Gắn kết bạn bè làm giàu bằng trồng trọt.

Chào anh em trên diễn đàn, chào anh em nhà vườn.
Qua theo dõi diễn đàn, tôi thấy rất nhiều anh em quan tâm tới trồng cây gì, khởi nghiệp như thế nào, tôi có thể gợi ý chia sẻ với anh em một ít theo hiểu biết của tôi.
Tôi tự giới thiệu, tôi làm nghề kỹ thuật nông nghiệp, đã đi nhiều vùng đất ở Miền Nam, đi nhiều đồng ruộng. Và tôi biết nhiều loại cây làm giàu mức lợi nhuận 400 - 1 tỷ - trên 1 tỷ 1 ha/ 1 năm.
Kết hợp sách vở, thực tế, lắng nghe cách canh tác của anh em nhà vườn mà cho đến nay, tôi có thể nói là biết tương đối kha khá về kỹ thuật trồng trọt các loại cây đó.
Những cây đó là gần gũi, rất đời thường, rất dân dã, không xa lạ mà trong công việc của tôi tiếp xúc được tôi có thể liệt kê dưới đây:
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.
4/ Tiêu Chư Sê.
5/ Vài loại rau màu khác thì phải biết "lướt sóng" cũng có mức lợi nhuận rất cao.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác cũng có giá trị kinh tế cao, nhưng tôi không đi sâu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của từng loại nên tôi không nêu ra.
Cùng là cây có múi, nguyên lý chung thì giống nhau, nhưng mỗi cây sẽ có mỗi khác. Việc ra bông cam xoàn khác ra bông quýt đường. Rồi việc ra bông chanh khác việc ra bông cam sành. Ngay kỹ thuật ra bông chanh linca cũng khác chanh giấy.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà nông chính hiệu đang trồng những cây trên cũng đa ca bài ca "được mùa rớt giá". Và chính các nông dân đang trồng các cây trên hiện tại nhà đang không có gạo ăn, không có tiền chi tiêu cũng là bình thường.
Nguyên nhân của nó là toàn miền nam có 1 mùa mưa, mà mùa mưa thì cây ăn trái chỉ ra đọt không ra hoa; vào đầu tháng 10 âl lịch, toàn miền nam có một đợt thời tiết giá lạnh, cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, bước qua thời kỳ sinh trưởng sinh sản, và ra hoa đồng loạt khi thời tiết nắng ấm trở lại vào tháng 11 - 12 âm lịch thì lẽ tất nhiên trái cây dư thừa, dội chợ, giá rẻ là đương nhiên.
Vấn đề muốn có lợi nhuận là phải biết làm trái nghịch vụ.
Nghịch vụ có nghĩa là gì? là trái với tự nhiên: khi thời tiết mưa dầm tháng 7 - 8 âm lịch, khi cây đang "xung, phát đọt" thì lại bắt nói ngừng ra đọt, suy yếu để chuyển sang ra hoa. Khi vào mùa đông, về mặt tự nhiên cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng thì lại bắt nó "xung" để nuôi trái đã ra nghịch mùa và không được "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" để không được ra hoa.
Để giúp anh em rút ngắn khoảng thời gian tìm hiểu tôi chỉ ra rằng, cơ sở lý luận của nó là:
1/ "Giáo trình ra hoa cây ăn trái - tác giả Trần Văn Hâu - ĐH Cần Thơ". Khi đọc cuốn này bạn sẽ lý giải được vì sao cây ra hoa và vì sao cây không ra hoa để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn và không ra hoa theo ý muốn.
2/ "Cẩm nang giám định bệnh cây". Khi đọc cuốn này bạn sẽ biết được cây của mình đang bị bệnh gì.
3/ "Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật": khi đọc cuốn này bạn sẽ biết cách điều trị bệnh cho cây của mình.
Đó là những "hằng đẳng thức đáng nhớ" trong canh tác cây ăn trái.
Các bạn thân mến, tôi nghĩ các bạn ở diễn đàn này đều có kiến thức, các bạn khát khao lập nghiệp, các bạn hãy nghĩ thêm đi. Ở Lai Vung - Đồng Tháp; Trà Ôn - Vĩnh Long, đất của 1 nhà vườn chỉ khoảng vài ngàn m2. Ấy thế mà họ lập nên kỳ danh nhà vườn thực thụ, với thu nhập rất vững vàng.
