Gắn kết bạn bè làm giàu bằng trồng trọt.

Chào anh em trên diễn đàn, chào anh em nhà vườn.
Qua theo dõi diễn đàn, tôi thấy rất nhiều anh em quan tâm tới trồng cây gì, khởi nghiệp như thế nào, tôi có thể gợi ý chia sẻ với anh em một ít theo hiểu biết của tôi.
Tôi tự giới thiệu, tôi làm nghề kỹ thuật nông nghiệp, đã đi nhiều vùng đất ở Miền Nam, đi nhiều đồng ruộng. Và tôi biết nhiều loại cây làm giàu mức lợi nhuận 400 - 1 tỷ - trên 1 tỷ 1 ha/ 1 năm.
Kết hợp sách vở, thực tế, lắng nghe cách canh tác của anh em nhà vườn mà cho đến nay, tôi có thể nói là biết tương đối kha khá về kỹ thuật trồng trọt các loại cây đó.
Những cây đó là gần gũi, rất đời thường, rất dân dã, không xa lạ mà trong công việc của tôi tiếp xúc được tôi có thể liệt kê dưới đây:
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.
4/ Tiêu Chư Sê.
5/ Vài loại rau màu khác thì phải biết "lướt sóng" cũng có mức lợi nhuận rất cao.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác cũng có giá trị kinh tế cao, nhưng tôi không đi sâu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của từng loại nên tôi không nêu ra.
Cùng là cây có múi, nguyên lý chung thì giống nhau, nhưng mỗi cây sẽ có mỗi khác. Việc ra bông cam xoàn khác ra bông quýt đường. Rồi việc ra bông chanh khác việc ra bông cam sành. Ngay kỹ thuật ra bông chanh linca cũng khác chanh giấy.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà nông chính hiệu đang trồng những cây trên cũng đa ca bài ca "được mùa rớt giá". Và chính các nông dân đang trồng các cây trên hiện tại nhà đang không có gạo ăn, không có tiền chi tiêu cũng là bình thường.
Nguyên nhân của nó là toàn miền nam có 1 mùa mưa, mà mùa mưa thì cây ăn trái chỉ ra đọt không ra hoa; vào đầu tháng 10 âl lịch, toàn miền nam có một đợt thời tiết giá lạnh, cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, bước qua thời kỳ sinh trưởng sinh sản, và ra hoa đồng loạt khi thời tiết nắng ấm trở lại vào tháng 11 - 12 âm lịch thì lẽ tất nhiên trái cây dư thừa, dội chợ, giá rẻ là đương nhiên.
Vấn đề muốn có lợi nhuận là phải biết làm trái nghịch vụ.
Nghịch vụ có nghĩa là gì? là trái với tự nhiên: khi thời tiết mưa dầm tháng 7 - 8 âm lịch, khi cây đang "xung, phát đọt" thì lại bắt nói ngừng ra đọt, suy yếu để chuyển sang ra hoa. Khi vào mùa đông, về mặt tự nhiên cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng thì lại bắt nó "xung" để nuôi trái đã ra nghịch mùa và không được "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" để không được ra hoa.
Để giúp anh em rút ngắn khoảng thời gian tìm hiểu tôi chỉ ra rằng, cơ sở lý luận của nó là:
1/ "Giáo trình ra hoa cây ăn trái - tác giả Trần Văn Hâu - ĐH Cần Thơ". Khi đọc cuốn này bạn sẽ lý giải được vì sao cây ra hoa và vì sao cây không ra hoa để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn và không ra hoa theo ý muốn.
2/ "Cẩm nang giám định bệnh cây". Khi đọc cuốn này bạn sẽ biết được cây của mình đang bị bệnh gì.
3/ "Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật": khi đọc cuốn này bạn sẽ biết cách điều trị bệnh cho cây của mình.
Đó là những "hằng đẳng thức đáng nhớ" trong canh tác cây ăn trái.
Các bạn thân mến, tôi nghĩ các bạn ở diễn đàn này đều có kiến thức, các bạn khát khao lập nghiệp, các bạn hãy nghĩ thêm đi. Ở Lai Vung - Đồng Tháp; Trà Ôn - Vĩnh Long, đất của 1 nhà vườn chỉ khoảng vài ngàn m2. Ấy thế mà họ lập nên kỳ danh nhà vườn thực thụ, với thu nhập rất vững vàng.
Có những nông dân mà mình thật khâm phục, ví như có 1 lần gặp 1 nông dân tên Ngoan ở Cai Lậy, anh ấy ghi chép và nắm rất rõ đọt cây sầu riêng mon thon bao nhiều ngày thì già lá, 8 ri bao nhiêu ngày ngày già lá, khổ qua bao nhiêu ngày già lá để tác động paclo ngày thứ mấy thì có hiệu quả nhất.
Hoặc cách đây 4 năm, mình có gặp 1 nông dân tên Bưu ở Lai Vung, khi ấy anh ấy rất nghèo, nhà lá lụp xụp, cả gia đình chỉ nhìn vào 1.000 m2 quýt đường. Lý do mình tiếp xúc với anh ấy là đại lý chỉ mình vào khắc phục 1.000 m2 quýt đó đang ngủ ngày và mất trắng. Mình tìm ra lý do, đơn giản là pH quá thấp, dưới 2 nên rễ bị hư hết, sau khi đánh CaO cây phục hồi ngay. Thế năm đó anh ấy thu được gần 200 tr ở công quýt đó và đủ vốn làm 5 công huệ... năm ngoái đây anh ấy nhớ mình và đt mời mình xuống ăn tân gia, mình bận không xuống được, mới hôm rồi mình xuống ghé thăm, thì ra anh ấy cất nhà hơn 1 tỷ, trên một miếng đất mới mua cũng gầy 1 tỷ.
Vậy thì các bạn, những người có tri thức, biết đọc hiểu, biết hỏi, các bạn hãy cố gắng lên nhé.
Đối với những anh em nhà vườn đang canh tác cây ăn trái nói riêng, cây trồng cạn nói chung, nếu gặp vấn đề cứ alo cho mình nhé, mình sẽ lý giải và giải đáp tận tình hiện tượng trên vườn của bạn trong phạm vi có thể. Số ĐT của mình là 0903.081.036 mình tên Việt.
Những anh em nhà vườn ở xa chỗ mình, biết lý thuyết và đã làm bông nghịch vụ những năm qua nhưng chưa được mỹ mãn, cứ gọi đt cho mình, chúng ta cùng thảo luận trao đổi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Những anh em nhà vườn đã làm trái nghịch vụ 2014 xong, nếu thấy dấu hiệu trái lọt kích cỡ khi thu hoạch, hãy mạnh dạn gọi đt cho mình, mình tin rằng mình sẽ thảo luận cùng anh em để xử lý thành công.
Đối với những anh em nhà vườn ở gần chỗ mình (Lê Minh Xuân - Bính Chánh) có trồng cây có múi mà chưa yên tâm về biện pháp canh tác của mình, thì hãy đến thăm vườn của mình (Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An) cho cụ thể rồi mình sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.
Mình có đọc qua diễn đàn, thấy có một số anh em đang làm nghành nghề khác tại TP HCM muốn chuyển sang nghề trồng trọt, mình sẽ giúp các bạn lựa chọn đất đai, cây trồng ở gần TP HCM với số vốn đầu tư ban đầu (kể cả tiền thuê đất không quá 30 tr/1 Ha) và vốn chăm sóc không quá 100 tr/ 1 Ha để có lợi nhuận 300 - 600 tr nhé.
Năm nay, ở vùng gần chỗ mình, người trồng mía lỗ rất nặng, giá thuê đất trống sẽ rất rẻ; giá bán đất cũng sẽ rất rẻ (vì phải bán đất để trả nợ mà). Anh em nào ở SG yêu nghề vườn mà có chút vốn cứ nhờ cò đất đi tìm đất mía mà mua, họ bắt đầu kêu bán đất rồi đó.
Mình tin rằng, qua diễn đàn này, qua thời gian giao lưu, chúng ta sẽ có những gắn kết tình bạn chặt chẽ thông qua công việc.
 


Last edited:
Chao Bac lecongtuananh toi cung la nguoi goc lang an , cung co lam dat o thanh loi , trong khom. Khu gan bo bo kinh c .Nhung cho thue dat roi ,vi cong viec ban nhieu qua , vai nam nua cung ve lam lai , co dip nao ve do bat ca nuoc phen nhau voi bac nhe (theo toi thay ca dong bay gio khong co o dau ngon bang khu vuc do dau bac a , vi nho co phen do ...hi..hi...phen cung co cai loi cua no bac ha

Chào bạn,

Nếu bạn có diện tích đất lớn, cỡ hàng chục hec-ta mà muốn cho thuê, thì liên lạc với tôi nhé.

Hân hạnh.
 
Anh bạn @NQ_Toan đang đi xem vườn thuê, và mình không có ở đó, nhưng nhờ anh bạn thân cũng là dân cao thủ canh tác dẫn đi thăm vài vườn...
Về vui hay buồn nói cho anh em nghe nhé @NQ_Toan !
Buồn! Em cảm thấy buồn anh @leviet_law ạ. Vì sao ư? Vì thứ nhất là đã dành thời gian xuống tận dưới anh (Bình chánh) rồi chạy thẳng tới Bến lức mà không gặp được anh (vì khi em xuống LA thì anh đã về Bình Chánh). Khi không gặp được anh em vẫn suy nghĩ sẽ phải gặp được anh một lần và nhờ anh dẫn đi thăm vài nơi. Mấy hôm trước, anh có đề xuất việc anh em cùng nhau gặp mặt rồi tổ chức đi mấy ngày, em đã mừng thầm vì đây là dịp tốt để ae gặp gỡ giao lưu, vừa là để giúp em có thêm kiến thức thực tế để tham gia dự án của anh và mọi người. Nhưng mấy ngày nay hóng mãi mà chả thấy tin tức gì, nên lang thang thì bắt gặp topic của anh @NQ_Toan. Xem xong mới biết các anh đã thống nhất và tiến hành làm thật. Chúc mừng các anh! Dù thế nào thì em rất thích và ủng hộ phương thức này. Chỉ có điều là, nghe anh Toan nói miễn tham dự và miễn... nhiều thứ thì em (và có thể rất nhiều người khác) khá hút hẫng. Vì như vậy thì hình như nó không còn đúng với ý nghĩa của anh lập lên: "Gắn kết bạn bè làm giàu bằng trồng trọt" thì phải? Vậy, bây giờ người nông dân này phải làm sao???
 
