Gắn kết bạn bè làm giàu bằng trồng trọt.

Chào anh em trên diễn đàn, chào anh em nhà vườn.
Qua theo dõi diễn đàn, tôi thấy rất nhiều anh em quan tâm tới trồng cây gì, khởi nghiệp như thế nào, tôi có thể gợi ý chia sẻ với anh em một ít theo hiểu biết của tôi.
Tôi tự giới thiệu, tôi làm nghề kỹ thuật nông nghiệp, đã đi nhiều vùng đất ở Miền Nam, đi nhiều đồng ruộng. Và tôi biết nhiều loại cây làm giàu mức lợi nhuận 400 - 1 tỷ - trên 1 tỷ 1 ha/ 1 năm.
Kết hợp sách vở, thực tế, lắng nghe cách canh tác của anh em nhà vườn mà cho đến nay, tôi có thể nói là biết tương đối kha khá về kỹ thuật trồng trọt các loại cây đó.
Những cây đó là gần gũi, rất đời thường, rất dân dã, không xa lạ mà trong công việc của tôi tiếp xúc được tôi có thể liệt kê dưới đây:
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.
4/ Tiêu Chư Sê.
5/ Vài loại rau màu khác thì phải biết "lướt sóng" cũng có mức lợi nhuận rất cao.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác cũng có giá trị kinh tế cao, nhưng tôi không đi sâu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của từng loại nên tôi không nêu ra.
Cùng là cây có múi, nguyên lý chung thì giống nhau, nhưng mỗi cây sẽ có mỗi khác. Việc ra bông cam xoàn khác ra bông quýt đường. Rồi việc ra bông chanh khác việc ra bông cam sành. Ngay kỹ thuật ra bông chanh linca cũng khác chanh giấy.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà nông chính hiệu đang trồng những cây trên cũng đa ca bài ca "được mùa rớt giá". Và chính các nông dân đang trồng các cây trên hiện tại nhà đang không có gạo ăn, không có tiền chi tiêu cũng là bình thường.
Nguyên nhân của nó là toàn miền nam có 1 mùa mưa, mà mùa mưa thì cây ăn trái chỉ ra đọt không ra hoa; vào đầu tháng 10 âl lịch, toàn miền nam có một đợt thời tiết giá lạnh, cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, bước qua thời kỳ sinh trưởng sinh sản, và ra hoa đồng loạt khi thời tiết nắng ấm trở lại vào tháng 11 - 12 âm lịch thì lẽ tất nhiên trái cây dư thừa, dội chợ, giá rẻ là đương nhiên.
Vấn đề muốn có lợi nhuận là phải biết làm trái nghịch vụ.
Nghịch vụ có nghĩa là gì? là trái với tự nhiên: khi thời tiết mưa dầm tháng 7 - 8 âm lịch, khi cây đang "xung, phát đọt" thì lại bắt nói ngừng ra đọt, suy yếu để chuyển sang ra hoa. Khi vào mùa đông, về mặt tự nhiên cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng thì lại bắt nó "xung" để nuôi trái đã ra nghịch mùa và không được "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" để không được ra hoa.
Để giúp anh em rút ngắn khoảng thời gian tìm hiểu tôi chỉ ra rằng, cơ sở lý luận của nó là:
1/ "Giáo trình ra hoa cây ăn trái - tác giả Trần Văn Hâu - ĐH Cần Thơ". Khi đọc cuốn này bạn sẽ lý giải được vì sao cây ra hoa và vì sao cây không ra hoa để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn và không ra hoa theo ý muốn.
2/ "Cẩm nang giám định bệnh cây". Khi đọc cuốn này bạn sẽ biết được cây của mình đang bị bệnh gì.
3/ "Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật": khi đọc cuốn này bạn sẽ biết cách điều trị bệnh cho cây của mình.
Đó là những "hằng đẳng thức đáng nhớ" trong canh tác cây ăn trái.
Các bạn thân mến, tôi nghĩ các bạn ở diễn đàn này đều có kiến thức, các bạn khát khao lập nghiệp, các bạn hãy nghĩ thêm đi. Ở Lai Vung - Đồng Tháp; Trà Ôn - Vĩnh Long, đất của 1 nhà vườn chỉ khoảng vài ngàn m2. Ấy thế mà họ lập nên kỳ danh nhà vườn thực thụ, với thu nhập rất vững vàng.
Có những nông dân mà mình thật khâm phục, ví như có 1 lần gặp 1 nông dân tên Ngoan ở Cai Lậy, anh ấy ghi chép và nắm rất rõ đọt cây sầu riêng mon thon bao nhiều ngày thì già lá, 8 ri bao nhiêu ngày ngày già lá, khổ qua bao nhiêu ngày già lá để tác động paclo ngày thứ mấy thì có hiệu quả nhất.
Hoặc cách đây 4 năm, mình có gặp 1 nông dân tên Bưu ở Lai Vung, khi ấy anh ấy rất nghèo, nhà lá lụp xụp, cả gia đình chỉ nhìn vào 1.000 m2 quýt đường. Lý do mình tiếp xúc với anh ấy là đại lý chỉ mình vào khắc phục 1.000 m2 quýt đó đang ngủ ngày và mất trắng. Mình tìm ra lý do, đơn giản là pH quá thấp, dưới 2 nên rễ bị hư hết, sau khi đánh CaO cây phục hồi ngay. Thế năm đó anh ấy thu được gần 200 tr ở công quýt đó và đủ vốn làm 5 công huệ... năm ngoái đây anh ấy nhớ mình và đt mời mình xuống ăn tân gia, mình bận không xuống được, mới hôm rồi mình xuống ghé thăm, thì ra anh ấy cất nhà hơn 1 tỷ, trên một miếng đất mới mua cũng gầy 1 tỷ.
Vậy thì các bạn, những người có tri thức, biết đọc hiểu, biết hỏi, các bạn hãy cố gắng lên nhé.
Đối với những anh em nhà vườn đang canh tác cây ăn trái nói riêng, cây trồng cạn nói chung, nếu gặp vấn đề cứ alo cho mình nhé, mình sẽ lý giải và giải đáp tận tình hiện tượng trên vườn của bạn trong phạm vi có thể. Số ĐT của mình là 0903.081.036 mình tên Việt.
Những anh em nhà vườn ở xa chỗ mình, biết lý thuyết và đã làm bông nghịch vụ những năm qua nhưng chưa được mỹ mãn, cứ gọi đt cho mình, chúng ta cùng thảo luận trao đổi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Những anh em nhà vườn đã làm trái nghịch vụ 2014 xong, nếu thấy dấu hiệu trái lọt kích cỡ khi thu hoạch, hãy mạnh dạn gọi đt cho mình, mình tin rằng mình sẽ thảo luận cùng anh em để xử lý thành công.
Đối với những anh em nhà vườn ở gần chỗ mình (Lê Minh Xuân - Bính Chánh) có trồng cây có múi mà chưa yên tâm về biện pháp canh tác của mình, thì hãy đến thăm vườn của mình (Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An) cho cụ thể rồi mình sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.
Mình có đọc qua diễn đàn, thấy có một số anh em đang làm nghành nghề khác tại TP HCM muốn chuyển sang nghề trồng trọt, mình sẽ giúp các bạn lựa chọn đất đai, cây trồng ở gần TP HCM với số vốn đầu tư ban đầu (kể cả tiền thuê đất không quá 30 tr/1 Ha) và vốn chăm sóc không quá 100 tr/ 1 Ha để có lợi nhuận 300 - 600 tr nhé.
Năm nay, ở vùng gần chỗ mình, người trồng mía lỗ rất nặng, giá thuê đất trống sẽ rất rẻ; giá bán đất cũng sẽ rất rẻ (vì phải bán đất để trả nợ mà). Anh em nào ở SG yêu nghề vườn mà có chút vốn cứ nhờ cò đất đi tìm đất mía mà mua, họ bắt đầu kêu bán đất rồi đó.
Mình tin rằng, qua diễn đàn này, qua thời gian giao lưu, chúng ta sẽ có những gắn kết tình bạn chặt chẽ thông qua công việc.
 


