Gắn kết bạn bè làm giàu bằng trồng trọt.

Chào anh em trên diễn đàn, chào anh em nhà vườn.
Qua theo dõi diễn đàn, tôi thấy rất nhiều anh em quan tâm tới trồng cây gì, khởi nghiệp như thế nào, tôi có thể gợi ý chia sẻ với anh em một ít theo hiểu biết của tôi.
Tôi tự giới thiệu, tôi làm nghề kỹ thuật nông nghiệp, đã đi nhiều vùng đất ở Miền Nam, đi nhiều đồng ruộng. Và tôi biết nhiều loại cây làm giàu mức lợi nhuận 400 - 1 tỷ - trên 1 tỷ 1 ha/ 1 năm.
Kết hợp sách vở, thực tế, lắng nghe cách canh tác của anh em nhà vườn mà cho đến nay, tôi có thể nói là biết tương đối kha khá về kỹ thuật trồng trọt các loại cây đó.
Những cây đó là gần gũi, rất đời thường, rất dân dã, không xa lạ mà trong công việc của tôi tiếp xúc được tôi có thể liệt kê dưới đây:
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.
4/ Tiêu Chư Sê.
5/ Vài loại rau màu khác thì phải biết "lướt sóng" cũng có mức lợi nhuận rất cao.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác cũng có giá trị kinh tế cao, nhưng tôi không đi sâu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của từng loại nên tôi không nêu ra.
Cùng là cây có múi, nguyên lý chung thì giống nhau, nhưng mỗi cây sẽ có mỗi khác. Việc ra bông cam xoàn khác ra bông quýt đường. Rồi việc ra bông chanh khác việc ra bông cam sành. Ngay kỹ thuật ra bông chanh linca cũng khác chanh giấy.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà nông chính hiệu đang trồng những cây trên cũng đa ca bài ca "được mùa rớt giá". Và chính các nông dân đang trồng các cây trên hiện tại nhà đang không có gạo ăn, không có tiền chi tiêu cũng là bình thường.
Nguyên nhân của nó là toàn miền nam có 1 mùa mưa, mà mùa mưa thì cây ăn trái chỉ ra đọt không ra hoa; vào đầu tháng 10 âl lịch, toàn miền nam có một đợt thời tiết giá lạnh, cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, bước qua thời kỳ sinh trưởng sinh sản, và ra hoa đồng loạt khi thời tiết nắng ấm trở lại vào tháng 11 - 12 âm lịch thì lẽ tất nhiên trái cây dư thừa, dội chợ, giá rẻ là đương nhiên.
Vấn đề muốn có lợi nhuận là phải biết làm trái nghịch vụ.
Nghịch vụ có nghĩa là gì? là trái với tự nhiên: khi thời tiết mưa dầm tháng 7 - 8 âm lịch, khi cây đang "xung, phát đọt" thì lại bắt nói ngừng ra đọt, suy yếu để chuyển sang ra hoa. Khi vào mùa đông, về mặt tự nhiên cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng thì lại bắt nó "xung" để nuôi trái đã ra nghịch mùa và không được "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" để không được ra hoa.
Để giúp anh em rút ngắn khoảng thời gian tìm hiểu tôi chỉ ra rằng, cơ sở lý luận của nó là:
1/ "Giáo trình ra hoa cây ăn trái - tác giả Trần Văn Hâu - ĐH Cần Thơ". Khi đọc cuốn này bạn sẽ lý giải được vì sao cây ra hoa và vì sao cây không ra hoa để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn và không ra hoa theo ý muốn.
2/ "Cẩm nang giám định bệnh cây". Khi đọc cuốn này bạn sẽ biết được cây của mình đang bị bệnh gì.
3/ "Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật": khi đọc cuốn này bạn sẽ biết cách điều trị bệnh cho cây của mình.
Đó là những "hằng đẳng thức đáng nhớ" trong canh tác cây ăn trái.
Các bạn thân mến, tôi nghĩ các bạn ở diễn đàn này đều có kiến thức, các bạn khát khao lập nghiệp, các bạn hãy nghĩ thêm đi. Ở Lai Vung - Đồng Tháp; Trà Ôn - Vĩnh Long, đất của 1 nhà vườn chỉ khoảng vài ngàn m2. Ấy thế mà họ lập nên kỳ danh nhà vườn thực thụ, với thu nhập rất vững vàng.
Có những nông dân mà mình thật khâm phục, ví như có 1 lần gặp 1 nông dân tên Ngoan ở Cai Lậy, anh ấy ghi chép và nắm rất rõ đọt cây sầu riêng mon thon bao nhiều ngày thì già lá, 8 ri bao nhiêu ngày ngày già lá, khổ qua bao nhiêu ngày già lá để tác động paclo ngày thứ mấy thì có hiệu quả nhất.
Hoặc cách đây 4 năm, mình có gặp 1 nông dân tên Bưu ở Lai Vung, khi ấy anh ấy rất nghèo, nhà lá lụp xụp, cả gia đình chỉ nhìn vào 1.000 m2 quýt đường. Lý do mình tiếp xúc với anh ấy là đại lý chỉ mình vào khắc phục 1.000 m2 quýt đó đang ngủ ngày và mất trắng. Mình tìm ra lý do, đơn giản là pH quá thấp, dưới 2 nên rễ bị hư hết, sau khi đánh CaO cây phục hồi ngay. Thế năm đó anh ấy thu được gần 200 tr ở công quýt đó và đủ vốn làm 5 công huệ... năm ngoái đây anh ấy nhớ mình và đt mời mình xuống ăn tân gia, mình bận không xuống được, mới hôm rồi mình xuống ghé thăm, thì ra anh ấy cất nhà hơn 1 tỷ, trên một miếng đất mới mua cũng gầy 1 tỷ.
Vậy thì các bạn, những người có tri thức, biết đọc hiểu, biết hỏi, các bạn hãy cố gắng lên nhé.
Đối với những anh em nhà vườn đang canh tác cây ăn trái nói riêng, cây trồng cạn nói chung, nếu gặp vấn đề cứ alo cho mình nhé, mình sẽ lý giải và giải đáp tận tình hiện tượng trên vườn của bạn trong phạm vi có thể. Số ĐT của mình là 0903.081.036 mình tên Việt.
Những anh em nhà vườn ở xa chỗ mình, biết lý thuyết và đã làm bông nghịch vụ những năm qua nhưng chưa được mỹ mãn, cứ gọi đt cho mình, chúng ta cùng thảo luận trao đổi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Những anh em nhà vườn đã làm trái nghịch vụ 2014 xong, nếu thấy dấu hiệu trái lọt kích cỡ khi thu hoạch, hãy mạnh dạn gọi đt cho mình, mình tin rằng mình sẽ thảo luận cùng anh em để xử lý thành công.
Đối với những anh em nhà vườn ở gần chỗ mình (Lê Minh Xuân - Bính Chánh) có trồng cây có múi mà chưa yên tâm về biện pháp canh tác của mình, thì hãy đến thăm vườn của mình (Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An) cho cụ thể rồi mình sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.
Mình có đọc qua diễn đàn, thấy có một số anh em đang làm nghành nghề khác tại TP HCM muốn chuyển sang nghề trồng trọt, mình sẽ giúp các bạn lựa chọn đất đai, cây trồng ở gần TP HCM với số vốn đầu tư ban đầu (kể cả tiền thuê đất không quá 30 tr/1 Ha) và vốn chăm sóc không quá 100 tr/ 1 Ha để có lợi nhuận 300 - 600 tr nhé.
Năm nay, ở vùng gần chỗ mình, người trồng mía lỗ rất nặng, giá thuê đất trống sẽ rất rẻ; giá bán đất cũng sẽ rất rẻ (vì phải bán đất để trả nợ mà). Anh em nào ở SG yêu nghề vườn mà có chút vốn cứ nhờ cò đất đi tìm đất mía mà mua, họ bắt đầu kêu bán đất rồi đó.
Mình tin rằng, qua diễn đàn này, qua thời gian giao lưu, chúng ta sẽ có những gắn kết tình bạn chặt chẽ thông qua công việc.
 