Buồn! Em cảm thấy buồn anh @leviet_law ạ. Vì sao ư? Vì thứ nhất là đã dành thời gian xuống tận dưới anh (Bình chánh) rồi chạy thẳng tới Bến lức mà không gặp được anh (vì khi em xuống LA thì anh đã về Bình Chánh). Khi không gặp được anh em vẫn suy nghĩ sẽ phải gặp được anh một lần và nhờ anh dẫn đi thăm vài nơi. Mấy hôm trước, anh có đề xuất việc anh em cùng nhau gặp mặt rồi tổ chức đi mấy ngày, em đã mừng thầm vì đây là dịp tốt để ae gặp gỡ giao lưu, vừa là để giúp em có thêm kiến thức thực tế để tham gia dự án của anh và mọi người. Nhưng mấy ngày nay hóng mãi mà chả thấy tin tức gì, nên lang thang thì bắt gặp topic của anh @NQ_Toan. Xem xong mới biết các anh đã thống nhất và tiến hành làm thật. Chúc mừng các anh! Dù thế nào thì em rất thích và ủng hộ phương thức này. Chỉ có điều là, nghe anh Toan nói miễn tham dự và miễn... nhiều thứ thì em (và có thể rất nhiều người khác) khá hút hẫng. Vì như vậy thì hình như nó không còn đúng với ý nghĩa của anh lập lên: "Gắn kết bạn bè làm giàu bằng trồng trọt" thì phải? Vậy, bây giờ người nông dân này phải làm sao???

Chào anh,

(mạn phép chen ngang tí).

Chắc có thể có sai lầm gì đó. Trên topic kia, tôi có thông báo là anh chị em nào quan tâm thì chia sẻ ngay, hỏi ngay trên topic các vấn đề chưa rõ, để tránh mất thời gian của nhau. Vì tôi đang tìm đồng sự có hoàn cảnh giống như tôi (đó là dân thành phố muốn làm nông nhưng thiếu thời gian, v.v.). Do không có thời gian nên các yếu tố tiền-chuẩn bị thì giải quyết luôn, để khi gặp nhau thì hầu như chỉ có chuyện làm, làm như thế nào và ra sao, chứ không muôn lúc gặp nhau phải giải trình từ số 0 là không có thời gian.

Và tôi có ghi rằng "Hạn chế dự thính viên" và "không tiếp anh hùng bàn phím", là không muốn mất thời gian cho những người đa nghi, thiếu quyết tâm tìm hiểu và quyết tâm làm thật.

Về dự thính viên, tôi mạn phép nhắc lại là "hạn chế" chứ không có sự cấm đoán nào đâu anh à. Và ở ngày gặp nhau để kết nối, anh Việt có mời một thành viên gạo cội của diễn đàn đến dự để cho ý kiến chuyên môn. Anh ấy là một nhà nông thực sự, rất chỉnh chu và có lòng với anh em. Ngoài anh ấy ra, còn thêm một số anh em khác, không tham gia trực tiếp dự án, nhưng ít nhiều cũng có liên can.

Nói thêm về các thành viên: hôm qua chúng tôi họp mặt lần đầu. Trước đó, chúng tôi đã liên hệ với nhau qua email hay điện thoại. Và hầu hết họ đều không "lộ diện" trên topic của tôi. Vì các anh chị em đó là NHỮNG NGƯỜI MUỐN LÀM, chứ không phải những người thích nói.

Trên topic này, tôi đã có rủ anh, và anh Việt cũng có rủ đấy thôi.

Hy vọng anh em chúng ta có dịp gặp gỡ nhau.

Thân chào.
 
Chào anh,

(mạn phép chen ngang tí).

Chắc có thể có sai lầm gì đó. Trên topic kia, tôi có thông báo là anh chị em nào quan tâm thì chia sẻ ngay, hỏi ngay trên topic các vấn đề chưa rõ, để tránh mất thời gian của nhau. Vì tôi đang tìm đồng sự có hoàn cảnh giống như tôi (đó là dân thành phố muốn làm nông nhưng thiếu thời gian, v.v.). Do không có thời gian nên các yếu tố tiền-chuẩn bị thì giải quyết luôn, để khi gặp nhau thì hầu như chỉ có chuyện làm, làm như thế nào và ra sao, chứ không muôn lúc gặp nhau phải giải trình từ số 0 là không có thời gian.

Và tôi có ghi rằng "Hạn chế dự thính viên" và "không tiếp anh hùng bàn phím", là không muốn mất thời gian cho những người đa nghi, thiếu quyết tâm tìm hiểu và quyết tâm làm thật.

Về dự thính viên, tôi mạn phép nhắc lại là "hạn chế" chứ không có sự cấm đoán nào đâu anh à. Và ở ngày gặp nhau để kết nối, anh Việt có mời một thành viên gạo cội của diễn đàn đến dự để cho ý kiến chuyên môn. Anh ấy là một nhà nông thực sự, rất chỉnh chu và có lòng với anh em. Ngoài anh ấy ra, còn thêm một số anh em khác, không tham gia trực tiếp dự án, nhưng ít nhiều cũng có liên can.

Nói thêm về các thành viên: hôm qua chúng tôi họp mặt lần đầu. Trước đó, chúng tôi đã liên hệ với nhau qua email hay điện thoại. Và hầu hết họ đều không "lộ diện" trên topic của tôi. Vì các anh chị em đó là NHỮNG NGƯỜI MUỐN LÀM, chứ không phải những người thích nói.

Trên topic này, tôi đã có rủ anh, và anh Việt cũng có rủ đấy thôi.

Hy vọng anh em chúng ta có dịp gặp gỡ nhau.

Thân chào.
Ok, anh. Nếu anh theo dõi từ đầu sẽ biết, tôi chính là người muốn gặp anh Việt đầu tiên và rất thích cách nói và cách làm của anh ấy. Cũng theo anh Việt, thì ban đầu không phải anh ấy nói là mỗi thành viên tham gia phải áp mức diện tích là 1 ha hay vai ha, mà ai muốn đầu tư bao nhiêu cũng được. Vì với suy nghĩ ban đầu của anh ấy là muốn tạo ra một sân chơi cho mọi người, mà ở đó những người yêu trồng trọt và mong muốn làm giàu bằng trồng trọt có thể trải nghiệm, học hỏi và từng bước tạo cho mình một nền tảng kiến thức chuyên sâu về cách làm, cách chăm sóc câu trồng. Tức theo thiển nghĩ của toi, thì với cách làm như vậy sẽ từng bước tạo ra một phong trào "đi học nghề", vàng nó sẽ nhân rộng ra rất nhiều nơi, nhiều người có thể tiếp cận và "biết làm". Như vậy mới gọi là "tâm - tầm", như vậy tôi mới "kết" điều mà anh việt đưa ra. Tôi thực sự thích thú và mong muốn được cùng anh ấy làm điều đó, và thực tế tôi đã dành ra một ngày CN để chở vợ mình cùng đi xuống dưới đó. chỉ có điều tôi hình như chưa "đủ duyên" để gặp trực tiếp anh ấy. Tuy nhiên, tôi cũng kịp đi đến vài nơi dưới chỗ anh Việt nói. Chỉ có điều khi đi tham quan mà không có "hướng dẫn viên" thì không thú vị và không thâu lượm được nhiều. (Điều này tôi chưa hề chia sẻ với mọi người trên diễn đàn, mặc dù tôi đi trước gần như tất cả).
Như đã đôi lần chia sẻ, tôi hiện đã có vườn trồng cây thanh long ở Bình thuận và còn mấy ha nữa chưa triển khai. Tôi có nhu cầu đi học để bổ sung kiến thức hướng đến mục lâu dài và vững chắc. Điều đó thôi thúc tôi quyết tâm tham gia "sân chơi" mà anh Việt ngỏ ý tạo ra. Nhưng, thật tiếc vì chỉ là tôi đã lầm tưởng với suy nghĩ củ quan của mình. "Sân chơi" mà anh ấy tạo ra không phải dành cho số đông, mà nó chỉ dừng lại ở mức độ nhóm nhỏ và là những người có số vốn tương đối, chứ không phải là những người như tôi. Vì với tôi (hay đa số anh em) họ đều có công việc riêng, có đất đai, nhà cửa ở một nơi nào đó, và đặc biệt là họ cũng đang đầu tư ở nơi họ đang sống, đang làm. Nay các anh nói phải bỏ ra hàng trăm triệu và phải nhận diện tích hàng héc ta như vậy thì làm sao họ "dám" ho he đây. Nói thật, với số tiền đó thì nhiều người có thể bỏ ra, thậm chí tôi cũng không khó khăn gì, nhưng quan trọng là nó sẽ "buộc" người ta phải "sao nhãng" dự án trọng tâm của họ hiện tại. Nếu tham gia một vài ngàn m2 thì có thể dễ hơn, và chắc chắn sẽ không dừng lại ở 6-7 thành viên mà là hàng trăm người tham gia. Vài năm sau, chúng ta có thể xây dựng được một đội ngũ nòng cốt nhân sự "chất lượng", giúp ích cho một "chiến lược" tầm cỡ và hiệu quả. Khi đó các anh triển khai bao nhiêu ha, ở cùng thời điểm trên hàng chục tỉnh, thành có được không nhỉ? Được chứ, vì đội ngũ nhân sự nòng cốt nằm ở nhiều địa phương khác nhau mà. Đó mới là cách làm châm nhưng chắc và nhanh, hiệu quả.
Đấy, ban đầu tôi nhầm tưởng là anh Việt có ý định như vậy cơ, chứ không phải như bây giờ.
Xin lỗi mọi người, tôi không có ý định khoe mẽ hay "nhiều chuyện" đâu, mà chỉ là để nói nên suy nghĩ chân thực của mình. nếu có dịp gặp nhau, chúng ta sẽ hiểu nhau nhiều hơn thôi!
Thân mến!
 