Last edited:
Bác Việt cho em hỏi, cây có múi rất hay bị sâu vẽ bùa khi đâm đọt non mà không phun hay xịt thuốc. Cách trị thì chắc chán là đọt đâm lên khoảng 2cm là phải phun rồi. Nhưng dùng thuốc nào hiệu quả cao mà ít độc hại.
Vẽ bùa dễ trị nên xài thuốc lung tung hết cả. Muốn ít độc thì dầu khoáng là được tốt rồi, muốn độc nhiều thì các loại thuốc tiếp xúc vị độc, xông hơi, nó chỉ ngửi nhẹ là chết hết. Mốn ít độc hơn nữa thì xài vi sinh Bacillus thuringiensis, nhưng xài cái này lại bị một cái độc khác trước khi phun xịt thuốc là chạy kiếm khắp xứ không thấy đại lý nào bán cả, vừa độc vừa mệt nữa. Thôi, dầu khoáng là ok rồi.
Em sẽ ghé thăm vườn của anh ngay trong ngày mai (thứ 3) anh Việt nha? Anh em nào có hứng thú đi gặp sư phụ Việt thì ngày mai cùng đi luôn thôi, cảm thấy chuẩn bị lượm được vàng rồi!!!
Vâng, chào anh, ngày mai thứ 3 tôi ở vườn đấy, tới ngã tư Thạnh Lợi thì ĐT cho tôi. Trước khi đến thăm vườn tôi anh hãy chạy dọc đường, đi vào các kinh để nhìn xem các vườn chanh của hàng ngàn nông dân khác anh nhé.
Anh sẽ thấy nhiều vườn chanh đang trĩu nặng trái (trời ạ, giá bán chỉ vài ngàn đồng 1 Kg), rồi những vườn chanh đang làm trái nghịch vụ, trái non nhiều, nhưng rụng quá nhiều luôn. Họ cho rằng rụng sinh lý, rụng cho sương muối (sương có muối mặn).
Ở chỗ tôi nông dân nghèo lắm, họ không có tiền để đầu tư, và có tiền cũng không dám đầu tư, bởi lẽ họ không hiểu được đồng tiền của họ đổ xuống đất sẽ đi về đâu.
Tôi mong gặp được những người bạn có thể nhìn hiểu được trái chanh.
Trái trên vườn tôi còn nhỏ, nhưng không có hiện tượng rụng bệnh lý.
Và cũng ít gặp hiện tượng rụng sinh lý: về sinh lý 1 chùm bông chanh có từ 5 - 20 trái, trong đó có 1 - 2 trái lớn nhanh, rất nhanh, áp đảo các trái khác và rụng hết, chỉ còn lại 1 - 2 trái đó, nhưng vườn của tôi, và vườn của anh em tôi làm trái cho họ trái non lớn rất đồng đều.
Cứ 100 người làm chanh thì có 50 người có làm trái nghịch vụ; cứ 50 người làm trái nghịch vụ thì có 40 người ra được bông; cứ 40 người ra được bông thì có khoảng 20 người đậu được trái; cứ 20 người đậu được trái thì có 1 người có lợi nhuận rất cao.
Làm cây ăn trái nghịch vụ thuộc về "nông nghiệp công nghệ cao". Người làm trái nghịch vụ phải là một thể thống nhất từ lý trí - ý chí - hành động.
Về mặt lý trí: biết được, hiểu được, nguyên lý của làm trái nghịch vụ.
Về mặt ý chí: phải quyết tâm biến lý trí đó vào thực tiễn và cương quyết thực hiện đến cùng không kể tới tốn hoàn cảnh, dù thiếu tiền, dù khổ, nhưng phải quyết tâm theo đuổi tới cùng.
Về mặt hành động: phải tích cực lao động, và hao động hăng say, không kể nắng mưa, ngập lụt.
Làm trái nghịch vụ rất nhiều cực khổ, công việc không phải làm 1 ngày, mà hết ngày này sang ngày khác, không phải khác phục 1 việc mà xong, mà hết chuyện này rồi lại đến chuyện khác, không phải bỏ tiền ra 1 lần mà xong mà hết lần này rồi lại lần khác, lần khác nữa, lần tiếp nữa.
Tôi không có nhã hứng tiếp tất cả mọi người, vì họ không có quyết tâm.
 