Last edited:
Chào bạn.
Như mình đã nói ở phần trước, bản chất của việc đánh vôi hạ phèn là thực hiện phương trình phản ứng kết tủa SO4 tự do theo phương trình Ca + SO4 = CaSO4.2H2O.
Như vậy, ta giải thích về phản ứng này để đưa ra cách đánh vôi sống hiệu quả:
CaO là pha rắn trong phản ứng (tan rất ít trong nước, theo "hóa chất tinh khiết" thì tan 0,01% trong nước, còn SO4 là pha lỏng.
Như vậy, để pha rắn và pha lỏng phản ứng tốt thì ta phải tăng thiết diện bề mặt pha rắn bằng cách giảm kích cỡ hạt càng nhỏ càng tốt. Và sau khi bón vôi xong, phải tưới nước ướt đẫm đề nước phân tán hạt min Ca(OH)2 vào môi trường đất, ta càng thấy ít vôi còn sót lại trên mặt đất thì càng tốt.
Cách đây 3 hôm, mình có kếu ghe vôi đổ vôi và họ mão việc đánh vôi luôn. Mình bảo họ để tôi lấy máy tưới nước tôi tưới vào bao vôi cho anh đỡ mất công xách nước tưới, họ không cho vì họ lý giải rằng họ biết tưới bao nhiêu nước để vôi không bị nhão chảy "chèng bẹc" và không bị khô đóng cục. Sau đó họ để qua đêm và đến sáng mai họ rải. Chà hay thật, đúng là "trăm hay không bằng tay quen mà".
Mình thấy họ làm hay quá nên hồi chiều này mình học theo họ, mình tưới mấy bao để khử chua trồng đu đủ.
Mình đã tính toán lượng nước theo phương trình sau:
CaO + H2O = Ca(OH)2 + hàm ẩm đại khái 15%, tính số mol ra sẽ có công thức sau:
CaO: 56 Kg.
H2O cho phản ứng: 18 Kg.
H2O cho hàm ẩm: (56+18) X 10 % = 7,4 Kg.
Tổng nước thêm vào: 18 + 7,4 = 25,4 Kg.
Mình xách đại chứ không tính kỹ cân ký như vậy... nhưng thấy hạt mịn lắm. Hy vọng là ăn cắp được nghề....
Hay quá, cảm ơn câu chuyện và bài tính của bạn. Mình tưởng câu hỏi của mình ngờ nghệch, không ngờ nhận được câu trả lời thật thú vị
 
