang ra hoa. Khi vào mùa đông, về mặt tự nhiên cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng thì lại bắt nó "xung" để nuôi trái đã ra nghịch mùa và không được "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" để không được ra hoa.
Để giúp anh em rút ngắn khoảng thời gian tìm hiểu tôi chỉ ra rằng, cơ sở lý luận của nó là:
1/ "Giáo trình ra hoa cây ăn trái - tác giả Trần Văn Hâu - ĐH Cần Thơ". Khi đọc cuốn này bạn sẽ lý giải được vì sao cây ra hoa và vì sao cây không ra hoa để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn và không ra hoa theo ý muốn.
2/ "Cẩm nang giám định bệnh cây". Khi đọc cuốn này bạn sẽ biết được cây của mình đang bị bệnh gì.
3/ "Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật": khi đọc cuốn này bạn sẽ biết cách điều trị bệnh cho cây của mình.
Đó là những "hằng đẳng thức đáng nhớ" trong canh tác cây ăn trái.
Các bạn thân mến, tôi nghĩ các bạn ở diễn đàn này đều có kiến thức, các bạn khát khao lập nghiệp, các bạn hãy nghĩ thêm đi. Ở Lai Vung - Đồng Tháp; Trà Ôn - Vĩnh Long, đất của 1 nhà vườn chỉ khoảng vài ngàn m2. Ấy thế mà họ lập nên kỳ danh nhà vườn thực thụ, với thu nhập rất vững vàng.
Có những nông dân mà mình thật khâm phục, ví như có 1 lần gặp 1 nông dân tên Ngoan ở Cai Lậy, anh ấy ghi chép và nắm rất rõ đọt cây sầu riêng mon thon bao nhiều ngày thì già lá, 8 ri bao nhiêu ngày ngày già lá, khổ qua bao nhiêu ngày già lá để tác động paclo ngày thứ mấy thì có hiệu quả nhất.
Hoặc cách đây 4 năm, mình có gặp 1 nông dân tên Bưu ở Lai Vung, khi ấy anh ấy rất nghèo, nhà lá lụp xụp, cả gia đình chỉ nhìn vào 1.000 m2 quýt đường. Lý do mình tiếp xúc với anh ấy là đại lý chỉ mình vào khắc phục 1.000 m2 quýt đó đang ngủ ngày và mất trắng. Mình tìm ra lý do, đơn giản là pH quá thấp, dưới 2 nên rễ bị hư hết, sau khi đánh CaO cây phục hồi ngay. Thế năm đó anh ấy thu được gần 200 tr ở công quýt đó và đủ vốn làm 5 công huệ... năm ngoái đây anh ấy nhớ mình và đt mời mình xuống ăn tân gia, mình bận không xuống được, mới hôm rồi mình xuống ghé thăm, thì ra anh ấy cất nhà hơn 1 tỷ, trên một miếng đất mới mua cũng gầy 1 tỷ.
Vậy thì các bạn, những người có tri thức, biết đọc hiểu, biết hỏi, các bạn hãy cố gắng lên nhé.
Đối với những anh em nhà vườn đang canh tác cây ăn trái nói riêng, cây trồng cạn nói chung, nếu gặp vấn đề cứ alo cho mình nhé, mình sẽ lý giải và giải đáp tận tình hiện tượng trên vườn của bạn trong phạm vi có thể. Số ĐT của mình là 0903.081.036 mình tên Việt.
Những anh em nhà vườn ở xa chỗ mình, biết lý thuyết và đã làm bông nghịch vụ những năm qua nhưng chưa được mỹ mãn, cứ gọi đt cho mình, chúng ta cùng thảo luận trao đổi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Những anh em nhà vườn đã làm trái nghịch vụ 2014 xong, nếu thấy dấu hiệu trái lọt kích cỡ khi thu hoạch, hãy mạnh dạn gọi đt cho mình, mình tin rằng mình sẽ thảo luận cùng anh em để xử lý thành công.
Đối với những anh em nhà vườn ở gần chỗ mình (Lê Minh Xuân - Bính Chánh) có trồng cây có múi mà chưa yên tâm về biện pháp canh tác của mình, thì hãy đến thăm vườn của mình (Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An) cho cụ thể rồi mình sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.
Mình có đọc qua diễn đàn, thấy có một số anh em đang làm nghành nghề khác tại TP HCM muốn chuyển sang nghề trồng trọt, mình sẽ giúp các bạn lựa chọn đất đai, cây trồng ở gần TP HCM với số vốn đầu tư ban đầu (kể cả tiền thuê đất không quá 30 tr/1 Ha) và vốn chăm sóc không quá 100 tr/ 1 Ha để có lợi nhuận 300 - 600 tr nhé.
Năm nay, ở vùng gần chỗ mình, người trồng mía lỗ rất nặng, giá thuê đất trống sẽ rất rẻ; giá bán đất cũng sẽ rất rẻ (vì phải bán đất để trả nợ mà). Anh em nào ở SG yêu nghề vườn mà có chút vốn cứ nhờ cò đất đi tìm đất mía mà mua, họ bắt đầu kêu bán đất rồi đó.
Mình tin rằng, qua diễn đàn này, qua thời gian giao lưu, chúng ta sẽ có những gắn kết tình bạn chặt chẽ thông qua công việc.
 