Vườn cam sành nhà em mới đc 2 năm tuổi,chắc cũng chuẩn bị cho nó ra trái thuận vụ mùa này đc rồi hả anh Việt.ra thuận vụ thì mình cứ để cho nó ra tự nhiên hay có cần xịt thuốc kích thich gì ko a?
Nếu có xịt thì mình nên xịt thuốc gì vậy a.
 
Vườn cam sành nhà em mới đc 2 năm tuổi,chắc cũng chuẩn bị cho nó ra trái thuận vụ mùa này đc rồi hả anh Việt.ra thuận vụ thì mình cứ để cho nó ra tự nhiên hay có cần xịt thuốc kích thich gì ko a?
Nếu có xịt thì mình nên xịt thuốc gì vậy a.
Trái thuận vụ đơn giản lắm em ạ. em saech cụm từ "kỹ thuật trồng cam sành" là có ngay.
Chu kỳ đọt cam sành 2,5 - 3 tháng, cứ 3 tháng bón phân 1 lần sẽ có trái chuyền liên tục, xài thuốc nấm định kỳ 1 tháng 1 lần, chú ý nhện đỏ gây da cám da lu.
Thường bà con xài 20 - 20 - 15 cho cây thuận vụ là được rồi, nếu cây yếu thì thêm 1 ít urea.
Ngoài ra, đại lý họ có xô tưới dưỡng rễ cũng giúp ra đọt, ra hoa nhanh hơn.
Em cần phân biệt vết nấm và vết vi khuẩn.
Anh gửi em hình là vết vi khuẩn nhưng rất dễ lầm tưởng với vết nấm.
upload_2015-1-13_12-28-40.png

Cam sành vụ đầu dễ bị xồ trái, nám nắng, dày vỏ nên hạn chế tối đa việc xài phân bón lá có GA3 làm trái cam vụ 1 rất dễ xồ trái, nám nắng. Em đi phân gốc công thức kali cao hơn 1 tí sẽ hạn chế tình trạng xồ trái, nám nắng.
Em muốn ra hoa và đọt đồng loạt tập trung thì em ứng dụng thiourea. Thận trọng với hóa chất này vì cây dễ bị vàng lá, rụng lá nếu xài liều cao, hoặc đúng liều nhưng do cây của mình yếu. Xài liều như thế nào phải căn cứ vào thể trạng của cây.
 
Mình chưa có cơ hội được gặp anh Việt ngoài đời và xem vườn của anh. Nhưng qua các bài viết của anh và kiến thức mình có được thì thấy anh Việt chưa nói gì sai. Tôi là người trồng hồ tiêu (một cây trồng khó tính, lợi nhuận cao) nên tìm hiểu rất kỹ kiến thức về dinh dưỡng, sinh lý cây trồng. Xin cảm ơn anh về sự nhiệt tình và chúc anh thành cồng. Nếu được anh cho tôi số đt để tôi mời anh 1 ly cà phê coi như thay lời cảm ơn và làm quen.;)
 
Bài của bạn quá hay, nó giúp cho những người làm nông, hoặc sắp làm nông tin tưởng hơn vào tương lai.
Tiếc rằng tôi lại ở miền Bắc, nên không tham quan trang trại của bạn được.
 

Hi Vọng gặp dc Anh hoc hỏi kinh nghiệm là trái vụ, mình có khoang 3 mẩu vú sữa, nếu trúng thì trúng nhiều nhưng thất bát vô cùng... nông dân thật khổ
 
