Gắn kết bạn bè làm giàu bằng trồng trọt.

Chào anh em trên diễn đàn, chào anh em nhà vườn.
Qua theo dõi diễn đàn, tôi thấy rất nhiều anh em quan tâm tới trồng cây gì, khởi nghiệp như thế nào, tôi có thể gợi ý chia sẻ với anh em một ít theo hiểu biết của tôi.
Tôi tự giới thiệu, tôi làm nghề kỹ thuật nông nghiệp, đã đi nhiều vùng đất ở Miền Nam, đi nhiều đồng ruộng. Và tôi biết nhiều loại cây làm giàu mức lợi nhuận 400 - 1 tỷ - trên 1 tỷ 1 ha/ 1 năm.
Kết hợp sách vở, thực tế, lắng nghe cách canh tác của anh em nhà vườn mà cho đến nay, tôi có thể nói là biết tương đối kha khá về kỹ thuật trồng trọt các loại cây đó.
Những cây đó là gần gũi, rất đời thường, rất dân dã, không xa lạ mà trong công việc của tôi tiếp xúc được tôi có thể liệt kê dưới đây:
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.
4/ Tiêu Chư Sê.
5/ Vài loại rau màu khác thì phải biết "lướt sóng" cũng có mức lợi nhuận rất cao.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác cũng có giá trị kinh tế cao, nhưng tôi không đi sâu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của từng loại nên tôi không nêu ra.
Cùng là cây có múi, nguyên lý chung thì giống nhau, nhưng mỗi cây sẽ có mỗi khác. Việc ra bông cam xoàn khác ra bông quýt đường. Rồi việc ra bông chanh khác việc ra bông cam sành. Ngay kỹ thuật ra bông chanh linca cũng khác chanh giấy.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà nông chính hiệu đang trồng những cây trên cũng đa ca bài ca "được mùa rớt giá". Và chính các nông dân đang trồng các cây trên hiện tại nhà đang không có gạo ăn, không có tiền chi tiêu cũng là bình thường.
Nguyên nhân của nó là toàn miền nam có 1 mùa mưa, mà mùa mưa thì cây ăn trái chỉ ra đọt không ra hoa; vào đầu tháng 10 âl lịch, toàn miền nam có một đợt thời tiết giá lạnh, cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, bước qua thời kỳ sinh trưởng sinh sản, và ra hoa đồng loạt khi thời tiết nắng ấm trở lại vào tháng 11 - 12 âm lịch thì lẽ tất nhiên trái cây dư thừa, dội chợ, giá rẻ là đương nhiên.
Vấn đề muốn có lợi nhuận là phải biết làm trái nghịch vụ.
Nghịch vụ có nghĩa là gì? là trái với tự nhiên: khi thời tiết mưa dầm tháng 7 - 8 âm lịch, khi cây đang "xung, phát đọt" thì lại bắt nói ngừng ra đọt, suy yếu để chuyển sang ra hoa. Khi vào mùa đông, về mặt tự nhiên cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng thì lại bắt nó "xung" để nuôi trái đã ra nghịch mùa và không được "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" để không được ra hoa.
Để giúp anh em rút ngắn khoảng thời gian tìm hiểu tôi chỉ ra rằng, cơ sở lý luận của nó là:
1/ "Giáo trình ra hoa cây ăn trái - tác giả Trần Văn Hâu - ĐH Cần Thơ". Khi đọc cuốn này bạn sẽ lý giải được vì sao cây ra hoa và vì sao cây không ra hoa để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn và không ra hoa theo ý muốn.
2/ "Cẩm nang giám định bệnh cây". Khi đọc cuốn này bạn sẽ biết được cây của mình đang bị bệnh gì.
3/ "Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật": khi đọc cuốn này bạn sẽ biết cách điều trị bệnh cho cây của mình.
Đó là những "hằng đẳng thức đáng nhớ" trong canh tác cây ăn trái.
Các bạn thân mến, tôi nghĩ các bạn ở diễn đàn này đều có kiến thức, các bạn khát khao lập nghiệp, các bạn hãy nghĩ thêm đi. Ở Lai Vung - Đồng Tháp; Trà Ôn - Vĩnh Long, đất của 1 nhà vườn chỉ khoảng vài ngàn m2. Ấy thế mà họ lập nên kỳ danh nhà vườn thực thụ, với thu nhập rất vững vàng.
Có những nông dân mà mình thật khâm phục, ví như có 1 lần gặp 1 nông dân tên Ngoan ở Cai Lậy, anh ấy ghi chép và nắm rất rõ đọt cây sầu riêng mon thon bao nhiều ngày thì già lá, 8 ri bao nhiêu ngày ngày già lá, khổ qua bao nhiêu ngày già lá để tác động paclo ngày thứ mấy thì có hiệu quả nhất.
Hoặc cách đây 4 năm, mình có gặp 1 nông dân tên Bưu ở Lai Vung, khi ấy anh ấy rất nghèo, nhà lá lụp xụp, cả gia đình chỉ nhìn vào 1.000 m2 quýt đường. Lý do mình tiếp xúc với anh ấy là đại lý chỉ mình vào khắc phục 1.000 m2 quýt đó đang ngủ ngày và mất trắng. Mình tìm ra lý do, đơn giản là pH quá thấp, dưới 2 nên rễ bị hư hết, sau khi đánh CaO cây phục hồi ngay. Thế năm đó anh ấy thu được gần 200 tr ở công quýt đó và đủ vốn làm 5 công huệ... năm ngoái đây anh ấy nhớ mình và đt mời mình xuống ăn tân gia, mình bận không xuống được, mới hôm rồi mình xuống ghé thăm, thì ra anh ấy cất nhà hơn 1 tỷ, trên một miếng đất mới mua cũng gầy 1 tỷ.
Vậy thì các bạn, những người có tri thức, biết đọc hiểu, biết hỏi, các bạn hãy cố gắng lên nhé.
Đối với những anh em nhà vườn đang canh tác cây ăn trái nói riêng, cây trồng cạn nói chung, nếu gặp vấn đề cứ alo cho mình nhé, mình sẽ lý giải và giải đáp tận tình hiện tượng trên vườn của bạn trong phạm vi có thể. Số ĐT của mình là 0903.081.036 mình tên Việt.
Những anh em nhà vườn ở xa chỗ mình, biết lý thuyết và đã làm bông nghịch vụ những năm qua nhưng chưa được mỹ mãn, cứ gọi đt cho mình, chúng ta cùng thảo luận trao đổi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Những anh em nhà vườn đã làm trái nghịch vụ 2014 xong, nếu thấy dấu hiệu trái lọt kích cỡ khi thu hoạch, hãy mạnh dạn gọi đt cho mình, mình tin rằng mình sẽ thảo luận cùng anh em để xử lý thành công.
Đối với những anh em nhà vườn ở gần chỗ mình (Lê Minh Xuân - Bính Chánh) có trồng cây có múi mà chưa yên tâm về biện pháp canh tác của mình, thì hãy đến thăm vườn của mình (Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An) cho cụ thể rồi mình sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.
Mình có đọc qua diễn đàn, thấy có một số anh em đang làm nghành nghề khác tại TP HCM muốn chuyển sang nghề trồng trọt, mình sẽ giúp các bạn lựa chọn đất đai, cây trồng ở gần TP HCM với số vốn đầu tư ban đầu (kể cả tiền thuê đất không quá 30 tr/1 Ha) và vốn chăm sóc không quá 100 tr/ 1 Ha để có lợi nhuận 300 - 600 tr nhé.
Năm nay, ở vùng gần chỗ mình, người trồng mía lỗ rất nặng, giá thuê đất trống sẽ rất rẻ; giá bán đất cũng sẽ rất rẻ (vì phải bán đất để trả nợ mà). Anh em nào ở SG yêu nghề vườn mà có chút vốn cứ nhờ cò đất đi tìm đất mía mà mua, họ bắt đầu kêu bán đất rồi đó.
Mình tin rằng, qua diễn đàn này, qua thời gian giao lưu, chúng ta sẽ có những gắn kết tình bạn chặt chẽ thông qua công việc.
 