Last edited:
ai za! em cứ nuôi gà đi, anh rất thích gà thả vườn! Và chưa bao giờ biết chán nó! Dân nhậu mà!
hee. Vậy thì tốt quá, gia đình đang nuôi 10.000 con và mấy ông anh rể nhậu ra phết. Mời a về dịp này bảo đảm quá xá vui nè
 


[QUOTE="leviet_law, post:
Vườn là sân khấu, cây là nhạc cụ, người làm vườn là nhạc sỹ, cuộc đời là một bản trường ca...[/QUOTE]
Anh cho hỏi chi phí 1 năm anh đề cập là toàn bộ chi phí hay mời chỉ là tiền phân bón và thuốc bvtv?
 
Cảm ơn anh @hongdang !

Em thấy có 5 vấn đề cần phải giải quyết như sau:

1. Mục tiêu của bạn là gì? => Làm giàu chính đáng

2. Mức đầu tư để sinh lợi nhuận cao nhất => chịu chơi mới làm được

3. Kinh nghiệm bản thân và kiến thức học hỏi => nhờ anh @leviet_law tư vấn giúp :)

4. Đầu ra cho sản phẩm => Làm nghịch vụ sẽ thắng lớn.

5. Không kém phần quan trọng: niềm tin => không có thất bại, chỉ là... ^^

Nếu không giải quyết được các vấn đề trên thì người nông dân mãi ở trong cái vòng luẩn quẩn.
Mình tham gia 2 điểm:
1/ "2. Mức đầu tư để sinh lợi nhuận cao nhất => chịu chơi mới làm được": Có cái gì mà không chịu chơi mà làm được đâu? Các vị đại học giả đã hy sinh 40 năm tuổi thanh xuân, hy sinh tình dục, hy sinh yêu đương mới có thể may mắn trở thành một TSKH (không phải TS đóng tiền của mấy ngài...đâu nhé). Tôi có quen một số đại gia "khai quốc" là các nhà cung cấp nguyên liệu hàng đầu cho các nghành nghề, họ làm việc thật là say mê, quên cả chơi, dường như được làm việc với họ là hạnh phúc thì phải... họ rất nhiệt tình mời tôi uống 1 ly cà phê, nhưng thời gian uống cà phê đối với họ chỉ có 5 phút thì phải, dường như là "nốc cà phê" chứ không phải nhấm nháp vị đắng cà phê hưởng thức âm nhạc... Và tôi có quen 1 người Thailad là lãnh đạo của CP, tôi đảm bảo với bạn rằng, tôi đã đi hàng triệu Km ở MN, nhưng chắc chắn là cộng cả quãng đường tôi đi lúc nhỏ cộng lại cho tới bây giờ chưa bằng 1/3 quãng đường họ đã đi trên đất VN; Bạn nghĩ xem, anh ta sẽ chở vợ con đi cùng? Có 1 lần đứa bạn làm ở DNNN nói, nhìn thấy dân ngồi quán cà phê buổi sáng là biết dân thất nghiệp/ Rồi 1 cô bạn làm cho DN Japan, cô ấy bảo doanh nghiệp Japan cô ấy làm không có khái niệm hết giờ, chỉ có khái niệm xong công việc, có nhiều hôm làm việc tới 3 giờ sáng là bình thường/ Tôi thầm nghĩ, làm như thế thì thời gian đâu để "sex" nhỉ???
Vậy nên, ta phải xác định ta đam mê cái gì, đầu tư cho cái gì, trọng tâm là cái gì, chứ không phải được tất cả mọi thứ.