Có những nông dân mà mình thật khâm phục, ví như có 1 lần gặp 1 nông dân tên Ngoan ở Cai Lậy, anh ấy ghi chép và nắm rất rõ đọt cây sầu riêng mon thon bao nhiều ngày thì già lá, 8 ri bao nhiêu ngày ngày già lá, khổ qua bao nhiêu ngày già lá để tác động paclo ngày thứ mấy thì có hiệu quả nhất.
Hoặc cách đây 4 năm, mình có gặp 1 nông dân tên Bưu ở Lai Vung, khi ấy anh ấy rất nghèo, nhà lá lụp xụp, cả gia đình chỉ nhìn vào 1.000 m2 quýt đường. Lý do mình tiếp xúc với anh ấy là đại lý chỉ mình vào khắc phục 1.000 m2 quýt đó đang ngủ ngày và mất trắng. Mình tìm ra lý do, đơn giản là pH quá thấp, dưới 2 nên rễ bị hư hết, sau khi đánh CaO cây phục hồi ngay. Thế năm đó anh ấy thu được gần 200 tr ở công quýt đó và đủ vốn làm 5 công huệ... năm ngoái đây anh ấy nhớ mình và đt mời mình xuống ăn tân gia, mình bận không xuống được, mới hôm rồi mình xuống ghé thăm, thì ra anh ấy cất nhà hơn 1 tỷ, trên một miếng đất mới mua cũng gầy 1 tỷ.
Vậy thì các bạn, những người có tri thức, biết đọc hiểu, biết hỏi, các bạn hãy cố gắng lên nhé.
Đối với những anh em nhà vườn đang canh tác cây ăn trái nói riêng, cây trồng cạn nói chung, nếu gặp vấn đề cứ alo cho mình nhé, mình sẽ lý giải và giải đáp tận tình hiện tượng trên vườn của bạn trong phạm vi có thể. Số ĐT của mình là 0903.081.036 mình tên Việt.
Những anh em nhà vườn ở xa chỗ mình, biết lý thuyết và đã làm bông nghịch vụ những năm qua nhưng chưa được mỹ mãn, cứ gọi đt cho mình, chúng ta cùng thảo luận trao đổi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Những anh em nhà vườn đã làm trái nghịch vụ 2014 xong, nếu thấy dấu hiệu trái lọt kích cỡ khi thu hoạch, hãy mạnh dạn gọi đt cho mình, mình tin rằng mình sẽ thảo luận cùng anh em để xử lý thành công.
Đối với những anh em nhà vườn ở gần chỗ mình (Lê Minh Xuân - Bính Chánh) có trồng cây có múi mà chưa yên tâm về biện pháp canh tác của mình, thì hãy đến thăm vườn của mình (Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An) cho cụ thể rồi mình sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.
Mình có đọc qua diễn đàn, thấy có một số anh em đang làm nghành nghề khác tại TP HCM muốn chuyển sang nghề trồng trọt, mình sẽ giúp các bạn lựa chọn đất đai, cây trồng ở gần TP HCM với số vốn đầu tư ban đầu (kể cả tiền thuê đất không quá 30 tr/1 Ha) và vốn chăm sóc không quá 100 tr/ 1 Ha để có lợi nhuận 300 - 600 tr nhé.
Năm nay, ở vùng gần chỗ mình, người trồng mía lỗ rất nặng, giá thuê đất trống sẽ rất rẻ; giá bán đất cũng sẽ rất rẻ (vì phải bán đất để trả nợ mà). Anh em nào ở SG yêu nghề vườn mà có chút vốn cứ nhờ cò đất đi tìm đất mía mà mua, họ bắt đầu kêu bán đất rồi đó.
Mình tin rằng, qua diễn đàn này, qua thời gian giao lưu, chúng ta sẽ có những gắn kết tình bạn chặt chẽ thông qua công việc.
 


Last edited:
Cho em hỏi chủ topic có chỗ nào cho thuê đất rẻ tại Đông Nam Bộ không. Em đang cần đất để phát triển nông nghiệp.