Chào anh em trên diễn đàn, chào anh em nhà vườn.
Qua theo dõi diễn đàn, tôi thấy rất nhiều anh em quan tâm tới trồng cây gì, khởi nghiệp như thế nào, tôi có thể gợi ý chia sẻ với anh em một ít theo hiểu biết của tôi.
Tôi tự giới thiệu, tôi làm nghề kỹ thuật nông nghiệp, đã đi nhiều vùng đất ở Miền Nam, đi nhiều đồng ruộng. Và tôi biết nhiều loại cây làm giàu mức lợi nhuận 400 - 1 tỷ - trên 1 tỷ 1 ha/ 1 năm.
Kết hợp sách vở, thực tế, lắng nghe cách canh tác của anh em nhà vườn mà cho đến nay, tôi có thể nói là biết tương đối kha khá về kỹ thuật trồng trọt các loại cây đó.
Những cây đó là gần gũi, rất đời thường, rất dân dã, không xa lạ mà trong công việc của tôi tiếp xúc được tôi có thể liệt kê dưới đây:
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.
4/ Tiêu Chư Sê.
5/ Vài loại rau màu khác thì phải biết "lướt sóng" cũng có mức lợi nhuận rất cao.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác cũng có giá trị kinh tế cao, nhưng tôi không đi sâu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của từng loại nên tôi không nêu ra.
Cùng là cây có múi, nguyên lý chung thì giống nhau, nhưng mỗi cây sẽ có mỗi khác. Việc ra bông cam xoàn khác ra bông quýt đường. Rồi việc ra bông chanh khác việc ra bông cam sành. Ngay kỹ thuật ra bông chanh linca cũng khác chanh giấy.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà nông chính hiệu đang trồng những cây trên cũng đa ca bài ca "được mùa rớt giá". Và chính các nông dân đang trồng các cây trên hiện tại nhà đang không có gạo ăn, không có tiền chi tiêu cũng là bình thường.
Nguyên nhân của nó là toàn miền nam có 1 mùa mưa, mà mùa mưa thì cây ăn trái chỉ ra đọt không ra hoa; vào đầu tháng 10 âl lịch, toàn miền nam có một đợt thời tiết giá lạnh, cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, bước qua thời kỳ sinh trưởng sinh sản, và ra hoa đồng loạt khi thời tiết nắng ấm trở lại vào tháng 11 - 12 âm lịch thì lẽ tất nhiên trái cây dư thừa, dội chợ, giá rẻ là đương nhiên.
Vấn đề muốn có lợi nhuận là phải biết làm trái nghịch vụ.
Nghịch vụ có nghĩa là gì? là trái với tự nhiên: khi thời tiết mưa dầm tháng 7 - 8 âm lịch, khi cây đang "xung, phát đọt" thì lại bắt nói ngừng ra đọt, suy yếu để chuyển sang ra hoa. Khi vào mùa đông, về mặt tự nhiên cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng thì lại bắt nó "xung" để nuôi trái đã ra nghịch mùa và không được "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" để không được ra hoa.
Để giúp anh em rút ngắn khoảng thời gian tìm hiểu tôi chỉ ra rằng, cơ sở lý luận của nó là:
1/ "Giáo trình ra hoa cây ăn trái - tác giả Trần Văn Hâu - ĐH Cần Thơ". Khi đọc cuốn này bạn sẽ lý giải được vì sao cây ra hoa và vì sao cây không ra hoa để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn và không ra hoa theo ý muốn.
2/ "Cẩm nang giám định bệnh cây". Khi đọc cuốn này bạn sẽ biết được cây của mình đang bị bệnh gì.
3/ "Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật": khi đọc cuốn này bạn sẽ biết cách điều trị bệnh cho cây của mình.
Đó là những "hằng đẳng thức đáng nhớ" trong canh tác cây ăn trái.
Các bạn thân mến, tôi nghĩ các bạn ở diễn đàn này đều có kiến thức, các bạn khát khao lập nghiệp, các bạn hãy nghĩ thêm đi. Ở Lai Vung - Đồng Tháp; Trà Ôn - Vĩnh Long, đất của 1 nhà vườn chỉ khoảng vài ngàn m2. Ấy thế mà họ lập nên kỳ danh nhà vườn thực thụ, với thu nhập rất vững vàng.
Có những nông dân mà mình thật khâm phục, ví như có 1 lần gặp 1 nông dân tên Ngoan ở Cai Lậy, anh ấy ghi chép và nắm rất rõ đọt cây sầu riêng mon thon bao nhiều ngày thì già lá, 8 ri bao nhiêu ngày ngày già lá, khổ qua bao nhiêu ngày già lá để tác động paclo ngày thứ mấy thì có hiệu quả nhất.
Hoặc cách đây 4 năm, mình có gặp 1 nông dân tên Bưu ở Lai Vung, khi ấy anh ấy rất nghèo, nhà lá lụp xụp, cả gia đình chỉ nhìn vào 1.000 m2 quýt đường. Lý do mình tiếp xúc với anh ấy là đại lý chỉ mình vào khắc phục 1.000 m2 quýt đó đang ngủ ngày và mất trắng. Mình tìm ra lý do, đơn giản là pH quá thấp, dưới 2 nên rễ bị hư hết, sau khi đánh CaO cây phục hồi ngay. Thế năm đó anh ấy thu được gần 200 tr ở công quýt đó và đủ vốn làm 5 công huệ... năm ngoái đây anh ấy nhớ mình và đt mời mình xuống ăn tân gia, mình bận không xuống được, mới hôm rồi mình xuống ghé thăm, thì ra anh ấy cất nhà hơn 1 tỷ, trên một miếng đất mới mua cũng gầy 1 tỷ.
Vậy thì các bạn, những người có tri thức, biết đọc hiểu, biết hỏi, các bạn hãy cố gắng lên nhé.
Đối với những anh em nhà vườn đang canh tác cây ăn trái nói riêng, cây trồng cạn nói chung, nếu gặp vấn đề cứ alo cho mình nhé, mình sẽ lý giải và giải đáp tận tình hiện tượng trên vườn của bạn trong phạm vi có thể. Số ĐT của mình là 0903.081.036 mình tên Việt.
Những anh em nhà vườn ở xa chỗ mình, biết lý thuyết và đã làm bông nghịch vụ những năm qua nhưng chưa được mỹ mãn, cứ gọi đt cho mình, chúng ta cùng thảo luận trao đổi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Những anh em nhà vườn đã làm trái nghịch vụ 2014 xong, nếu thấy dấu hiệu trái lọt kích cỡ khi thu hoạch, hãy mạnh dạn gọi đt cho mình, mình tin rằng mình sẽ thảo luận cùng anh em để xử lý thành công.
Đối với những anh em nhà vườn ở gần chỗ mình (Lê Minh Xuân - Bính Chánh) có trồng cây có múi mà chưa yên tâm về biện pháp canh tác của mình, thì hãy đến thăm vườn của mình (Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An) cho cụ thể rồi mình sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.
Mình có đọc qua diễn đàn, thấy có một số anh em đang làm nghành nghề khác tại TP HCM muốn chuyển sang nghề trồng trọt, mình sẽ giúp các bạn lựa chọn đất đai, cây trồng ở gần TP HCM với số vốn đầu tư ban đầu (kể cả tiền thuê đất không quá 30 tr/1 Ha) và vốn chăm sóc không quá 100 tr/ 1 Ha để có lợi nhuận 300 - 600 tr nhé.
Năm nay, ở vùng gần chỗ mình, người trồng mía lỗ rất nặng, giá thuê đất trống sẽ rất rẻ; giá bán đất cũng sẽ rất rẻ (vì phải bán đất để trả nợ mà). Anh em nào ở SG yêu nghề vườn mà có chút vốn cứ nhờ cò đất đi tìm đất mía mà mua, họ bắt đầu kêu bán đất rồi đó.
Mình tin rằng, qua diễn đàn này, qua thời gian giao lưu, chúng ta sẽ có những gắn kết tình bạn chặt chẽ thông qua công việc.
Chủ đề của bạn rất hay. Cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ mọi người của bạn trong công viêc hàng ngày. Chúc bạn có nhiều thắng lợi trong công việc của mình. Hi vọng 1 ngày không xa sẽ nhận được sự giúp đỡ từ bạn.
 