Last edited:
Xin mạn phép, tôi tính toán cơ bản như sau (có tính cho tròn số):

TÍNH CHI PHÍ CHO 1HA CHANH


1. Chi phí cho 2 năm: 200 triệu đồng

Bao gồm:

- Tiền thuê đất: 1ha x 10 triệu/năm x 2 năm = 20 triệu đồng

- Công lên liếp, xuống giống: 100 công x 150.000 đồng/công = 15 triệu đồng

- Cây giống: 400 cây x 20.000 đồng/cây = 8 triệu đồng

- Phân bón lót năm đầu: 400 hố x 80.000 đồng/hố = 32 triệu đồng

- Phân bón, thuốc trừ sâu năm đầu: 400 cây x 30.000 đồng/cây = 12 triệu đồng

- Công chăm sóc năm đầu (1/6 công): = 10 triệu đồng

- Phân bón, thuốc trừ sâu năm hai: 400 cây x 70.000 đồng/cây = 28 triệu đồng

- Công chăm sóc năm hai (1/3 công): = 20 triệu đồng

- CP nhiên liệu, máy móc (k/h 7 năm): 7,5 triệu đồng/năm x 2 năm = 15 triệu đồng

- CP Quản lý: 15 triệu đồng/năm x 2 năm = 30 triệu đồng

- CP phát sinh: = 10 triệu đồng

2. Chi phí năm thứ 3: 150 triệu đồng

Bao gồm:

- Tiền thuê đất: 1ha x 10 triệu đồng/ha/năm x 1 năm = 10 triệu đồng

- Phân bón, thuốc trừ sâu năm ba: 400 cây x 175.000 đồng/cây = 70 triệu đồng

- Công chăm sóc năm ba (1/2 công): = 30 triệu đồng

- Nhân công hái trái: 20 tấn/ha x 3 công/tấn x 150.000 đồng = 9 triệu đồng

- CP nhiên liệu, máy móc (k/h 7 năm): 7,5 triệu đồng/năm x 1 năm = 7,5 triệu đồng

- CP Quản lý: 15 triệu đồng/năm x 1 năm = 15 triệu đồng

- CP phát sinh: = 8,5 triệu đồng

3. Doanh thu năm thứ 3: 20 tấn x 20.000 đồng/kg (xô) = 400 triệu đồng

4. Kết luận:

Như vậy đến năm thứ 3, 1ha chanh cho thu lời được: 400 – (200 + 150) = 50 triệu đồng
 
Xin mạn phép, tôi tính toán cơ bản như sau (có tính cho tròn số):

TÍNH CHI PHÍ CHO 1HA CHANH


1. Chi phí cho 2 năm: 200 triệu đồng

Bao gồm:

- Tiền thuê đất: 1ha x 10 triệu/năm x 2 năm = 20 triệu đồng

- Công lên liếp, xuống giống: 100 công x 150.000 đồng/công = 15 triệu đồng

- Cây giống: 400 cây x 20.000 đồng/cây = 8 triệu đồng

- Phân bón lót năm đầu: 400 hố x 80.000 đồng/hố = 32 triệu đồng

- Phân bón, thuốc trừ sâu năm đầu: 400 cây x 30.000 đồng/cây = 12 triệu đồng

- Công chăm sóc năm đầu (1/6 công): = 10 triệu đồng

- Phân bón, thuốc trừ sâu năm hai: 400 cây x 70.000 đồng/cây = 28 triệu đồng

- Công chăm sóc năm hai (1/3 công): = 20 triệu đồng

- CP nhiên liệu, máy móc (k/h 7 năm): 7,5 triệu đồng/năm x 2 năm = 15 triệu đồng

- CP Quản lý: 15 triệu đồng/năm x 2 năm = 30 triệu đồng

- CP phát sinh: = 10 triệu đồng

2. Chi phí năm thứ 3: 150 triệu đồng

Bao gồm:

- Tiền thuê đất: 1ha x 10 triệu đồng/ha/năm x 1 năm = 10 triệu đồng

- Phân bón, thuốc trừ sâu năm ba: 400 cây x 175.000 đồng/cây = 70 triệu đồng

- Công chăm sóc năm ba (1/2 công): = 30 triệu đồng

- Nhân công hái trái: 20 tấn/ha x 3 công/tấn x 150.000 đồng = 9 triệu đồng

- CP nhiên liệu, máy móc (k/h 7 năm): 7,5 triệu đồng/năm x 1 năm = 7,5 triệu đồng

- CP Quản lý: 15 triệu đồng/năm x 1 năm = 15 triệu đồng

- CP phát sinh: = 8,5 triệu đồng

3. Doanh thu năm thứ 3: 20 tấn x 20.000 đồng/kg (xô) = 400 triệu đồng

4. Kết luận:

Như vậy đến năm thứ 3, 1ha chanh cho thu lời được: 400 – (200 + 150) = 50 triệu đồng
Ok.
Rất tốt.
Về phương pháp luận, có ý thức tính toán là rất tốt.
Về cách tính, nếu có tính sai ta sẽ tìm chỗ sai để sửa lại cho đúng. Co thế mói thành công được. Anh em cứ tình theo cách riêng của mình đi.
Tôi có định hướng thêm như sau:
Tiền thuê đất 7 năm đưa trước 1 lần 9 Tr (chưa trả giá) X 7 = 63 tr.
Tất tần tật các khoản chi phí đến khi cây thu trái đợt bói ở 24 tháng tuổi là 100. Cần nhớ là nếu đổ hết 100 thì cây rất tốt. còn trồng bỏ cho trời thì miễn bàn.
Tới năm 3 trở đi cây vào kinh doanh, nếu đổ hết 100 thì quá tốt. phép tính năng suất đó là Ok đối với vụ nghịch, nên nhớ chu kỳ trái chanh là 4.5 tháng, 1 năm có thu 2 vụ thuận và nghịch. Vụ thuận thu rộ vào rằm tháng 7, vụ nghịch thu rộ vào t2 - t3
 
