Gắn kết bạn bè làm giàu bằng trồng trọt.

Chào anh em trên diễn đàn, chào anh em nhà vườn.
Qua theo dõi diễn đàn, tôi thấy rất nhiều anh em quan tâm tới trồng cây gì, khởi nghiệp như thế nào, tôi có thể gợi ý chia sẻ với anh em một ít theo hiểu biết của tôi.
Tôi tự giới thiệu, tôi làm nghề kỹ thuật nông nghiệp, đã đi nhiều vùng đất ở Miền Nam, đi nhiều đồng ruộng. Và tôi biết nhiều loại cây làm giàu mức lợi nhuận 400 - 1 tỷ - trên 1 tỷ 1 ha/ 1 năm.
Kết hợp sách vở, thực tế, lắng nghe cách canh tác của anh em nhà vườn mà cho đến nay, tôi có thể nói là biết tương đối kha khá về kỹ thuật trồng trọt các loại cây đó.
Những cây đó là gần gũi, rất đời thường, rất dân dã, không xa lạ mà trong công việc của tôi tiếp xúc được tôi có thể liệt kê dưới đây:
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.
4/ Tiêu Chư Sê.
5/ Vài loại rau màu khác thì phải biết "lướt sóng" cũng có mức lợi nhuận rất cao.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác cũng có giá trị kinh tế cao, nhưng tôi không đi sâu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của từng loại nên tôi không nêu ra.
Cùng là cây có múi, nguyên lý chung thì giống nhau, nhưng mỗi cây sẽ có mỗi khác. Việc ra bông cam xoàn khác ra bông quýt đường. Rồi việc ra bông chanh khác việc ra bông cam sành. Ngay kỹ thuật ra bông chanh linca cũng khác chanh giấy.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà nông chính hiệu đang trồng những cây trên cũng đa ca bài ca "được mùa rớt giá". Và chính các nông dân đang trồng các cây trên hiện tại nhà đang không có gạo ăn, không có tiền chi tiêu cũng là bình thường.
Nguyên nhân của nó là toàn miền nam có 1 mùa mưa, mà mùa mưa thì cây ăn trái chỉ ra đọt không ra hoa; vào đầu tháng 10 âl lịch, toàn miền nam có một đợt thời tiết giá lạnh, cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, bước qua thời kỳ sinh trưởng sinh sản, và ra hoa đồng loạt khi thời tiết nắng ấm trở lại vào tháng 11 - 12 âm lịch thì lẽ tất nhiên trái cây dư thừa, dội chợ, giá rẻ là đương nhiên.
Vấn đề muốn có lợi nhuận là phải biết làm trái nghịch vụ.
Nghịch vụ có nghĩa là gì? là trái với tự nhiên: khi thời tiết mưa dầm tháng 7 - 8 âm lịch, khi cây đang "xung, phát đọt" thì lại bắt nói ngừng ra đọt, suy yếu để chuyển sang ra hoa. Khi vào mùa đông, về mặt tự nhiên cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng thì lại bắt nó "xung" để nuôi trái đã ra nghịch mùa và không được "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" để không được ra hoa.
Để giúp anh em rút ngắn khoảng thời gian tìm hiểu tôi chỉ ra rằng, cơ sở lý luận của nó là:
1/ "Giáo trình ra hoa cây ăn trái - tác giả Trần Văn Hâu - ĐH Cần Thơ". Khi đọc cuốn này bạn sẽ lý giải được vì sao cây ra hoa và vì sao cây không ra hoa để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn và không ra hoa theo ý muốn.
2/ "Cẩm nang giám định bệnh cây". Khi đọc cuốn này bạn sẽ biết được cây của mình đang bị bệnh gì.
3/ "Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật": khi đọc cuốn này bạn sẽ biết cách điều trị bệnh cho cây của mình.
Đó là những "hằng đẳng thức đáng nhớ" trong canh tác cây ăn trái.
Các bạn thân mến, tôi nghĩ các bạn ở diễn đàn này đều có kiến thức, các bạn khát khao lập nghiệp, các bạn hãy nghĩ thêm đi. Ở Lai Vung - Đồng Tháp; Trà Ôn - Vĩnh Long, đất của 1 nhà vườn chỉ khoảng vài ngàn m2. Ấy thế mà họ lập nên kỳ danh nhà vườn thực thụ, với thu nhập rất vững vàng.
Có những nông dân mà mình thật khâm phục, ví như có 1 lần gặp 1 nông dân tên Ngoan ở Cai Lậy, anh ấy ghi chép và nắm rất rõ đọt cây sầu riêng mon thon bao nhiều ngày thì già lá, 8 ri bao nhiêu ngày ngày già lá, khổ qua bao nhiêu ngày già lá để tác động paclo ngày thứ mấy thì có hiệu quả nhất.
Hoặc cách đây 4 năm, mình có gặp 1 nông dân tên Bưu ở Lai Vung, khi ấy anh ấy rất nghèo, nhà lá lụp xụp, cả gia đình chỉ nhìn vào 1.000 m2 quýt đường. Lý do mình tiếp xúc với anh ấy là đại lý chỉ mình vào khắc phục 1.000 m2 quýt đó đang ngủ ngày và mất trắng. Mình tìm ra lý do, đơn giản là pH quá thấp, dưới 2 nên rễ bị hư hết, sau khi đánh CaO cây phục hồi ngay. Thế năm đó anh ấy thu được gần 200 tr ở công quýt đó và đủ vốn làm 5 công huệ... năm ngoái đây anh ấy nhớ mình và đt mời mình xuống ăn tân gia, mình bận không xuống được, mới hôm rồi mình xuống ghé thăm, thì ra anh ấy cất nhà hơn 1 tỷ, trên một miếng đất mới mua cũng gầy 1 tỷ.
Vậy thì các bạn, những người có tri thức, biết đọc hiểu, biết hỏi, các bạn hãy cố gắng lên nhé.
Đối với những anh em nhà vườn đang canh tác cây ăn trái nói riêng, cây trồng cạn nói chung, nếu gặp vấn đề cứ alo cho mình nhé, mình sẽ lý giải và giải đáp tận tình hiện tượng trên vườn của bạn trong phạm vi có thể. Số ĐT của mình là 0903.081.036 mình tên Việt.
Những anh em nhà vườn ở xa chỗ mình, biết lý thuyết và đã làm bông nghịch vụ những năm qua nhưng chưa được mỹ mãn, cứ gọi đt cho mình, chúng ta cùng thảo luận trao đổi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Những anh em nhà vườn đã làm trái nghịch vụ 2014 xong, nếu thấy dấu hiệu trái lọt kích cỡ khi thu hoạch, hãy mạnh dạn gọi đt cho mình, mình tin rằng mình sẽ thảo luận cùng anh em để xử lý thành công.
Đối với những anh em nhà vườn ở gần chỗ mình (Lê Minh Xuân - Bính Chánh) có trồng cây có múi mà chưa yên tâm về biện pháp canh tác của mình, thì hãy đến thăm vườn của mình (Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An) cho cụ thể rồi mình sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.
Mình có đọc qua diễn đàn, thấy có một số anh em đang làm nghành nghề khác tại TP HCM muốn chuyển sang nghề trồng trọt, mình sẽ giúp các bạn lựa chọn đất đai, cây trồng ở gần TP HCM với số vốn đầu tư ban đầu (kể cả tiền thuê đất không quá 30 tr/1 Ha) và vốn chăm sóc không quá 100 tr/ 1 Ha để có lợi nhuận 300 - 600 tr nhé.
Năm nay, ở vùng gần chỗ mình, người trồng mía lỗ rất nặng, giá thuê đất trống sẽ rất rẻ; giá bán đất cũng sẽ rất rẻ (vì phải bán đất để trả nợ mà). Anh em nào ở SG yêu nghề vườn mà có chút vốn cứ nhờ cò đất đi tìm đất mía mà mua, họ bắt đầu kêu bán đất rồi đó.
Mình tin rằng, qua diễn đàn này, qua thời gian giao lưu, chúng ta sẽ có những gắn kết tình bạn chặt chẽ thông qua công việc.
 