Ok, anh. Nếu anh theo dõi từ đầu sẽ biết, tôi chính là người muốn gặp anh Việt đầu tiên và rất thích cách nói và cách làm của anh ấy. Cũng theo anh Việt, thì ban đầu không phải anh ấy nói là mỗi thành viên tham gia phải áp mức diện tích là 1 ha hay vai ha, mà ai muốn đầu tư bao nhiêu cũng được. Vì với suy nghĩ ban đầu của anh ấy là muốn tạo ra một sân chơi cho mọi người, mà ở đó những người yêu trồng trọt và mong muốn làm giàu bằng trồng trọt có thể trải nghiệm, học hỏi và từng bước tạo cho mình một nền tảng kiến thức chuyên sâu về cách làm, cách chăm sóc câu trồng. Tức theo thiển nghĩ của toi, thì với cách làm như vậy sẽ từng bước tạo ra một phong trào "đi học nghề", vàng nó sẽ nhân rộng ra rất nhiều nơi, nhiều người có thể tiếp cận và "biết làm". Như vậy mới gọi là "tâm - tầm", như vậy tôi mới "kết" điều mà anh việt đưa ra. Tôi thực sự thích thú và mong muốn được cùng anh ấy làm điều đó, và thực tế tôi đã dành ra một ngày CN để chở vợ mình cùng đi xuống dưới đó. chỉ có điều tôi hình như chưa "đủ duyên" để gặp trực tiếp anh ấy. Tuy nhiên, tôi cũng kịp đi đến vài nơi dưới chỗ anh Việt nói. Chỉ có điều khi đi tham quan mà không có "hướng dẫn viên" thì không thú vị và không thâu lượm được nhiều. (Điều này tôi chưa hề chia sẻ với mọi người trên diễn đàn, mặc dù tôi đi trước gần như tất cả).
Như đã đôi lần chia sẻ, tôi hiện đã có vườn trồng cây thanh long ở Bình thuận và còn mấy ha nữa chưa triển khai. Tôi có nhu cầu đi học để bổ sung kiến thức hướng đến mục lâu dài và vững chắc. Điều đó thôi thúc tôi quyết tâm tham gia "sân chơi" mà anh Việt ngỏ ý tạo ra. Nhưng, thật tiếc vì chỉ là tôi đã lầm tưởng với suy nghĩ củ quan của mình. "Sân chơi" mà anh ấy tạo ra không phải dành cho số đông, mà nó chỉ dừng lại ở mức độ nhóm nhỏ và là những người có số vốn tương đối, chứ không phải là những người như tôi. Vì với tôi (hay đa số anh em) họ đều có công việc riêng, có đất đai, nhà cửa ở một nơi nào đó, và đặc biệt là họ cũng đang đầu tư ở nơi họ đang sống, đang làm. Nay các anh nói phải bỏ ra hàng trăm triệu và phải nhận diện tích hàng héc ta như vậy thì làm sao họ "dám" ho he đây. Nói thật, với số tiền đó thì nhiều người có thể bỏ ra, thậm chí tôi cũng không khó khăn gì, nhưng quan trọng là nó sẽ "buộc" người ta phải "sao nhãng" dự án trọng tâm của họ hiện tại. Nếu tham gia một vài ngàn m2 thì có thể dễ hơn, và chắc chắn sẽ không dừng lại ở 6-7 thành viên mà là hàng trăm người tham gia. Vài năm sau, chúng ta có thể xây dựng được một đội ngũ nòng cốt nhân sự "chất lượng", giúp ích cho một "chiến lược" tầm cỡ và hiệu quả. Khi đó các anh triển khai bao nhiêu ha, ở cùng thời điểm trên hàng chục tỉnh, thành có được không nhỉ? Được chứ, vì đội ngũ nhân sự nòng cốt nằm ở nhiều địa phương khác nhau mà. Đó mới là cách làm châm nhưng chắc và nhanh, hiệu quả.
Đấy, ban đầu tôi nhầm tưởng là anh Việt có ý định như vậy cơ, chứ không phải như bây giờ.
Xin lỗi mọi người, tôi không có ý định khoe mẽ hay "nhiều chuyện" đâu, mà chỉ là để nói nên suy nghĩ chân thực của mình. nếu có dịp gặp nhau, chúng ta sẽ hiểu nhau nhiều hơn thôi!
Thân mến!

Chào anh,

Về mức độ "làm", chúng tôi chỉ làm theo "gợi ý" của anh Việt ở bài viết đầu tiên của diễn đàn này. Chúng tôi không hề "buộc" ai phải theo một con số mà chúng tôi tưởng tượng ra. Trên dòng thời gia của topic này, anh có thể đọc được các bài viết của tôi - từng bước một - với chủ topic, làm rõ quy mô (diện tích, tiền vốn) của dự án.

Tôi cũng giống anh, chạy xuống Long An, không gặp được anh Việt, chỉ qua điện thoại mà thôi (đi cùng còn có anh @hongngu - mà khi đó, anh ấy chỉ đi chung cho vui để về làm trên đất riêng). Rồi tôi thấy khả năng có thể tiến hành được, nên tôi đã "tấn công" anh Việt tới tấp (he he), để rồi, bây giờ dự án đã bắt đầu thành hình (và anh @hongngu cũng "mê mẫn" mà bỏ luôn dự tính làm riêng mà gia nhập cùng).

Đôi điều tỏ rõ cùng anh. Xin nhắc lại, các con số trên không phải tôi đặt ra để mà "ép" ai. Tất cả đều thể hiện rất rõ trên topic này, mà nếu đọc kỹ sẽ thấy.

Thân mến.
Nếu khả quan, có nhiều anh em đồng cảnh ngộ, cùng làm thì quá hay:
- Thứ nhất: cùng mua VTNN số lượng lớn thì được giá hời.
- Thứ nhì: hỗ trợ nhau. Đặc biệt nhân công. Người này bận thì nhờ người kia trông giúp.
- V.v
.

Anh @hongdang xem ở đây. Tôi đã làm việc nối kết ngay từ topic này, nhưng hình như ít người quan tâm. Do vậy, xin đừng trách rằng tôi làm mà không rủ, không bàn.
Thời gian mà tôi bắt đầu tham gia quyết liệt để hình thành dự án là 15/3/2015.
 
Chào anh,

Về mức độ "làm", chúng tôi chỉ làm theo "gợi ý" của anh Việt ở bài viết đầu tiên của diễn đàn này. Chúng tôi không hề "buộc" ai phải theo một con số mà chúng tôi tưởng tượng ra. Trên dòng thời gia của topic này, anh có thể đọc được các bài viết của tôi - từng bước một - với chủ topic, làm rõ quy mô (diện tích, tiền vốn) của dự án.

Tôi cũng giống anh, chạy xuống Long An, không gặp được anh Việt, chỉ qua điện thoại mà thôi (đi cùng còn có anh @hongngu - mà khi đó, anh ấy chỉ đi chung cho vui để về làm trên đất riêng). Rồi tôi thấy khả năng có thể tiến hành được, nên tôi đã "tấn công" anh Việt tới tấp (he he), để rồi, bây giờ dự án đã bắt đầu thành hình (và anh @hongngu cũng "mê mẫn" mà bỏ luôn dự tính làm riêng mà gia nhập cùng).

Đôi điều tỏ rõ cùng anh. Xin nhắc lại, các con số trên không phải tôi đặt ra để mà "ép" ai. Tất cả đều thể hiện rất rõ trên topic này, mà nếu đọc kỹ sẽ thấy.

Thân mến.


Anh @hongdang xem ở đây. Tôi đã làm việc nối kết ngay từ topic này, nhưng hình như ít người quan tâm. Do vậy, xin đừng trách rằng tôi làm mà không rủ, không bàn.
Thời gian mà tôi bắt đầu tham gia quyết liệt để hình thành dự án là 15/3/2015.
Trách móc gì đâu anh ơi, chỉ là duyên chưa tới tui hà, hề hề. Các anh cứ làm thật tốt và thành công là anh em vui rồi, có dịp tui chạy xuống đó tham quan cũng tốt mà, chỉ có điều là các anh em khác không có cơ hội trải nghiệm nên cũng buồn buồn chút xíu.
Mà các anh phải làm thật tốt đó nha, chứ không là tui bắt ... đền đấy! Vì nhiều người họ luôn có tính nghi ngại, ngờ vực và bảo thủ nên họ nói này nói nọ. Tôi có đọc nhiều bài viết của một số vị, nói thật là cũng có cái họ nhắc nhở mình, nhưng nói chung là khi đã quyết làm thì không nên để ý tới những ý kiến chê bai hay công kích anh ạ. Câu trả lời hay nhất là kết quả cuối cùng của công việc mình làm. Nhưng kể cả nó có không được như mong muốn đi nữa thì vần tốt hơn hàng trăm lần những người không dám làm gì mà chỉ đi xăm soi người khác và bàn lùi.
Tôi yêu nông nghiệp thật lòng, tôi cũng làm thật lòng và thấy ai thành công trong ngành nông nghiệp tôi cũng thấy vui, cũng đáng để mình học hỏi cả.
Chúc thành công!
 