2/ "5. Không kém phần quan trọng: niềm tin => không có thất bại, chỉ là... ^^": Không ai chạy xe mà không bị mất lái. Vấn đề là xử lý mất lái như thế nào. Không ai làm trái nghịch vụ mà dám vỗ ngực nói rằng không gặp sự cố, vấn đề là xử lý sự cố đó như thế nào... nó không chỉ là 1 chiều thuận lợi như giáo trình ra hoa, và giáo trình ra hoa cũng không chỉ ra việc xử lý sự cố. Có trường dạy lái xe nào đi dạy xử lý sự cố đâu? họ chỉ dạy cho bạn các đường lái cơ bản thôi, còn vận dụng các đường lái đó như thế nào là việc của bạn.
Niềm tin chỉ có được khi bạn biết được, hiểu được, và quan trọng hàng đầu là thí nghiệm, thực hành nhiều lần, và phải chuẩn bị sẵn sằng đương nhiên thất bại, làm sai, nó thấm và tận xương, tủy, là nỗi buồn tê tái để nhớ mãi...
Có khi xử lý sai vấn đề, nhận thức tầm lá chưa tới mà đi xử lý để phải chuốc lấy một đắng cay: xử lý đúng liều rồi mà không phân hóa mầm hoa được, biết rõ là mình đã sai, nhưng làm sao đây? buộc phải xử lý chất ức chế tiếp chứ sao, mặc dù biết rõ ức chế quá thì phát hoa ngắn, rất khó đậu trái, rụng trái non hàng loạt...
Có khi phải cầm cương một con ngựa bất kham: Năm rồi tôi có thuê 1 vườn quá xấu, lý di miếng đất này bị nước bờ kênh kế bên thẩm thấu vào không bơm nước mùa mưa nổi, sau khi xem lá xấu nhưng còn to, rễ cái chưa bệnh, tôi quyết định thuê, đi vài đường là cây tốt trở lại. Và miếng đất này là đất bã, đất rọc, rất giàu chất mùn hữu cơ (vì vậy mà bờ bao bị thấm nước). Và cây quá tốt, tốt không thể tưởng được... nhưng niềm vui chưa được bao lầu thì một nỗi buồn đã đến, xử lý paclo lần nhất 1.000 ppm không thấy dấu hiệu gì, táng thêm liều thứ hai 1.500 ppm cũng không xi nhê gì luôn.... Cây phóng đọt ào ào... bực mình táng thêm 2 liều liên tục mỗi liều 1.500 ppm cách nhau 3 ngày.... thì phân hóa mầm hoa, cựa to dần, to dần... Ok cười, ăn gia cầm thả vườn...
Cho đến một buổi sáng nọ, thức dậy, nghe chịm hót lít lo, đánh răng rửa mặt, ăn sáng, coffef, hưởng thức 555 rồi ra thăm vườn... thì hỡi ôi... 40% đầu cành nhớm đọt... Lý thuyết của ngài Trần Văn Hâu đáng kính trở lại trong tôi... phân hóa mầm hoa là tổng các yếu tố tác động hỗn độn e1, e2, e3... en và không được gián đoạn.... Nếu gián đoạn, dù đã phân hóa mầm hoa nhưng cũng ngưng việc ra hoa....
Xử lý nữa ư? những mầm hoa đã phân hóa sẽ đi vào miên trạng... Liều luôn chứ biết làm sao...
Có một tay cao thủ nói với tôi mà tôi còn nhớ nguyên văn "làm bông không phải giàu mà làm được, không phải giỏi mà làm được, mà là phải chịu chơi". Đúng vậy, chịu chơi là gì? là đổ tiền, là rải tiền ra đất, không phải 1 lần, không phải hạch toán chi phí, không phải định mức vật tư, không phải là định mức tiêu hao nhiên liệu... nó là dân chơi!
Nếu không phải là dân chơi, xin đừng bước vào cuộc chơi, hãy làm một nhân viên văn phòng mẫn cán suốt đời, cũng tốt thôi, có định mức nuôi vợ, nuôi con rất căn bản không sai 1 ly, Tòa án kinh tế sẽ không phải giải quyết "việc phá sản".
Và một giám đốc đứng trước tòa tuyên bố việc phá sản có một dòng máu, dù lần này có phá sản, có hết tiền... nhưng có chừa đâu, có sợ đâu... thật là đánh chết cái nết không chừa mà... lại tiếp tục kiếm tiền và lại chơi nữa... Hắn ta không mang trong mình dòng máu nhân viên văn phòng.
[QUOTE="leviet_law, post:
Vườn là sân khấu, cây là nhạc cụ, người làm vườn là nhạc sỹ, cuộc đời là một bản trường ca...
Anh cho hỏi chi phí 1 năm anh đề cập là toàn bộ chi phí hay mời chỉ là tiền phân bón và thuốc bvtv?[/QUOTE]
Toàn bộ chi phí em ạ.
 
OK. Nếu em muốn phá, anh sẽ dẫn em đi phá! Muốn phá ở 1 ha, thuê đất có cây 20 triệu, chi phí 100 triệu, thu về 500 triệu.
Muốn phá ở chổ nhỏ hơn, bỏ ra ...vài triệu thuê đất có cây... vài chục để phá... thu hoặc mất không quan trọng!
Muốn phá ở miếng anh nói, 100 thuê đất, vốn 200 bỏ ra trong gần 1 năm, thu về 1 tỷ cuối năm. Anh và em cùng phá ở miếng này, 5/5 chi phí nhé! Cùng làm giàu mà!
Bỏ 1,3 tỷ vào agriviet, ko cần dùng tới.
Đơn giản như đang giỡn.
Vườn là sân khấu, cây là nhạc cụ, người làm vườn là nhạc sỹ, cuộc đời là một bản trường ca...

Em đã đánh dấu post này cùa anh, chắc chắn em sẽ liên lạc xin gặp anh để bàn chi tiết sau khi sắp xếp được với người bạn. Em không ngại bỏ tiền thử, miễn là có người như anh trợ giúp về chuyên môn và một người bạn tin tưởng để trông coi.
"Tôi có nói là chơi 5/5 với 1 anh bạn ở trên, dù chưa quen biết, nhưng tôi biết là anh dám chơi, dám thử nghiệm. Còn tôi bỏ 5/5 với anh ta thì tôi có lãi trên 50% của tôi, chỉ đứng chỉ về kỹ thuật, trông coi và thực hiện anh ta và người bạn của anh ta lo, địa bàn đó thuộc về tôi, dân địa phương ở đó thuộc về tôi, liệu anh ta và bạn của anh ta có dám qua mặt tôi hái chanh đi bán không? và tôi tin đẳng cấp của anh ta không phải làm việc đó. Anh ta cần tôi, và tôi cần anh ta. Như vậy tôi có phải là nhà đầu tư tài chính khôn khéo không"

Anh Việt nói đúng những gì em nghĩ. Em cảm kích anh ở chỗ chẳng quen biết nhưng anh vẫn trả lời và chỉ dẫn nhiệt tình. Còn việc đầu tư, dám làm dám chịu, khi quyết định làm việc gì lớn, em luôn xác định là nếu tình huống xấu nhất xảy ra mà mình vẫn OK thì không có gì phải lăn tăn. Mặc dù mình luôn cố gắng hết sức để thành công ngay từ lần đầu nhưng không có gì là miễn phí cả, cùng lắm ta trả tiền để được trải nghiệm. Đó cũng là lý do tại sao em thích gợi ý thuê lại vườn của anh để "phá" thay vì đầu từ khoản lớn để mua đất và làm lâu dài. Niềm tin của em trong việc này là: Có thể em không có kinh nghiệm so với mọi người nhưng em tự thấy mình cũng có 1 lợi thế, đó là dám làm rủi ro và dám chịu, ngay cả khi thất bại thì vẫn có thể tái đầu tư để tìm cơ hội thành công từ kinh nghiệm thất bại (Đây là lợi thế lớn so với người nông dân ở chỗ họ chỉ thất thu một mùa là không có cơ hội làm lại vì hết vốn còn em thì không, đọc một số post của anh cũng toát lên lý do chính cho hầu hết những thất bại của người nông dân Việt).