Chào bạn.
Cây quýt đường thì rất dễ trồng. Mình nói là dễ trồng chứ không phải dễ kinh doanh bạn ạ. Khi trồn 2.000 m2 bạn phải xác địch vốn đầu tư tối thiểu 40 triệu, nhưng nếu bạn không biết chăm sóc, thì bạn sẽ mất trắng hết 40 triệu đó đấy, mặc dù trái rất nhiều nhưng bán không được, lý do là nhỏ quá, chua quá, trồng quýt đường thu trái chanh.
Tôi nói như vậy bởi tôi nghĩ bạn không phải ở vùng trồng quýt đường, bởi nếu bạn ở vùng trồng quýt đường bạn sẽ không hỏi tôi kỹ thuật trồng quýt đường mà hỏi câu hỏi làm sao cho bóng trái, làm sao cho to trái, làm sao xử lý sự cố lá nhỏ, trái nhỏ, làm sao khắc phục ngủ ngày...
Bạn seach "kỹ thuật trồng quýt đường" thì sẽ trả lời được câu hỏi của bạn.
2.000 m2 quýt đường nếu trồng đạt lợi nhuận ở năm thứ 3 là 100 - 300 triệu đấy. Nếu thật sự hiệu quả "kinh doanh" là thuyết phục được bạn và bạn chấp nhận mạo hiểm, chấp nhận trả học phí, bạn hãy đến Lai Vung - Đồng Tháp tham quan. Khi bạn đi trong cả 1 vùng trồng quýt đường, tự nhiên, bạn sẽ tự biết cách trồng quýt đường.
Và bạn cũng nên ghé qua xã Phong Hòa, nơi cách Lai Vung chỉ 10 Km nhưng cứ 10 người trồng quýt đường thì có tới 5 người lỗ.
Minh ởLong Khánh Đồng Nai, mình chỉ biet quyt đừong ở đay chưa ai tring, nên muon thay doi cơ cấu.vì gd trồng chôm chôm nhưng giá qúa bèo
 