Trách móc gì đâu anh ơi, chỉ là duyên chưa tới tui hà, hề hề. Các anh cứ làm thật tốt và thành công là anh em vui rồi, có dịp tui chạy xuống đó tham quan cũng tốt mà, chỉ có điều là các anh em khác không có cơ hội trải nghiệm nên cũng buồn buồn chút xíu.
Mà các anh phải làm thật tốt đó nha, chứ không là tui bắt ... đền đấy! Vì nhiều người họ luôn có tính nghi ngại, ngờ vực và bảo thủ nên họ nói này nói nọ. Tôi có đọc nhiều bài viết của một số vị, nói thật là cũng có cái họ nhắc nhở mình, nhưng nói chung là khi đã quyết làm thì không nên để ý tới những ý kiến chê bai hay công kích anh ạ. Câu trả lời hay nhất là kết quả cuối cùng của công việc mình làm. Nhưng kể cả nó có không được như mong muốn đi nữa thì vần tốt hơn hàng trăm lần những người không dám làm gì mà chỉ đi xăm soi người khác và bàn lùi.
Tôi yêu nông nghiệp thật lòng, tôi cũng làm thật lòng và thấy ai thành công trong ngành nông nghiệp tôi cũng thấy vui, cũng đáng để mình học hỏi cả.
Chúc thành công!
Chào anh,

Cám ơn lời động viên của anh.

Cá nhân tôi đặt mục tiêu chỉ là lấy đủ vốn, là tốt lắm đối với một người dân thành thị không hề biết làm nông là gì. Nhưng cuộc đời luôn phải có ước mơ, và tôi mơ sống được, sống thoải mái, bằng thu nhập từ việc làm nông.

Thân chào.
 
Ok, anh. Nếu anh theo dõi từ đầu sẽ biết, tôi chính là người muốn gặp anh Việt đầu tiên và rất thích cách nói và cách làm của anh ấy. Cũng theo anh Việt, thì ban đầu không phải anh ấy nói là mỗi thành viên tham gia phải áp mức diện tích là 1 ha hay vai ha, mà ai muốn đầu tư bao nhiêu cũng được. Vì với suy nghĩ ban đầu của anh ấy là muốn tạo ra một sân chơi cho mọi người, mà ở đó những người yêu trồng trọt và mong muốn làm giàu bằng trồng trọt có thể trải nghiệm, học hỏi và từng bước tạo cho mình một nền tảng kiến thức chuyên sâu về cách làm, cách chăm sóc câu trồng. Tức theo thiển nghĩ của toi, thì với cách làm như vậy sẽ từng bước tạo ra một phong trào "đi học nghề", vàng nó sẽ nhân rộng ra rất nhiều nơi, nhiều người có thể tiếp cận và "biết làm". Như vậy mới gọi là "tâm - tầm", như vậy tôi mới "kết" điều mà anh việt đưa ra. Tôi thực sự thích thú và mong muốn được cùng anh ấy làm điều đó, và thực tế tôi đã dành ra một ngày CN để chở vợ mình cùng đi xuống dưới đó. chỉ có điều tôi hình như chưa "đủ duyên" để gặp trực tiếp anh ấy. Tuy nhiên, tôi cũng kịp đi đến vài nơi dưới chỗ anh Việt nói. Chỉ có điều khi đi tham quan mà không có "hướng dẫn viên" thì không thú vị và không thâu lượm được nhiều. (Điều này tôi chưa hề chia sẻ với mọi người trên diễn đàn, mặc dù tôi đi trước gần như tất cả).
Như đã đôi lần chia sẻ, tôi hiện đã có vườn trồng cây thanh long ở Bình thuận và còn mấy ha nữa chưa triển khai. Tôi có nhu cầu đi học để bổ sung kiến thức hướng đến mục lâu dài và vững chắc. Điều đó thôi thúc tôi quyết tâm tham gia "sân chơi" mà anh Việt ngỏ ý tạo ra. Nhưng, thật tiếc vì chỉ là tôi đã lầm tưởng với suy nghĩ củ quan của mình. "Sân chơi" mà anh ấy tạo ra không phải dành cho số đông, mà nó chỉ dừng lại ở mức độ nhóm nhỏ và là những người có số vốn tương đối, chứ không phải là những người như tôi. Vì với tôi (hay đa số anh em) họ đều có công việc riêng, có đất đai, nhà cửa ở một nơi nào đó, và đặc biệt là họ cũng đang đầu tư ở nơi họ đang sống, đang làm. Nay các anh nói phải bỏ ra hàng trăm triệu và phải nhận diện tích hàng héc ta như vậy thì làm sao họ "dám" ho he đây. Nói thật, với số tiền đó thì nhiều người có thể bỏ ra, thậm chí tôi cũng không khó khăn gì, nhưng quan trọng là nó sẽ "buộc" người ta phải "sao nhãng" dự án trọng tâm của họ hiện tại. Nếu tham gia một vài ngàn m2 thì có thể dễ hơn, và chắc chắn sẽ không dừng lại ở 6-7 thành viên mà là hàng trăm người tham gia. Vài năm sau, chúng ta có thể xây dựng được một đội ngũ nòng cốt nhân sự "chất lượng", giúp ích cho một "chiến lược" tầm cỡ và hiệu quả. Khi đó các anh triển khai bao nhiêu ha, ở cùng thời điểm trên hàng chục tỉnh, thành có được không nhỉ? Được chứ, vì đội ngũ nhân sự nòng cốt nằm ở nhiều địa phương khác nhau mà. Đó mới là cách làm châm nhưng chắc và nhanh, hiệu quả.
Đấy, ban đầu tôi nhầm tưởng là anh Việt có ý định như vậy cơ, chứ không phải như bây giờ.
Xin lỗi mọi người, tôi không có ý định khoe mẽ hay "nhiều chuyện" đâu, mà chỉ là để nói nên suy nghĩ chân thực của mình. nếu có dịp gặp nhau, chúng ta sẽ hiểu nhau nhiều hơn thôi!
Thân mến!
Chào anh Đăng,

Mục tiêu ban đầu thì mọi người chỉ vài ngàn m2 để làm, các thành viên cũng đăng ký đủ diện tích cả chứ không phải tính bằng hec đâu. Nhưng có vẻ các thành viên đã ít thời gian, mà dành thời gian ra để chăm cây để có dịp học hỏi thì thấy hơi tiếc công. Nên lỡ làm thì ráng làm thêm tí, biết đâu có lãi bù lại công..hehe.

Mình cũng phải gác lại đất riêng của mình để tham gia hội này. Mong rằng tính toán chi li của mình cũng giúp mình không thất bại.

Mong có dịp gặp các anh em cùng chí hướng, để có dịp động viên nhau, hoặc tổ chức các dịp đi thăm vườn của nhau rồi cùng góp ý xây dựng trên điều kiện thực tế đó.
 
Em chào anh Việt. Đọc bài viết và chia sẻ của anh ma làm em thấy mình vẫn còn ngu quá:D. Em 23 tuổi, đã làm trang trại đuợc 4 năm, Hiện vườn của em trồng 500 gốc bưởi diễn 10-20 tuổi. Em có 1 số vấn đề muốn hỏi anh như thế này.
1: số buởi 20 tuổi của em trong 1-2 năm gần đây cho quả giảm dần mặc dù cây rất khỏe , lá xanh đẹp, rất nhiều hoa,đọt ra rất mạnh .Hoa nở xong thì rụng còng hết. Tỉ lệ đậu trái rất ít trong số khi cây ít tuổi hơn thì lại đeo nhiều trái hơn? có phải do đọt tranh chất dinh duỡng của hoa không ạ?
- cây to ntn ạ cho rất ít trái( khoảng 70< và năm nào cũng thế)
Xem file đính kèm 3750
cây xấu xâu nhỏ như thế này thì lại cho quả rất sai( trên 100 trái )
Xem file đính kèm 3753


2 : số cây 10 năm tuổi của em năm nay thì ra hoa cực ít tòan phát đọt lá xanh mặc dù đã xiết nước và khoanh cành cây vẫn không ra hoa ?
-nó như thế này
Xem file đính kèm 3754
Xem file đính kèm 3749 Xem file đính kèm 3757
3: em bấm tỉa cành thóang như thế này đã được chưa ạ?Xem file đính kèm 3755 Xem file đính kèm 3756
4 : chăm sóc của em như thế này :
-sau khi thu họach (tháng 12 âm) thì xuới gốc tạo hạn khoảnh 10 ngày thì thả nước
-Bón phân mỗi hốc 20-25 kg phân gà, khoảng 2kg lân bột, 500-700g npk 14-14-14+TE. thời kì cây mang quả có bón thêm npk nữa
- phun thuốc sau khi hoa trổ phun thán thư trong thời kì mang quả thì phun tinsupel, sáng quả, gỉ sắt,phân bón lá... tất cả khoảng 4lần/ năm.
Vậy em chăm như vậy đã đủ chưa ạ ?. Xin anh cho 1 cái quy chuẩn bón phân gì mỗi gốc bao nhiêu và 1 năm mấy lần. Phun thuốc kích thích ra hoa,dữơng hoa, duỡng quả như thế nào cho hiệu quả vì em chưa dùng lần nào

5 : ở 1 số cây bửơi tơ 4-5 tuổi. khi cho quả thì quả rất to nhưng phộp vỏ rất dày, ăn rất nhạt nhưng cây càng già ăn lại càng ngon, cây tơ nào đeo sai quả thì quả đều đạt , vỏ mỏng liệu cái này có phải do hàm lựơng N trong đất quá cao không ạ Có người bảo em đảo gốc, có nguời bảo phun kali tinh nhưng đều không được. Nói chung họ chỉ đều trung trung
6: thời kì thu họach (tháng 12 âm) nếu thời tiết khô hanh thì quả chín nhanh và rất thơm nhưng khi có mưa ẩm đất thì quả có hiện tượng trẻ , xanh ra. cái này em không biết nguyên nhân ở đâu?, nên phun gì để quả nhanh chín không ạ?