Em muốn bắt đầu thử với nông nghiệp lâu rồi nhưng không biết bắt đầu từ đâu và cũng không có thời gian, việc này cũng cần người tin tưởng để trông coi. Gần đây có người bạn thân ngoài Bắc muốn vào lập nghiệp nên em càng muốn bắt đầu, được thì cũng tốt cho cả 2, còn mất thì có kinh nghiệm làm tiếp (chứ không có chuyện bỏ đâu) vì em vẫn giữ công việc hiện tại của em và có thể tái đầu tư từ thu nhập của mình. Trong trường hợp này em tự tin hơn nhiều khi có anh chỉ bảo.

Em cảm ơn anh và mong gặp anh một ngày gần đây khi em sẵn sàng.
 
“Niềm tin chỉ có được khi bạn biết được, hiểu được, và quan trọng hàng đầu là thí nghiệm, thực hành nhiều lần, và phải chuẩn bị sẵn sằng đương nhiên thất bại, làm sai, nó thấm vào tận xương, tủy, là nỗi buồn tê tái để nhớ mãi...”

Em có 2 vấn đề cần phải lưu tâm, cân nhắc đó là: mức chịu chơi và vốn kiến thức thực tế.

Cần phải xem xét hoàn cảnh, tuy mình chịu chơi nhưng điều kiện không cho phép cũng ngặt, anh nhỉ? Em có 2 giải pháp nhờ anh tư vấn giúp:

1. Bỏ hẳn công việc hiện tại để toàn tâm toàn ý làm nông nghiệp:

- Trường hợp 1: thành công thì đáng để phấn khởi

- Trường hợp 2: huề vốn nhưng được cái tích lũy kinh nghiệm cho những vụ sau.

- Trường hợp 3: thất bại trong 3 năm liên tiếp (đã dự liệu bài toán tài chính). Hậu quả này sẽ đem đến gánh nặng cho gia đình, tuy vấn đề an sinh có thể xoay sở được, nhưng vấn đề tâm lý e ngại từ chính bản thân và gia đình là điều đáng bàn.

2. Vẫn tiếp tục công việc hiện tại, hoặc tìm việc mới (không cần thường xuyên có mặt ở Công ty) và đầu tư nông nghiệp:

Phương án này có vẻ khả thi hơn, tuy nhiên cần phải được sự cho phép của Sếp, tức là vẫn đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ (nói vậy chứ 100% là không thể).

Nếu tính như thế thì có tham dẫn đến thâm không anh? Vì lo 2 phía như thế chắc chắn sẽ có sự phân tâm, phân tán, không thể toàn tâm toàn ý cho bên nào cả, mặc dù em có “đệ tử” đáng tin cậy giao việc. Vì vậy em muốn hỏi anh rằng, đối với việc “âm mưu” cho cây có múi ra hoa nghịch vụ (ngoài công tác thường xuyên như tưới nước, bón phân phun thuốc nấm bệnh định kì,... được cài đặt sẵn không cần em có mặt trực tiếp?), thì lúc quan sát lá già và xử lý mầm hoa em phải có mặt trực tiếp hành động, áp dụng “3 nhìn”, kiểm tra nồng độ, liều lượng hóa chất phun xịt, mức độ đồng đều về lượng thuốc trên tán cây, theo dõi sự phân hóa mầm hoa,...?

Kết luận:

- Đối với giải pháp 1: em có nên thử phá trên cây dễ chơi trước, để có khí thế mà tàn phá tiếp?

- Đối với giải pháp 2:

+ Nếu không thể thường xuyên ở vườn theo dõi dẫn đến thất bại thì em nên quay về giải pháp 1?

+ Nếu giải pháp 2 thành công và được lợi từ cả 2 phía thì nên áp dụng?


Mong nhận được tư vấn hỗ trợ từ anh vì em đang rất “máu” bắt tay vào việc lắm luôn roài. :D
 
“Niềm tin chỉ có được khi bạn biết được, hiểu được, và quan trọng hàng đầu là thí nghiệm, thực hành nhiều lần, và phải chuẩn bị sẵn sằng đương nhiên thất bại, làm sai, nó thấm vào tận xương, tủy, là nỗi buồn tê tái để nhớ mãi...”

Em có 2 vấn đề cần phải lưu tâm, cân nhắc đó là: mức chịu chơi và vốn kiến thức thực tế.

Cần phải xem xét hoàn cảnh, tuy mình chịu chơi nhưng điều kiện không cho phép cũng ngặt, anh nhỉ? Em có 2 giải pháp nhờ anh tư vấn giúp:

1. Bỏ hẳn công việc hiện tại để toàn tâm toàn ý làm nông nghiệp:

- Trường hợp 1: thành công thì đáng để phấn khởi

- Trường hợp 2: huề vốn nhưng được cái tích lũy kinh nghiệm cho những vụ sau.

- Trường hợp 3: thất bại trong 3 năm liên tiếp (đã dự liệu bài toán tài chính). Hậu quả này sẽ đem đến gánh nặng cho gia đình, tuy vấn đề an sinh có thể xoay sở được, nhưng vấn đề tâm lý e ngại từ chính bản thân và gia đình là điều đáng bàn.