Chào bạn.
Cảm ơn bạn đã quan tâm.
Tôi cũng có tìm hiểu chút ít về cây tiêu. Nếu bạn đã tìm hiễu kỹ về dinh dưỡng, sinh lý thì tôi sẽ không bàn thêm những vấn đề về "rễ tiêu sống thủy canh!!!", điều trị chết nhanh chết chậm, phân hóa mần hoa, công thức phân mỗi giai đoạn. Tôi góp chút ý với bạn, bạn thử xem thế nào: Đặt điểm thực vật học của cây tiêu là ra đọt non đến đâu ra hoa đến đấy, mùa nắng gặp đợt mưa thì ra hoa, sau đó nắng lại thì hoa rụng, gặp đợt mưa sòng thì ra hoa nhiều đọt non nhiều lại cạnh tranh dinh dưỡng với hoa, không ra nhiều đọt non thì trái lép nhiều, ra nhiều đọt non thì lại rụng trái, không ra nhiều lá thì trái lại lép nhiều, dùng phân bón lá cho ra đọt đồng loạt thì hoa lại ít....
Có phải như thế không bạn?
Dạ, cái này em thấy giống sầu riêng hơn (tiêu nó hơi khác 1 chút xíu ;)). Tiêu khi đã ra hoa thì khó rụng hơn (trừ khi bị thiếu nước hoặc thiếu dinh dưỡng hoặc ra hoa quá nhiều bị rụng sinh lý, cái này nông dân mình đã khắc phục được), nhưng nó lại bị bồ cào (đậu trái không đều, không phủ khắp gié). Trồng tiêu nó khó ở chỗ là làm sao cho nó phân hóa mầm hoa (nhú mắt cua). Mỗi mắt của nhánh ác là mỗi mắt cua, nếu không hãm nước kịp hay thời tiết không thuận lợi thì mấy mắt này không ra hoa được (phải đợi năm sau). Mùa tiêu năm nay (2014-2015) ở miền Nam bị thất mùa do thời tiết không thuận lợi (mưa nhiều vào tháng 7,8 kéo dài qua tháng 9), làm cho không thể phân hóa mầm hoa được (cây không chuyển từ sinh dưỡng sang sinh thực được). Em có thấy số đt của anh ở trên rồi, khi nào có việc đi ngang Bình Chánh em sẽ gọi. Em đang ở Tân Bình, làm ở quận 1, khi nào anh có việc đi ngang thì alo nhé (sđt: 09769628 sáu chín).:)
 
Để trông coi vườn cam phải có thằng này nè:
upload_2015-1-11_22-0-43-png.3285

Và vợ của nó nữa nè:
đây có phải là giống docbermen không nhỉ.
 
em cũng muốn trồng trọt , khởi nghiệp từ nông . nhưng vốn em có 40tr .ít ỏi . cần góp vốn hay hợp tác kinh doanh . với lại đừng lừa gạt em nhe . em nhẹ dạ lắm .

Với lại nhà mợ em trồng thiên lý , lạc , đu đủ . ai muốn làm lái thì liên hệ ( ở châu thành Angiang lận )


mail của em khacnam3000@yahoo.com , số dt liên lạc 0935916754
Uh. Chào em.
Em đang làm nông hay là đang muốn khởi nghiệp từ nông? Nhà có đất hay không có đất. Anh có hiểu về đất và khí hậu Châu Thành - An Giang.
40 tr em có thể làm tại Châu thành, đất nhà em, gần nhà em là OK rồi, đất ở đó tốt lắm, khi hậu mát mẻ (nhiệt độ thấp) chứ không phải như bài hát nào đó "Tân Ninh nắng cháy da người.
Anh có thể gợi ý vài cây trồng tại Châu Thành cho em nhé:
- Đu đủ: có nhiều giống đu đủ khác nhau, nhưng chỉ có đu đủ ruột vàng Long An là bán giá cao hơn cả: Lý do là ngọt hơn, và từ xanh đến chín có 1 giai đoạn trung gian là giai đoạn "mỏ vịt" kéo dài 1 - 2- 3 ngày nên thương lái dễ vận chuyển, bảo quản chứ không phải bán đổ bán tháo như giống khác, khi chín là chín cái ào, mềm nhũn. Tuy nhiên, giống này rất khó đậu trái vào mùa khô nhiệt độ cao, không khí khô. Chỗ em nhiệt độ thấp nên dễ cho trái hơn. Anh đã ươm chuẩn bị trồng thử 300 cây xem có đúng như quan sát của anh hay không: quan sát cây đu đủ, có đoạn có trái, rồi bỏ 1 đoạn không có trái, rồi lại có trái ở đoạn trên. Đoạn không có trái là đoạn phát triển mùa nắng. Nhưng cũng đồng thời cây đu đủ mọc sau hè nhà, sau sàn lảng thì lúc nào cúng có trái, lý do có đủ nước. Vậy mùa khô ta chịu khó tưới nước xem sao.
- Trồng gừng nghịch vụ: em sử dụng 20 tr (trông thuận vụ 300 Kg giống, nghịch vụ 500 Kg, rơm, xới) xuống giống 1.000 m2 ngay bây giờ vẫn còn kịp, chịu khó tưới thì sẽ cho thù vào tháng 6 - 7- 8, có giá lúc nào bán lúc nấy, dù bụi gừng đang xung, đang phát triển mạnh, đang cho năng suất cao. Nhưng vấn đề là trồng lấy tiền chứ không phải trồng lấy nông sản.
Còn nếu em muốn đi xa làm ăn xem sao thì đi làm vườn cho anh, từ từ vài tháng cho phù hợp nơi ở mới rồi hãy tính đường làm ăn.
 