Ok.
Rất tốt.
Về phương pháp luận, có ý thức tính toán là rất tốt.
Về cách tính, nếu có tính sai ta sẽ tìm chỗ sai để sửa lại cho đúng. Co thế mói thành công được. Anh em cứ tình theo cách riêng của mình đi.
Tôi có định hướng thêm như sau:
Tiền thuê đất 7 năm đưa trước 1 lần 9 Tr (chưa trả giá) X 7 = 63 tr.
Tất tần tật các khoản chi phí đến khi cây thu trái đợt bói ở 24 tháng tuổi là 100. Cần nhớ là nếu đổ hết 100 thì cây rất tốt. còn trồng bỏ cho trời thì miễn bàn.
Tới năm 3 trở đi cây vào kinh doanh, nếu đổ hết 100 thì quá tốt. phép tính năng suất đó là Ok đối với vụ nghịch, nên nhớ chu kỳ trái chanh là 4.5 tháng, 1 năm có thu 2 vụ thuận và nghịch. Vụ thuận thu rộ vào rằm tháng 7, vụ nghịch thu rộ vào t2 - t3
Nếu vậy chi phí cho 2 năm đầu tính ra không tới 200tr :-?
Còn chuyện xen canh cây ngắn ngày thì sao a Việt, thu đủ bù chi cho từng năm không?
 
Nếu vậy chi phí cho 2 năm đầu tính ra không tới 200tr :-?
Còn chuyện xen canh cây ngắn ngày thì sao a Việt, thu đủ bù chi cho từng năm không?
Ngay đầu mùa mưa, trồng ớt, hoặc đậu xanh, lợi nhuận thấp thôi, nhưng nếu ớt trúng giá thì chỉ vài tháng là dư vốn toàn bộ chi phí.
Hết vụ ớt trồng xen đu đủ vào tháng 10, đậu trái vào tháng 1 - 2 - 3 là vụ nghịch. Lý thuyết 1 ha đu đủ, cho doanh số bán trên 1 tỷ!
Nhưng nó là đánh bạc với nhện đỏ và rầy chích hút truyền vi rút gây bệnh khảm: mất trắng!
Nếu không dính bệnh này, anh bảo kê chắc chắn đậu trái nghịch vụ, số 1 tỷ là OK. Cầu trời! cho mấy con chích hút nó không có...
Có nhiều loại đu đủ, nhưng chỉ có ruột vàng long an là ngon nhất và giá bán gấp đôi các loại khác.
 
Có nhiều loại đu đủ, nhưng chỉ có ruột vàng long an là ngon nhất và giá bán gấp đôi các loại khác.

Hôm trước được tặng hai quả, ngon thiệt luôn.
ah. 1 công thì nhầm thật rồi, còn 1 ha thì chuyện nhỏ thôi.

đúng rồi.
Vânh, sai ạ. Hi hi
Ảnh một vườn chanh bên Đức Hòa, gần chổ của anh @hongngu . Diện tích 1 ha. Đầu tư xem ra rất bài bản, với đê bao vững chắc. Ở đây họ không đào mương mà làm hệ thống tưới tự động luôn.

Hiệu quả kinh tế giữa việc tưới theo mương hay hệ thống tự động thì thế nào hả anh @leviet_law ?

5511ffd39cd56.jpg
 

Last edited by a moderator:
Thích câu nói này của anh @hongngu
Biết nói gì hơn là chữ "quá nhiều" ! Kiến thức, kinh nghiệm, không những chỉ trong nông nghiệp mà cả trong cuộc sống. Thật cám ơn anh !

Tôi chỉ là một kẻ lãng du xa lạ. Vì "kiếm sống" mà lưu lạc đến diễn đàn này, và có cơ duyên được gặp các anh chị em cùng yêu thích nông nghiệp. Nhưng chỉ là trên mạng ảo. Qua vài bài tin trên mạng, có một số anh em cùng chí hướng đã liên lạc, biết nhau. Nhưng hôm nay quả thật là tuyệt, khi được nhìn tận mắt, sờ tận tay, nghe rõ nồm nộm những gì anh Việt chia sẻ.

Người ta nói úông rượu để dễ tiêu. Nhưng hôm nay có quá nhiều điều thu thập, khó mà tiêu hết, tiêu nhanh được. Thôi thì nói được bi nhiêu thì hay bấy nhiêu.