2. Vẫn tiếp tục công việc hiện tại, hoặc tìm việc mới (không cần thường xuyên có mặt ở Công ty) và đầu tư nông nghiệp:

Phương án này có vẻ khả thi hơn, tuy nhiên cần phải được sự cho phép của Sếp, tức là vẫn đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ (nói vậy chứ 100% là không thể).

Nếu tính như thế thì có tham dẫn đến thâm không anh? Vì lo 2 phía như thế chắc chắn sẽ có sự phân tâm, phân tán, không thể toàn tâm toàn ý cho bên nào cả, mặc dù em có “đệ tử” đáng tin cậy giao việc. Vì vậy em muốn hỏi anh rằng, đối với việc “âm mưu” cho cây có múi ra hoa nghịch vụ (ngoài công tác thường xuyên như tưới nước, bón phân phun thuốc nấm bệnh định kì,... được cài đặt sẵn không cần em có mặt trực tiếp?), thì lúc quan sát lá già và xử lý mầm hoa em phải có mặt trực tiếp hành động, áp dụng “3 nhìn”, kiểm tra nồng độ, liều lượng hóa chất phun xịt, mức độ đồng đều về lượng thuốc trên tán cây, theo dõi sự phân hóa mầm hoa,...?

Kết luận:

- Đối với giải pháp 1: em có nên thử phá trên cây dễ chơi trước, để có khí thế mà tàn phá tiếp?

- Đối với giải pháp 2:

+ Nếu không thể thường xuyên ở vườn theo dõi dẫn đến thất bại thì em nên quay về giải pháp 1?

+ Nếu giải pháp 2 thành công và được lợi từ cả 2 phía thì nên áp dụng?


Mong nhận được tư vấn hỗ trợ từ anh vì em đang rất “máu” bắt tay vào việc lắm luôn roài. :D
Hình như có người thấy ngon ăn thì nhào vô với hy vọng không có tiền thì có kinh nghiệm. Nhưng lạ là việc muốn có kinh nghiệm nhưng ngại có mặt 100% ?!

Máu liều để kiếm tiền, chứ chưa phải là máu yêu thích nghề "vạch lá tìm sâu", nuôi cây như nuôi con...
 
Last edited by a moderator:
Hình như có người thấy ngon ăn thì nhào vô với hy vọng không có tiền thì có kinh nghiệm. Nhưng lạ là việc muốn có kinh nghiệm nhưng ngại có mặt 100% ?!

Máu liều để kiếm tiền, chứ chưa phải là máu yêu thích nghề "vạch lá tìm sâu", nuôi cây như nuôi con...

Hình như có người thấy ngon ăn thì nhào vô với hy vọng không có tiền thì có kinh nghiệm. Nhưng lạ là việc muốn có kinh nghiệm nhưng ngại có mặt 100% ?!

Máu liều để kiếm tiền, chứ chưa phải là máu yêu thích nghề "vạch lá tìm sâu", nuôi cây như nuôi con...

Nói như thế chưa thật xác đáng với hoàn cảnh của từng người đâu anh. Có thể em suy tính hơi kĩ nên có sự cân nhắc. Nếu vốn đủ mạnh, em sẵn sàng liều thử nghiệm, cũng vì lòng đam mê. Nhưng bài toán cân đong đo đếm khiến em nghĩ phải làm chắc trước rồi có đủ cơ sở để "hưởng thụ" cuộc chơi của mình sau này.
 

Xin chào người hùng của Nông Dân Việt !
Mình mới tham gia diễn đàn gần đây thôi và hiện tại mình rất thích bài này, ngồi xem hết tất cả từ trang 1 đến trang 14 từ sáng đến giờ ...!
Mình xin anh Việt tư vấn giúp cho mình trồng cây gì trên diện tích đất đang có :
Tổng diện tích 45.000m2. có ao sâu 3m với dt là 2.000m2.
Vùng đất ko được tốt: lớp đất màu 0,7m là đến đất sét dẻo pha sỏi đỏ, mùa nắng khô cằn, khoan giếng sâu 25m nhưng phải đào hố đặt máy bơm sâu 3,5m mới bơm nước lên được nhưng lượng nước yếu ! Còn về mùa mưa thì nước ngập khoảng 0,2m so với mặt đất tự nhiên, đất bị nhiễm phèn, nặng nhất là vào tháng 9AL. trước đây mình có trồng lúa vào mùa mưa, nhưng do đất bị nhiễm phèn nên năng suất ko cao! thời gian 3 năm gần đây mình trồng mía năng suất đạt 75 tấn/ha, nhưng hiện tại cây mía rớt giá nên mình muốn chuyển đổi cây trồng khác.
Mình trân trọng nhờ anh tư vấn giúp ! khi nào có điều kiện gặp lại anh xin hậu tạ !
Ah, quên, bạn nghiên cứu trồng cây bình bát xem, chịu phèn OK đấy...
Nhưng bình bát thì làm sao bán được hả trời....
Nên ở trên bộ chân bình bát ghép cái gì lên đó thì ghép....
Hình như người ta đang ghép mãng cầu xiêm giống mới tự thụ phấn thì phải...
 