Last edited:
HTX kiểu này là một ý tưởng không mới, nhưng nếu hội đủ các điều kiện để thành lập nó, em tin là chúng ta hoàn toàn có thể làm theo cách thức mới. Điều em đã và đang quan tâm đó là cái "Thế nào" thôi anh Việt ạ. "Thế nào" ở đây có thể liệt kê đại loại như: Vùng đất; số lượng xã viên; các yêu cầu chung của mỗi xã viên ra sao; vốn tối thiểu/ xã viên... Tóm lại, em rất mong muốn được trở thành một mắt xích trong mô hình anh nêu trên, và đăng ký 1 suất. Chắc anh em mình phải gặp nhau thôi anh Việt ơi!

Tôi xin đăng ký một suất "Xã Viên dự thính" (hi hi). Mong anh em thông cảm. Do bị động về thời gian, nên chưa dám hứa hẹn gì nhiều. Tuy vậy, sau khi cùng nghe anh em bàn bạc mô hình cụ thể, tôi sẽ cố gắng hết sức để sắp xếp là một thành viên thực thụ.
 
Last edited by a moderator:
Xem dt đất trang trại ở đây nè: http://agriviet.com/threads/can-nguoi-hop-tac-dau-tu-trai-nuoi-bo.218926/
Mình đã đt hỏi sơ bộ:
DT mặt nước: 20 ha (nguồn nước tưới tốt).
DT đất trống 100 ha muốn làm gì thì làm chứ không nhất thiết phải nuôi bò.
Lực lượng lao động có sẵn thanh niên xung phong của Tỉnh (coi chừng xài không được). Mình có lực lượng lao động nông nghiệp chuyên nghiệp riêng, thành thạo việc lao động đồng ruộng, ở ngoài trời nắng như mình ở trong KS 5 sao!.
Mình dự định hợp tác với tập thể anh em có vốn chút đỉnh và cùng giải trí.
Kế hoạch tài chính là bỏ vô 300, làm 10 ha cây ngắn ngày (bắp, đậu xanh, mè, nhà trại là hết 300), kết hợp chăn nuôi (để ăn chứ mình ko khoái lợi nhuận từ chăn nuôi) lấy ngắn nuôi công nhân và nuôi 1 ha quýt đường.
Mình lựa chọn cây quýt đường vì nó ra hoa quá nhiều, không áp dụng kiến thức của ngài Trần Văn Hâu, ngược lại, phải tốn tiền thuê nhân công lặt bỏ tới 80% trái... chỉ lo cho cây tốt là đủ, (tất nhiên nấm bệnh nữa)
Trên là chỉ làm ăn giải trí, cùng anh em lấy chỗ vui chơi, trải nghiệm là chính...
Còn nếu làm ăn thật mình có cách trồng quýt đường riêng, bí quyết độc quyền, khỏe hơn, tiết kiệm chi phí hơn nhiều, cây khỏe mạnh hơn nhiều, miễn bàn ở diễn đàn này, chỉ làm với anh em nào thật sự vô làm ăn cùng mình.
Tôi xin đăng ký một suất "Xã Viên dự thính" (hi hi). Mong anh em thông cảm. Do bị động về thời gian, nên chưa dám hứa hẹn gì nhiều. Tuy vậy, sau khi cùng nghe anh em bàn bạc mô hình cụ thể, tôi sẽ cố gắng hết sức để sắp xếp là một thành viên thực thụ.
Ah, chiều đi chơi về rồi hả?
Tìm thấy nhiều vườn chanh dân bỏ hoang chứ?
 