dạ . em ko phải là nhà nông , ko có đất lun anh . em chỉ có vốn nhiu đó ah . với lại chổ anh chổ nào , tỉnh nào ? đu đủ vừa rùi có 4000/kd mà bọn thương lái còn chê mắc ko thèm lấy kìa . mợ em ghét , lấy đu đủ xay sinh tố , đắp mặt lun . . trồng trọt quan trọng với em lấy tiền .
Là nhà sản xuất bất kỳ một sản phẩm nào phải nắm rõ thời điểm sản xuất. Bánh trung thu không sản xuất xuất xưởng vào 15/10. Sản xuất đu đủ cũng không xuất xưởng vào 15/12 al.
Minh ởLong Khánh Đồng Nai, mình chỉ biet quyt đừong ở đay chưa ai tring, nên muon thay doi cơ cấu.vì gd trồng chôm chôm nhưng giá qúa bèo
Ok. anh hiểu được tâm sự của em. Anh hoạt động ở Miền Tây là thường xuyên, nhưng có vài đợt anh đi công tác ở Miền Đồng, anh thấy chôm chôm bán dọc đường rất nhiều với giá 500 đ/ 1 kg, chất hàng đống, hàng đống, và anh hiểu được nỗi khổ của người trồng chôm chôm trên đó.
Gia đình em trồng loại chôm chôm gì vậy? DT bao nhiêu vậy em? Muốn chuyển đổi có nghĩa là điệp khúc "trồng, chặt". Và khi chuyển đổi em cũng nên nhìn thấy thực tế là quýt đường, cam sành ở khu Tân Phú, Nam Cát Tiên đã "chặt làm củi" từ nhiều năm qua.
Em seach cụm từ "làm bông chôm chôm nghịch vụ" để xem thông tin nhé. Tuy nhiên, anh hiểu cách làm bông nghịch vụ chôm chôm ở Chợ Lách sẽ khác chỗ em. Chỗ em thì "mưa rừng ơi mưa rừng..." rồi lạnh của miền Đông, nắng và nhiệt độ của Đông Nai thật là khinh khủng... hãy biến những đặc điểm đó, những nhược điểm đó thành ưu điểm để phân hóa mầm hoa xem sao.
 
hix . giờ em chỉ cần thuê miếng vườn nho nhỏ . rùi trồng cây . Quan trọng là trồng gì mà ít người trồng -> giá mới cao ,ko bị cạnh tranh .
Thử suy nghĩ xem trồng 300 m2 bồ công anh (cải trời) đem bán cho phân khúc quán nhậu cao cấp ở Long xuyên xem sao??? Hoặc mấy tháng nay ở SG bán cây nở ngày đất hay ngày nở đất gì đó giá 150.000 1 Kg đó, dễ nhân giống, dễ trồng lắm. Lên núi Sam thuê 500 m2 trồng và kỹ gửi cho "đại lý" ở cồng chùa bà chúa sứ để bán cho khách thập phương thử xem sao??? Những cây "lướt sóng" mà...
 
hix . giờ em chỉ cần thuê miếng vườn nho nhỏ . rùi trồng cây . Quan trọng là trồng gì mà ít người trồng -> giá mới cao ,ko bị cạnh tranh .
Tôi rất tâm đắc với ý của kiến bạn leviet_law, rằng:Là nhà sản xuất bất kỳ một sản phẩm nào phải nắm rõ thời điểm sản xuất. Nông dân ta đang bị vấn nạn được mùa mất giá, mất mùa cung...mất giá. Do đó, tôi có nghiên cứu khá kỷ về vấn đề này. Thật ra, cuộc sống hỗn mang như nó vận hành theo quy luật cả đấy! Giá nông sản cũng vậy! Muốn tìm ra quy luật của nó, phải biết vận dụng toán học vào canh tác, cụ thể là môn xác suất thống kê. Các doanh nghiệp đều vận dụng môn này vào sản xuất; chẳng hạn, cở giày dép số bao nhiêu phải sản xuất nhiều nhất, và cở số nào ít nhất?
Tuy nhiên, lý thuyết cũng cần được kiểm chứng bởi thực nghiệm. Vì vậy, các bạn, với ngành nghề sản xuất của mình, nên nêu kinh nghiệm về "điểm rơi" về giá mà bạn đang sản xuất để ACE trên diễn đàn cùng học hỏi, tham khảo...
 