em có vấn đề này mong được anh Việt giúp đỡ cho em cũng như những bạn mới vào nghề nông như em , đó là về công tác phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng ,mình nhận biết thế nào để gọi là tốt nhất trước khi cây bị ảnh hưởng quá nhiều , một vài lưu ý cần thiết chẳng hạn.thân.
chúc anh sức khỏe , cảm ơn anh đã đọc tin.
 
Hi Vọng gặp dc Anh hoc hỏi kinh nghiệm là trái vụ, mình có khoang 3 mẩu vú sữa, nếu trúng thì trúng nhiều nhưng thất bát vô cùng... nông dân thật khổ
Vâng chào bạn.
Nông dân trồng vú sữa thì trúng cũng nhiều, mà khổ cũng nhiều. Hiện nay là 24/11/2014 al, nếu làm trái nghịch vụ thì ngay từ bây giờ bạn giực bỏ hết trái, bón lân nếu cây tốt, bón NPK tỷ lệ 1 - 3 - 1 hoặc 2 - 3 - 1 nếu cây yếu, nếu yếu quá thì không thể làm bông, đợi cho cây ăn hết phân xong, bón thêm SP lân rồi không tưới nữa, chờ 1 tháng sau tức khoảng sau tết thì "làm gốc" trở lại, đầu tháng 2 đến tháng 3 cây sẽ ra hoa và thu trái đầu vụ vào tháng 10 sẽ có giá cao nhất.
Tuy nhiên, vấn đề không phải là ở chổ làm trái như thế nào, làm trái vú sữa rất dễ, vấn đề là ở chỗ dưỡng cây như thế nào, cây có suy yếu không, cây có trồng ngập dưới đất không? có bị thối rễ, khô cành không, và tệ hơn nữa là cây có bị chết bán thân không, có bị chết cây không? Và hơn nữa, bạn phải suy nghĩ, dự báo trước "liệu cây này có nuôi nổi trái không mà làm trái", liệu cây này có trái rồi trái có bị héo không? có nuôi trái đủ kích cỡ được hay là không... Vấn đề đó mới là vấn đề nan giải phổ biến của vú sữa. Để khắc phục nó, cần phải áp dụng hàng loạt các biện pháp canh tác, "sữa lỗi hệ thống" để khởi động lại cây chứ không thể nói ngắn gọn một vài dòng được.
em có vấn đề này mong được anh Việt giúp đỡ cho em cũng như những bạn mới vào nghề nông như em , đó là về công tác phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng ,mình nhận biết thế nào để gọi là tốt nhất trước khi cây bị ảnh hưởng quá nhiều , một vài lưu ý cần thiết chẳng hạn.thân.
chúc anh sức khỏe , cảm ơn anh đã đọc tin.
Chào em. Vấn đề bệnh hại cây trồng tuy là 1 tác nhân, nhưng biểu hiện nhận biết, dấu hiệu báo trước ở mỗi loại cây có dấu hiệu mỗi khác.
Em cần nói rõ cây của em là cây gì, sau khi tìm hiểu thêm dữ liệu lịch sử canh tác, anh sẽ nói các dấu hiệu cận lâm sàng của cây đó trong phạm vi anh có thể giải thích được.
Ví dụ: cùng một tác nhân thối rễ, nấm tấn công rễ, nhưng sự thể hiện ở mỗi cây sẽ mỗi khác nhau: ây ớt rụng lá bã trầu từ lá gốc trở lên, trong khi cây có múi lại vàng lá, cũng là cây có múi nhưng cây cam thể hiện rõ nhất do bị vàng lá nhìn là thấy ngay, còn đối với cây chanh lại biểu hiện chậm hơn cây cam, còn đối với cây tiêu thì kém phát triển và từ từ chết (chết chậm), cây vú sữa, saopo thì không chết liền nhưng cũng chết chậm như cây tiêu.
Như ở trên anh có trao đổi với bạn vanhieutn về cây vú sữa làm trái nghịch vụ, anh liên tưởng tới hàng loạt giả thiết đang xảy ra phổ biến ở vú sữa TG, chỉ là giả thiết để trao đổi thôi, muốn khắc phục phải thấy tận mắt, phải khám nữa chứ không nói chung chung được.
 
Last edited:
Minh đang nghía tới cây quýt đường, minh dự dinh trồng 2000m2 vậy xin hoc hỏi bạn kt trồng, co cách nao làm trái vu, thu hoạch vào dịp tét nguyên đán k?
 