1) Thưa anh, không hẳn đi chơi anh ạ :) Chủ yếu tìm chủ đất đang bỏ trống 5000 m2 đã trồng chanh. Thăm hỏi thì thấy hàng xóm nơi đó thì ok (có thể nhờ vả, thuê nhân lực làm và chăm sóc, bảo quản). Tuy vậy, hình như chủ đất đang định cho ai đó (hoặc tự làm ?!) trồng riềng. Ngày mai em sẽ quay lại để tiếp tục "thăm dò". Sẽ theo ý của anh, hỏi thăm tại các C/H VTNN.

2) Hôm trước có hỏi ý anh về việc mua mảnh đất 5000m2 trồng ổi. Cám ơn các tư vấn của anh. Giờ em ngưng lại, không mua nữa. Định là gia nhập HTX với anh.

Kính.
 
Nói về cây bắp.
Mi
1) Thưa anh, không hẳn đi chơi anh ạ :) Chủ yếu tìm chủ đất đang bỏ trống 5000 m2 đã trồng chanh. Thăm hỏi thì thấy hàng xóm nơi đó thì ok (có thể nhờ vả, thuê nhân lực làm và chăm sóc, bảo quản). Tuy vậy, hình như chủ đất đang định cho ai đó (hoặc tự làm ?!) trồng riềng. Ngày mai em sẽ quay lại để tiếp tục "thăm dò". Sẽ theo ý của anh, hỏi thăm tại các C/H VTNN.

2) Hôm trước có hỏi ý anh về việc mua mảnh đất 5000m2 trồng ổi. Cám ơn các tư vấn của anh. Giờ em ngưng lại, không mua nữa. Định là gia nhập HTX với anh.

Kính.
Ok. Ok. Ok. Quá OK.
Tại sao phải bỏ tiền ra 200 tr mua 5.000 m2? Hệ số sinh lợi của 200 tr đó tới đâu chưa rõ, rồi lại đổ vô 100 nữa và chờ... 2 năm nữa mới có cây kinh doanh? 300, 2 năm sau, dài quá...
Bỏ ra 5 tr - 10 tr, thuê 5.000 m2 cây 4 - 5 năm mặc sức mà phá... Phá thoải mái nhé, một chầu nhậu thôi mà. Nhưng nhớ đổ cho nó vài chục chầu nhậu cho nó nhậu với thì nó mới vui vẻ đấy.
Nhưng thận trọng với dân địa phương đấy, tới cầm tiền thuê đất thì dân ủng hộ, đổ tiền cho đất thì dân cười chê, cây tươi tốt thì dân ghét, cây có trái thì ăn trộm cho bõ ghét.
Chết!
 
Nói như thế chưa thật xác đáng với hoàn cảnh của từng người đâu anh. Có thể em suy tính hơi kĩ nên có sự cân nhắc. Nếu vốn đủ mạnh, em sẵn sàng liều thử nghiệm, cũng vì lòng đam mê. Nhưng bài toán cân đong đo đếm khiến em nghĩ phải làm chắc trước rồi có đủ cơ sở để "hưởng thụ" cuộc chơi của mình sau này.

Tôi đọc lại tất cả các bài trên topic này, chép ra word - đang ngâm cứu lại. :)

Vấn đề đầu tiên tôi nhận ra, là hình như bạn đang có hoàn cảnh hơi giống tôi, và đang muốn làm tham gia HTX của anh Việt, có đúng không ?

Những ai có cùng ý tưởng tham gia, xin mời đăng ký ngay trên này, rồi hẹn một ngày cùng gặp gỡ thực tế, để tác gia đề án luôn thể giới thiệu một lần.

Tuy vậy, về sơ bộ, có lẽ anh Việt nên tóm gọn lại ý tưởng để mọi người dễ nắm bắt.

Mô hình 1: HTX Trồng Cây Có Múi.

- Địa điểm: vùng chuyên canh Chanh Không Hạt xuất khẩu tại Bến Lức.
- Công việc: thuê lại các vườn đã trồng cây nhưng hiêu quả không cao. Mỗi xã viên sẽ tự chăm bón với quy trình do anh Việt đưa ra.
- Hình thức tiến hành: hợp tác thế nào ? nhân công v.v.
- Kế hoạch tài chánh: tiền thuê đất, ước tính chi phí chăm bón, lãi - lỗ ?
- V.v.

Mô hình 2: HTX trồng Quýt Đường tại Bình Dương.
...

Nhanh tay đăng ký nhé anh chị em !
 
huhu. mọi người bàn rôm rả quá. phần e thì vẫn chưa lo nổi việc của mình nữa. kính chúc các chú, các anh, các chị thành công nha. Anh leviet_law ak, nay e tính gửi mấy cái ảnh chụp vườn quýt mà mãi không tải lên được. Mai e gọi cho a nha, dc không ạ?
 