Ah, quên, bạn nghiên cứu trồng cây bình bát xem, chịu phèn OK đấy...
Nhưng bình bát thì làm sao bán được hả trời....
Nên ở trên bộ chân bình bát ghép cái gì lên đó thì ghép....
Hình như người ta đang ghép mãng cầu xiêm giống mới tự thụ phấn thì phải...
Nghe nói mãng cầu xiêm ghép trên gốc bình bát thì vừa bền lại chống sạt lở và chịu được đất phèn. Mình cũng đang nghiên cứu triển khai vì đất phèn quá, nhưng chưa rõ đầu ra thế nào.
 
Trái thuận vụ đơn giản lắm em ạ. em saech cụm từ "kỹ thuật trồng cam sành" là có ngay.
Chu kỳ đọt cam sành 2,5 - 3 tháng, cứ 3 tháng bón phân 1 lần sẽ có trái chuyền liên tục, xài thuốc nấm định kỳ 1 tháng 1 lần, chú ý nhện đỏ gây da cám da lu.
Thường bà con xài 20 - 20 - 15 cho cây thuận vụ là được rồi, nếu cây yếu thì thêm 1 ít urea.
Ngoài ra, đại lý họ có xô tưới dưỡng rễ cũng giúp ra đọt, ra hoa nhanh hơn.
Em cần phân biệt vết nấm và vết vi khuẩn.
Anh gửi em hình là vết vi khuẩn nhưng rất dễ lầm tưởng với vết nấm.
Xem file đính kèm 3320
Cam sành vụ đầu dễ bị xồ trái, nám nắng, dày vỏ nên hạn chế tối đa việc xài phân bón lá có GA3 làm trái cam vụ 1 rất dễ xồ trái, nám nắng. Em đi phân gốc công thức kali cao hơn 1 tí sẽ hạn chế tình trạng xồ trái, nám nắng.
Em muốn ra hoa và đọt đồng loạt tập trung thì em ứng dụng thiourea. Thận trọng với hóa chất này vì cây dễ bị vàng lá, rụng lá nếu xài liều cao, hoặc đúng liều nhưng do cây của mình yếu. Xài liều như thế nào phải căn cứ vào thể trạng của cây.
Chào anh quynhnhu!
Anh cho em hỏi là vườn cam sành của anh ở đâu vậy ạ? Công ty em hiện đang có dòng phân bón 20-20-15-TE một hạt màu tím và có một loại thuốc trị nấm Azoxyztrobin 350SC, thuốc sinh học trị nấm rất hiệu quả. Hiện nay bên em đang có chương trình tặng phân mẫu dùng thử trên cây có múi áp dụng ở khu vực miền Bắc. Nếu anh ở ngoài Bắc thì anh có thể liên lạc với em qua email trononghn.kd3@gmail.com hoặc gọi cho em theo số 094 590 8833 để nhận phân mẫu dùng thử anh nhé.
 
Tài liệu chỉ có 1. Và em phải giỏi hơn anh về tài liệu mới đúng.
Làm thế nào để lái xe giỏi? té xe nhiều thì sẽ giỏi thôi mà.... hiiii.
Thôi, tâm sự với em thế này: Anh có viết "thật là mệt mỏi"! vì anh đã quá quen với hình ảnh 1/60.000.000 nông dân thều thào nói không ra hơi hỏi anh quá nhiều lần "chú ơi làm thế nào cho cây tôi tốt"... "chú ơi...."; "chú ơi....".
Vâng, một người nhà bị bệnh chở vào bệnh viện chợ rẫy, không một xu dính túi.... "bác sỹ ơi, làm thế nào cho ba em khỏe"; "bác sỹ ơi...."...."bác sỹ ơi...."
Và có lẽ em thật đáng thương vì phải nghỉ việc ở SG về nhà lo cho ba mẹ.... Thôi thì vì lòng hiếu thảo đó anh có vài lời thế này.
1. Tuyệt đối hiện tại không được trồng tiêu. Lý do: quýt suy yếu, nấm bệnh dưới đất tấn công bộ rễ rất mạnh, nó là vật ký sinh, mà rễ quýt và rễ tiên là cùng vật ký chủ.
2. Gọi điện thoại cho anh lúc thăm vườn, anh sẽ hỏi em khám rễ, lá, thân và chụp hình cho anh. Nếu còn có thể còn được, anh sẽ cứu cho em 1.000 m2 để láy cái "đút vô bụng" mà tìm cơ hội làm ăn. hứng khắc phục như anh đã trình bày nhiều lần ở trên, nhưng anh khái quá lại:
- Xem phitopthora có tấn công cành, có bị khô cành chưa, có bị xì mủ chưa?
- Diệt nấm và tuyến trùng đất (tốn tiền).
- Cắt bớt cành, tạo cân bằng diện tích thoát nước trên lá và tổng số rễ.
- Cây đang suy yếu, quá trình hô hấp tiêu hao vật chất nhiều, cần bổ sung dinh dưỡng mạnh theo kiểu "chuyền dung dịch đạm" cho người bệnh để cơ thể lấy vật chất mà đốt.
- Xác định cơ chất đất, tính chất vật liệu để bổ sung keo âm (hữu cơ) hay tạo tế khổng bằng vật chất trơ (cát, xỉ than đá).
... cụ thể em cứ về tới vườn và đt cho anh....
Hiện tại em đang có dòng chế phẩm nấm cộng sinh Mycorrhiza để trị tuyến trùng. Hàng vừa kết thúc dự án, đang chờ xin cấp phép thương mại. Nếu anh không chê thì em có thể gửi về dùng thử để trị tuyến trùng đất.
 
