Gắn kết bạn bè làm giàu bằng trồng trọt.

Chào anh em trên diễn đàn, chào anh em nhà vườn.
Qua theo dõi diễn đàn, tôi thấy rất nhiều anh em quan tâm tới trồng cây gì, khởi nghiệp như thế nào, tôi có thể gợi ý chia sẻ với anh em một ít theo hiểu biết của tôi.
Tôi tự giới thiệu, tôi làm nghề kỹ thuật nông nghiệp, đã đi nhiều vùng đất ở Miền Nam, đi nhiều đồng ruộng. Và tôi biết nhiều loại cây làm giàu mức lợi nhuận 400 - 1 tỷ - trên 1 tỷ 1 ha/ 1 năm.
Kết hợp sách vở, thực tế, lắng nghe cách canh tác của anh em nhà vườn mà cho đến nay, tôi có thể nói là biết tương đối kha khá về kỹ thuật trồng trọt các loại cây đó.
Những cây đó là gần gũi, rất đời thường, rất dân dã, không xa lạ mà trong công việc của tôi tiếp xúc được tôi có thể liệt kê dưới đây:
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.
4/ Tiêu Chư Sê.
5/ Vài loại rau màu khác thì phải biết "lướt sóng" cũng có mức lợi nhuận rất cao.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác cũng có giá trị kinh tế cao, nhưng tôi không đi sâu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của từng loại nên tôi không nêu ra.
Cùng là cây có múi, nguyên lý chung thì giống nhau, nhưng mỗi cây sẽ có mỗi khác. Việc ra bông cam xoàn khác ra bông quýt đường. Rồi việc ra bông chanh khác việc ra bông cam sành. Ngay kỹ thuật ra bông chanh linca cũng khác chanh giấy.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà nông chính hiệu đang trồng những cây trên cũng đa ca bài ca "được mùa rớt giá". Và chính các nông dân đang trồng các cây trên hiện tại nhà đang không có gạo ăn, không có tiền chi tiêu cũng là bình thường.
Nguyên nhân của nó là toàn miền nam có 1 mùa mưa, mà mùa mưa thì cây ăn trái chỉ ra đọt không ra hoa; vào đầu tháng 10 âl lịch, toàn miền nam có một đợt thời tiết giá lạnh, cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, bước qua thời kỳ sinh trưởng sinh sản, và ra hoa đồng loạt khi thời tiết nắng ấm trở lại vào tháng 11 - 12 âm lịch thì lẽ tất nhiên trái cây dư thừa, dội chợ, giá rẻ là đương nhiên.
Vấn đề muốn có lợi nhuận là phải biết làm trái nghịch vụ.
Nghịch vụ có nghĩa là gì? là trái với tự nhiên: khi thời tiết mưa dầm tháng 7 - 8 âm lịch, khi cây đang "xung, phát đọt" thì lại bắt nói ngừng ra đọt, suy yếu để chuyển sang ra hoa. Khi vào mùa đông, về mặt tự nhiên cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng thì lại bắt nó "xung" để nuôi trái đã ra nghịch mùa và không được "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" để không được ra hoa.
Để giúp anh em rút ngắn khoảng thời gian tìm hiểu tôi chỉ ra rằng, cơ sở lý luận của nó là:
1/ "Giáo trình ra hoa cây ăn trái - tác giả Trần Văn Hâu - ĐH Cần Thơ". Khi đọc cuốn này bạn sẽ lý giải được vì sao cây ra hoa và vì sao cây không ra hoa để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn và không ra hoa theo ý muốn.
2/ "Cẩm nang giám định bệnh cây". Khi đọc cuốn này bạn sẽ biết được cây của mình đang bị bệnh gì.
3/ "Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật": khi đọc cuốn này bạn sẽ biết cách điều trị bệnh cho cây của mình.
Đó là những "hằng đẳng thức đáng nhớ" trong canh tác cây ăn trái.
Các bạn thân mến, tôi nghĩ các bạn ở diễn đàn này đều có kiến thức, các bạn khát khao lập nghiệp, các bạn hãy nghĩ thêm đi. Ở Lai Vung - Đồng Tháp; Trà Ôn - Vĩnh Long, đất của 1 nhà vườn chỉ khoảng vài ngàn m2. Ấy thế mà họ lập nên kỳ danh nhà vườn thực thụ, với thu nhập rất vững vàng.
Có những nông dân mà mình thật khâm phục, ví như có 1 lần gặp 1 nông dân tên Ngoan ở Cai Lậy, anh ấy ghi chép và nắm rất rõ đọt cây sầu riêng mon thon bao nhiều ngày thì già lá, 8 ri bao nhiêu ngày ngày già lá, khổ qua bao nhiêu ngày già lá để tác động paclo ngày thứ mấy thì có hiệu quả nhất.
Hoặc cách đây 4 năm, mình có gặp 1 nông dân tên Bưu ở Lai Vung, khi ấy anh ấy rất nghèo, nhà lá lụp xụp, cả gia đình chỉ nhìn vào 1.000 m2 quýt đường. Lý do mình tiếp xúc với anh ấy là đại lý chỉ mình vào khắc phục 1.000 m2 quýt đó đang ngủ ngày và mất trắng. Mình tìm ra lý do, đơn giản là pH quá thấp, dưới 2 nên rễ bị hư hết, sau khi đánh CaO cây phục hồi ngay. Thế năm đó anh ấy thu được gần 200 tr ở công quýt đó và đủ vốn làm 5 công huệ... năm ngoái đây anh ấy nhớ mình và đt mời mình xuống ăn tân gia, mình bận không xuống được, mới hôm rồi mình xuống ghé thăm, thì ra anh ấy cất nhà hơn 1 tỷ, trên một miếng đất mới mua cũng gầy 1 tỷ.
Vậy thì các bạn, những người có tri thức, biết đọc hiểu, biết hỏi, các bạn hãy cố gắng lên nhé.
Đối với những anh em nhà vườn đang canh tác cây ăn trái nói riêng, cây trồng cạn nói chung, nếu gặp vấn đề cứ alo cho mình nhé, mình sẽ lý giải và giải đáp tận tình hiện tượng trên vườn của bạn trong phạm vi có thể. Số ĐT của mình là 0903.081.036 mình tên Việt.
Những anh em nhà vườn ở xa chỗ mình, biết lý thuyết và đã làm bông nghịch vụ những năm qua nhưng chưa được mỹ mãn, cứ gọi đt cho mình, chúng ta cùng thảo luận trao đổi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Những anh em nhà vườn đã làm trái nghịch vụ 2014 xong, nếu thấy dấu hiệu trái lọt kích cỡ khi thu hoạch, hãy mạnh dạn gọi đt cho mình, mình tin rằng mình sẽ thảo luận cùng anh em để xử lý thành công.
Đối với những anh em nhà vườn ở gần chỗ mình (Lê Minh Xuân - Bính Chánh) có trồng cây có múi mà chưa yên tâm về biện pháp canh tác của mình, thì hãy đến thăm vườn của mình (Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An) cho cụ thể rồi mình sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.
Mình có đọc qua diễn đàn, thấy có một số anh em đang làm nghành nghề khác tại TP HCM muốn chuyển sang nghề trồng trọt, mình sẽ giúp các bạn lựa chọn đất đai, cây trồng ở gần TP HCM với số vốn đầu tư ban đầu (kể cả tiền thuê đất không quá 30 tr/1 Ha) và vốn chăm sóc không quá 100 tr/ 1 Ha để có lợi nhuận 300 - 600 tr nhé.
Năm nay, ở vùng gần chỗ mình, người trồng mía lỗ rất nặng, giá thuê đất trống sẽ rất rẻ; giá bán đất cũng sẽ rất rẻ (vì phải bán đất để trả nợ mà). Anh em nào ở SG yêu nghề vườn mà có chút vốn cứ nhờ cò đất đi tìm đất mía mà mua, họ bắt đầu kêu bán đất rồi đó.
Mình tin rằng, qua diễn đàn này, qua thời gian giao lưu, chúng ta sẽ có những gắn kết tình bạn chặt chẽ thông qua công việc.
 