Thử suy nghĩ xem trồng 300 m2 bồ công anh (cải trời) đem bán cho phân khúc quán nhậu cao cấp ở Long xuyên xem sao??? Hoặc mấy tháng nay ở SG bán cây nở ngày đất hay ngày nở đất gì đó giá 150.000 1 Kg đó, dễ nhân giống, dễ trồng lắm. Lên núi Sam thuê 500 m2 trồng và kỹ gửi cho "đại lý" ở cồng chùa bà chúa sứ để bán cho khách thập phương thử xem sao??? Những cây "lướt sóng" mà...
anh



anh đang trồng gì mà 1 năm kiếm dc 2ty hay vay . hihii . cây nở ngày đất em thấy ở đây bán ế thấy mồ . em hỏi mấy chị bán hàng 1 ngày bán lời dc vài chục ngàn .
 
Là nhà sản xuất bất kỳ một sản phẩm nào phải nắm rõ thời điểm sản xuất. Bánh trung thu không sản xuất xuất xưởng vào 15/10. Sản xuất đu đủ cũng không xuất xưởng vào 15/12 al.

Ok. anh hiểu được tâm sự của em. Anh hoạt động ở Miền Tây là thường xuyên, nhưng có vài đợt anh đi công tác ở Miền Đồng, anh thấy chôm chôm bán dọc đường rất nhiều với giá 500 đ/ 1 kg, chất hàng đống, hàng đống, và anh hiểu được nỗi khổ của người trồng chôm chôm trên đó.
Gia đình em trồng loại chôm chôm gì vậy? DT bao nhiêu vậy em? Muốn chuyển đổi có nghĩa là điệp khúc "trồng, chặt". Và khi chuyển đổi em cũng nên nhìn thấy thực tế là quýt đường, cam sành ở khu Tân Phú, Nam Cát Tiên đã "chặt làm củi" từ nhiều năm qua.
Em seach cụm từ "làm bông chôm chôm nghịch vụ" để xem thông tin nhé. Tuy nhiên, anh hiểu cách làm bông nghịch vụ chôm chôm ở Chợ Lách sẽ khác chỗ em. Chỗ em thì "mưa rừng ơi mưa rừng..." rồi lạnh của miền Đông, nắng và nhiệt độ của Đông Nai thật là khinh khủng... hãy biến những đặc điểm đó, những nhược điểm đó thành ưu điểm để phân hóa mầm hoa xem sao.
Tk bạn, thục ra mình tìm hieu rất ki ky thuat lam nghịch vu, nhưng có 1 điểm là làm nghịch vụ se k bán được cho ai
Nhà trồng cc thường thoi, nên k có giá.gd chi có 6000m2 dát thoi
 