Hiện tại em đang có dòng chế phẩm nấm cộng sinh Mycorrhiza để trị tuyến trùng. Hàng vừa kết thúc dự án, đang chờ xin cấp phép thương mại. Nếu anh không chê thì em có thể gửi về dùng thử để trị tuyến trùng đất.
OK.
Đây là điều anh đang thiếu trong quy trình canh tác.
Tuy nhiên, theo anh thì nấm này không nên dùng để trị mà chỉ nên dùng để phòng ngừa. Nó cũng tương tự như trico cộng sinh diệt nấm rễ và cộng sinh hút dinh dưỡng cho cây.
Để diệt tuyến trùng, nấm có hại, buộc phải dùng hóa BVTV trước, sau đó bổ sung nấm, vi sinh sau.
Anh nghĩ, Cty em đã có dự án này thì đó không phải là kiểu làm ăn chụp giựt, anh sẵn sàng đón tiếp và kế thừa thành quả của Cty em.
Có mô hình khu vườn nhỏ nè:
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20150312/lam-nong-o-thanh-thi/719642.html
Có anh em nào ở thành thị lập 1 khu này không? nhưng mình cho thuê 500 m2, có nhiều loại cây ăn trái, đủ dùng cho 1 gia đình, bao gồm cho tặng bạn bè luôn...
Và dĩ nhiên là trồng rau quá OK, có 1 căn chòi nhỏ nữa....
Đất khu Lê Minh Xuân nhé.
 
Ah, quên, bạn nghiên cứu trồng cây bình bát xem, chịu phèn OK đấy...
Nhưng bình bát thì làm sao bán được hả trời....
Nên ở trên bộ chân bình bát ghép cái gì lên đó thì ghép....
Hình như người ta đang ghép mãng cầu xiêm giống mới tự thụ phấn thì phải...
Thông tin này có nhiều trên mạng. Từ lâu đã được trồng ở Tân Phú Đông và nhiều nơi khác, bằng giống mc thường ghép bb. Hiện có nhiều nơi rao bán giống ghép mc giống mới tự thụ phấn. Đúng hay không thì chỉ có người bán và ... trời biết !
 
Thông tin này có nhiều trên mạng. Từ lâu đã được trồng ở Tân Phú Đông và nhiều nơi khác, bằng giống mc thường ghép bb. Hiện có nhiều nơi rao bán giống ghép mc giống mới tự thụ phấn. Đúng hay không thì chỉ có người bán và ... trời biết !
Đúng vậy.
Việc mua bán cây giống hiện tại đúng hay không chỉ có người bán và trời biết. Đặc tính của thị trường cây giống là vậy. Và quá nhiều hộ nông dân mua cây giống điều, cam, ở những cơ sở uy tín, có pháp nhân, có danh vọng... nhưng đều ôm trái đắng...
Rồi có những đơn vị bán cây giống rất cam kết, bán thông qua chính quyền, lấy một nửa tiền trước, cây lên cho thu hoạch mới lấy hết tiền... nhưng giá là do họ đưa ra thì việc lầy 1/2 là mỹ mãn với họ rồi...
Hiện tại xuất hiện một nhu cầu mới, người mua đến trực tiếp cơ sở giống, kiểm tra gốc, bo, đặt tiền rồi vài tháng sau lấy cây. Tôi thấy cách này hay hơn.
 
Đúng vậy.
Việc mua bán cây giống hiện tại đúng hay không chỉ có người bán và trời biết. Đặc tính của thị trường cây giống là vậy. Và quá nhiều hộ nông dân mua cây giống điều, cam, ở những cơ sở uy tín, có pháp nhân, có danh vọng... nhưng đều ôm trái đắng...
Rồi có những đơn vị bán cây giống rất cam kết, bán thông qua chính quyền, lấy một nửa tiền trước, cây lên cho thu hoạch mới lấy hết tiền... nhưng giá là do họ đưa ra thì việc lầy 1/2 là mỹ mãn với họ rồi...
Hiện tại xuất hiện một nhu cầu mới, người mua đến trực tiếp cơ sở giống, kiểm tra gốc, bo, đặt tiền rồi vài tháng sau lấy cây. Tôi thấy cách này hay hơn.
Giống là một trong những yếu tố quan trọng mang tính quyết định đến sự thành - bại trong trồng trọt. Điều này đã được "ông bà" xưa đức kết: Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa. Với cây ngắn ngày như lúa, ngô (bắp), sắn (mì), khoai v.v... thì giống đã có tầm quan trọng cực kỳ rồi, huống gì nói đến chọn giống cây trồng lâu năm. Với tôi, thà tôi bỏ ra một năm để tìm hiểu và chọn được một loại giống, một nơi cung cấp cây giống thực sự tốt (chuẩn), mặc dù nó rất đắt so với thị trường, còn hơn là mua cây theo cảm tính, để rồi trồng vai năm lại phải phá bỏ. Các Viện nghiên cứu lớn và uy tín của Việt Nam luôn có những giống cây tốt, và có những nhà khoa học tâm huyết, am tường về cây. Đến các Viện này, trong trường hợp họ không có loại giống mình cần thì chí ít họ cũng giúp mình tìm ra được một manh mối tốt nhất, nhanh nhất. Tôi đã hơn một lần làm như vậy rồi.
 