Last edited:
Em thấy ở một số loại cây, ví dụ như cây nhãn, người ta kích thích cho cây ra hoa bằng cách khoanh vỏ. Xin hỏi mọi người là liệu làm cách này có ảnh hưởng gì đến chất lượng quả sau này không ah!
Em xin cám ơn mọi người ah!
 
Bác Việt có cao kiến gì giúp bà con nd xử lý bệnh này không? Đốn chặt hết thế này thì xót quá!

http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lieu/hau-giang-nhieu-noi-don-sach-cam-sanh-20150406103502775.chn

Xin phép chen ngang. Bệnh greening chỉ có một "thuốc giải" hiệu nghiệm nhất, đó là ĐỐT bỏ cây bị bệnh. Trường hợp lây lan trên diện rộng, thì phát bỏ, đốt toàn bộ và ngưng trồng cây có múi trong ít nhất 2 năm.
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.

Nói rằng, thu bạc tỉ trên một héc-ta cây ăn trái có múi, quả thật không ít người nghi ngờ. Nhưng tôi đã chứng kiến thực tế những con số mà anh @leviet_law ngại không nói ra (vì e rằng người đọc chỉ ngồi trên bàn phím mà chưa hề thực nghiệm, cho nên không tin). Có 2 con số mà tôi đã "thấy":

- Vườn quýt Lai Vung: 3,9 tỉ/ha/năm.
- Vườn chanh không hạt ở Long An: trên 1 tỉ/ha/năm.

Có thể những người nông dân ấy đang bàn chuyện "Bác Ba Phi", hoặc những người thích nghi ngờ như chúng ta chỉ là những người trồng cây trên bàn phím - cho nên mới nghĩ họ là bác Ba Phi ! Mặc kệ ai nghĩ gì, những nông dân lão luyện ấy cứ trồng, cứ cất nhà nóc Thái, cứ cho con đi du học Hoa Kỳ. Còn những kẻ đa nghi thông thái, cứ ước mơ trồng được cây "tỉ đô" để ngày nào đó tậu được ô tô !
 
Last edited by a moderator:
Mấy tuần rồi mình có theo dõi diễn biến câu chuyện xoay quanh chủ đề này của bác Leviet_law mình có nhận xét:
+ Bác Leviet_law đưa ra chủ đề và cung cấp nhiều thông tin thú vị xoay quanh cây có múi. Những thông tin này tôi chưa đủ trình độ để đánh giá đúng sai nhưng chúng ta nên trân trọng. Nếu bà con thấy sai hoặc thiếu sót thì đóng góp thêm ý kiến.
+ Từ ngày bác NQ_Toan vào tham gia HTX gì đấy thì mọi chuyện trở nên rắc rối. Bác NQ_Toan đăng một số bài kêu gọi, bàn bạc rồi xóa bài. Các anh em khác thì bắt đầu nghi ngờ, bác NQ_Toan thì ra sức thanh minh, thanh minh chán rồi xoay qua phát biểu cái kiểu "ừ anh không tin thì thôi, tôi không cần anh phải nghe...".
Em là người ngoài cuộc xin góp ý thế này:
+ Diễn đàn là sân chơi chung, có người này người khác vì vậy bất cứ chủ đề nào cũng có tranh cãi. Mong các bác bình tĩnh, tranh luận dựa trên quan điểm, không "bỏ bóng đá người", khi nói người khác sai thì chỉ rõ là sai chỗ nào và đưa ra dẫn chứng. Không chụp mũ, không qui kết kiểu "tôi cá ông Leviet và NQ_Toan là một". Nếu phát hiện nghi ngờ nhưng chưa có chứng cứ thì có thể liên lạc riêng với BQT diễn đàn để tìm phương án. Bất cứ lời buộc tội nào cũng phải đi kèm chứng cứ cụ thể (nếu không thì sẽ bị khép tội vu khống).
+ Diễn đàn là nơi công cộng, một lời nói ra thì nhiều người nghe nên suy nghĩ kỹ trước khi nói. Khi đã gửi bài thì hạn chế việc xóa bài, nếu có chỉnh sửa thì nêu rõ lý do. Nếu phát biểu sai thì có lời đính chính. Diễn đàn cũng có chức năng nhắn tin, nếu cần thảo luận riêng thì dùng chức năng này.
+ Nêu tách bạch 2 chủ đề: kêu gọi hợp tác kinh doanh và trao đổi kỹ thuật. Việc kêu gọi hợp tác kinh doanh thường có tiêu chí rõ ràng, có thời gian, địa điểm, đối tượng cụ thể, có khởi đầu và kết thúc. Còn việc trao đổi kỹ thuật đôi khi không có kết thúc vì kiến thức là vô tận.
Chúc cho HTX "Cây có múi" thành công và mong các thành viên tích cực như anh Leviet_law không vì một vài ý kiến trái chiều mà bỏ diễn đàn.
 