Nói về cây bắp.
Cả nước VN ta không ái xa lạ gì cây bắp.
Nói về kỹ thuật trồng bắp thì trẻ em nó cười cho.
Và gugo 1 phát, ôi, đầy!
Chạy xe trên "cao nguyên lộng gió", tài xế chạy đưa tôi đi hàng trăm,. vài trăm, rồi lại vài trăm km... bắp, và bắp, và bắp trùng trùng điệp điệp, hết quả núi này tới dãy núi khác, tới dãy núi khác nữa...
Và dừng lại 1 đại lý VTNN cấp 2 ở 1 Huyện vùng sâu, sản lượng bán hạt bắp giống vài trăm tấn/ 1 vụ đầu mưa. Thật kinh khủng.
Nếu so sánh với 1 đại lý cấp 1 lớn ở An Phú - An Giang, khi nhập hạt giống bắp 1 lần 2 - 5 - 10 tấn là tối đa thì con số này thật là khiêm tốn so với "cao nguyên lộng gió".
Và "cao nguyên lộng gió" có lẽ diện tích quá lớn nên phải canh tác theo kiểu Mỹ! Không một bóng người! Trong khi ở An Phú, hình ảnh bác nông dân chỉ có 1 ha đất cặm cụi bên ruộng bắp sớm chiều trở nên quá phổ biến. Họ có hệ thống tưới tự động chăng? Họ bón phân tự động chăng?
Không, hoàn toàn không có! Họ bỏ mặc cho trời.
Và năng suất bắp MT thật kỷ lục: bình quân 7 - 8 tấn khô/ ha, các biệt tới 10, 12 tấn khô/ Ha.
Đất trồng bắp, khoai mỳ, thương bị bạc màu. Lý do rễ nó độc, rễ nó có hại cho đất? Không, không đúng! Phải nói cho đúng lại là nó năng suất rất cao, nên nó rất cần dinh dưỡng, và nó sẵn sang hút cạn dinh dưỡng trong đất.
Vậy tại sao lại không đưa dinh dưỡng cho nó mà lại 3 giảm? Hoang đường! Vật chất không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hóa N, P, K, Ca, Mg... thành diện tích lá để tổng hợp C, H, O tạo (C6H12O6)n.
Vua khoai mỳ Hồ Sáu, tôi chưa từng nghe trước đây, nhưng mới đây có một ai đó đề cập. Có lẽ ông ta hoàn toàn thống nhất với quan điểm của tôi.
Topic này tôi chưa từng nói tới cây ngắn ngày, đây là lần đầu, nhưng ý tôi muốn làm rõ thêm khái niệm để vui chơi giải trí 10 ha cùng anh em.
... hiiii tôi là một lãng tử phiêu du...
huhu. mọi người bàn rôm rả quá. phần e thì vẫn chưa lo nổi việc của mình nữa. kính chúc các chú, các anh, các chị thành công nha. Anh leviet_law ak, nay e tính gửi mấy cái ảnh chụp vườn quýt mà mãi không tải lên được. Mai e gọi cho a nha, dc không ạ?
Khổ cho Pé quá!
Pé post hình gì thế hả pé!
Một nhiếp ảnh gia nghệ thuật chụp hình với khác với một kỹ thuật viên của phòng kỹ thuật hình sự pé ạ! Cần phải chụp vị trí nứt hộp sọ bằng cách lột da đầu chứ không phải là các hộp sọ được phủ mái tóc dài và khuông mặt xinh tươi nhé!
Ngày mai đt cho anh lúc thăm vườn.
Về hình thì anh cần:
1/ Xác định tổng quan gốc và thân lá nhằm nhận định gốc to thân nhỏ, lá tai chuột để giám định lịch sử canh tác, chế độ chăm sóc. Nếu gốc to, thân nhỏ, lá bé tí... thì nó trở thành bonsai rồi pé ạ, pé nên đào gốc lên, đưa vào chậu, đi bán cây bonsai sẽ hiệu quả phết đấy!
2/ Xác đinh kỹ thuật tạo cành tỉa tán.
3/ Xác định diện tích lá hiện có (trên từng cành) chứ không phải chụp tổng quan cả vườn đâu.
4/ Xác định sắc tố lá để nhận định sức khỏe cây.
5/ Pé khám rễ qua đt cho anh xem bị vượt rễ cám nhiều không? nếu đã bị vuột nhiều thì khám tiếp tới rễ cái bằng cách nắm xé ngược từ chót rễ lên xem vết hóa xám, hóa đen, hóa bầng như thế nào...

Tôi đọc lại tất cả các bài trên topic này, chép ra word - đang ngâm cứu lại. :)

Vấn đề đầu tiên tôi nhận ra, là hình như bạn đang có hoàn cảnh hơi giống tôi, và đang muốn làm tham gia HTX của anh Việt, có đúng không ?

Những ai có cùng ý tưởng tham gia, xin mời đăng ký ngay trên này, rồi hẹn một ngày cùng gặp gỡ thực tế, để tác gia đề án luôn thể giới thiệu một lần.

Tuy vậy, về sơ bộ, có lẽ anh Việt nên tóm gọn lại ý tưởng để mọi người dễ nắm bắt.

Mô hình 1: HTX Trồng Cây Có Múi.

- Địa điểm: vùng chuyên canh Chanh Không Hạt xuất khẩu tại Bến Lức.
- Công việc: thuê lại các vườn đã trồng cây nhưng hiêu quả không cao. Mỗi xã viên sẽ tự chăm bón với quy trình do anh Việt đưa ra.
- Hình thức tiến hành: hợp tác thế nào ? nhân công v.v.
- Kế hoạch tài chánh: tiền thuê đất, ước tính chi phí chăm bón, lãi - lỗ ?
- V.v.

Mô hình 2: HTX trồng Quýt Đường tại Bình Dương.
...