trên đây là nhưng vấn đề khúc mắc của em mong được anh giải đáp. Đọc bài viết của anh em mới thấy, mới biết đuợc cây của em mới dùng hết 60% công lực. Nó còn phải đeo được nhiều quả hơn nữa hihi
em xin cảm ơn !
Chào em.
Anh có đọc bài của em 2 ngày nay rồi, và suy nghĩ nhưng không biết trả lời như thế nào. Bởi:
1. Trước hết, vì anh không có "tầm mắt" về các giai đoạn của cây bưởi diễn: Tầm mắt: Rất quan trọng để xác định mức độ thuần thục của cây để ra hoa; Mức độ nào của lá để cây tại thời điểm bung hoa không bị kiệt sức; Mức độ nào của đọt, của rễ để tại thời điểm sau ra hoa, tức thời điểm rụng sinh lý, một mặt phải có đủ auxin nội sinh, thỏa mãn "cơn khát" của trái non, nhưng đồng thời phải bảo đảm các đọt non không được cạnh tranh với trái non... Và trên con đường "điều khiển" để cây đạt tầm mắt đó là cả một quá trình vận hành. Lý thuyết lái xe là 1, nhưng để lái xe như ý muốn, đạt đến sự lả lướt của một tay "lái lụa" thì chính mình chẳng những phải nhìn thấy xe đó, mà nó còn phải vận hành, quen tính quen ý, hiểu được ngôn ngữ của cái xe...
Nhìn trời - nhìn đất - nhìn cây là vậy đấy em ạ.
2. Anh ko hiểu "điểm nhấn" trong canh tác của nó nên anh ko biết anh trả lời cho em có đúng không. "Điểm nhấn" là đặc điểm riêng có của cây, ở giai đoạn mẫn cảm nhất, hoặc giai đoạn quyết định nhất cho sự phát triển của cây, trái. Có nắm được điểm nhấn, thì mới có thể giúp cây vượt qua giai đoạn khắc nghiệt, hoặc tại giai đoạn quyết định "hợn thua" để "đoạt" năng suất, hoặc "đoạt" mẫu mã, hoặc "đoạt" chất lượng.
Tuy nhiên, qua mô tả của em, anh có vài gợi ý thuần túy về lý thuyết sau để em tiếp tục nghiên cứu khám phá tiếp theo trong thực tiễn.
1. Trước thời điểm hình thành mầm hoa, để cây vào thời kỳ "lâm bồn" rất hao tốn vật chất và năng lượng cho sự ra hoa, em cần phải chăm sóc sao cho cây dự trữ đủ dinh dưỡng trong thân, lá, rễ. Khi ra hoa, một thời gian vô cùng ngắn, cây cần một lượng vật chất lớn để hình thành cánh hoa, nó sẽ lấy dinh dưỡng dự trữ trong "kho" đưa ra cánh hoa, trái non ngay. Quá trình chăm sóc này nó ngay trong thời kỳ nuôi trái, sao cho cây dư lực nuôi trái, nhưng lại không được dư P2O5 gây dày vỏ, hoặc dư N gây chín chậm, nấm bệnh tấn công.
Qua mô tả của em, thì trước khi làm bông, em không bón P2O5 nên cây tích lũy ít cacbonhydrat nên quá trình phân hóa mầm hoa không đạt, hoặc nếu đạt thì không đủ vật chất để nuôi bông, trái non nên bị rụng nhiều.
2. Ở những cây tơ, auxin nội sinh trong cây nhiều nên đương nhiên là bị dày vỏ, trái chậm chín, ăn nhạt... theo lý thuyết thì nên bón K cao hơn để kích hoạt các enzim chuyển hóa tinh biệt thành đường để chất lượng trái ngọt hơn, rút ngắn thời gian thu hoạch trái. Hoặc theo kinh nghiệm dân gian thì "đánh các thuốc nóng" như til - nhưng anh ko có cơ sở lý luận về việc này-
3. Khi khô hanh, thiếu nước, cây hô hấp nhiều hơn nên phóng thích ethephon thì tất nhiên phải chín sớm, và ngược lại khi mưa ẩm ướt cây đủ nước thì rễ hút dưỡng chất tốt, cây phát triển tốt, auxin nhiều thì chín chậm, khắc phục bằng cách bón tăng kali xuống đất.
Nhìn chung, anh không có hiểu biết cụ thể về bưởi diễn, nên anh chỉ có thể "tưởng tượng" ra để nêu ý kiến cá nhân của anh thôi.
Em tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu, có tầm mắt cụ thể, quan sát so sánh cụ thể và trải nghiệm nhé. Nếu có kết quả tốt, nhớ báo cho anh biết.
PC: Có phải em đang làm bông không? qua nhìn lá của em, anh thấy chót lá nhọn, chứng tỏ lá còn non, không được dày, và lá thiếu vi lượng Zn, em bổ sung thêm các vi lượng khác nữa nhé.
Em khắc phục bằng cách phun MKP - mono kali photphat - hàng chuẩn của Cty thuốc BVTV Sài Gòn, liều 1 Kg/ 200 lít, 4 ngày phun 1 lần, không dùng 10 - 60 - 10 hoặc các loại siêu siêu siêu nhé...
Ok, anh. Nếu anh theo dõi từ đầu sẽ biết, tôi chính là người muốn gặp anh Việt đầu tiên và rất thích cách nói và cách làm của anh ấy. Cũng theo anh Việt, thì ban đầu không phải anh ấy nói là mỗi thành viên tham gia phải áp mức diện tích là 1 ha hay vai ha, mà ai muốn đầu tư bao nhiêu cũng được. Vì với suy nghĩ ban đầu của anh ấy là muốn tạo ra một sân chơi cho mọi người, mà ở đó những người yêu trồng trọt và mong muốn làm giàu bằng trồng trọt có thể trải nghiệm, học hỏi và từng bước tạo cho mình một nền tảng kiến thức chuyên sâu về cách làm, cách chăm sóc câu trồng. Tức theo thiển nghĩ của toi, thì với cách làm như vậy sẽ từng bước tạo ra một phong trào "đi học nghề", vàng nó sẽ nhân rộng ra rất nhiều nơi, nhiều người có thể tiếp cận và "biết làm". Như vậy mới gọi là "tâm - tầm", như vậy tôi mới "kết" điều mà anh việt đưa ra. Tôi thực sự thích thú và mong muốn được cùng anh ấy làm điều đó, và thực tế tôi đã dành ra một ngày CN để chở vợ mình cùng đi xuống dưới đó. chỉ có điều tôi hình như chưa "đủ duyên" để gặp trực tiếp anh ấy. Tuy nhiên, tôi cũng kịp đi đến vài nơi dưới chỗ anh Việt nói. Chỉ có điều khi đi tham quan mà không có "hướng dẫn viên" thì không thú vị và không thâu lượm được nhiều. (Điều này tôi chưa hề chia sẻ với mọi người trên diễn đàn, mặc dù tôi đi trước gần như tất cả).
Như đã đôi lần chia sẻ, tôi hiện đã có vườn trồng cây thanh long ở Bình thuận và còn mấy ha nữa chưa triển khai. Tôi có nhu cầu đi học để bổ sung kiến thức hướng đến mục lâu dài và vững chắc. Điều đó thôi thúc tôi quyết tâm tham gia "sân chơi" mà anh Việt ngỏ ý tạo ra. Nhưng, thật tiếc vì chỉ là tôi đã lầm tưởng với suy nghĩ củ quan của mình. "Sân chơi" mà anh ấy tạo ra không phải dành cho số đông, mà nó chỉ dừng lại ở mức độ nhóm nhỏ và là những người có số vốn tương đối, chứ không phải là những người như tôi. Vì với tôi (hay đa số anh em) họ đều có công việc riêng, có đất đai, nhà cửa ở một nơi nào đó, và đặc biệt là họ cũng đang đầu tư ở nơi họ đang sống, đang làm. Nay các anh nói phải bỏ ra hàng trăm triệu và phải nhận diện tích hàng héc ta như vậy thì làm sao họ "dám" ho he đây. Nói thật, với số tiền đó thì nhiều người có thể bỏ ra, thậm chí tôi cũng không khó khăn gì, nhưng quan trọng là nó sẽ "buộc" người ta phải "sao nhãng" dự án trọng tâm của họ hiện tại. Nếu tham gia một vài ngàn m2 thì có thể dễ hơn, và chắc chắn sẽ không dừng lại ở 6-7 thành viên mà là hàng trăm người tham gia. Vài năm sau, chúng ta có thể xây dựng được một đội ngũ nòng cốt nhân sự "chất lượng", giúp ích cho một "chiến lược" tầm cỡ và hiệu quả. Khi đó các anh triển khai bao nhiêu ha, ở cùng thời điểm trên hàng chục tỉnh, thành có được không nhỉ? Được chứ, vì đội ngũ nhân sự nòng cốt nằm ở nhiều địa phương khác nhau mà. Đó mới là cách làm châm nhưng chắc và nhanh, hiệu quả.
Đấy, ban đầu tôi nhầm tưởng là anh Việt có ý định như vậy cơ, chứ không phải như bây giờ.
Xin lỗi mọi người, tôi không có ý định khoe mẽ hay "nhiều chuyện" đâu, mà chỉ là để nói nên suy nghĩ chân thực của mình. nếu có dịp gặp nhau, chúng ta sẽ hiểu nhau nhiều hơn thôi!
Thân mến!
Anh @hongdang thân mến.
Tôi rất trân trọng sự tậm sự và góp ý sâu sắc của anh, sự sâu sắc không chỉ thể hiện ở tinh thần trách nhiệm trong đóng góp, mà nó còn thể hiện ở cách nhìn nhận về mặt bằng kinh tế của anh em, mối quan hệ kinh tế - tình cảm - công việc - nghề nghiệp của anh em trên diễn đàn.
Tôi thành thật tiếp thu ý kiến đóng góp của anh. Và chắc chắn rằng, tôi sẽ thực hiện theo hướng anh đã phân tích.
Mùa khô năm nay đã gần hết, từ ngày anh @NQ_Toan đăng chủ đề đến nay mới chỉ có `15 ngày, trong khi thời gian đã cận kề. Nếu anh em nào tham gia thì quyết định tham gia ngay, mỗi người trải nghiệm 5.000 m2, nếu quỹ đất này thiếu thì tôi sẽ tìm một thêm 1 quỹ đất khác.
Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, sau 1 năm cây của chúng tôi sẽ rất tốt, và 3 năm sau, chúng tôi sẽ có vườn chanh thật đẹp... chúng tôi sẽ nuôi thật nhiều gia cầm... và mời anh em trên diễn đàn tới giao lưu.
Chắc chắn rằng, chúng ta sẽ gặp gỡ, cùng chung một con thuyền, bởi chúng ta cùng chung một ý tưởng, cùng chung một quyết tâm: Tìm lợi nhuận trong trồng trọt.
 