Tk bạn, thục ra mình tìm hieu rất ki ky thuat lam nghịch vu, nhưng có 1 điểm là làm nghịch vụ se k bán được cho ai
Nhà trồng cc thường thoi, nên k có giá.gd chi có 6000m2 dát thoi
Ok. Anh có bà con ở Đatel, 3 - 4 năm trước, trồng cây gì cũng không có thương lái mua, 2 - 3 năm nay bắt đầu có thương lái mua nhưng họ mua rẻ, rồi từ từ họ mới tăng giá mua lên (khi có nhiều thương lái tới tranh mua). Anh có thể hiểu được khó khăn đó của em. cc thì lại là cc thường thì thuận vụ thu được mấy đồng.
Em có thể tới gần hồ Trị An tham quan các môi hình trồng quýt đường ở đó xem sao.
Nếu em đang trồng quýt đường mà gặp khó khăn trong kỹ thuật canh tác anh sẽ cố gắng giải đáp. Còn em chưa trồng thì thật sự anh không dám đưa ra lời khuyên em trồng quýt đường, bởi cây này là cây "tiểu thư".
Như em đã nói ở trên, em tính trồng thử 2.000 m2 anh cho là được ở quy mô thí nghiệm. Anh có vài góp ý với em như sau:
- Về tâm lý em dễ mắc phải: Người Miền Đông, cao nguyên đã quen với tầm mắt nhìn bát ngát núi rừng hùng vĩ nên coi thường DT 2.000 m2 nên trong trồng trọt ít chú trọng chăm sóc đầy đủ, không "cưng" từng gốc cây. Điều này không đúng đối với cây quýt đường, vì đối với cây quýt đường em phải nghĩ ngược lại: 1 cây này lợi nhuận bằng 1.000 m2 trồng lúa đấy. Nên em phải chú ý chăm sóc từng cây, từng cây; và nhỏ hơn nữa, từng nhánh, từng nhánh.
- Người Miền Đông rất giỏi, dân trí rất cao, nhưng về tâm lý họ cho rằng giỏi để làm cái gì đó đại khái như điện tử, tin học, viễn thông chứ không phải giỏi để làm cái nghề mà cha ông đã làm "đi cày". Vì vậy nên em dễ coi thường cây trồng, đối xử không tốt với nó.
Còn về vấn đề kỹ thuật trồng trọt thì em có đi là có đến, có tìm thì phải hiểu.
Còn việc anh nói ở trên cây có múi vùng Tân Phú, Nam Cát Tiên chặt làm củi, theo anh nguyên nhân hàng đầu là đất thiếu hữu cơ (keo âm), các hạt bé trôi theo nước mưa (cũng là keo âm) nên không giữ được các điện tích dương K, Ca, Mg, NH4, Cu, Mn... mà ta quen gọi là đất bị rửa trôi, bạc màu...
Nếu thật sự em quyết tâm thì cứ gọi đt cho anh, anh sẽ giải đáp từng phần trong quá trình trồng trọt.
 
Ok. Anh có bà con ở Đatel, 3 - 4 năm trước, trồng cây gì cũng không có thương lái mua, 2 - 3 năm nay bắt đầu có thwowgn laiis mua nhưng họ mua rẻ, rồi từ từ họ mới tăng giá mua lên (khi có nhiều thương lái tới tranh mua). Anh có thể hiểu được khó khăn đó của em. cc thì lại là cc thường thì thuận vụ thu được mấy đồng.
Em có thể tới gần hồ Trị An tham quan các môi hình trồng quýt đường ở đó xem sao.
Nếu em đang trồng quýt đường mà gặp khó khăn trong kỹ thuật canh tác anh sẽ cố gắng giải đáp. Còn em chưa trồng thì thật sự anh không dám đưa ra lời khuyên em trồng quýt đường, bởi cây này là cây "tiểu thư".
Như em đã nói ở trên, em tính trồng thử 2.000 m2 anh cho là được ở quy mô thí nghiệm. Anh có vài góp ý với em như sau:
- Về tâm lý em dễ mắc phải: Người Miền Đông, cao nguyên đã quen với tầm mắt nhìn bát ngát núi rừng hùng vĩ nên coi thường DT 2.000 m2 nên trong trồng trọt ít chú trọng chăm sóc đầy đủ, không "cưng" từng gốc cây. Điều này không đúng đối với cây quýt đường, vì đối với cây quýt đường em phải nghĩ ngược lại: 1 cây này lợi nhuận bằng 1.000 m2 trồng lúa đấy. Nên em phải chú ý chăm sóc từng cây, từng cây; và nhỏ hơn nữa, từng nhánh, từng nhánh.
- Người Miền Đông rất giỏi, dân trí rất cao, nhưng về tâm lý họ cho rằng giỏi để làm cái gì đó đại khái như điện tử, tin học, viễn thông chứ không phải giỏi để làm cái nghề mà cha ông đã làm "đi cày". Vì vậy nên em dễ coi thường cây trồng, đối xử không tốt với nó.
Còn về vấn đề kỹ thuật trồng trọt thì em có đi là có đến, có tìm thì phải hiểu.
Còn việc anh nói ở trên cây có múi vùng Tân Phú, Nam Cát Tiên chặt làm củi, theo anh nguyên nhân hàng đầu là đất thiếu hữu cơ (keo âm), các hạt bé trôi theo nước mưa (cũng là keo âm) nên không giữ được các điện tích dương K, Ca, Mg, NH4, Cu, Mn... mà ta quen gọi là đất bị rửa trôi, bạc màu...
Nếu thật sự em quyết tâm thì cứ gọi đt cho anh, anh sẽ giải đáp từng phần trong quá trình trồng trọt.
Cảm on ban leviet nhe, minh se tìm hiểu ki cay này
 