Nhanh tay đăng ký nhé anh chị em !
Tôi có vào diễn đàn giao lưu các thành viên, và tôi không có hứng thú tham gia theo kiểu thành viên agriviet khánh hòa đăng ký....
Tôi không có hứng thú nghe nói về nuôi gà, rắn, ba ba... (mặc dù tôi rất thích ăn nó)...
Hội cây cảnh Tân Phú thì thật là sảng khoái, bao gồm các nghệ nhân, các nhà khoa học, và hoạt động có tôn chỉ, có mục đích... nhưng tôi lại không thích cây cảnh.
Hôm rồi @khucthuydu có chat với tôi và nói rằng muốn mở một tua du lịch cho các thành viên đi tham quan thực tế.
Tôi có đồng ý phương án này và tôi sẽ lựa chọn hàng loạt nhà vườn có lợi nhuận 1 tỷ/ 1 ha. 1 năm trở lên; sau khi cùng BQT đi khảo sát vòng 1, và được sự thống nhất cảu các nhà vườn, chính quyền địa phương, hội ý lại và mới tổ chức tua du lịch.
Nó là một loại hình du lịch không thuộc nghỉ dưỡng, không thuộc khám phá văn hóa các dân tộc, không thuộc du lịch mạo hiểm, không thuộc du lịch khám phá con người và sống nước miền Tây... nó là tua du lịch khám phá lợi nhuận kinh tế nông nghiệp.
Cùng 1 loại thổ nhưỡng, anh thì có tỷ, anh thì đói ăn, anh thì ở biệt thự nhiều tỷ, giang san dâu rể đề huề, anh thì nhà không có ở, gạo không có ăn, con cái tứ tán...
... Sau đó, chúng ta mới bàn tới việc tiếp theo của mô hình HTX...
Anh Việt oi!Anh có thể giúp em , chỉ cho em cách trồng Gừng mà năng xuất đạt 10 tấn/1000m vg không hả Anh ơi. Nha em hiện co 1000mvg vườn tạp ,hầu như không thu hoạch được gì anh ah.Em ở Hải phòng, em cam ơn Anh trước nha!
Anh khuyên chú em rằng năm nay giá gừng cao đỉnh điểm, dự báo mùa năm tới giá sẽ 4.000 đ/ 1 kg mà không ai mua... nên đừng làm...
 
Last edited:
Anh Việt có thể tư vấn cho e về cây chuối được không ạ.
- trong các giống chuối già thì nên trồng giống nào để có buồng chuối nặng nhất- Em định trồng chuối tiêu hồng (nghe nói chuối già nam mỹ là chuối tiêu hồng không biết có đúng không).
- Cách làm chuối lớn nhanh, buồng nhiều nải.
Cảm ơn anh.
À, anh cho em ít nhận xét về chối dole nhé.
 
Tôi đọc lại tất cả các bài trên topic này, chép ra word - đang ngâm cứu lại. :)

Vấn đề đầu tiên tôi nhận ra, là hình như bạn đang có hoàn cảnh hơi giống tôi, và đang muốn làm tham gia HTX của anh Việt, có đúng không ?

Những ai có cùng ý tưởng tham gia, xin mời đăng ký ngay trên này, rồi hẹn một ngày cùng gặp gỡ thực tế, để tác gia đề án luôn thể giới thiệu một lần.

Tuy vậy, về sơ bộ, có lẽ anh Việt nên tóm gọn lại ý tưởng để mọi người dễ nắm bắt.

Mô hình 1: HTX Trồng Cây Có Múi.

- Địa điểm: vùng chuyên canh Chanh Không Hạt xuất khẩu tại Bến Lức.
- Công việc: thuê lại các vườn đã trồng cây nhưng hiêu quả không cao. Mỗi xã viên sẽ tự chăm bón với quy trình do anh Việt đưa ra.
- Hình thức tiến hành: hợp tác thế nào ? nhân công v.v.
- Kế hoạch tài chánh: tiền thuê đất, ước tính chi phí chăm bón, lãi - lỗ ?
- V.v.

Mô hình 2: HTX trồng Quýt Đường tại Bình Dương.
...

Nhanh tay đăng ký nhé anh chị em !
Cho em xin một xuất nhé.
 
em đọc thấy các bác xôm tụ quá, kế hoạc du lịch kinh tế của bác admin thật tuyệt, khi nào cụ thể hóa thì nhờ bác Luật sư update lên post 1 cho anh em nhé ^^
Còn mô hình HTX khi nào mới hiện thực hóa đay bác, thời gian địa điểm cụ thể cho anh em đăng kí nữa chứ :D
 
đọc qua bài viết và nhiều comment của các anh chị thấy rất hay
_____
hiện tại e có 3ha quýt đường, 3ha cam sành đang để hoa, và dự định trồng 8ha chuối (Đăk nông)
nên cần đầu ra ổn định,
Anh chị, cá nhân hay tổ chức nào có nhu cầu thu mua xin vui lòng liên hệ: 0909.088.419
Xin cám ơn và chúc các anh chị luôn thành công trong công việc!
 