Mấy tuần rồi mình có theo dõi diễn biến câu chuyện xoay quanh chủ đề này của bác Leviet_law mình có nhận xét:
+ Bác Leviet_law đưa ra chủ đề và cung cấp nhiều thông tin thú vị xoay quanh cây có múi. Những thông tin này tôi chưa đủ trình độ để đánh giá đúng sai nhưng chúng ta nên trân trọng. Nếu bà con thấy sai hoặc thiếu sót thì đóng góp thêm ý kiến.
+ Từ ngày bác NQ_Toan vào tham gia HTX gì đấy thì mọi chuyện trở nên rắc rối. Bác NQ_Toan đăng một số bài kêu gọi, bàn bạc rồi xóa bài. Các anh em khác thì bắt đầu nghi ngờ, bác NQ_Toan thì ra sức thanh minh, thanh minh chán rồi xoay qua phát biểu cái kiểu "ừ anh không tin thì thôi, tôi không cần anh phải nghe...".
Em là người ngoài cuộc xin góp ý thế này:
+ Diễn đàn là sân chơi chung, có người này người khác vì vậy bất cứ chủ đề nào cũng có tranh cãi. Mong các bác bình tĩnh, tranh luận dựa trên quan điểm, không "bỏ bóng đá người", khi nói người khác sai thì chỉ rõ là sai chỗ nào và đưa ra dẫn chứng. Không chụp mũ, không qui kết kiểu "tôi cá ông Leviet và NQ_Toan là một". Nếu phát hiện nghi ngờ nhưng chưa có chứng cứ thì có thể liên lạc riêng với BQT diễn đàn để tìm phương án. Bất cứ lời buộc tội nào cũng phải đi kèm chứng cứ cụ thể (nếu không thì sẽ bị khép tội vu khống).
+ Diễn đàn là nơi công cộng, một lời nói ra thì nhiều người nghe nên suy nghĩ kỹ trước khi nói. Khi đã gửi bài thì hạn chế việc xóa bài, nếu có chỉnh sửa thì nêu rõ lý do. Nếu phát biểu sai thì có lời đính chính. Diễn đàn cũng có chức năng nhắn tin, nếu cần thảo luận riêng thì dùng chức năng này.
+ Nêu tách bạch 2 chủ đề: kêu gọi hợp tác kinh doanh và trao đổi kỹ thuật. Việc kêu gọi hợp tác kinh doanh thường có tiêu chí rõ ràng, có thời gian, địa điểm, đối tượng cụ thể, có khởi đầu và kết thúc. Còn việc trao đổi kỹ thuật đôi khi không có kết thúc vì kiến thức là vô tận.
Chúc cho HTX "Cây có múi" thành công và mong các thành viên tích cực như anh Leviet_law không vì một vài ý kiến trái chiều mà bỏ diễn đàn.

Các bác hình như đang lầm lẫn giữa "2 chủ đề: kêu gọi hợp tác kinh doanh và trao đổi kỹ thuật". Topic này do tác giả lập nên để kêu gọi "Gắn kết". Và tôi, đã cùng các anh em thành viên khác gắn kết, đúng như tiêu chí mà tác giả đã nêu.

Việc trao đổi kỹ thuật là "lợi dụng", ăn theo chủ đề của tác giả. Tuy vậy, tác giả vẫn hăng hái trả lời.

@utcntt cần phải đọc kỹ, hiểu rõ. Chủ đề này được nằm trong mục "Mô hình" chứ không phải mục "Kỹ thuật".
 
@utcntt cần phải đọc kỹ, hiểu rõ. Chủ đề này được nằm trong mục "Mô hình" chứ không phải mục "Kỹ thuật".
Tôi chưa nói chủ đề này là "kỹ thuật" hay "mô hình" gì cả. Tôi chỉ muốn mọi người tách bạch ra. Bác muốn tôi "đọc kỹ, hiểu rõ" cái gì?;)
 
Nói thêm với @utcntt để biết, tác giả @leviet_law không hề bỏ diễn đàn. Mà vì anh ấy, và chúng tôi, đều rất bận rộn cho cuộc hợp tác. Và nếu muốn anh ấy "lên tiếng", bạn hãy đặt những câu hỏi có giá trị, liên quan đến kỹ thuật, nhất là trong khâu sinh trưởng và việc chữa bệnh cây có múi. Rồi đợi vài ngày nữa sẽ nhận được trả lời.

Nói nhỏ: thôi, chúng ta cùng hạn chế việc làm loãng topic của người khác đi, nhé ! :)
 
Last edited by a moderator:
Xin phép chen ngang. Bệnh greening chỉ có một "thuốc giải" hiệu nghiệm nhất, đó là ĐỐT bỏ cây bị bệnh. Trường hợp lây lan trên diện rộng, thì phát bỏ, đốt toàn bộ và ngưng trồng cây có múi trong ít nhất 2 năm.
Mình tìm được tài liệu nghiên cứu phòng trừ bệnh vàng lá greening bằng khánh sinh tại http://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=11&cad=rja&uact=8&ved=0CBsQFjAAOAo&url=http://jos.hueuni.edu.vn/index.php/TCKHDHH/article/downloadSuppFile/1010/59&ei=MdUkVdu9N9bW8gWDsoEQ&usg=AFQjCNE0jVdatjMCxrQFrqU0Vxsf8C8rQw&bvm=bv.90237346,d.dGc
Các biện pháp phòng bệnh gồm: trồng xen ổi, diệt rầy chổng cánh, tưới trichodemar...

Tìm thêm được một bài này nữa: http://trongraulamvuon.com/kinh-ngh...-la-gan-xanh-o-cam-quyt-bang-cach-tang-nhiet/

Các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang nỗ lực nghiên cứu tìm ra giải pháp cho bệnh vàng lá gân xanh trên cam quýt như một phần của công nghệ mới mà họ đã phát triển để kiểm soát căn bệnh nghiêm trọng đang đe dọa ngành sản xuất cam quýt của Florida.

tăng nhiệt cho cây trong các lều phủ năng lượng mặt trời có thể giúp ích cho một số nông dân có vườn cam quýt đang bị tàn phá.

Bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi, còn được gọi là Huanglongbing (HLB), là mối đe dọa lớn nhất đối với hoạt động trồng cam quýt ở Florida, gây tổn thất hàng triệu USD mỗi năm, và vẫn chưa có biện pháp điều trị hiệu quả.

Nhưng các nhà khoa học tại Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) của USDA ở Fort Pierce, Florida, đã phát hiện ra rằng ủ nóng cây cam quýt giống trồng trong bầu trong buồng sinh trưởng có thể khiến cho cây không bị mắc các triệu chứng của bệnh HLB. Hơn nữa, cây bị nhiễm bệnh được phủ trong lều nhựa để làm nóng chúng dưới ánh nắng mặt trời cũng có thể kéo dài sức sản xuất của chúng, Yongping Duan – nhà nghiên cứu bệnh học thực vật của ARS tại Fort Pierce cho biết.
Duan và các đồng nghiệp tại Phòng Nghiên cứu Nghề làm vườn của Mỹ trực thuộc ARS đã cho cây cam quýt giống bị nhiễm bệnh HLB tiếp xúc với các mức nhiệt khác nhau trong buồng sinh trưởng trong thời gian từ 2 đến 10 ngày để đánh giá ảnh hưởng của nó. Cây con được khoảng 2,5 tuổi, cao khoảng 2m, và được trồng trong các dụng cụ chứa có thể tích 1 gallon. Chúng được ủ nóng đến nhiệt độ không đổi 104 – 107 độ, hoặc 113 độ F. Đèn huỳnh quang cung cấp ánh sáng cho chu kỳ “ban ngày” dài 12 giờ, và tắt đi để đêm kéo dài 12 giờ. Mức độ lây nhiễm được đo lại một tuần trước khi thực hiện xử lý nhiệt, và vào 30 ngày, 60 ngày và 270 ngày sau khi các phương pháp xử lý kết thúc.
Các kết quả được công bố trên tạp chí Phytopathology, cho thấy cây cam quýt giống được tiếp xúc với mức nhiệt tối thiểu trong 48 giờ là 104-107 độ F đã giảm được đáng kể và loại bỏ được hiện tượng nhiễm bệnh HLB. Công tác giám sát cho thấy các tác dụng này có thể kéo dài ít nhất hai năm.
Trong một nghiên cứu thực địa, các nhà nghiên cứu đã trùm cây bị nhiễm bằng một “lều” bọc bằng nhựa PVC màu đục để làm nóng chúng trong khoảng một tuần, sau đó loại bỏ các lớp vỏ bọc và xén tỉa bớt 10 hoặc 12 inch của cây để cây được “rám nắng” bởi nhiệt năng lượng mặt trời. Kết quả sơ bộ cho thấy sức nóng của năng lượng mặt trời đã làm thuyên giảm bệnh và kéo dài năng suất của cây.
Sử dụng nhiệt thông qua tăng nhiệt độ môi trường xung quanh dường như có thể đạt được hiệu quả tốt nhất trong các vườn ươm và nhà kính với nhiệt độ ổn định nếu việc lây nhiễm diễn ra trong giai đoạn đầu và chưa lan đến rễ cây. Ngoài ra, tăng nhiệt cho cây trong các lều phủ năng lượng mặt trời có thể giúp ích cho một số nông dân có vườn cam quýt đang bị tàn phá.
Nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu nông nghiệp, số ra tháng 8/2013.
 