(1) Đầu tiên là tấm hình của đôi vợ chồng nông dân ở Thạnh Lợi, cùng 74 tuổi, mà lực coi chừng chừng mấy anh em ở Sài Gòn xuống là thua xa nha (tui nói lực làm nông nha, còn ... cái khác, thì tui hổng biết :Bop: )

RAikkr.jpg


Đúng chất nông dân miền Tây ! Tuyệt !

(2) Vài ba món dân dã xứ phèn

551059f48dab1.jpg


Ta nói con cá lòng tong, hồi xưa giờ nghĩ nó như ... lòng tong, nhỏ xíu. Ai dè nó bự hơn ngón tay út. Mà anh chủ nhà (con ông lão 74t) nói là mới phân nữa hà ! Ngọt thịt, xương mềm rụm nha, nhai nhẹ nhàng mà ăn trọn con cá, đảm bảo không mắc tí xương nào.

(3) "Sính lễ"

Gọi điện trước để người ta cắt tiết, nhổ lông; rồi trên đường đi, ghé chợ Đệm lấy con gà ta thả vườn đã mần sẵn. Xách theo chai ruợu đặc biệt của tui, ngâm từ 6 tháng trước. Thiệt là đã khi mà phần chưa uống hết bị tuyên bố: "tịch thu nha !". He he he !
(Ai thích rượu ngon, đế nếp (chưa ngâm) thì nhắn tui trứơc ít nhất 2 tuần nha. Rượu đế nếp này do người chị ở Lộc Ninh (Bình Phước) nấu riêng cho tui - cái này là tui quảng cáo giúp bà chị kiếm thêm chút đỉnh tiền chợ thôi ! Tui không có phần hay tiền cò môi giới gì nha)

55105bf3d8454.jpg



(4) Cảnh hoàng hôn trên dòng Vàm Cỏ Đông.

Ik8n0re.jpg


Đất nước ta thật đẹp, nơi nào cũng là quê hương !

---------------------

Trên đây là vài dòng miên man cho một ngày lãng du. Cám ơn Agriviet đã kết nối.

Hy vọng chúng ta, những thành viên Agriviet có cùng niềm đam mê nông nghiệp, gắn bó với nhau nhiều hơn, để mà chia sẻ niềm đam mê, và hơn hết - SỐNG ĐƯỢC BẰNG NÔNG NGHIỆP (sống đẹp, sống khỏe, sống ... dư giả nha !).
@Loan Nguyen không chỉ có @hongngu@Nguoi mien tay cũng có đăng ký vé kìa bạn.
Nói thêm về buổi đi "thực tế" hôm nay:

Cùng đi với tôi còn có anh @hongngu . Tôi với anh ấy đi vào sáng sớm để thăm các vườn chanh. Do bận việc, nên buổi trưa chúng tôi quay về Sài Gòn.

16:00, sau khi chuyện của tôi đã xong, tôi liên lạc với anh @leviet_law , được biết anh vẫn còn ở Thạnh Lợi nên tôi đã lại đi đến đấy. Trước là để thăm hỏi anh Việt, làm quen. Sau là để bàn bạc chuyện sống bằng nông nghiệp với anh.

Được anh Việt mời thăm vườn chanh anh đang canh tác mà vốn bị chủ cũ BỎ đi. Rồi cùng nhau quay về Sài Gòn, được anh ấy mời vô cơ sở làm ăn của anh để mà uống trà hàn huyên. Qua đó, tôi không dám phán đoán, chỉ là có cảm nghĩ - cho nên có gì sai thì mong anh Việt thông cảm. Anh là một người có tâm huyết với cây ăn quả, sở thích của anh là nhìn chúng lớn lên, dâng sản phẩm cho con người, theo sự điều khiển của anh. Và anh muốn chia sẻ công việc đam mê của mình với những người đồng chí hướng.
Mua đất để làm gì ?

Ước mong sở hữu đất đai hình như người Việt chúng ta ai ai cũng có.

Với những người đam mê nông nghiệp thì ước mong đó càng mãnh liệt. Làm ra tiền, mua đất, rồi nuôi trồng với ước mong "cải thiện", cao hơn nữa là "tự cung tự cấp" thực phẩm sạch.

Chỉ riêng ở Sài Gòn. Bạn thử chạy đi lòng vòng trong bán kính 20 - 30km, gặp rất nhiều trang trại của cư dân thành phố. Và hầu hết trong số đó đều chỉ để làm nơi ăn nhậu cuối tuần cho các đại gia, nhưng rồi vài năm sau, họ cũng bỏ mặc. Chỉ riêng Củ Chi (là nơi được lựa chọn nhiều nhất), bạn có thể dễ dàng tìm thấy không ít thông tin rao bán trang trại, từ hơn 500 triệu đến hàng tỉ đồng.