Ok. anh hiểu được tâm sự của em. Anh hoạt động ở Miền Tây là thường xuyên, nhưng có vài đợt anh đi công tác ở Miền Đồng, anh thấy chôm chôm bán dọc đường rất nhiều với giá 500 đ/ 1 kg, chất hàng đống, hàng đống, và anh hiểu được nỗi khổ của người trồng chôm chôm trên đó.
Gia đình em trồng loại chôm chôm gì vậy? DT bao nhiêu vậy em? Muốn chuyển đổi có nghĩa là điệp khúc "trồng, chặt". Và khi chuyển đổi em cũng nên nhìn thấy thực tế là quýt đường, cam sành ở khu Tân Phú, Nam Cát Tiên đã "chặt làm củi" từ nhiều năm qua.
Em seach cụm từ "làm bông chôm chôm nghịch vụ" để xem thông tin nhé. Tuy nhiên, anh hiểu cách làm bông nghịch vụ chôm chôm ở Chợ Lách sẽ khác chỗ em. Chỗ em thì "mưa rừng ơi mưa rừng..." rồi lạnh của miền Đông, nắng và nhiệt độ của Đông Nai thật là khinh khủng... hãy biến những đặc điểm đó, những nhược điểm đó thành ưu điểm để phân hóa mầm hoa xem sao.
Em là dân Long Khánh, Đồng Nai và cũng có ông anh kinh doanh phân bón ở Miền Tây (thực ra là ở Miền Nam nhưng thị trường chính là ở Miền Tây) nên em có nhận xét là dân miền Đông có rất nhiều điều kiện thuận lợi hơn dân Miền Tây (đất đỏ bazan màu mỡ, không nhiễm phèn, không nhiễm mặn, không úng nước) rất dễ trồng cây ăn trái, cây công nghiệp. Nhưng dân Miền Tây luôn là "cao thủ" trong trồng cây ăn trái. Ông anh của em nhiều khi phải dẫn các bác nông dân từ Tây Nguyên, Miền Đông về Miền Tây để học học dân Miền Tây làm cây ăn trái (đặc biệt là làm sầu riêng).
 
sắp tới em dự định sẽ khởi nghiệp từ nông nghiệp, em rất muốn gặp a @leviet_law để học hỏi và được anh chia sẽ kinh nghiệm. chủ nhật này (18/1) a có ở vườn không, cho e tới tham quan nhé!
 
Anh sẽ thấy nhiều vườn chanh đang trĩu nặng trái (trời ạ, giá bán chỉ vài ngàn đồng 1 Kg), rồi những vườn chanh đang làm trái nghịch vụ, trái non nhiều, nhưng rụng quá nhiều luôn. Họ cho rằng rụng sinh lý, rụng cho sương muối (sương có muối mặn).
Ở chỗ tôi nông dân nghèo lắm, họ không có tiền để đầu tư, và có tiền cũng không dám đầu tư, bởi lẽ họ không hiểu được đồng tiền của họ đổ xuống đất sẽ đi về đâu.
Tôi mong gặp được những người bạn có thể nhìn hiểu được trái chanh.
Trái trên vườn tôi còn nhỏ, nhưng không có hiện tượng rụng bệnh lý.
Và cũng ít gặp hiện tượng rụng sinh lý: về sinh lý 1 chùm bông chanh có từ 5 - 20 trái, trong đó có 1 - 2 trái lớn nhanh, rất nhanh, áp đảo các trái khác và rụng hết, chỉ còn lại 1 - 2 trái đó, nhưng vườn của tôi, và vườn của anh em tôi làm trái cho họ trái non lớn rất đồng đều.
Cứ 100 người làm chanh thì có 50 người có làm trái nghịch vụ; cứ 50 người làm trái nghịch vụ thì có 40 người ra được bông; cứ 40 người ra được bông thì có khoảng 20 người đậu được trái; cứ 20 người đậu được trái thì có 1 người có lợi nhuận rất cao..

Bác cho hỏi đất khu vực Tân Thành- Bà Rịa Vũng tàu có trồng chanh được không?
 
Chào Bác Việt Bác có thể gửi cho em xim mấy tấm hình vầ cây đu đủ ruột vàng long an đang có quả không, em rất quan tâm vì sang năm cũng trồng một ít thử nghiệm ở Miền Bắc
 
Back
Top