Last edited by a moderator:
cần các bác cho chút ít kiến thức về trồng cây trên đất mỡ gà:
1. Đặc điểm của đất mỡ gà;
2. Các loại cây trồng phù hợp với đất này.
3. Để cải tạo đất này nhằm đảm bảo tính bền vững thì cần những gì.
Rất mong các bác đóng góp.
 
Em chào anh Việt , em ở Lâm Đồng, thời gian vừa rồi em tham ra 1 số diễn đàn về trồng rau sạch có chỉ cách pha dung dịch thủy canh và em áp dụng cách pha dung dịch đó nhưng em phun cho lá cây cà phê ngoài ra em còn pha thêm NAA và GA3 mỗi loại 5ppm , Em thấy cà phê rất xanh và phát đọt rất mạnh nhưng em k biết như thế thì cà phê năng suất có cao k? Anh có thể tư vấn cho em đc k ạ?
 
Bác Việt có cao kiến gì giúp bà con nd xử lý bệnh này không? Đốn chặt hết thế này thì xót quá!

http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lieu/hau-giang-nhieu-noi-don-sach-cam-sanh-20150406103502775.chn
Đây là vấn đề đã có từ lâu, chẵng những ở VN và trên toàn thế giới.
Việc kích cỡ con vi rút bao nhiêu na nô, việc dùng chất gì để chui vào con vi rút đó mà diệt nó là việc của cánh nhà nghiên cứu. Việc của tôi là ứng dụng các nghiên cứu đó... nên tôi đang chờ các nhà nghiên cứu, chờ các nhà điều chế, chờ các nhà sản xuất sản xuất ra và đưa vào "danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam"...
Nói như thế để nói lên rằng, để thỏa mãn rằng, trên toàn thế giới này chưa có thuốc đặc trị nó trong thì "tương lai" ít nhất là "gần".
Tuy nhiên, với kinh nghiệm cá nhân (chính xác hơn là kinh nghiệm của các nhà vườn, và tôi đã làm đại đi theo kinh nghiệm của họ nói) thì cách khắc phục như sau:
+ Trước hết, phải biết phát hiện ra nó: Nó xuất hiện ở nhóm cành lá trên cao nhất, đứng từ xa đã thấy nó "vểnh tai chuột", là nhỏ, vểnh thẳng đứng lên, ở phần lá trên cao.
+ Cắt thật mạnh, cắt sâu vào tận thân chính, không thương tiếc.
+ Đem ra khỏi vườn và đốt bỏ.
Thông thường, các vườn bị "hủy diệt" là các nhà vườn không phát hiện ra dấu hiệu của nó nên để cho nó lan rộng ra toàn vườn. Ở các vườn của các cao thủ, họ hiểu rõ, biết rõ, và họ khắc phục rất tốt.
Ngoài các biện pháp trên, họ (và tôi) đều tìm cách để cây khỏe mạnh, như vôi, dinh dưỡng hợp lý, ra rễ, trico, tưới thoát nước...
Chỉ là theo "chủ nghĩa kinh nghiệm" không có cơ sở khoa học. Nhưng bệnh hết hoặc hạn chế là đương nhiên.

Em chào anh Việt , em ở Lâm Đồng, thời gian vừa rồi em tham ra 1 số diễn đàn về trồng rau sạch có chỉ cách pha dung dịch thủy canh và em áp dụng cách pha dung dịch đó nhưng em phun cho lá cây cà phê ngoài ra em còn pha thêm NAA và GA3 mỗi loại 5ppm , Em thấy cà phê rất xanh và phát đọt rất mạnh nhưng em k biết như thế thì cà phê năng suất có cao k? Anh có thể tư vấn cho em đc k ạ?
Chào em.
Cách pha dung dich thủy canh, cách sản xuất phân bón lá, cách sản xuất phân bón gốc... là một.
Điểm khác nhau là ở chỗ phân bón lá, dung dịch thủy canh, phân bón lá, trước hết phải không màu, "tinh khiết", sau đó, người ta dung màu xanh đỏ tím vàng cam cho đẹp mắt. Chứ không đẹp với thực vật). Công phân bón gốc người ta chấp nhận việc pha thêm đất, cát, mùn cưa.
Vì vậy, em hoàn toàn có thể dùng dung dịch thủy canh phun lên lá cây xxx, hoặc tưới xuống gốc cây yyy; và ngược lại, em hoàn toàn có thể dùng phân bón gốc phun lên cây zzz, hoặc dùng cho cây thủy canh abc.
Trên đây, là anh trả lời về mặt học thuật, còn về mặt pháp lý, em cần phải thông qua cơ quan khảo nghiệm phân bón của Bộ Nông Nghiệp em mới được phép làm.
 
Last edited:
H
Đây là vấn đề đã có từ lâu, chẵng những ở VN và trên toàn thế giới.
Việc kích cỡ con vi rút bao nhiêu na nô, việc dùng chất gì để chui vào con vi rút đó mà diệt nó là việc của cánh nhà nghiên cứu. Việc của tôi là ứng dụng các nghiên cứu đó... nên tôi đang chờ các nhà nghiên cứu, chờ các nhà điều chế, chờ các nhà sản xuất sản xuất ra và đưa vào "danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam"...
Nói như thế để nói lên rằng, để thỏa mãn rằng, trên toàn thế giới này chưa có thuốc đặc trị nó trong thì "tương lai" ít nhất là "gần".
Tuy nhiên, với kinh nghiệm cá nhân (chính xác hơn là kinh nghiệm của các nhà vườn, và tôi đã làm đại đi theo kinh nghiệm của họ nói) thì cách khắc phục như sau:
+ Trước hết, phải biết phát hiện ra nó: Nó xuất hiện ở nhóm cành lá trên cao nhất, đứng từ xa đã thấy nó "vểnh tai chuột", là nhỏ, vểnh thẳng đứng lên, ở phần lá trên cao.
+ Cắt thật mạnh, cắt sâu vào tận thân chính, không thương tiếc.
+ Đem ra khỏi vườn và đốt bỏ.
Thông thường, các vườn bị "hủy diệt" là các nhà vườn không phát hiện ra dấu hiệu của nó nên để cho nó lan rộng ra toàn vườn. Ở các vườn của các cao thủ, họ hiểu rõ, biết rõ, và họ khắc phục rất tốt.
Ngoài các biện pháp trên, họ (và tôi) đều tìm cách để cây khỏe mạnh, như vôi, dinh dưỡng hợp lý, ra rễ, trico, tưới thoát nước...
Chỉ là theo "chủ nghĩa kinh nghiệm" không có cơ sở khoa học. Nhưng bệnh hết hoặc hạn chế là đương nhiên.