Mình chưa có cơ hội được gặp anh Việt ngoài đời và xem vườn của anh. Nhưng qua các bài viết của anh và kiến thức mình có được thì thấy anh Việt chưa nói gì sai. Tôi là người trồng hồ tiêu (một cây trồng khó tính, lợi nhuận cao) nên tìm hiểu rất kỹ kiến thức về dinh dưỡng, sinh lý cây trồng. Xin cảm ơn anh về sự nhiệt tình và chúc anh thành cồng. Nếu được anh cho tôi số đt để tôi mời anh 1 ly cà phê coi như thay lời cảm ơn và làm quen.;)
Chào bạn.
Cảm ơn bạn đã quan tâm.
Tôi cũng có tìm hiểu chút ít về cây tiêu. Nếu bạn đã tìm hiễu kỹ về dinh dưỡng, sinh lý thì tôi sẽ không bàn thêm những vấn đề về "rễ tiêu sống thủy canh!!!", điều trị chết nhanh chết chậm, phân hóa mần hoa, công thức phân mỗi giai đoạn. Tôi góp chút ý với bạn, bạn thử xem thế nào: Đặt điểm thực vật học của cây tiêu là ra đọt non đến đâu ra hoa đến đấy, mùa nắng gặp đợt mưa thì ra hoa, sau đó nắng lại thì hoa rụng, gặp đợt mưa sòng thì ra hoa nhiều đọt non nhiều lại cạnh tranh dinh dưỡng với hoa, không ra nhiều đọt non thì trái lép nhiều, ra nhiều đọt non thì lại rụng trái, không ra nhiều lá thì trái lại lép nhiều, dùng phân bón lá cho ra đọt đồng loạt thì hoa lại ít....
Có phải như thế không bạn?
 
Minh đang nghía tới cây quýt đường, minh dự dinh trồng 2000m2 vậy xin hoc hỏi bạn kt trồng, co cách nao làm trái vu, thu hoạch vào dịp tét nguyên đán k?
Chào bạn.
Cây quýt đường thì rất dễ trồng. Mình nói là dễ trồng chứ không phải dễ kinh doanh bạn ạ. Khi trồn 2.000 m2 bạn phải xác địch vốn đầu tư tối thiểu 40 triệu, nhưng nếu bạn không biết chăm sóc, thì bạn sẽ mất trắng hết 40 triệu đó đấy, mặc dù trái rất nhiều nhưng bán không được, lý do là nhỏ quá, chua quá, trồng quýt đường thu trái chanh.
Tôi nói như vậy bởi tôi nghĩ bạn không phải ở vùng trồng quýt đường, bởi nếu bạn ở vùng trồng quýt đường bạn sẽ không hỏi tôi kỹ thuật trồng quýt đường mà hỏi câu hỏi làm sao cho bóng trái, làm sao cho to trái, làm sao xử lý sự cố lá nhỏ, trái nhỏ, làm sao khắc phục ngủ ngày...
Bạn seach "kỹ thuật trồng quýt đường" thì sẽ trả lời được câu hỏi của bạn.
2.000 m2 quýt đường nếu trồng đạt lợi nhuận ở năm thứ 3 là 100 - 300 triệu đấy. Nếu thật sự hiệu quả "kinh doanh" là thuyết phục được bạn và bạn chấp nhận mạo hiểm, chấp nhận trả học phí, bạn hãy đến Lai Vung - Đồng Tháp tham quan. Khi bạn đi trong cả 1 vùng trồng quýt đường, tự nhiên, bạn sẽ tự biết cách trồng quýt đường.
Và bạn cũng nên ghé qua xã Phong Hòa, nơi cách Lai Vung chỉ 10 Km nhưng cứ 10 người trồng quýt đường thì có tới 5 người lỗ.
 
Đọc xong coment của bạn mình nghĩ đến câu chuyện . Có 1 anh nông dân FA thấy một cô gái xinh đẹp , anh nông dân liền có cảm tình với cô gái . Nhưng anh chợt nghĩ đẹp như thế là chắc là cô ấy có người yêu rồi nên anh nông dân lại thôi không mơ mộng nữa . Vì có nhiều người như anh nông dân nên cô gái ấy vẫn FA . Hì hì
Chào anh em trên diễn đàn, chào anh em nhà vườn.
Qua theo dõi diễn đàn, tôi thấy rất nhiều anh em quan tâm tới trồng cây gì, khởi nghiệp như thế nào, tôi có thể gợi ý chia sẻ với anh em một ít theo hiểu biết của tôi.
Tôi tự giới thiệu, tôi làm nghề kỹ thuật nông nghiệp, đã đi nhiều vùng đất ở Miền Nam, đi
----------------------------------
Chà lâu quá mới có một nhiệt huyết thất sự về nông nghiệp.
Rất chân thất, cởi mở và sẵn sàng thế là quý hơn lúc nào hết.
Mong nhận được nhiều phản hồi và áp dụng tích cực từ diễn đàn.
Nếu được Bác Việt cho địa chỉ mail để tiện trao đổi liên hệ,
Chúc thành công cả nhà AgriViet!