Nhắn tin: Có một người bạn ở Dalat đã trao đổi với tôi về biện pháp tăng năng suất cà chua, trị héo rũ... tôi bị mất số đt, bạn nhận được tin nhắn này ĐT liên lạc lại tôi nhé.
 
Chào em.
Anh có đọc bài của em 2 ngày nay rồi, và suy nghĩ nhưng không biết trả lời như thế nào. Bởi:
1. Trước hết, vì anh không có "tầm mắt" về các giai đoạn của cây bưởi diễn: Tầm mắt: Rất quan trọng để xác định mức độ thuần thục của cây để ra hoa; Mức độ nào của lá để cây tại thời điểm bung hoa không bị kiệt sức; Mức độ nào của đọt, của rễ để tại thời điểm sau ra hoa, tức thời điểm rụng sinh lý, một mặt phải có đủ auxin nội sinh, thỏa mãn "cơn khát" của trái non, nhưng đồng thời phải bảo đảm các đọt non không được cạnh tranh với trái non... Và trên con đường "điều khiển" để cây đạt tầm mắt đó là cả một quá trình vận hành. Lý thuyết lái xe là 1, nhưng để lái xe như ý muốn, đạt đến sự lả lướt của một tay "lái lụa" thì chính mình chẳng những phải nhìn thấy xe đó, mà nó còn phải vận hành, quen tính quen ý, hiểu được ngôn ngữ của cái xe...
Nhìn trời - nhìn đất - nhìn cây là vậy đấy em ạ.
2. Anh ko hiểu "điểm nhấn" trong canh tác của nó nên anh ko biết anh trả lời cho em có đúng không. "Điểm nhấn" là đặc điểm riêng có của cây, ở giai đoạn mẫn cảm nhất, hoặc giai đoạn quyết định nhất cho sự phát triển của cây, trái. Có nắm được điểm nhấn, thì mới có thể giúp cây vượt qua giai đoạn khắc nghiệt, hoặc tại giai đoạn quyết định "hợn thua" để "đoạt" năng suất, hoặc "đoạt" mẫu mã, hoặc "đoạt" chất lượng.
Tuy nhiên, qua mô tả của em, anh có vài gợi ý thuần túy về lý thuyết sau để em tiếp tục nghiên cứu khám phá tiếp theo trong thực tiễn.
1. Trước thời điểm hình thành mầm hoa, để cây vào thời kỳ "lâm bồn" rất hao tốn vật chất và năng lượng cho sự ra hoa, em cần phải chăm sóc sao cho cây dự trữ đủ dinh dưỡng trong thân, lá, rễ. Khi ra hoa, một thời gian vô cùng ngắn, cây cần một lượng vật chất lớn để hình thành cánh hoa, nó sẽ lấy dinh dưỡng dự trữ trong "kho" đưa ra cánh hoa, trái non ngay. Quá trình chăm sóc này nó ngay trong thời kỳ nuôi trái, sao cho cây dư lực nuôi trái, nhưng lại không được dư P2O5 gây dày vỏ, hoặc dư N gây chín chậm, nấm bệnh tấn công.
Qua mô tả của em, thì trước khi làm bông, em không bón P2O5 nên cây tích lũy ít cacbonhydrat nên quá trình phân hóa mầm hoa không đạt, hoặc nếu đạt thì không đủ vật chất để nuôi bông, trái non nên bị rụng nhiều.
2. Ở những cây tơ, auxin nội sinh trong cây nhiều nên đương nhiên là bị dày vỏ, trái chậm chín, ăn nhạt... theo lý thuyết thì nên bón K cao hơn để kích hoạt các enzim chuyển hóa tinh biệt thành đường để chất lượng trái ngọt hơn, rút ngắn thời gian thu hoạch trái. Hoặc theo kinh nghiệm dân gian thì "đánh các thuốc nóng" như til - nhưng anh ko có cơ sở lý luận về việc này-
3. Khi khô hanh, thiếu nước, cây hô hấp nhiều hơn nên phóng thích ethephon thì tất nhiên phải chín sớm, và ngược lại khi mưa ẩm ướt cây đủ nước thì rễ hút dưỡng chất tốt, cây phát triển tốt, auxin nhiều thì chín chậm, khắc phục bằng cách bón tăng kali xuống đất.
Nhìn chung, anh không có hiểu biết cụ thể về bưởi diễn, nên anh chỉ có thể "tưởng tượng" ra để nêu ý kiến cá nhân của anh thôi.
Em tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu, có tầm mắt cụ thể, quan sát so sánh cụ thể và trải nghiệm nhé. Nếu có kết quả tốt, nhớ báo cho anh biết.
PC: Có phải em đang làm bông không? qua nhìn lá của em, anh thấy chót lá nhọn, chứng tỏ lá còn non, không được dày, và lá thiếu vi lượng Zn, em bổ sung thêm các vi lượng khác nữa nhé.
Em khắc phục bằng cách phun MKP - mono kali photphat - hàng chuẩn của Cty thuốc BVTV Sài Gòn, liều 1 Kg/ 200 lít, 4 ngày phun 1 lần, không dùng 10 - 60 - 10 hoặc các loại siêu siêu siêu nhé...

Anh @hongdang thân mến.
Tôi rất trân trọng sự tậm sự và góp ý sâu sắc của anh, sự sâu sắc không chỉ thể hiện ở tinh thần trách nhiệm trong đóng góp, mà nó còn thể hiện ở cách nhìn nhận về mặt bằng kinh tế của anh em, mối quan hệ kinh tế - tình cảm - công việc - nghề nghiệp của anh em trên diễn đàn.
Tôi thành thật tiếp thu ý kiến đóng góp của anh. Và chắc chắn rằng, tôi sẽ thực hiện theo hướng anh đã phân tích.
Mùa khô năm nay đã gần hết, từ ngày anh @NQ_Toan đăng chủ đề đến nay mới chỉ có `15 ngày, trong khi thời gian đã cận kề. Nếu anh em nào tham gia thì quyết định tham gia ngay, mỗi người trải nghiệm 5.000 m2, nếu quỹ đất này thiếu thì tôi sẽ tìm một thêm 1 quỹ đất khác.
Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, sau 1 năm cây của chúng tôi sẽ rất tốt, và 3 năm sau, chúng tôi sẽ có vườn chanh thật đẹp... chúng tôi sẽ nuôi thật nhiều gia cầm... và mời anh em trên diễn đàn tới giao lưu.
Chắc chắn rằng, chúng ta sẽ gặp gỡ, cùng chung một con thuyền, bởi chúng ta cùng chung một ý tưởng, cùng chung một quyết tâm: Tìm lợi nhuận trong trồng trọt.
Vâng, em đang đặt niềm tin vào anh đấy nha, nhưng thích nhất là nghe anh "bật mí" sẽ nuôi thật nhiều gia cầm, haha!!! Được thua chưa cần quan tâm quá nhiều, và chưa chắc đã quan trọng, nhưng cứ có gia cầm thì chắc chắn là ...vui rồi!
 
Thấy mọi người đang bàn về cây có múi rôm rả quá, bưa giờ không dám đăng bài vào đây, nay mạo muôi đăng nhờ @leviet_law cùng các anh chị diễn đàn
Ông anh trai mới mua miếng đất có khoảng 400 gốc loại xoài 3 mùa 10 năm tuổi, trồng khoảng cách 7x7m, đất trắng ở Xuân Lộc - Đồng Nai, đất có suối nước quanh năm, PH đo ở bên ngoài bồn là 5.5, bên trong bồn có chỗ 5, có chỗ <3. Xoài cũng đang bị sâu đục thân một số cây, vườn này không dùng hữu cơ, năm rồi thu được 30 tấn, vì chưa có kinh nghiệm về nông nghiệp, em chỉ mới xem tài liệu và buổi hướng dẫn từ chủ vườn cũ, nay nhờ các bác tư vấn thêm giúp. ( Vườn có khoảng 3000m2 rào lưới B40, có nhà và ao cá, em định chăn nuôi trong khu vực này).
Dự định của em là sau khi thu hoạch phần trái còn lại trong tháng này, tỉa cành xong rải 2 tấn vôi cho 2 ha để nâng PH ( có nên rửa vườn bằng BoocDo không các bác), sau đó đổ 4 tấn phân bò ủ + Trichoderma + Humic
Xem file đính kèm 3766 Xem file đính kèm 3767 Xem file đính kèm 3768 Xem file đính kèm 3769 Xem file đính kèm 3770 Xem file đính kèm 3771 Xem file đính kèm 3772 Xem file đính kèm 3773 Xem file đính kèm 3774
Chào em.
Anh xin lỗi vì mấy hôm nay biết em hỏi anh nhưng bận quá ko trả lời được.
Về vườn xoài nhà em thì đúng là đất xấu (cây cỏ và mía mọc rất xấu). Và năng suất thấp.
Về biện pháp cải tạo, thì em nên suy luận theo hướng ngược lại, là ko nên hỏi bón phân hay biện pháp canh tác như thế nào trước, mà nên nghiên cứu xem loại hình trồng trọt này ở địa phương những vườn đạt năng suất hoặc lợi nhuận bao nhiêu, từ đó, đưa ra kết hoạch, dự tính chi phí để đạt năng suất hoặc lợi nhuận đó. Nó là cả một quá trình chi phí cho các yếu tố trong một chu kỳ kinh doanh. Thân.
 