Chào em.
Cách pha dung dich thủy canh, cách sản xuất phân bón lá, cách sản xuất phân bón gốc... là một.
Điểm khác nhau là ở chỗ phân bón lá, dung dịch thủy canh, phân bón lá, trước hết phải không màu, "tinh khiết", sau đó, người ta dung màu xanh đỏ tím vàng cam cho đẹp mắt. Chứ không đẹp với thực vật). Công phân bón gốc người ta chấp nhận việc pha thêm đất, cát, mùn cưa.
Vì vậy, em hoàn toàn có thể dùng dung dịch thủy canh phun lên lá cây xxx, hoặc tưới xuống gốc cây yyy; và ngược lại, em hoàn toàn có thể dùng phân bón gốc phun lên cây zzz, hoặc dùng cho cây thủy canh abc.
Trên đây, là anh trả lời về mặt học thuật, còn về mặt pháp lý, em cần phải thông qua cơ quan khảo nghiệm phân bón của Bộ Nông Nghiệp em mới được phép làm.

Ha ha. Tác giả đã về !

Tặng anh tấm hình truyền "nước biển" cho cây, tại Hàn Quốc. Chưa hỏi được là để trị bệnh hay tẩm bổ cho cây. Em nghĩ chắc là trị bệnh.

FB_IMG_1428675873645.jpg
FB_IMG_1428675877721.jpg
FB_IMG_1428675881417.jpg
 
Em Chào anh Việt. Em rất cảm ơn anh đã quan tâm và giải đáp câu hỏi của em. hôm nay em lại có mấy câu hỏi muốn nhờ anh tư vấn đây ạ :D

đâu tiên em muốn khoe tí. trái nhà em to bằng tầm này rồi ạ. Hôm nay em phát hiện thán thư em đã phun daconil + atonik (chống rụng quả )Xem file đính kèm 3794 cho nó:D

.- Hôm trước Anh có hỏi em là có phải em đang làm phải không thì không phải đâu anh ạ.Theo đúng mùa là hoa bắt đầu nhú 20-25 tháng chạp nở vào rằm tháng riêng nhưng hình hôm nọ em úp lên là cây nó không ra 1 bông hoa nào mà ra đọt non ợ nó kiểu như thế nàyXem file đính kèm 3801

Bây giờ nói chung là Hỏng rồi như mọi năm là phải đợi đến sang năm rồi. Nhưng đọc được bài viết của anh về làm trái nghịch vụ thế nên xin anh tư vấn cho em cái vụ này. Đằng nào cũng hỏng rồi nên em lôi mấy cây này ra thử xem thế nào

đây là hình đọt Xem file đính kèm 3795 Xem file đính kèm 3796 Xem file đính kèm 3797 Xem file đính kèm 3798 Xem file đính kèm 3799 Xem file đính kèm 3800 Xem file đính kèm 3802

em đọc thấy anh ghi là xử lí bằng phun paclo vậy cho em hỏi tầm đọt này đã phun được chưa hay vẫn non quá và cách sử dụng paclo như thế nào?. Em biết anh không có tầm mắt đọt lá buởi diễn nhưng em thấy thời gian ra hoa của bưởi da xanh cũng y hệt nhau nên anh cứ áp dụng tầm mắt , độ già đọt của bưởi da xanh vào cũng đc. Em đang làm thử thế nên chỉ cần ra đựơc hoa , đâu đc trái non là em đội ơn anh lắm
em xin cảm ơn:)
Oh.
Xin lỗi vì anh trả lời trễ.
Như anh đã nêu nhiều lần trước đây.
Lá phải đạt "độ thuần thục" thì quá trình ra hoa mới đạt.
Mọi trường hợp, lá chưa thuần thục, mà ép buộc nó dùng "paclo" là không hợp lý, bởi lá còn non, nông độ GA trong lá, đọt rất cao, cacbonhydrat thấp, tỷ lệ C/N thấp nên việc ra hoa không đạt.
Nếu cố gắng dung paclo liều cao, tương quan C/N và nồng độ GA thay đổi, sẽ ra hoa, nhưng kết quả đậu trái thì thật là "thảm họa".
Như anh đã nêu, ra hoa ít - nhiều - GA - đậu trái - ra rễ - ra đọt - rụng sinh lý... là một chuỗi quá trình phức tạp...
Theo kinh nghiệm cá nhân, anh khái lược lại quá trình ra hoa ở cây ăn trái:
1. Phải xác định rằng, độ thuần thục của lá là đáng kể, là đến mức cần thiết.
2. Tối quan trọng, bậc quan trọng hàng đầu là dư lượng N đã đảm bảo tới mức tối thiểu.
3. Bảo đảm rằng, các auxin nội sinh trong cây đã đến mức giới hạn cần thiết, và có cơ sở để đảm bảo rằng, việc ngăn chặn GA nội sinh là hoàn toàn có thể khống chế.
4. Phải điều khiển sao cho, khi "nhả thắng", xe sẵn sàng tăng tốc. Đảm bảo quá trình sung - suy - sung không đi vào ngõ cụt sung - suy - è è - lẹt đẹt - ì ạch - sung chậm chạp - "gia chủ vỡ nợ"!
 