Bạn là đại gia, có vài tỉ mua đất ở những vị trí đẹp, đổ thêm vào đó hàng chục tỉ tạo cơ ngơi bề thế và để rồi rao bán mà chả ai mua !

Không có bạc tỉ như đại gia, như tôi chỉ có một vài trăm bạc, cũng đau đáu nghĩ về việc kiếm một mảnh đất cho riêng mình. Nhưng số tiền nhỏ nhoi ấy sẽ mua được gì ? một mảnh đất bé xíu ở khu lục xụp, hay một diện tích đáng kể ở nơi khỉ ho cò gáy để rồi đau đáu chăm nom, tiền bỏ vào không hề ít để vài năm sau cho cỏ mọc thành rừng, chờ ngày kiếm được người để bán lại ? Tuy vậy, khả năng làm giàu từ việc này cũng có, khi mà cái bong bóng bất động sản lại được thổi phồng ! :Dapdau:

Một vài trăm triệu có được, làm gì để bảo toàn, thậm chí để gia tăng giá trị, đặc biệt với những người ở trình độ ABC về nông nghiệp ? Liệu có bị lừa trong một xã hội "Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều" ?

Nếu bạn có số vốn 100 triệu và từng bước đổ thêm 50 triệu nữa trong 1 - 3 năm đầu, để sau đó, có được:

- Kinh nghiệm làm nông từ một chuyên gia về phân thuốc và cây ăn quả.
- Khả năng kiếm thêm được vài trăm triệu một năm.

Một bài học trị giá 100 triệu, mà có khả năng cao kiếm được lãi. Bạn có dám thử ?

Chúng ta có tiền, có công sức, chủ topic sống được bằng đam mê. Mục đích cuối cùng là cả đôi bên cùng mua được một mảnh đất mơ ước tại một vi trí tuyệt đẹp, để cuối tuần lái ô tô xuống đó mắc võng ngủ:Huh:. Có xứng đáng để ước mơ không khi sự khởi đầu là 100 triệu ?

Xin đừng bàn là đem 100 triệu mua vé số để được trúng độc đắc nha :Bang: :Drunk:


Thông tin trên mạng của cty này http://chanhviet.com/
Cảm ơn anh về những chia sẻ! Tôi thực sự xúc động khi đọc những dòng chia sẻ của anh. có thể chúng ta đang tìm nhau chăng?
Hì, tìm nhau để làm ăn, để hợp tác, để huyên thuyên về đam mê thôi đấy cha, chứ không phải tìm nhau theo kiểu ...
 
Tôi nhường các bác làm dự án này :Bash:
(không viết tiếp chủ đề Nông dân bàn phím có làm giàu được không ?)
Chúc các bác thành công như dự kiến, có ăn lớn thì Donate cho Agriviet ít "xèng" để hoạt động :).
Thân chào.
 
Cảm ơn anh về những chia sẻ! Tôi thực sự xúc động khi đọc những dòng chia sẻ của anh. có thể chúng ta đang tìm nhau chăng?
Hì, tìm nhau để làm ăn, để hợp tác, để huyên thuyên về đam mê thôi đấy cha, chứ không phải tìm nhau theo kiểu ...
He he. Hình như anh đã thành công với thanh long ?
Không phải tất cả đều màu hồng !

Ảnh bên dưới là một khu vườn chanh bị thất bại dẫn đến nợ nần.

Người chủ đất, được nghe nói là có đến hàng chục hec-ta đất, nhưng mỗi nơi một miếng, không tập trung. Cái nào có ăn là trồng.

- Có một mảnh vườn trồng ổi, vừa mới xen chanh, cũng muốn cho thuê.
- Mảnh chanh này có diện tích hơn 2 hec-ta. Làm chanh nghịch vụ cho mùa này, nhưng thất bại dẫn đến mang nợ.

Mảnh chanh này anh @leviet_law hiểu rõ, và nắm được thể trạng, bệnh lý. Tuy vậy, giá cho thuê thì cao ngất ngưỡng. Riêng tôi thì nhìn qua, nản ngay ! :p

Hôm kia đi thực tế, thì anh @hongngu nói chuyện nhiều với người chủ; ông ấy đã nói những gì vậy anh ?


HMKZZES.jpg
 
He he. Hình như anh đã thành công với thanh long ?
Không phải tất cả đều màu hồng !