OK.
Đây là điều anh đang thiếu trong quy trình canh tác.
Tuy nhiên, theo anh thì nấm này không nên dùng để trị mà chỉ nên dùng để phòng ngừa. Nó cũng tương tự như trico cộng sinh diệt nấm rễ và cộng sinh hút dinh dưỡng cho cây.
Để diệt tuyến trùng, nấm có hại, buộc phải dùng hóa BVTV trước, sau đó bổ sung nấm, vi sinh sau.
Anh nghĩ, Cty em đã có dự án này thì đó không phải là kiểu làm ăn chụp giựt, anh sẵn sàng đón tiếp và kế thừa thành quả của Cty em.
Có mô hình khu vườn nhỏ nè:
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20150312/lam-nong-o-thanh-thi/719642.html
Có anh em nào ở thành thị lập 1 khu này không? nhưng mình cho thuê 500 m2, có nhiều loại cây ăn trái, đủ dùng cho 1 gia đình, bao gồm cho tặng bạn bè luôn...
Và dĩ nhiên là trồng rau quá OK, có 1 căn chòi nhỏ nữa....
Đất khu Lê Minh Xuân nhé.
Anh cho em xin địa chỉ, em gửi mẫu đến anh dùng thử. Tuyến trùng nằm sâu trong đất, nếu dùng hóa chất sẽ rất độc và ảnh hưởng lâu dài, nếu dùng vi sinh thì có thể lâu mới có công hiệu nhưng bền vững hơn anh ạ.
 
Giống là một trong những yếu tố quan trọng mang tính quyết định đến sự thành - bại trong trồng trọt. Điều này đã được "ông bà" xưa đức kết: Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa. Với cây ngắn ngày như lúa, ngô (bắp), sắn (mì), khoai v.v... thì giống đã có tầm quan trọng cực kỳ rồi, huống gì nói đến chọn giống cây trồng lâu năm. Với tôi, thà tôi bỏ ra một năm để tìm hiểu và chọn được một loại giống, một nơi cung cấp cây giống thực sự tốt (chuẩn), mặc dù nó rất đắt so với thị trường, còn hơn là mua cây theo cảm tính, để rồi trồng vai năm lại phải phá bỏ. Các Viện nghiên cứu lớn và uy tín của Việt Nam luôn có những giống cây tốt, và có những nhà khoa học tâm huyết, am tường về cây. Đến các Viện này, trong trường hợp họ không có loại giống mình cần thì chí ít họ cũng giúp mình tìm ra được một manh mối tốt nhất, nhanh nhất. Tôi đã hơn một lần làm như vậy rồi.
bác cho hỏi tí!em định trồng bơ sáp qua tìm hiểu trên agriviet thig trên daklak có cty bơ trịnh mười được báo chí quảng cáo ầm ầm mà không biết thông tin có chính xác ko?.trân trọng cảm ơn bác
 
Anh cho em xin địa chỉ, em gửi mẫu đến anh dùng thử. Tuyến trùng nằm sâu trong đất, nếu dùng hóa chất sẽ rất độc và ảnh hưởng lâu dài, nếu dùng vi sinh thì có thể lâu mới có công hiệu nhưng bền vững hơn anh ạ.
Em lấy số đt anh ở bài đầu topic trao đổi nhé.
Anh có hiệu chỉnh thêm 1 tí về quan điểm của anh, cách nhìn nhận của anh đối với trao đổi của em.
1/ "Dùng hóa chất sẽ rất độc và ảnh hưởng lâu dài": Anh ko thống nhất quan điểm này. Hóa BVTV nhà sản xuất (và bản thân anh đã nghiên cứu, thí nghiệm rất nhiều lần) sao cho độc đối với tác nhân gây hại và độc ít đối với cây; độc với tác nhân gây hại và có lợi đối với cây; độc với tác nhân gây hại và độc đối với cây. Từ đó, đưa ra cách sử dụng, cách phối thuốc, hợp lý nhất.
2/ "dùng vi sinh thì có thể lâu mới có công hiệu nhưng bền vững hơn ". Hoàn toàn thống nhất điều này, nhưng trong trường hợp cấp thiết buộc phải dùng hóa chất điều trị. Hãy thử tưởng tượng một người đang nhiễm trùng vết thương cấp tính mà không dùng hóa chất điều trị mà đưa vi sinh có lợi để từ từ diệt vi sinh có hại? Cây cũng vậy.
Một vườn ớt đang rụng lá bã trầu, mỗi buổi sáng thức dậy rụng 1/3 lá gốc, 3 đêm là hết lá còn chìa... mà không dùng hóa trị thì chỉ có chết ớt, chết luôn gia chủ.
Anh muốn mở rộng thêm một khái niệm khác, dược sỹ bào chế thuốc, trình dược viên có quyền trình dược. Còn đẳng cấp sử dụng không thuộc về dược sỹ, không thuộc về trình dược viên, nó thuộc về bác sỹ điều trị.
Trong nhân dược, thú y dược tách rời việc này; Nhưng trong nông dược chưa tách rời các việc này... chú kỹ sư trình dược ơi, cây của tôi... làm sao hả chú trình dược.... đó là câu quen thuộc mà anh thường nghe. Và kết quả là một toa thuốc đứng trên quyền lợi của hãng dược chứ không thuộc về con bệnh.
Anh hiểu và biết cách sử dụng sản phẩm của em đúng lúc, đúng thời điểm, đúng chỗ, đúng giai đoạn. Và anh vẫn trông chờ sản phẩm của em, anh sử dụng theo cách của anh.
 
Last edited:
Anh Việt oi!Anh có thể giúp em , chỉ cho em cách trồng Gừng mà năng xuất đạt 10 tấn/1000m vg không hả Anh ơi. Nha em hiện co 1000mvg vườn tạp ,hầu như không thu hoạch được gì anh ah.Em ở Hải phòng, em cam ơn Anh trước nha!
 


Back
Top