Last edited:
Chuẩn bị một vụ chanh "nghịch trong thuận".
Anh em nhà vườn đang gấp rút thu chanh vụ nghịch trong tháng 2 al, trước lễ 30/4 (dl). Và chuẩn bị đón một vụ thuận, khi mùa mưa đến, chanh đã qua một thời gian nắng nóng tự nhiên đã xiết nước, và tất nhiên phải trổ bông đồng loạt khi mùa mưa tới. Mưa thuận gió hòa cây sẽ trổ bông, ra đọt, đơm hoa, kết trái...
Lễ hội cầu cho mưa thuận gió hòa, cây ngọt trái lành không biết cách đây bao nhiêu ngàn năm nhỉ??? Nhưng tôi biết ít nhất là khi bà nội tôi còn sống, ý nghĩa của ngày tết 5/5 al mà bà cúng kiếng và cho tôi ăn các lễ vật sau khi cúng là cầu cho mưa thuận gió hòa, được mùa... (tôi ko biết và cũng chẳng tìm hiểu thêm tết 5/5 là gì nữa)...
Một mùa hoa thơm trái ngọt chăng? một vụ mùa bội thu chăng? Không đúng! Tôi có nghe một ai đó nói rằng, "được mùa rớt giá". Và có lẽ nếu bà nội tôi còn sống, bà sẽ không đốt nhang cầu cho mưa thuận gió hòa ngày 5/5 al!
Vậy chúng ta phải cho cây trổ bông giữa trưa hè gay gắt, nhiệt độ ngoài trời trên 38 độ, bất lợi cho quang hợp, thiếu nước, hàm ẩm không khí thấp, hoặc tối thiểu nhất, khi cơn mưa đầu tiên, cây phải thật sự "mát" để trổ bông đồng loạt, phóng đọt đồng loạt, chứ không bị sốc, không bị sặc, không bị ngộp để vàng lá, rụng lá.
Và trong một số vùng, còn bị ngộ độc Na, Cl do nhiễm mặn.
!!!???
Tôi sẽ không thể giải quyết câu hỏi chú ơi chú, chú nói hay quá, vậy làm sao cho cây của con ra hoa đậu trái như chú nói ở trên.
Tôi cũng sẽ không thể nào trả lời được câu hỏi, chú ơi chú, con phun thuốc gì để cây của con nó đậu trái giữ trưa hè gay gắt.
Bởi tôi không thể trả lời được, không thể giải quyết được.
Không thể có một loại "thần dược xứ sở hoa kỳ"; không thể có một sản phẩm sản xuất "theo công nghệ Japan" nào có thể làm được.
Chỉ có một công nghệ VNN.VN làm được: làm chủ sinh lý thực vật ở xứ sở vnn.vn này: Các nông dân cao thủ: Dám làm, dám nghiên cứu, dám thử nghiệm, dám mày mò, dám chơi, dám chịu.
Bằng những sản phẩm đang có sẵn trên thị trường, tôi lý giải vài điều để anh em có thể sử dụng nó để điều khiển cây đậu trái trong mùa nắng nóng (cây chanh, và những cây khác có đặc điểm tương đồng).
1. Hàng đầu, khi seach cụm từ "kỹ thuật trồng..." các tài liệu đều nói đánh vôi 1 năm 2 lần trước mùa mưa và đầu mùa khô. Nhưng không lý giải hiện tượng này.
Tôi lý giải rõ hơn: Khi mùa khô, nước bốc hơi trên bề mặt, để lại một lớp phèn mà ở vùng phèn nhiều nhìn thấy rõ một lớp trắng xóa trên bề mặt đất. Chính mưa đã rửa lớp phèn này
xuống rễ cây gây ra sự xốc phèn, sặc phèn (dân nuôi cá, tôm nhận thức rất rõ việc này nên họ đã bón vôi trước trời mưa). Và dân trồng cây ăn trái cũng phải như vậy.
2. Tăng cao hàm lượng K2O để chống chọi với thời tiết nắng khắc nghiệt: Sản phẩm tôi đề nghị là NPK 12 - 12 - 17 của BM. Ở đây có một nhầm lẫn là k cao là để nuôi trái, nhưng cây của tôi có trái đâu mà bón loại K cao thế này? Đây là một sai lầm do cảm tính.
3. Tăng P2O5 để làm dày lá, chống thoát hơi nước, đồng thời, giúp sức sống hạt phấn tốt hơn.
4. Ưu tiên sử dụng k-humat
5. Rất đáng tiếc rằng, tổ hợp vi lượng + amino + Mg ở thị trường không có để nhà vườn sử dụng đúng nghĩa. Nhưng anh em có thể mua ở vùng thị trường cây cam, quýt, sẽ giải quyết được phần nào, vì vùng này lợi nhuận nông dân rất cao, nên nhà sản xuất họ bán giá rất cao, và có thể tạm tin được về chất lượng. Những loại hàng theo kiểu "có canxi bo..."; siêu siêu siêu.... kẽm chelat... tôi không có khái niệm...
Khái lược vài điều cùng anh em. Chúc anh em thành công.... và hy vọng rằng, chúng ta sẽ có một lễ hội cầu trời vào ngày 5.4 (trước ngày 5.5 một tháng): Lễ hội cầu trời cho nắng gay gắt!
Mình tìm được tài liệu nghiên cứu phòng trừ bệnh vàng lá greening bằng khánh sinh tại http://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=11&cad=rja&uact=8&ved=0CBsQFjAAOAo&url=http://jos.hueuni.edu.vn/index.php/TCKHDHH/article/downloadSuppFile/1010/59&ei=MdUkVdu9N9bW8gWDsoEQ&usg=AFQjCNE0jVdatjMCxrQFrqU0Vxsf8C8rQw&bvm=bv.90237346,d.dGc
Các biện pháp phòng bệnh gồm: trồng xen ổi, diệt rầy chổng cánh, tưới trichodemar...

Tìm thêm được một bài này nữa: http://trongraulamvuon.com/kinh-ngh...-la-gan-xanh-o-cam-quyt-bang-cach-tang-nhiet/

Các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang nỗ lực nghiên cứu tìm ra giải pháp cho bệnh vàng lá gân xanh trên cam quýt như một phần của công nghệ mới mà họ đã phát triển để kiểm soát căn bệnh nghiêm trọng đang đe dọa ngành sản xuất cam quýt của Florida.

tăng nhiệt cho cây trong các lều phủ năng lượng mặt trời có thể giúp ích cho một số nông dân có vườn cam quýt đang bị tàn phá.

Bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi, còn được gọi là Huanglongbing (HLB), là mối đe dọa lớn nhất đối với hoạt động trồng cam quýt ở Florida, gây tổn thất hàng triệu USD mỗi năm, và vẫn chưa có biện pháp điều trị hiệu quả.

Nhưng các nhà khoa học tại Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) của USDA ở Fort Pierce, Florida, đã phát hiện ra rằng ủ nóng cây cam quýt giống trồng trong bầu trong buồng sinh trưởng có thể khiến cho cây không bị mắc các triệu chứng của bệnh HLB. Hơn nữa, cây bị nhiễm bệnh được phủ trong lều nhựa để làm nóng chúng dưới ánh nắng mặt trời cũng có thể kéo dài sức sản xuất của chúng, Yongping Duan – nhà nghiên cứu bệnh học thực vật của ARS tại Fort Pierce cho biết.
Duan và các đồng nghiệp tại Phòng Nghiên cứu Nghề làm vườn của Mỹ trực thuộc ARS đã cho cây cam quýt giống bị nhiễm bệnh HLB tiếp xúc với các mức nhiệt khác nhau trong buồng sinh trưởng trong thời gian từ 2 đến 10 ngày để đánh giá ảnh hưởng của nó. Cây con được khoảng 2,5 tuổi, cao khoảng 2m, và được trồng trong các dụng cụ chứa có thể tích 1 gallon. Chúng được ủ nóng đến nhiệt độ không đổi 104 – 107 độ, hoặc 113 độ F. Đèn huỳnh quang cung cấp ánh sáng cho chu kỳ “ban ngày” dài 12 giờ, và tắt đi để đêm kéo dài 12 giờ. Mức độ lây nhiễm được đo lại một tuần trước khi thực hiện xử lý nhiệt, và vào 30 ngày, 60 ngày và 270 ngày sau khi các phương pháp xử lý kết thúc.
Các kết quả được công bố trên tạp chí Phytopathology, cho thấy cây cam quýt giống được tiếp xúc với mức nhiệt tối thiểu trong 48 giờ là 104-107 độ F đã giảm được đáng kể và loại bỏ được hiện tượng nhiễm bệnh HLB. Công tác giám sát cho thấy các tác dụng này có thể kéo dài ít nhất hai năm.
Trong một nghiên cứu thực địa, các nhà nghiên cứu đã trùm cây bị nhiễm bằng một “lều” bọc bằng nhựa PVC màu đục để làm nóng chúng trong khoảng một tuần, sau đó loại bỏ các lớp vỏ bọc và xén tỉa bớt 10 hoặc 12 inch của cây để cây được “rám nắng” bởi nhiệt năng lượng mặt trời. Kết quả sơ bộ cho thấy sức nóng của năng lượng mặt trời đã làm thuyên giảm bệnh và kéo dài năng suất của cây.
Sử dụng nhiệt thông qua tăng nhiệt độ môi trường xung quanh dường như có thể đạt được hiệu quả tốt nhất trong các vườn ươm và nhà kính với nhiệt độ ổn định nếu việc lây nhiễm diễn ra trong giai đoạn đầu và chưa lan đến rễ cây. Ngoài ra, tăng nhiệt cho cây trong các lều phủ năng lượng mặt trời có thể giúp ích cho một số nông dân có vườn cam quýt đang bị tàn phá.
Nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu nông nghiệp, số ra tháng 8/2013.
Oh.
Hay nhỉ!
Thật là "biển học mênh mông, quay đầu làm bờ!!!"....
Anh em nào có thời gian nghiên cứu theo hướng này thử xem nhé.
Cây sau khi xử lý, cách lây bệnh các bạn làm như sau: Lấy 1 số lá cây đã nhiễm bệnh, vò, xát, lấy nước, rồi phun lên cây thí nghiệm sau khi đã lấy kim nhỏ châm dày đặc lên phần lá, thân của nó xem sao.
Nếu mà nó không lây bệnh thì nhớ chạy ra đường lá lên cho mọi người biết, nhưng đừng chạy như acsimet nhé!
 