Ảnh bên dưới là một khu vườn chanh bị thất bại dẫn đến nợ nần.

Người chủ đất, được nghe nói là có đến hàng chục hec-ta đất, nhưng mỗi nơi một miếng, không tập trung. Cái nào có ăn là trồng.

- Có một mảnh vườn trồng ổi, vừa mới xen chanh, cũng muốn cho thuê.
- Mảnh chanh này có diện tích hơn 2 hec-ta. Làm chanh nghịch vụ cho mùa này, nhưng thất bại dẫn đến mang nợ.

Mảnh chanh này anh @leviet_law hiểu rõ, và nắm được thể trạng, bệnh lý. Tuy vậy, giá cho thuê thì cao ngất ngưỡng. Riêng tôi thì nhìn qua, nản ngay ! :p

Hôm kia đi thực tế, thì anh @hongngu nói chuyện nhiều với người chủ; ông ấy đã nói những gì vậy anh ?


HMKZZES.jpg
Ông cho biết là ông có gần 100Ha, và cả 10 địa điểm. Do vậy, việc chạy tới từng mảnh vườn, xem phân bón, thuốc và nhân công cũng khó khăn.

Mảnh vườn này là ông xử lý trái vụ nhưng thất bại, lý do ông đưa ra là không theo sát, để nhân công họ tự làm. Việc chăm sóc và phân bón cũng không như ý nên thất bại đợt này, ông nản và rút ra kinh nghiệm là không thể kiểm soát nổi thì cho thuê để lấy tiền chăm cho một ít vườn thì hiệu quả.

Hỏi thăm ông về tình hình chi phí làm trái vụ, thu nhập, nhân công. Hỏi để mình lường trước khó khăn. Thăm qua các vườn thì mình cũng rút ra được kinh nghiệm, trồng cây và chăm sóc giống như nuôi con vậy. Nếu chăm từ trong bụng đã phát triển tốt ( khâu làm đất, bón lót...Nói chung là khâu chuẩn bị ), chăm tiếp từ lúc lọt lòng đến trưởng thành ( nếu nó khỏe mạnh luôn, hoặc có bệnh chữa ngay ) mà không bị suy dinh dưỡng thì cho kết quả tốt hơn là suy dinh dưỡng, rồi mình bồi bổ lại. Chắc chắn hiệu quả sẽ không cao.
 
MpyWayO.jpg


MpyWayO.jpg


MpyWayO.jpg


MpyWayO.jpg

Thấy trên diễn đàn anh em đang "hăng hái" vụ tour tham quan 02 ngày của anh Việt đề nghị, em xin mạn phép có ý kiến:

1. Nhờ anh Việt chuẩn bị địa điểm tham quan trước gởi mail cho anh NQ_Toan: ưu tiên các mô hình "thất bại" càng nhiều càng tốt - học từ thất bại quan trọng và dễ hơn là học từ thành công :)

2. Anh NQ_Toan sẽ chủ trì tổ chức tour và định giá - cung cấp lịch thời gian. Thông báo đăng ký đến hết ngày.... sẽ không nhận nữa.

Nhân đây em cũng xin post một số hình thực tế ở ấp 7, xã Lương Hòa, Bến Lức, Long An về cây chanh không hạt.

Nhận định: Lý thuyết là bất biến - Thực tế là vạn biến nên làm nông nghiệp cần phải có tâm huyết và ý chí sắt đá.
 
MpyWayO.jpg


MpyWayO.jpg


MpyWayO.jpg


MpyWayO.jpg

Thấy trên diễn đàn anh em đang "hăng hái" vụ tour tham quan 02 ngày của anh Việt đề nghị, em xin mạn phép có ý kiến:

1. Nhờ anh Việt chuẩn bị địa điểm tham quan trước gởi mail cho anh NQ_Toan: ưu tiên các mô hình "thất bại" càng nhiều càng tốt - học từ thất bại quan trọng và dễ hơn là học từ thành công :)

2. Anh NQ_Toan sẽ chủ trì tổ chức tour và định giá - cung cấp lịch thời gian. Thông báo đăng ký đến hết ngày.... sẽ không nhận nữa.

Nhân đây em cũng xin post một số hình thực tế ở ấp 7, xã Lương Hòa, Bến Lức, Long An về cây chanh không hạt.

Nhận định: Lý thuyết là bất biến - Thực tế là vạn biến nên làm nông nghiệp cần phải có tâm huyết và ý chí sắt đá.
vườn của bạn này nhìn thấy đẹp
 
Vườn này 10 tháng tuổi củ a Ân 2ha. Mình ở sg chạy xuống tìm hiểu mô hình trồng chanh ko hạt. Chạy ngang ấp 9 thấy ngay vườn này tấp vô hỏi. Xong chạy qua ấp 7 gặp cao thủ chanh cô bùi thị ba. Đi một ngày vẫn chưa đã.
 