nhiều đồng ruộng. Và tôi biết nhiều loại cây làm giàu mức lợi nhuận 400 - 1 tỷ - trên 1 tỷ 1 ha/ 1 năm.
Kết hợp sách vở, thực tế, lắng nghe cách canh tác của anh em nhà vườn mà cho đến nay, tôi có thể nói là biết tương đối kha khá về kỹ thuật trồng trọt các loại cây đó.
Những cây đó là gần gũi, rất đời thường, rất dân dã, không xa lạ mà trong công việc của tôi tiếp xúc được tôi có thể liệt kê dưới đây:
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.
4/ Tiêu Chư Sê.
5/ Vài loại rau màu khác thì phải biết "lướt sóng" cũng có mức lợi nhuận rất cao.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác cũng có giá trị kinh tế cao, nhưng tôi không đi sâu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của từng loại nên tôi không nêu ra.
Cùng là cây có múi, nguyên lý chung thì giống nhau, nhưng mỗi cây sẽ có mỗi khác. Việc ra bông cam xoàn khác ra bông quýt đường. Rồi việc ra bông chanh khác việc ra bông cam sành. Ngay kỹ thuật ra bông chanh linca cũng khác chanh giấy.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà nông chính hiệu đang trồng những cây trên cũng đa ca bài ca "được mùa rớt giá". Và chính các nông dân đang trồng các cây trên hiện tại nhà đang không có gạo ăn, không có tiền chi tiêu cũng là bình thường.
Nguyên nhân của nó là toàn miền nam có 1 mùa mưa, mà mùa mưa thì cây ăn trái chỉ ra đọt không ra hoa; vào đầu tháng 10 âl lịch, toàn miền nam có một đợt thời tiết giá lạnh, cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, bước qua thời kỳ sinh trưởng sinh sản, và ra hoa đồng loạt khi thời tiết nắng ấm trở lại vào tháng 11 - 12 âm lịch thì lẽ tất nhiên trái cây dư thừa, dội chợ, giá rẻ là đương nhiên.
Vấn đề muốn có lợi nhuận là phải biết làm trái nghịch vụ.
Nghịch vụ có nghĩa là gì? là trái với tự nhiên: khi thời tiết mưa dầm tháng 7 - 8 âm lịch, khi cây đang "xung, phát đọt" thì lại bắt nói ngừng ra đọt, suy yếu để chuyển sang ra hoa. Khi vào mùa đông, về mặt tự nhiên cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng thì lại bắt nó "xung" để nuôi trái đã ra nghịch mùa và không được "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" để không được ra hoa.
Để giúp anh em rút ngắn khoảng thời gian tìm hiểu tôi chỉ ra rằng, cơ sở lý luận của nó là:
1/ "Giáo trình ra hoa cây ăn trái - tác giả Trần Văn Hâu - ĐH Cần Thơ". Khi đọc cuốn này bạn sẽ lý giải được vì sao cây ra hoa và vì sao cây không ra hoa để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn và không ra hoa theo ý muốn.
2/ "Cẩm nang giám định bệnh cây". Khi đọc cuốn này bạn sẽ biết được cây của mình đang bị bệnh gì.
3/ "Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật": khi đọc cuốn này bạn sẽ biết cách điều trị bệnh cho cây của mình.
Đó là những "hằng đẳng thức đáng nhớ" trong canh tác cây ăn trái.
Các bạn thân mến, tôi nghĩ các bạn ở diễn đàn này đều có kiến thức, các bạn khát khao lập nghiệp, các bạn hãy nghĩ thêm đi. Ở Lai Vung - Đồng Tháp; Trà Ôn - Vĩnh Long, đất của 1 nhà vườn chỉ khoảng vài ngàn m2. Ấy thế mà họ lập nên kỳ danh nhà vườn thực thụ, với thu nhập rất vững vàng.
Có những nông dân mà mình thật khâm phục, ví như có 1 lần gặp 1 nông dân tên Ngoan ở Cai Lậy, anh ấy ghi chép và nắm rất rõ đọt cây sầu riêng mon thon bao nhiều ngày thì già lá, 8 ri bao nhiêu ngày ngày già lá, khổ qua bao nhiêu ngày già lá để tác động paclo ngày thứ mấy thì có hiệu quả nhất.
Hoặc cách đây 4 năm, mình có gặp 1 nông dân tên Bưu ở Lai Vung, khi ấy anh ấy rất nghèo, nhà lá lụp xụp, cả gia đình chỉ nhìn vào 1.000 m2 quýt đường. Lý do mình tiếp xúc với anh ấy là đại lý chỉ mình vào khắc phục 1.000 m2 quýt đó đang ngủ ngày và mất trắng. Mình tìm ra lý do, đơn giản là pH quá thấp, dưới 2 nên rễ bị hư hết, sau khi đánh CaO cây phục hồi ngay. Thế năm đó anh ấy thu được gần 200 tr ở công quýt đó và đủ vốn làm 5 công huệ... năm ngoái đây anh ấy nhớ mình và đt mời mình xuống ăn tân gia, mình bận không xuống được, mới hôm rồi mình xuống ghé thăm, thì ra anh ấy cất nhà hơn 1 tỷ, trên một miếng đất mới mua cũng gầy 1 tỷ.
Vậy thì các bạn, những người có tri thức, biết đọc hiểu, biết hỏi, các bạn hãy cố gắng lên nhé.
Đối với những anh em nhà vườn đang canh tác cây ăn trái nói riêng, cây trồng cạn nói chung, nếu gặp vấn đề cứ alo cho mình nhé, mình sẽ lý giải và giải đáp tận tình hiện tượng trên vườn của bạn trong phạm vi có thể. Số ĐT của mình là 0903.081.036 mình tên Việt.
Những anh em nhà vườn ở xa chỗ mình, biết lý thuyết và đã làm bông nghịch vụ những năm qua nhưng chưa được mỹ mãn, cứ gọi đt cho mình, chúng ta cùng thảo luận trao đổi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Những anh em nhà vườn đã làm trái nghịch vụ 2014 xong, nếu thấy dấu hiệu trái lọt kích cỡ khi thu hoạch, hãy mạnh dạn gọi đt cho mình, mình tin rằng mình sẽ thảo luận cùng anh em để xử lý thành công.
Đối với những anh em nhà vườn ở gần chỗ mình (Lê Minh Xuân - Bính Chánh) có trồng cây có múi mà chưa yên tâm về biện pháp canh tác của mình, thì hãy đến thăm vườn của mình (Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An) cho cụ thể rồi mình sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.
Mình có đọc qua diễn đàn, thấy có một số anh em đang làm nghành nghề khác tại TP HCM muốn chuyển sang nghề trồng trọt, mình sẽ giúp các bạn lựa chọn đất đai, cây trồng ở gần TP HCM với số vốn đầu tư ban đầu (kể cả tiền thuê đất không quá 30 tr/1 Ha) và vốn chăm sóc không quá 100 tr/ 1 Ha để có lợi nhuận 300 - 600 tr nhé.
Năm nay, ở vùng gần chỗ mình, người trồng mía lỗ rất nặng, giá thuê đất trống sẽ rất rẻ; giá bán đất cũng sẽ rất rẻ (vì phải bán đất để trả nợ mà). Anh em nào ở SG yêu nghề vườn mà có chút vốn cứ nhờ cò đất đi tìm đất mía mà mua, họ bắt đầu kêu bán đất rồi đó.
Mình tin rằng, qua diễn đàn này, qua thời gian giao lưu, chúng ta sẽ có những gắn kết tình bạn chặt chẽ thông qua công việc.
 