Anh Việt có thể tư vấn cho e về cây chuối được không ạ.
- trong các giống chuối già thì nên trồng giống nào để có buồng chuối nặng nhất- Em định trồng chuối tiêu hồng (nghe nói chuối già nam mỹ là chuối tiêu hồng không biết có đúng không).
- Cách làm chuối lớn nhanh, buồng nhiều nải.
Cảm ơn anh.
À, anh cho em ít nhận xét về chối dole nhé.
Anh chưa nghiên cứu về cây chuối bao giờ nên anh ko hiểu về nó.
Ở đây anh chỉ trao đổi với em theo hướng anh em tự nghiện cứu, quan sát, thực nghiệm và nếu em thực nghiệm có kết quả tốt thì thông tin lại để anh biết thôi.
Anh có thể trao đổi vài ý theo cảm nhận và quan sát của anh như sau:
- Về kỹ thuật tỉa cây chuối, theo seach web thì hầu hết nói là hủy bỏ các cây nhỏ, chỉ để lại 1 cây mẹ và 1 - cây con, sao cho hướng đều nhau, không bị cạnh tranh dinh dưỡng. Và thực tế nếu trồng tự nhiên, những cây ở trong "kẹt" không ra "ôn" gì. Như vậy vấn đề ở đây là "cạnh tranh dinh dưỡng" hay cây "thiếu dinh dưỡng"? Theo nghĩ, 2 khái niệm này về hiện tượng là giống nhau, nhưng về bản chất sinh trưởng là khác nhau. Cạnh tranh dinh dưỡng tức là không hút được dinh dưỡng, mà rễ chuốc dù ở trong "kẹt" thì chỉ cần ra rễ 30 cm là hút OK rồi. Theo nghĩ, ở trong kẹt bị thiếu năng lượng mặt trời, không tạo sự thoát hơi trên lá nên chính cây đó không hút được dinh dưỡng chứ không phải "cạnh tranh dinh dưỡng". Như vậy, tỉa cây sao cho lá đón nhận năng lượng mặt trời đều là OK. Và theo nghĩ, khái niệm 3 giảm cần phải xem xét lại.
- Buồng chuối nặng ký: Nếu quan sát tiếp, thấy ở những cây to, khỏe mạnh có nhiều nải, sự giảm trọng lượng ở các trái thuộc nải 1 - 2 - 3 ... giảm từ từ. Nhưng cũng có những cây èo uột, chỉ có 2 nải, mà sự giảm trọng lượng ở nải 1 - 2 là rất rõ ràng. Như vậy, có thể kết luận tăng phân bón, kết hợp ánh sáng hợp lý sẽ tăng năng suất.
- Về tăng phân bón, đơn giản là tăng urea, P2O5, K2O... càng nhiều, càng tốt? Đúng! Nhưng sai! Phải xác định được bón như thế nào, loại phân gì, cách bón, để cuối cùng là cây hấp thụ và chuyển hóa được. Đây là một chuyện dài nhiều kỳ, nhiều tập, và là một bí quyết, trước hết là không thể chia sẻ, thứ nữa là "ông càng nói, tôi càng chẳng hiểu gì cả". Tại vì sau USA các cty hóa chất - phân bón rất nhiều; nhưng các Cty dịch vụ nghề vườn cũng rất phát triển là vậy. Nếu em có nhu cầu thật sự, anh và em cùng nghiên cứu tiếp, và tốn nhiều triệu đồng nữa....
huhu. mọi người bàn rôm rả quá. phần e thì vẫn chưa lo nổi việc của mình nữa. kính chúc các chú, các anh, các chị thành công nha. Anh leviet_law ak, nay e tính gửi mấy cái ảnh chụp vườn quýt mà mãi không tải lên được. Mai e gọi cho a nha, dc không ạ?
Đã nhận được hình qua email.
Nhận xét sơ bộ:
- Trong vườn cỏ xấu quá, bò còn không muốn ăn thì đó là dấu hiệu của nghèo dinh dưỡng, cỏ còn không tốt nổi lấy gì cây tốt.
- Lá bị nấm bồ hóng dày đặc ( nấm Capnodium citri), sở dĩ có nấm này là do rầy, rệp nhiều, nó hút nhựa cây, hút nhựa trái làm cho trái bị da cám da lu, đọt non không phát triển, biến dạng lá: Thông qua nấm này đánh giá "gia chủ" không chịu chi phí vào kinh doanh thì làm sao lấy lãi.
- Cây đóng rong dày đặc, nấm bệnh nhiều, báo hiệu cây chuẩn bị xì mủ đồng loạt.
- Vườn không có kênh thoát nước mưa, mưa ==> nước ngập tràn.
- Lá bị vàng, nếu đào dưới rễ phần dưới tán lá vàng đó, sẽ thấy thối rễ đồng loạt.
- Cành có lưa thưa vài lá, trái sao lớn nổi?
Không nói, không góp ý! Cho em phát biểu trước.
 
Cám ơn anh Việt nhiều nhé! Đùa với anh tí thôi, chứ vùng đất của mình không đến nổi tệ để trồng tràm úc và bình bát đâu anh! hiện tại thì mình chưa phá gì hết, đang cho mướn 18trieu/ha/năm hiện nay bà con đang trồng ớt trúng lắm đó, mùa mưa thì họ làm lúa đến tháng 9AL họ dùng tro dừa để xử lý phèn cũng đạt lắm. mình còn đang phục vụ trong Quân Đội mà! hiện nay cũng đang rảnh rổi, đang tìm hiểu để phá 1 đến 2 ha. cũng có người tư vấn trồng "Trinh Nữ hoàng cung" Anh có tài liệu nào tư vấn giúp. Cám ơn anh nhiều!
 
Cám ơn anh Việt nhiều nhé! Đùa với anh tí thôi, chứ vùng đất của mình không đến nổi tệ để trồng tràm úc và bình bát đâu anh! hiện tại thì mình chưa phá gì hết, đang cho mướn 18trieu/ha/năm hiện nay bà con đang trồng ớt trúng lắm đó, mùa mưa thì họ làm lúa đến tháng 9AL họ dùng tro dừa để xử lý phèn cũng đạt lắm. mình còn đang phục vụ trong Quân Đội mà! hiện nay cũng đang rảnh rổi, đang tìm hiểu để phá 1 đến 2 ha. cũng có người tư vấn trồng "Trinh Nữ hoàng cung" Anh có tài liệu nào tư vấn giúp. Cám ơn anh nhiều!
Ok. Đúng rồi, trồng ớt là OK.
Bình bát là mình nói gốc nhé, còn ngọn là mãng cầu mà! Sự nói ngược lại của mãng cầu ghép mà!
 
Anh đừng buồn nhé! mình nói vui thôi! Nếu trồng mãng cầu xiêm ghép gốc bình bát có cho năng suất cao không anh? xử lý ra trái mùa nghịch vào thời điểm nào vậy anh? giá cả có cho lợi nhuận như mong đợi không? Hiện tại mình không biết giá cả ntn?
 