 


Cho em hỏi chủ topic có chỗ nào cho thuê đất rẻ tại Đông Nam Bộ không. Em đang cần đất để phát triển nông nghiệp.
Cho em hỏi chủ topic có chỗ nào cho thuê đất rẻ tại Đông Nam Bộ không. Em đang cần đất để phát triển nông nghiệp.
Cho em hỏi chủ topic có chỗ nào cho thuê đất rẻ tại Đông Nam Bộ không. Em đang cần đất để phát triển nông nghiệp.
Chào em.
Câu hỏi của em chung chung quá, ko ai giúp được em đâu.
"chỗ nào cho thuê đất rẻ tại Đông Nam Bộ không" Oh... em seach "các dự án trồng rừng không thành rừng"; "ai đã bức tử rừng đahoai"...
"Em đang cần đất để phát triển nông nghiệp". Oh... càng trừu tượng hơn nữa.... Nông nghiệp của em là gì? Trồng sâm ngọc linh, lan nuôi cấy mô em liên hệ PSG,TS Dương Tân Nhật em nhé... Trồng mía em liên hệ mía La Ngà xem sao, nuôi bò sữa em liên hệ vinamilk nhé..., trông mít em liên hệ vinamit xem sao.
Các bạn thân mến, Chúng ta không nên tìm thuê đất rẻ hay đắt hay cao, hay thấp, hay vừa vừa. Mà chúng ta nên nêu cụ thể tìm VAT trong hạng mục kinh doanh nông nghiệp nào, nguồn lực của ta là gì, vốn, nhân sự, chuyên môn chủ đầu tư, lợi thế so sánh...
Các bạn thân mến, tôi không thể giúp được các bạn trồng cây gì, nuôi con gì, hoạch toán kinh doanh như thế nào. Có lẽ topic này nằm ngoài khả năng của tôi, và quá nhiều tham vọng.
Nhưng tôi tin rằng, nếu các bạn đang trồng trọt và sự cố trong trồng trọt, tôi sẽ có thể giúp được các bạn.
Tôi có thể gửi cho các bạn xem vài bức ảnh biết nói bằng ngôn ngữ thực vật (tôi không biết tiếng Anh, tôi không hiểu tiếng Anh, nhưng tôi có thể hiểu được ngôn ngữ thực vật).
Hình 1: Tôi đặt tên là "cứu con với, má ơi, ba ơi, anh hai ăn hiếp con":
upload_2015-1-16_21-23-21.png


Hình 2: Ngộp thở quá, chịu hết nổi rồi, chắc chết mất quá:
upload_2015-1-16_21-25-27.png

Hình 3: Cháu lên 3, cháu đi mẫu giáo:
upload_2015-1-16_21-29-54.png

Hình 4: Cả nhà ta đều thương yêu nhau:
upload_2015-1-16_21-27-22.png

Hình chụp bằng đt, không rõ và không tốt nhé.
Chủ thớt có chỗ nào cho thuê đất giá rẻ không vậy?
Theo sự biết được về giá của anh:
- Lai vung - ĐT: 10 triệu/ 1.000 m2/ 1 năm.
- Chợ Mới - AG: 6 tr/ 1.000 m2/ 1 năm.
- Đất trồng tràm, khóm, mía của tư nhân: 1.000.000/ 1.000 m2/ 1 năm.
- Đất trồng tràm của nông trường: 100.000/ 1.000 m2/ 1 năm.
- Đất trồng rừng thuộc dãy trường sơn: cho mượn hoặc cho thuê giá tượng trưng.
Chào các bạn.
Mấy ngày gần đây mình không nhận được câu hỏi nào hay cả. Bùn wá à.
Vậy nên mình xả stress một tí nhé.
Theo quan điểm của mình, khái niệm trồng trọt và khái niệm là giàu là hai khái niệm độc lập, không liên quan với nhau, không có mối quan hệ với nhau. Và ngay khái niệm làm giàu của mình nêu ra cũng là theo cảm tính, nó phải là tạo ra VAT thì mới đúng.