Ông cho biết là ông có gần 100Ha, và cả 10 địa điểm. Do vậy, việc chạy tới từng mảnh vườn, xem phân bón, thuốc và nhân công cũng khó khăn.

Mảnh vườn này là ông xử lý trái vụ nhưng thất bại, lý do ông đưa ra là không theo sát, để nhân công họ tự làm. Việc chăm sóc và phân bón cũng không như ý nên thất bại đợt này, ông nản và rút ra kinh nghiệm là không thể kiểm soát nổi thì cho thuê để lấy tiền chăm cho một ít vườn thì hiệu quả.

Hỏi thăm ông về tình hình chi phí làm trái vụ, thu nhập, nhân công. Hỏi để mình lường trước khó khăn. Thăm qua các vườn thì mình cũng rút ra được kinh nghiệm, trồng cây và chăm sóc giống như nuôi con vậy. Nếu chăm từ trong bụng đã phát triển tốt ( khâu làm đất, bón lót...Nói chung là khâu chuẩn bị ), chăm tiếp từ lúc lọt lòng đến trưởng thành ( nếu nó khỏe mạnh luôn, hoặc có bệnh chữa ngay ) mà không bị suy dinh dưỡng thì cho kết quả tốt hơn là suy dinh dưỡng, rồi mình bồi bổ lại. Chắc chắn hiệu quả sẽ không cao.

Rất đúng, mình cũng ham vụ này lắm, nhưng kinh nghiệm xương máu vẫn là quản lý con người, ai làm, ai quản lý, tâm và tầm. Giải dc bài toán con người rồi thì xem như thắng dc 90% rồi.
 
He he. Hình như anh đã thành công với thanh long ?
Không phải tất cả đều màu hồng !

Ảnh bên dưới là một khu vườn chanh bị thất bại dẫn đến nợ nần.

Người chủ đất, được nghe nói là có đến hàng chục hec-ta đất, nhưng mỗi nơi một miếng, không tập trung. Cái nào có ăn là trồng.

- Có một mảnh vườn trồng ổi, vừa mới xen chanh, cũng muốn cho thuê.
- Mảnh chanh này có diện tích hơn 2 hec-ta. Làm chanh nghịch vụ cho mùa này, nhưng thất bại dẫn đến mang nợ.

Mảnh chanh này anh @leviet_law hiểu rõ, và nắm được thể trạng, bệnh lý. Tuy vậy, giá cho thuê thì cao ngất ngưỡng. Riêng tôi thì nhìn qua, nản ngay ! :p

Hôm kia đi thực tế, thì anh @hongngu nói chuyện nhiều với người chủ; ông ấy đã nói những gì vậy anh ?


HMKZZES.jpg
Thành công gì đâu anh ơi, mới chỉ gặp may thôi hà. Cây có múi mới là loại đòi hỏi cao về kiến thức trồng trọt cũng như vốn đầu tư. Cố gắng phải học một "khóa" về cây có múi mới chịu. Thanh long thì yếu tố hên - xui có vai trò cực kỳ quan trọng, vì vậy có làm cho nhiều trái nhưng nếu gặp mấy bác TQ mà chê thì cũng ...thua. Còn với cây có múi thì yếu tố hên - xui gần như bị triệt tiêu, nếu "hiểu" được cây?
 
Thành công gì đâu anh ơi, mới chỉ gặp may thôi hà. Cây có múi mới là loại đòi hỏi cao về kiến thức trồng trọt cũng như vốn đầu tư. Cố gắng phải học một "khóa" về cây có múi mới chịu. Thanh long thì yếu tố hên - xui có vai trò cực kỳ quan trọng, vì vậy có làm cho nhiều trái nhưng nếu gặp mấy bác TQ mà chê thì cũng ...thua. Còn với cây có múi thì yếu tố hên - xui gần như bị triệt tiêu, nếu "hiểu" được cây?
Nếu thu xếp được thì tham gia cùng anh Việt kìa.
Vườn này 10 tháng tuổi củ a Ân 2ha. Mình ở sg chạy xuống tìm hiểu mô hình trồng chanh ko hạt. Chạy ngang ấp 9 thấy ngay vườn này tấp vô hỏi. Xong chạy qua ấp 7 gặp cao thủ chanh cô bùi thị ba. Đi một ngày vẫn chưa đã.
Bạn có tìm được thêm gì thú vị nữa hay không ?
 


Back
Top