Anh chưa nghiên cứu về cây chuối bao giờ nên anh ko hiểu về nó.
Ở đây anh chỉ trao đổi với em theo hướng anh em tự nghiện cứu, quan sát, thực nghiệm và nếu em thực nghiệm có kết quả tốt thì thông tin lại để anh biết thôi.
Anh có thể trao đổi vài ý theo cảm nhận và quan sát của anh như sau:
- Về kỹ thuật tỉa cây chuối, theo seach web thì hầu hết nói là hủy bỏ các cây nhỏ, chỉ để lại 1 cây mẹ và 1 - cây con, sao cho hướng đều nhau, không bị cạnh tranh dinh dưỡng. Và thực tế nếu trồng tự nhiên, những cây ở trong "kẹt" không ra "ôn" gì. Như vậy vấn đề ở đây là "cạnh tranh dinh dưỡng" hay cây "thiếu dinh dưỡng"? Theo nghĩ, 2 khái niệm này về hiện tượng là giống nhau, nhưng về bản chất sinh trưởng là khác nhau. Cạnh tranh dinh dưỡng tức là không hút được dinh dưỡng, mà rễ chuốc dù ở trong "kẹt" thì chỉ cần ra rễ 30 cm là hút OK rồi. Theo nghĩ, ở trong kẹt bị thiếu năng lượng mặt trời, không tạo sự thoát hơi trên lá nên chính cây đó không hút được dinh dưỡng chứ không phải "cạnh tranh dinh dưỡng". Như vậy, tỉa cây sao cho lá đón nhận năng lượng mặt trời đều là OK. Và theo nghĩ, khái niệm 3 giảm cần phải xem xét lại.
- Buồng chuối nặng ký: Nếu quan sát tiếp, thấy ở những cây to, khỏe mạnh có nhiều nải, sự giảm trọng lượng ở các trái thuộc nải 1 - 2 - 3 ... giảm từ từ. Nhưng cũng có những cây èo uột, chỉ có 2 nải, mà sự giảm trọng lượng ở nải 1 - 2 là rất rõ ràng. Như vậy, có thể kết luận tăng phân bón, kết hợp ánh sáng hợp lý sẽ tăng năng suất.
- Về tăng phân bón, đơn giản là tăng urea, P2O5, K2O... càng nhiều, càng tốt? Đúng! Nhưng sai! Phải xác định được bón như thế nào, loại phân gì, cách bón, để cuối cùng là cây hấp thụ và chuyển hóa được. Đây là một chuyện dài nhiều kỳ, nhiều tập, và là một bí quyết, trước hết là không thể chia sẻ, thứ nữa là "ông càng nói, tôi càng chẳng hiểu gì cả". Tại vì sau USA các cty hóa chất - phân bón rất nhiều; nhưng các Cty dịch vụ nghề vườn cũng rất phát triển là vậy. Nếu em có nhu cầu thật sự, anh và em cùng nghiên cứu tiếp, và tốn nhiều triệu đồng nữa....
Em vừa làm vừa nghiên cứu và nhận thấy như sau:
- Tỉa cây chuối con: để 1 cây là tốt nhất nhưng mình nên để 2 cây nếu thời điểm thu hoạch của 2 cây con này được giá cao. Chú ý ánh sáng như anh nói. Chỉ cần tăng lượng phân bón.
- Những cây ở trong kẹt thì không ra gì nhưng mình bứng ra ngoài trống trồng thì vẫn đạt. Thời gian thu hoạch có lâu hơn 1 chút.
- về phân bón: chuối rất háo phân, hiệu quả thấy rất rõ. Em nghĩ không sợ bón thừa. Cái ngưỡng dư phân chắc là còn xa lắm.
- Cây chuối càng tốt thì buồng càng nhiều nải, số nải tùy theo "thể lực" của nó. Có lẽ vì vậy mà phân nhiều nó cũng tiêu thụ hết. Khi chuối đã trổ mà nhiều phân thì cây con sẽ ăn phân phụ.
- Cái em băn khoăn là cách bổ sung trung - vi lượng tương xứng với năng suất. em không muốn bón đại mà muốn bón thí nghiệm trên 1 cơ sở lý thuyết nào đó.
Em nhận xét về phân bón là như vậy nhưng cũng muốn nghiên cứu để tìm phương án tối ưu. Anh hướng dẫn cho e nghiên cứu nhé.
Cảm ơn anh.
 