Trước hết, theo mình (mà mình cũng chưa thỏa mãn nữa, phải nghiên cứu tiếp sâu hơn) thì trồng trọt là một động từ chỉ công việc trồng một cây gì đó nhằm thu một sản phẩm nào đó để phục vụ chính bản thân mình, phục vụ cuộc sống. Nó bắt đầu có từ khi xã hội loài người thoát khỏi săn bắt hái lượm.
... tôi không hiểu gì về các xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến, nhưng tôi hiểu quá sâu sắc về "xã hội VN thời bao vây và cấm vận", bởi tôi nhiều lần gần chết vì đói, vì rét. Và tôi nhớ nhà bà ngoại tôi có 1 cây táo, 1 cây ổi, 1 cây mít, một cây thanh trà, 1 cây hồng, 1 bụi khoai môn, 1 bụi khoai từ, 1 bụi khoai mỡ, 1 bụi khoai lang.... 1 bầy gà, 1 bầy lợn (con heo í mà)... Và cho tới bây giờ tôi vẫn rất thương bà ngoại tôi...
... Tôi không biết nhà khoa học nào đã phát minh ra mô hình VAC, thật vậy, chúng ta phải tìm lại, tôn vinh người đó, chính người đó đà cứu sống tôi, cha mẹ tôi, ông bà tôi... và có lẽ các bạn cũng vậy. Nếu không có mô hình VAC thì cha mẹ tôi không còn sống được để sinh ra tôi, tôi không còn sống được để ngồi đây xả stress. Tôi đã chết lâu rồi, chết vì suy kiệt dinh dưỡng mà chết.
Cuộc sống cá nhân của tôi bây giờ tôi không thiếu gì cả, kể cả tiền. Mặc dù tôi bị đòi nợ suốt ngày... nhưng theo Max, đó không phải là tiền, nó là "tư bản" (tôi không hiểu bây giờ được gọi là gì nhỉ, là cộng sản chăng???), vì tiền đó được đưa vào lưu thông theo công thức T = T + t (hay là - t nhỉ).
Vâng, + t hay là - t là khái trồng trọt đã bước sang một khái niệm khác: Kinh doanh bằng hạng mục kinh doanh vàng bạc đá quý, ah, xin lỗi, nói nhầm, trồng trọt.
Vâng, trồng trọt nhằm thu lợi nhuận; điều đó theo tôi có thể hiểu theo nghĩa ngược lại là nếu trồng trọt không thu lợi nhuận thì ta không làm. Vốn, hiểu theo nghĩa hẹp là tiền vốn, vốn hiểu theo nghĩa rộng nó còn bao gồm hiểu biết chuyên môn, có vốn "kinh nghiệm xương máu" về loại cây trồng đó... Và vốn tới đâu thì lãi tới đó... kinh doanh phải "trường" vốn mà...
Các bạn ạ, có vài lần, tôi ngồi chơi vơi anh em nhà vườn, họ hỏi tôi làm thế nào để cây họ tốt, làm thế nào để cây họ nhiều trái, làm thế nào, thế nào và thế nào.... Tôi mới hỏi lại họ có phải con chị chị đang kinh doanh xăng dầu ở đầu kinh phải không? đang đong xăng vào bịch ni lông cho nhà vườn lấy đi phun thuốc phải không? Vậy làm thế nào để được nhiều khách: làm cây xăng thật là to, nhập thật là nhiều hàng thì giá sẽ rẻ và sẽ có nhiều khách. Nhưng tiền ở đâu mà nhập nhiều hàng???
Cây trồng cũng vậy. bạn đừng hỏi làm thế nào để cây tốt, làm thế nào để nhiều trái, mà bạn hãy nghĩ hết tất cả mọi điều kiện, mọi tiền đề, mọi giả thiết, mọi nguồn lực hiện có để sử dụng nguồn lực đó một cách hiệu quả nhất. Đó là bài toán kinh tế của hiệu suất đầu tư trong kinh doanh nông nghiệp.
 
Theo sự biết được về giá của anh:
- Lai vung - ĐT: 10 triệu/ 1.000 m2/ 1 năm.
- Chợ Mới - AG: 6 tr/ 1.000 m2/ 1 năm.
- Đất trồng tràm, khóm, mía của tư nhân: 1.000.000/ 1.000 m2/ 1 năm.