Last edited:
Anh lý giải sự độc của đồng, em nghiên cứu sử dụng trên từng loại cây, từng giai đoạn nhé.
Kim loại Cu (dây điện bằng đồng ta vẫn thường thấy) được điều chế thành "hóa chất cơ bản" là CuSO4.5H2O được ứng dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau.
Trong nông nghiệp, chất này ở một liều rất thấp thì nó là phân bón vi lượng cho cây, nhưng khi tăng nồng độ lên thì rất độc đối với cây, gây ngừng quang hợp, ngừng tổng hợp vật chất, từ đó cây rụng lá, rụng đọt, rụng trái non, chết thân...
Lý do gây độc, chất này tan tốt trong nước, nội hấp lưu dẫn vào trong thân cây và gây độc. Theo mình được biết, nó có được dùng làm thuốc BVTV trong trường hợp ớt bị thán thư, vì khi ớt bị thán thư thì hầu như bất trị, mất trắng, mặt khác, ngưỡng chịu đựng của ớt với Cu2+ rất cao. Còn các cây khác mình không tìm hiểu thêm nữa vì nó rất độc.
Thế nhưng chính vì tính rất độc này nên việc điều trị nấm và vi khuẩn rất hiệu quả... ngay nấm và vi khuẩn trong "chỗ ấy" của chị em cũng sử dụng chai màu nước xanh xanh đó....
Thật may mắn, người ta đã tìm ra các hợp chất của Cu không "lưu dẫn" mà nó chỉ phủ 1 lớp ở bên ngoài thực vật đó là Cu(OH)2 (tên thương mại champi), 3CuO.CuCl2 (tên thương mại Coc 85); và hiện nay, có ít nhất gần 100 sản phẩm phối nó với các thuốc trừ nấm, thuốc trừ vi khuẩn để tăng hiệu lực của thuốc chính. Bạn có thể seach "danh mục thuốc bảo vệ thực vật" và tìm kiếm từ copper sẽ tìm thấy hàng loạt các quan điểm phối thuốc này.
Nếu bạn khám phá, bạn sẽ tiếp tục mày mò, nếu bạn kinh doanh, bạn nên tìm đến thương hiệu uy tín để rút ngắn khoảng thời gian "nghiên cứu thí nghiệm". Thân.


Ok. Toàn miền Tây đều giống điều kiện đó và đã làm nên huyền thoại trái cây nhiệt đới.
Để tăng năng suất cây cà phê.
Các bạn thân mến, tôi không phải là dân chuyên về cà phê, và theo nhãn quan của tôi, cà phê không phải là cây làm giàu bởi 1 ha đầu tư 60 triệu/ 1 năm để cho doanh thu 100 - 150 triệu/ 1 năm, lợi nhuận đạt 100 tr/ 1 ha/ 1 năm thì hoàn toàn không hấp dẫn đối với tôi, không kích thích tôi nghiên cứu về cây này.
Nhưng tôi nghĩ rằng trong điều kiện một diện tích cao nguyên bao la, nếu không trồng cà phê thì liệu trồng được cây gì trong điều kiện nắng và gió khắc nghiệt.
Một vài lần tôi có đi thực tế, tôi có thể nói lên ý nghĩ của mình để anh em tham khảo xem sao.
Tôi viết theo nhãn quan của tôi, theo cách suy luận của tôi, và hoàn toàn tôi chưa thực nghiệm hoặc kiểm chứng.
Trước hết: cây cà phê rụng trái rất nhiều, nếu loại trừ nguyên nhân nấm bệnh thì còn nguyên nhân sinh lý là cây quá yếu nên không mang nổi trái và buộc phải rụng. Xuất phát từ đặc điểm sinh lý này, và hiện tượng cà phê mang hoa, trái ở đoạn dưới cành, đoạn trên là đọt non, lá non. Vậy thì nếu đoạn trên lá non đó nhanh thuần thục, ra đọt, ra lá đến đâu thuần thục đến đó, dày lá nhanh, lá chuyển mày đen nhanh thì lá đó sẽ thực hiện việc trao đổi chất cung cấp ngược lại cho quá trình nuôi lá.
Theo tôi, để thực hiện việc này, chúng ta nên bón phân trong giai đoạn 1 và 2 theo công thức n/p/k ở tỷ lệ 1/2/1 + MgO; kết hợp phun NAA+ GA3 ở tỷ lệ 1/1 theo nồng độ 10 ppm, bổ sung các vi lượng theo hướng điều khiển tổ hợp vi lượng hình thành lục lạp, có chú ý bổ sung B để ngăn chặn việc ooxy hóa các auxin. Nếu cây yếu, màu lá vàng, nên bổ sung thêm các amio acid.
Thứ đến: Giai đoạn ra đọt sẽ quyết định năng suất ở vụ sau, nếu đọt càng dài (trên 7 cặp lá) thì số hoa vụ sau sẽ nhiều: nên bón phân đạm dạng NH4NO3 có trong phân yara; hoặc bón phân thông thường lấy đạm dạng NH4 như urea (có trong 20 - 20 - 15 hoặc phối phân đơn), có trong SA; bổ sung thêm đạm NO3 có trong Ca(NO3)2 dưới tên thương mại nitratbo.
Việc bổ sung các cơ chất hữu cơ như rơm, rạ, cỏ, trấu, mùn cưa... sẽ góp phần giữ lại được các phân vô cơ không bị rửa trôi, đồng thời giữ ẩm được và cây sẽ tốt hơn.
Em áp dụng quy trnh2 này chăm sóc cho cà phê đc k anh ?
 