Anh đừng buồn nhé! mình nói vui thôi! Nếu trồng mãng cầu xiêm ghép gốc bình bát có cho năng suất cao không anh? xử lý ra trái mùa nghịch vào thời điểm nào vậy anh? giá cả có cho lợi nhuận như mong đợi không? Hiện tại mình không biết giá cả ntn?
Hôm tết mình đi chơi với mấy anh em nhà vườn ở ĐT, tình hình anh em phản ảnh lại là các trại giống ở dưới đó không không dám nhận đơn hàng Mãng cầu xiêm nữa, vì quá tải rồi, cung cấp không nổi, một chủ hàng đặt 100 - 200 ngàn cây, họ cấp không nổi nữa...
Thôi, bạn tự tìm hiểu tiếp nhé, mình ko dám góp ý gì hết vì không... chắc ăn!
Em vừa làm vừa nghiên cứu và nhận thấy như sau:
- Tỉa cây chuối con: để 1 cây là tốt nhất nhưng mình nên để 2 cây nếu thời điểm thu hoạch của 2 cây con này được giá cao. Chú ý ánh sáng như anh nói. Chỉ cần tăng lượng phân bón.
- Những cây ở trong kẹt thì không ra gì nhưng mình bứng ra ngoài trống trồng thì vẫn đạt. Thời gian thu hoạch có lâu hơn 1 chút.
- về phân bón: chuối rất háo phân, hiệu quả thấy rất rõ. Em nghĩ không sợ bón thừa. Cái ngưỡng dư phân chắc là còn xa lắm.
- Cây chuối càng tốt thì buồng càng nhiều nải, số nải tùy theo "thể lực" của nó. Có lẽ vì vậy mà phân nhiều nó cũng tiêu thụ hết. Khi chuối đã trổ mà nhiều phân thì cây con sẽ ăn phân phụ.
- Cái em băn khoăn là cách bổ sung trung - vi lượng tương xứng với năng suất. em không muốn bón đại mà muốn bón thí nghiệm trên 1 cơ sở lý thuyết nào đó.
Em nhận xét về phân bón là như vậy nhưng cũng muốn nghiên cứu để tìm phương án tối ưu. Anh hướng dẫn cho e nghiên cứu nhé.
Cảm ơn anh.
Ok. Ok. Ok....
Như vậy là nhận định hướng nghiên cứu của anh em đã làm trước rồi...
Những người thông minh thường gặp nhau ở một điểm... Vậy là anh và em cùng thông minh nhỉ?. hihiihiii....
Về trung lượng có Ca, Mg, SiO2; theo anh chỉ nên thận trọng với Mg thôi, còn Ca thì dư cũng không sao, nhưng yên tâm, pH dưới 6,5 thì không lo dư đâu. Còn SiO2 nên thận trọng với... phân bón.... vì anh gặp rất nhiều phân SiO2... đểu! Nhưng có lẽ bây giờ bị phạt nặng quá nên có lẽ cũng hết đểu rồi, và hết luôn SiO2!
Còn nghiên cứu về các vi lượng, thì thật sự như em anh ko biết khuyên thế nào nữa. Vì hiện tại đểu toàn bộ! Muốn biết đểu hay không thì sang nonghoc.com lấy ngưỡng quá hạn, rồi ra thị trường mua thử về phun gấp 10 lần ngưỡng quá hạn đó, nếu thấy cây cười, cảm ơn thì đích thị là hàng đểu, khỏi phân tích chi cho lôi thôi ra.
Nếu em có nhu cầu thí nghiệm thì gọi cho anh, anh cho 1 ít hàng thật mà xài, không đáng bao nhiêu tiền cả. Còn phân lượng nhiều (đa lượng), hoặc lượng vừa vừa (trung lượng) thì nó cũng cần đa tiền và trung tiền nên anh ko cho được!
 
Hôm tết mình đi chơi với mấy anh em nhà vườn ở ĐT, tình hình anh em phản ảnh lại là các trại giống ở dưới đó không không dám nhận đơn hàng Mãng cầu xiêm nữa, vì quá tải rồi, cung cấp không nổi, một chủ hàng đặt 100 - 200 ngàn cây, họ cấp không nổi nữa...
Thôi, bạn tự tìm hiểu tiếp nhé, mình ko dám góp ý gì hết vì không... chắc ăn!

Ok. Ok. Ok....
Như vậy là nhận định hướng nghiên cứu của anh em đã làm trước rồi...
Những người thông minh thường gặp nhau ở một điểm... Vậy là anh và em cùng thông minh nhỉ?. hihiihiii....
Về trung lượng có Ca, Mg, SiO2; theo anh chỉ nên thận trọng với Mg thôi, còn Ca thì dư cũng không sao, nhưng yên tâm, pH dưới 6,5 thì không lo dư đâu. Còn SiO2 nên thận trọng với... phân bón.... vì anh gặp rất nhiều phân SiO2... đểu! Nhưng có lẽ bây giờ bị phạt nặng quá nên có lẽ cũng hết đểu rồi, và hết luôn SiO2!
Còn nghiên cứu về các vi lượng, thì thật sự như em anh ko biết khuyên thế nào nữa. Vì hiện tại đểu toàn bộ! Muốn biết đểu hay không thì sang nonghoc.com lấy ngưỡng quá hạn, rồi ra thị trường mua thử về phun gấp 10 lần ngưỡng quá hạn đó, nếu thấy cây cười, cảm ơn thì đích thị là hàng đểu, khỏi phân tích chi cho lôi thôi ra.
Nếu em có nhu cầu thí nghiệm thì gọi cho anh, anh cho 1 ít hàng thật mà xài, không đáng bao nhiêu tiền cả. Còn phân lượng nhiều (đa lượng), hoặc lượng vừa vừa (trung lượng) thì nó cũng cần đa tiền và trung tiền nên anh ko cho được!
Hi hi. theo cảm nhận và 1 it kinh nghiệm e cũng chưa tin phân bón lá vi lượng nào.
qui trình thí nghiệm như thế nào anh? anh có thể nói qua được không?
 
Hi hi. theo cảm nhận và 1 it kinh nghiệm e cũng chưa tin phân bón lá vi lượng nào.
qui trình thí nghiệm như thế nào anh? anh có thể nói qua được không?
Phải là người biết theo dõi, có "kiên" và "nhẫn" thì mới theo dõi được.
Bón N: Hôm sau ra mở đọt, lá xanh mướt, bà vợ la làng lên "ông ơi, ra mà coi cái phân bữa qua nó tốt nè ông".
Bón P: Hôm sau ra, cây lá xanh đen, bà vợ la làng lên "ông ơi, ra mà xem cái phân bữa qua mua nó tốt nè ông".
Bón K: Chả thấy gì hết.
Bón vi lượng: Chả thấy gì hết. Tiếp thị phân bón la làng lên "Cty ơi, phun xong chả thấy gì hết làm sao bán". Ok. Đút cho mày 1.000 ppm GA3 vô. Ok, tiếp thị cười tóp tép, bà vợ la làng lên "ông ơi, cái vi lượng này nó tốt này ông". Bà mẹ nó ra!
Nhiều tài liệu của các Cty chụp hình màu thiếu kẽm lá vàng, thiếu Mg lá vàng, thiếu Mn không hình thành enzim... Ok. Bón vô thì hết vàng...
Nhưng ở đây cây nó không vàng! Nó bình thường! Nó xanh mướt!
Đố biết "dấu hiệu thực vật nào để xác định bằng mắt thường sự tăng năng suất thực vật khi bón vi lượng". Đố nhé, không giải đáp đâu, ít nhất 3 tháng nữa mới giải.
 
Last edited:
Back
Top