Last edited:
Ban oi, minh o Sai Gon va dinh tim mieng dat co san mot it cay an trai o dong nai de trong trot va nuoi mot it gia cam.
Vi khong co dieu kien de truc tiep cham soc va chi co the tham vuon mot tuan mot lan thoi. Minh dang ban khoan khong biet bat dau tu dau?
- Trong cay gi thi co thu hoach cao?
- Tim nguoi lam vuon va quan ly ho ntn?
- Tim ky su ho tro kỹ thuat?
- Dau ra cua san pham ?
Ban nao biet co the tu van giup minh duoc khong ah? Thanh that cam on. So dien thoai cua Thùy là 0933.69.79.78. Mail: Thuytranthingoc@yahoo.com

Tôi nghĩ, với các điều kiện đưa ra nêu trên, bạn nên tìm một trang trại mà người ta chán, mua lại, rồi thuê lại người cũ hoặc cư dân quanh đó. Đưa họ một số tiền trong nom, nhờ họ trồng một vài loại cây lấy quả quanh nhà để làm cảnh, nuôi đàn gà, để cuối tuần lên đó mắc võng đung đưa mà relax. Phần diện tích vườn còn lại, đừng nghĩ đến việc tìm huê lợi - quên đi !
 
Chào em.
Anh có đọc bài của em 2 ngày nay rồi, và suy nghĩ nhưng không biết trả lời như thế nào. Bởi:
1. Trước hết, vì anh không có "tầm mắt" về các giai đoạn của cây bưởi diễn: Tầm mắt: Rất quan trọng để xác định mức độ thuần thục của cây để ra hoa; Mức độ nào của lá để cây tại thời điểm bung hoa không bị kiệt sức; Mức độ nào của đọt, của rễ để tại thời điểm sau ra hoa, tức thời điểm rụng sinh lý, một mặt phải có đủ auxin nội sinh, thỏa mãn "cơn khát" của trái non, nhưng đồng thời phải bảo đảm các đọt non không được cạnh tranh với trái non... Và trên con đường "điều khiển" để cây đạt tầm mắt đó là cả một quá trình vận hành. Lý thuyết lái xe là 1, nhưng để lái xe như ý muốn, đạt đến sự lả lướt của một tay "lái lụa" thì chính mình chẳng những phải nhìn thấy xe đó, mà nó còn phải vận hành, quen tính quen ý, hiểu được ngôn ngữ của cái xe...
Nhìn trời - nhìn đất - nhìn cây là vậy đấy em ạ.
2. Anh ko hiểu "điểm nhấn" trong canh tác của nó nên anh ko biết anh trả lời cho em có đúng không. "Điểm nhấn" là đặc điểm riêng có của cây, ở giai đoạn mẫn cảm nhất, hoặc giai đoạn quyết định nhất cho sự phát triển của cây, trái. Có nắm được điểm nhấn, thì mới có thể giúp cây vượt qua giai đoạn khắc nghiệt, hoặc tại giai đoạn quyết định "hợn thua" để "đoạt" năng suất, hoặc "đoạt" mẫu mã, hoặc "đoạt" chất lượng.
Tuy nhiên, qua mô tả của em, anh có vài gợi ý thuần túy về lý thuyết sau để em tiếp tục nghiên cứu khám phá tiếp theo trong thực tiễn.
1. Trước thời điểm hình thành mầm hoa, để cây vào thời kỳ "lâm bồn" rất hao tốn vật chất và năng lượng cho sự ra hoa, em cần phải chăm sóc sao cho cây dự trữ đủ dinh dưỡng trong thân, lá, rễ. Khi ra hoa, một thời gian vô cùng ngắn, cây cần một lượng vật chất lớn để hình thành cánh hoa, nó sẽ lấy dinh dưỡng dự trữ trong "kho" đưa ra cánh hoa, trái non ngay. Quá trình chăm sóc này nó ngay trong thời kỳ nuôi trái, sao cho cây dư lực nuôi trái, nhưng lại không được dư P2O5 gây dày vỏ, hoặc dư N gây chín chậm, nấm bệnh tấn công.
Qua mô tả của em, thì trước khi làm bông, em không bón P2O5 nên cây tích lũy ít cacbonhydrat nên quá trình phân hóa mầm hoa không đạt, hoặc nếu đạt thì không đủ vật chất để nuôi bông, trái non nên bị rụng nhiều.
2. Ở những cây tơ, auxin nội sinh trong cây nhiều nên đương nhiên là bị dày vỏ, trái chậm chín, ăn nhạt... theo lý thuyết thì nên bón K cao hơn để kích hoạt các enzim chuyển hóa tinh biệt thành đường để chất lượng trái ngọt hơn, rút ngắn thời gian thu hoạch trái. Hoặc theo kinh nghiệm dân gian thì "đánh các thuốc nóng" như til - nhưng anh ko có cơ sở lý luận về việc này-
3. Khi khô hanh, thiếu nước, cây hô hấp nhiều hơn nên phóng thích ethephon thì tất nhiên phải chín sớm, và ngược lại khi mưa ẩm ướt cây đủ nước thì rễ hút dưỡng chất tốt, cây phát triển tốt, auxin nhiều thì chín chậm, khắc phục bằng cách bón tăng kali xuống đất.
Nhìn chung, anh không có hiểu biết cụ thể về bưởi diễn, nên anh chỉ có thể "tưởng tượng" ra để nêu ý kiến cá nhân của anh thôi.
Em tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu, có tầm mắt cụ thể, quan sát so sánh cụ thể và trải nghiệm nhé. Nếu có kết quả tốt, nhớ báo cho anh biết.
PC: Có phải em đang làm bông không? qua nhìn lá của em, anh thấy chót lá nhọn, chứng tỏ lá còn non, không được dày, và lá thiếu vi lượng Zn, em bổ sung thêm các vi lượng khác nữa nhé.
Em khắc phục bằng cách phun MKP - mono kali photphat - hàng chuẩn của Cty thuốc BVTV Sài Gòn, liều 1 Kg/ 200 lít, 4 ngày phun 1 lần, không dùng 10 - 60 - 10 hoặc các loại siêu siêu siêu nhé...

Anh @hongdang thân mến.
Tôi rất trân trọng sự tậm sự và góp ý sâu sắc của anh, sự sâu sắc không chỉ thể hiện ở tinh thần trách nhiệm trong đóng góp, mà nó còn thể hiện ở cách nhìn nhận về mặt bằng kinh tế của anh em, mối quan hệ kinh tế - tình cảm - công việc - nghề nghiệp của anh em trên diễn đàn.
Tôi thành thật tiếp thu ý kiến đóng góp của anh. Và chắc chắn rằng, tôi sẽ thực hiện theo hướng anh đã phân tích.
Mùa khô năm nay đã gần hết, từ ngày anh @NQ_Toan đăng chủ đề đến nay mới chỉ có `15 ngày, trong khi thời gian đã cận kề. Nếu anh em nào tham gia thì quyết định tham gia ngay, mỗi người trải nghiệm 5.000 m2, nếu quỹ đất này thiếu thì tôi sẽ tìm một thêm 1 quỹ đất khác.
Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, sau 1 năm cây của chúng tôi sẽ rất tốt, và 3 năm sau, chúng tôi sẽ có vườn chanh thật đẹp... chúng tôi sẽ nuôi thật nhiều gia cầm... và mời anh em trên diễn đàn tới giao lưu.
Chắc chắn rằng, chúng ta sẽ gặp gỡ, cùng chung một con thuyền, bởi chúng ta cùng chung một ý tưởng, cùng chung một quyết tâm: Tìm lợi nhuận trong trồng trọt.
Em Chào anh Việt. Em rất cảm ơn anh đã quan tâm và giải đáp câu hỏi của em. hôm nay em lại có mấy câu hỏi muốn nhờ anh tư vấn đây ạ :D

đâu tiên em muốn khoe tí. trái nhà em to bằng tầm này rồi ạ. Hôm nay em phát hiện thán thư em đã phun daconil + atonik (chống rụng quả )
04042015176.JPG
cho nó:D

.- Hôm trước Anh có hỏi em là có phải em đang làm phải không thì không phải đâu anh ạ.Theo đúng mùa là hoa bắt đầu nhú 20-25 tháng chạp nở vào rằm tháng riêng nhưng hình hôm nọ em úp lên là cây nó không ra 1 bông hoa nào mà ra đọt non ợ nó kiểu như thế này
04042015187.JPG


Bây giờ nói chung là Hỏng rồi như mọi năm là phải đợi đến sang năm rồi. Nhưng đọc được bài viết của anh về làm trái nghịch vụ thế nên xin anh tư vấn cho em cái vụ này. Đằng nào cũng hỏng rồi nên em lôi mấy cây này ra thử xem thế nào

đây là hình đọt
04042015177.JPG
04042015178.JPG
04042015179.JPG
04042015181.JPG
04042015182.JPG
04042015183.JPG
04042015188.JPG


em đọc thấy anh ghi là xử lí bằng phun paclo vậy cho em hỏi tầm đọt này đã phun được chưa hay vẫn non quá và cách sử dụng paclo như thế nào?. Em biết anh không có tầm mắt đọt lá buởi diễn nhưng em thấy thời gian ra hoa của bưởi da xanh cũng y hệt nhau nên anh cứ áp dụng tầm mắt , độ già đọt của bưởi da xanh vào cũng đc. Em đang làm thử thế nên chỉ cần ra đựơc hoa , đâu đc trái non là em đội ơn anh lắm
em xin cảm ơn:)
 
Rất cám ơn anh Việt đã chia sẽ những kiến thức quý báu, em xin phép được đánh dấu bài để tiện theo giỏi
Thank so much !!!