Em áp dụng quy trnh2 này chăm sóc cho cà phê đc k anh ?
Được em ạ.
Cách nhìn nhận của anh trong thực vật là xác định "điểm nhấn", như anh đã trình bày ở trên. Em tự nghiên cứu khám phá điểm nhấn của cà phê như anh đã mô tả và vận hành nó xem sao nhé.
cần các bác cho chút ít kiến thức về trồng cây trên đất mỡ gà:
1. Đặc điểm của đất mỡ gà;
2. Các loại cây trồng phù hợp với đất này.
3. Để cải tạo đất này nhằm đảm bảo tính bền vững thì cần những gì.
Rất mong các bác đóng góp.
Chào bạn.
Có lẽ đất nhà bạn là đất có màu mỡ gà.
Theo ý nghĩ của tôi, tôi có thể nghĩ và trao đổi với bạn như sau:
+ Trước hết, về đất: theo tôi có 2 tính chất là hóa và lý.
Về hóa tính, người ta thường xác định các chất hóa học có lợi cho cây như phân tích n, p, k, ca, mg, cu... nhằm xác định các chất dinh dưỡng tự nhiên có trong đất, và đưa ra các khuyến cáo có thể trồng cây gì phù hợp vớt thành phần hóa học đó.
Tuy nhiên, hiện nay việc bổ sung bằng các chất vô cơ là hoàn toàn có thể nên có thể không nên lo lắng nhiều về việc này.
Về lý tính: người ta xác định kết cấu đất, mùn hữu cơ, hạt bé (hạt sét): nhằm xác định sự cố định dinh dưỡng, môi trường sống của rễ, thoát nước trong đất... để xác định tiếp cây gì phù hợp với tính chất đó.
Nếu đất nghèo hữu cơ giàu hạt sét thì lại không nên bón hữu cơ mà trộn với các cơ chất tơi xốp như xỉ than đá, cát; nghèo hữu cơ và nghèo luôn hạt sét thì bón nhiều phân chuồng, hữu cơ như lá cây, rơm, rạ, tro trấu... Nghĩa là sao cho đất luôn tơi xốp để thoát nước tốt nhưng lại phải giữ được dưỡng chất không bị rửa trôi...
Giao của 2 miền trên là cây trồng phù hợp xét dưới góc độ đất.
Khi đó, ta xét tiếp các điều kiện thoát nước, độ dốc (rửa trôi hạt bé bề mặt) để xác định sự thuận lợi hay khó khăn trong trồng trọt.
+ Về khí hậu, lượng mưa, phân bổ mưa các tháng trong năm: Để xác định mùa vụ, cây phù hợp, giai đoạn phù hợp của cây: Ví dụ: cây cam sành trồng trên đất đỏ tơi xốp, tầng canh tác sâu, rễ ăn sâu, thì sẽ khó làm bông trong tháng 7, dù tháng đó trời nắng.
Vài ý khái lược, chúc bạn khám phá vui vẻ.
 
Được em ạ.
Cách nhìn nhận của anh trong thực vật là xác định "điểm nhấn", như anh đã trình bày ở trên. Em tự nghiên cứu khám phá điểm nhấn của cà phê như anh đã mô tả và vận hành nó xem sao nhé.

Chào bạn.
Có lẽ đất nhà bạn là đất có màu mỡ gà.
Theo ý nghĩ của tôi, tôi có thể nghĩ và trao đổi với bạn như sau:
+ Trước hết, về đất: theo tôi có 2 tính chất là hóa và lý.
Về hóa tính, người ta thường xác định các chất hóa học có lợi cho cây như phân tích n, p, k, ca, mg, cu... nhằm xác định các chất dinh dưỡng tự nhiên có trong đất, và đưa ra các khuyến cáo có thể trồng cây gì phù hợp vớt thành phần hóa học đó.
Tuy nhiên, hiện nay việc bổ sung bằng các chất vô cơ là hoàn toàn có thể nên có thể không nên lo lắng nhiều về việc này.
Về lý tính: người ta xác định kết cấu đất, mùn hữu cơ, hạt bé (hạt sét): nhằm xác định sự cố định dinh dưỡng, môi trường sống của rễ, thoát nước trong đất... để xác định tiếp cây gì phù hợp với tính chất đó.
Nếu đất nghèo hữu cơ giàu hạt sét thì lại không nên bón hữu cơ mà trộn với các cơ chất tơi xốp như xỉ than đá, cát; nghèo hữu cơ và nghèo luôn hạt sét thì bón nhiều phân chuồng, hữu cơ như lá cây, rơm, rạ, tro trấu... Nghĩa là sao cho đất luôn tơi xốp để thoát nước tốt nhưng lại phải giữ được dưỡng chất không bị rửa trôi...
Giao của 2 miền trên là cây trồng phù hợp xét dưới góc độ đất.
Khi đó, ta xét tiếp các điều kiện thoát nước, độ dốc (rửa trôi hạt bé bề mặt) để xác định sự thuận lợi hay khó khăn trong trồng trọt.
+ Về khí hậu, lượng mưa, phân bổ mưa các tháng trong năm: Để xác định mùa vụ, cây phù hợp, giai đoạn phù hợp của cây: Ví dụ: cây cam sành trồng trên đất đỏ tơi xốp, tầng canh tác sâu, rễ ăn sâu, thì sẽ khó làm bông trong tháng 7, dù tháng đó trời nắng.
Vài ý khái lược, chúc bạn khám phá vui vẻ.
cảm ơn bác đã phân tích, rất bổ ích, mời các bac khác đóng góp giúp em nhé
 
Giá chanh giấy tại vườn hôm qua 11/4/2014: 21.500 đ/ 1 kg.
Giá chanh giấy tại vườn hôm nay 12/4/2014: 25.000 đ/ 1 kg.
Khổ quá pà con ơi: sáng nay đang ngồi coffef thì chị thương lái gọi điện hỏi mình có hái chanh không. Mình nói vui với chị ta là hồi nào giá 25 mới bẻ, chị hỏi lại lần nữa hôm nay anh có hái chanh không? Mình cũng trả lời vui với chị ấy là tôi ko bẻ, hôm nào chị kêu giá 25 thì tôi mới bẻ.
Rồi chị nói luôn, tôi ko biết mặt chanh anh như thế nào nhưng mua đại cho anh giá 25 đó! trời ạ!
Rồi mới đây, tối rồi mà chị còn đt trách mình sao bẻ chanh mà không bán cho chị ấy.
Trời đất ơi. Làm thương lái thật là khổ mà.
Đúng ko pà con?
 
Dạ em nghe cũng rất hợp lý , để năm nay em áp dụng à em hỏi phun NAA và GA3 thì mấy lần là ok hả anh ?
 
Anh Việt giải thích giúp em: hôm qua em đi chợ mua chanh, hỏi giá xong thấy giựt mình vì chanh giấy và chanh ko hạt có giá bằng nhau, 45.000đ/kg?
 
Back
Top