Bạn Việt chỉ cho mình cách dùng vôi sống bón cho chuối nhé - để nâng cao PH.
Mình đổ vôi cục ra ngoài rồi, tưới 1 ít nước lên, hôm sau bón được chưa bạn? Mình thất nó vẫn không mịn.
 
Chào Bác Việt.
nếu quýt đường vào kinh doanh ổn định năm thứ 5,6 và năng suất vào khoảng 50 tấn với(Loại I khoảng 60-70%) với giá bán tại ruộng vào khoảng 2000d/kg thì doanh đúng là gần tỷ(Chưa trừ chi phí).
Trồng quýt và Tiêu có ảnh hưởng về sâu bệnh không Bác Việt.
 
Bạn Việt chỉ cho mình cách dùng vôi sống bón cho chuối nhé - để nâng cao PH.
Mình đổ vôi cục ra ngoài rồi, tưới 1 ít nước lên, hôm sau bón được chưa bạn? Mình thất nó vẫn không mịn.
Chào bạn.
Như mình đã nói ở phần trước, bản chất của việc đánh vôi hạ phèn là thực hiện phương trình phản ứng kết tủa SO4 tự do theo phương trình Ca + SO4 = CaSO4.2H2O.
Như vậy, ta giải thích về phản ứng này để đưa ra cách đánh vôi sống hiệu quả:
CaO là pha rắn trong phản ứng (tan rất ít trong nước, theo "hóa chất tinh khiết" thì tan 0,01% trong nước, còn SO4 là pha lỏng.
Như vậy, để pha rắn và pha lỏng phản ứng tốt thì ta phải tăng thiết diện bề mặt pha rắn bằng cách giảm kích cỡ hạt càng nhỏ càng tốt. Và sau khi bón vôi xong, phải tưới nước ướt đẫm đề nước phân tán hạt min Ca(OH)2 vào môi trường đất, ta càng thấy ít vôi còn sót lại trên mặt đất thì càng tốt.
Cách đây 3 hôm, mình có kếu ghe vôi đổ vôi và họ mão việc đánh vôi luôn. Mình bảo họ để tôi lấy máy tưới nước tôi tưới vào bao vôi cho anh đỡ mất công xách nước tưới, họ không cho vì họ lý giải rằng họ biết tưới bao nhiêu nước để vôi không bị nhão chảy "chèng bẹc" và không bị khô đóng cục. Sau đó họ để qua đêm và đến sáng mai họ rải. Chà hay thật, đúng là "trăm hay không bằng tay quen mà".
Mình thấy họ làm hay quá nên hồi chiều này mình học theo họ, mình tưới mấy bao để khử chua trồng đu đủ.
Mình đã tính toán lượng nước theo phương trình sau:
CaO + H2O = Ca(OH)2 + hàm ẩm đại khái 15%, tính số mol ra sẽ có công thức sau:
CaO: 56 Kg.
H2O cho phản ứng: 18 Kg.
H2O cho hàm ẩm: (56+18) X 10 % = 7,4 Kg.
Tổng nước thêm vào: 18 + 7,4 = 25,4 Kg.
Mình xách đại chứ không tính kỹ cân ký như vậy... nhưng thấy hạt mịn lắm. Hy vọng là ăn cắp được nghề....
Chào Bác Việt.
nếu quýt đường vào kinh doanh ổn định năm thứ 5,6 và năng suất vào khoảng 50 tấn với(Loại I khoảng 60-70%) với giá bán tại ruộng vào khoảng 2000d/kg thì doanh đúng là gần tỷ(Chưa trừ chi phí).
Trồng quýt và Tiêu có ảnh hưởng về sâu bệnh không Bác Việt.
Chào bạn.
Mình có thấy quýt đường trồng chung với tiêu. Nhưng cũng đồng thời cho mình xác định chính xác là 2 cây này không trồng chung được.
Thứ nhất, mình thấy được ngay là tiêu rất cao, che bóng quýt, quýt chỉ ra đọt phướn chứ không ra nhánh chà. Mà đọt phướn là đọt ăn hại, cần phải cắt bỏ ngay.
Thứ hai, là không tạo nhánh cấp 1, nhánh cấp 2, nhánh cấp 3 cho quýt được, vì có cắt đi nó cũng ra đọt phướn.
Thứ ba là chính mắt mình đã chứng kiến là quýt không ra được nhánh chà thì lấy đâu mà có trái. Đến đây thôi là dừng rồi nhé, không nên trồng chung.
Thứ 4 nữa là (mình suy luận, không kiểm chứng) rễ tiêu và rễ quýt (bản chất là rể chanh) là cùng vật ký chủ cho phytoptora, philium, thilium... mà trồng chung cả 2 cây đều yếu thì dễ bị tấn công lắm.
Thứ 5 nữa (chỉ là suy luận, không có kiểm chứng) là quá dày và rợp dễ bị nhện đỏ tấn công.
 


Back
Top