Chào anh em trên diễn đàn, chào anh em nhà vườn.
Qua theo dõi diễn đàn, tôi thấy rất nhiều anh em quan tâm tới trồng cây gì, khởi nghiệp như thế nào, tôi có thể gợi ý chia sẻ với anh em một ít theo hiểu biết của tôi.
Tôi tự giới thiệu, tôi làm nghề kỹ thuật nông nghiệp, đã đi nhiều vùng đất ở Miền Nam, đi nhiều đồng ruộng. Và tôi biết nhiều loại cây làm giàu mức lợi nhuận 400 - 1 tỷ - trên 1 tỷ 1 ha/ 1 năm.
Kết hợp sách vở, thực tế, lắng nghe cách canh tác của anh em nhà vườn mà cho đến nay, tôi có thể nói là biết tương đối kha khá về kỹ thuật trồng trọt các loại cây đó.
Những cây đó là gần gũi, rất đời thường, rất dân dã, không xa lạ mà trong công việc của tôi tiếp xúc được tôi có thể liệt kê dưới đây:
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.
4/ Tiêu Chư Sê.
5/ Vài loại rau màu khác thì phải biết "lướt sóng" cũng có mức lợi nhuận rất cao.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác cũng có giá trị kinh tế cao, nhưng tôi không đi sâu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của từng loại nên tôi không nêu ra.
Cùng là cây có múi, nguyên lý chung thì giống nhau, nhưng mỗi cây sẽ có mỗi khác. Việc ra bông cam xoàn khác ra bông quýt đường. Rồi việc ra bông chanh khác việc ra bông cam sành. Ngay kỹ thuật ra bông chanh linca cũng khác chanh giấy.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà nông chính hiệu đang trồng những cây trên cũng đa ca bài ca "được mùa rớt giá". Và chính các nông dân đang trồng các cây trên hiện tại nhà đang không có gạo ăn, không có tiền chi tiêu cũng là bình thường.
Nguyên nhân của nó là toàn miền nam có 1 mùa mưa, mà mùa mưa thì cây ăn trái chỉ ra đọt không ra hoa; vào đầu tháng 10 âl lịch, toàn miền nam có một đợt thời tiết giá lạnh, cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, bước qua thời kỳ sinh trưởng sinh sản, và ra hoa đồng loạt khi thời tiết nắng ấm trở lại vào tháng 11 - 12 âm lịch thì lẽ tất nhiên trái cây dư thừa, dội chợ, giá rẻ là đương nhiên.
Vấn đề muốn có lợi nhuận là phải biết làm trái nghịch vụ.
Nghịch vụ có nghĩa là gì? là trái với tự nhiên: khi thời tiết mưa dầm tháng 7 - 8 âm lịch, khi cây đang "xung, phát đọt" thì lại bắt nói ngừng ra đọt, suy yếu để chuyển sang ra hoa. Khi vào mùa đông, về mặt tự nhiên cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng thì lại bắt nó "xung" để nuôi trái đã ra nghịch mùa và không được "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" để không được ra hoa.
Để giúp anh em rút ngắn khoảng thời gian tìm hiểu tôi chỉ ra rằng, cơ sở lý luận của nó là:
1/ "Giáo trình ra hoa cây ăn trái - tác giả Trần Văn Hâu - ĐH Cần Thơ". Khi đọc cuốn này bạn sẽ lý giải được vì sao cây ra hoa và vì sao cây không ra hoa để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn và không ra hoa theo ý muốn.
2/ "Cẩm nang giám định bệnh cây". Khi đọc cuốn này bạn sẽ biết được cây của mình đang bị bệnh gì.
3/ "Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật": khi đọc cuốn này bạn sẽ biết cách điều trị bệnh cho cây của mình.
Đó là những "hằng đẳng thức đáng nhớ" trong canh tác cây ăn trái.
Các bạn thân mến, tôi nghĩ các bạn ở diễn đàn này đều có kiến thức, các bạn khát khao lập nghiệp, các bạn hãy nghĩ thêm đi. Ở Lai Vung - Đồng Tháp; Trà Ôn - Vĩnh Long, đất của 1 nhà vườn chỉ khoảng vài ngàn m2. Ấy thế mà họ lập nên kỳ danh nhà vườn thực thụ, với thu nhập rất vững vàng.
Có những nông dân mà mình thật khâm phục, ví như có 1 lần gặp 1 nông dân tên Ngoan ở Cai Lậy, anh ấy ghi chép và nắm rất rõ đọt cây sầu riêng mon thon bao nhiều ngày thì già lá, 8 ri bao nhiêu ngày ngày già lá, khổ qua bao nhiêu ngày già lá để tác động paclo ngày thứ mấy thì có hiệu quả nhất.
Hoặc cách đây 4 năm, mình có gặp 1 nông dân tên Bưu ở Lai Vung, khi ấy anh ấy rất nghèo, nhà lá lụp xụp, cả gia đình chỉ nhìn vào 1.000 m2 quýt đường. Lý do mình tiếp xúc với anh ấy là đại lý chỉ mình vào khắc phục 1.000 m2 quýt đó đang ngủ ngày và mất trắng. Mình tìm ra lý do, đơn giản là pH quá thấp, dưới 2 nên rễ bị hư hết, sau khi đánh CaO cây phục hồi ngay. Thế năm đó anh ấy thu được gần 200 tr ở công quýt đó và đủ vốn làm 5 công huệ... năm ngoái đây anh ấy nhớ mình và đt mời mình xuống ăn tân gia, mình bận không xuống được, mới hôm rồi mình xuống ghé thăm, thì ra anh ấy cất nhà hơn 1 tỷ, trên một miếng đất mới mua cũng gầy 1 tỷ.
Vậy thì các bạn, những người có tri thức, biết đọc hiểu, biết hỏi, các bạn hãy cố gắng lên nhé.
Đối với những anh em nhà vườn đang canh tác cây ăn trái nói riêng, cây trồng cạn nói chung, nếu gặp vấn đề cứ alo cho mình nhé, mình sẽ lý giải và giải đáp tận tình hiện tượng trên vườn của bạn trong phạm vi có thể. Số ĐT của mình là 0903.081.036 mình tên Việt.
Những anh em nhà vườn ở xa chỗ mình, biết lý thuyết và đã làm bông nghịch vụ những năm qua nhưng chưa được mỹ mãn, cứ gọi đt cho mình, chúng ta cùng thảo luận trao đổi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Những anh em nhà vườn đã làm trái nghịch vụ 2014 xong, nếu thấy dấu hiệu trái lọt kích cỡ khi thu hoạch, hãy mạnh dạn gọi đt cho mình, mình tin rằng mình sẽ thảo luận cùng anh em để xử lý thành công.
Đối với những anh em nhà vườn ở gần chỗ mình (Lê Minh Xuân - Bính Chánh) có trồng cây có múi mà chưa yên tâm về biện pháp canh tác của mình, thì hãy đến thăm vườn của mình (Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An) cho cụ thể rồi mình sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.
Mình có đọc qua diễn đàn, thấy có một số anh em đang làm nghành nghề khác tại TP HCM muốn chuyển sang nghề trồng trọt, mình sẽ giúp các bạn lựa chọn đất đai, cây trồng ở gần TP HCM với số vốn đầu tư ban đầu (kể cả tiền thuê đất không quá 30 tr/1 Ha) và vốn chăm sóc không quá 100 tr/ 1 Ha để có lợi nhuận 300 - 600 tr nhé.
Năm nay, ở vùng gần chỗ mình, người trồng mía lỗ rất nặng, giá thuê đất trống sẽ rất rẻ; giá bán đất cũng sẽ rất rẻ (vì phải bán đất để trả nợ mà). Anh em nào ở SG yêu nghề vườn mà có chút vốn cứ nhờ cò đất đi tìm đất mía mà mua, họ bắt đầu kêu bán đất rồi đó.
Mình tin rằng, qua diễn đàn này, qua thời gian giao lưu, chúng ta sẽ có những gắn kết tình bạn chặt chẽ thông qua công việc.
 
Bác Việt có cao kiến gì giúp bà con nd xử lý bệnh này không? Đốn chặt hết thế này thì xót quá!
Ngày 6/4, GĐ Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, ông Nguyễn Văn Đồng, cho biết đang rất khó xử với cây cam sành bị bệnh vàng lá gân xanh.
Ông giải thích, đây là loại bệnh chưa có thuốc trị, cây cam mắc bệnh chỉ có cách đốn bỏ để trồng loại cây khác. Nhưng nhiều nông dân ở tỉnh Hậu Giang tiếc công sức đầu tư, cố neo giữ cây bị bệnh cũng đang neo giữ mầm bệnh.

“Chúng tôi nóng lòng lắm nhưng không thể nhảy vô đốn cây ở vườn nhà người ta. Tỉnh chỉ công bố dịch bệnh để quản lý nội bất xuất ngoại bất nhập, đồng thời có chính sách hỗ trợ 500.000 đồng cho mỗi héc-ta cam sành bị đốn để chuyển sang trồng cây khác”, ông Đồng nói.

Cam sành là một cây chủ lực của tỉnh Hậu Giang, mấy năm qua mở rộng diện tích lên hơn 10.000 ha, nay khoảng 50% đã bị bệnh vàng lá gân xanh và dịch bệnh chưa khống chế được.
http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lieu/hau-giang-nhieu-noi-don-sach-cam-sanh-20150406103502775.chn
 


Back
Top