- Đất trồng tràm của nông trường: 100.000/ 1.000 m2/ 1 năm.
- Đất trồng rừng thuộc dãy trường sơn: cho mượn hoặc cho thuê giá tượng trưng.
Chào các bạn.
Mấy ngày gần đây mình không nhận được câu hỏi nào hay cả. Bùn wá à.
Vậy nên mình xả stress một tí nhé.
Theo quan điểm của mình, khái niệm trồng trọt và khái niệm là giàu là hai khái niệm độc lập, không liên quan với nhau, không có mối quan hệ với nhau. Và ngay khái niệm làm giàu của mình nêu ra cũng là theo cảm tính, nó phải là tạo ra VAT thì mới đúng.
Trước hết, theo mình (mà mình cũng chưa thỏa mãn nữa, phải nghiên cứu tiếp sâu hơn) thì trồng trọt là một động từ chỉ công việc trồng một cây gì đó nhằm thu một sản phẩm nào đó để phục vụ chính bản thân mình, phục vụ cuộc sống. Nó bắt đầu có từ khi xã hội loài người thoát khỏi săn bắt hái lượm.
... tôi không hiểu gì về các xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến, nhưng tôi hiểu quá sâu sắc về "xã hội VN thời bao vây và cấm vận", bởi tôi nhiều lần gần chết vì đói, vì rét. Và tôi nhớ nhà bà ngoại tôi có 1 cây táo, 1 cây ổi, 1 cây mít, một cây thanh trà, 1 cây hồng, 1 bụi khoai môn, 1 bụi khoai từ, 1 bụi khoai mỡ, 1 bụi khoai lang.... 1 bầy gà, 1 bầy lợn (con heo í mà)... Và cho tới bây giờ tôi vẫn rất thương bà ngoại tôi...
... Tôi không biết nhà khoa học nào đã phát minh ra mô hình VAC, thật vậy, chúng ta phải tìm lại, tôn vinh người đó, chính người đó đà cứu sống tôi, cha mẹ tôi, ông bà tôi... và có lẽ các bạn cũng vậy. Nếu không có mô hình VAC thì cha mẹ tôi không còn sống được để sinh ra tôi, tôi không còn sống được để ngồi đây xả stress. Tôi đã chết lâu rồi, chết vì suy kiệt dinh dưỡng mà chết.
Cuộc sống cá nhân của tôi bây giờ tôi không thiếu gì cả, kể cả tiền. Mặc dù tôi bị đòi nợ suốt ngày... nhưng theo Max, đó không phải là tiền, nó là "tư bản" (tôi không hiểu bây giờ được gọi là gì nhỉ, là cộng sản chăng???), vì tiền đó được đưa vào lưu thông theo công thức T = T + t (hay là - t nhỉ).
Vâng, + t hay là - t là khái trồng trọt đã bước sang một khái niệm khác: Kinh doanh bằng hạng mục kinh doanh vàng bạc đá quý, ah, xin lỗi, nói nhầm, trồng trọt.
Vâng, trồng trọt nhằm thu lợi nhuận; điều đó theo tôi có thể hiểu theo nghĩa ngược lại là nếu trồng trọt không thu lợi nhuận thì ta không làm. Vốn, hiểu theo nghĩa hẹp là tiền vốn, vốn hiểu theo nghĩa rộng nó còn bao gồm hiểu biết chuyên môn, có vốn "kinh nghiệm xương máu" về loại cây trồng đó... Và vốn tới đâu thì lãi tới đó... kinh doanh phải "trường" vốn mà...
Các bạn ạ, có vài lần, tôi ngồi chơi vơi anh em nhà vườn, họ hỏi tôi làm thế nào để cây họ tốt, làm thế nào để cây họ nhiều trái, làm thế nào, thế nào và thế nào.... Tôi mới hỏi lại họ có phải con chị chị đang kinh doanh xăng dầu ở đầu kinh phải không? đang đong xăng vào bịch ni lông cho nhà vườn lấy đi phun thuốc phải không? Vậy làm thế nào để được nhiều khách: làm cây xăng thật là to, nhập thật là nhiều hàng thì giá sẽ rẻ và sẽ có nhiều khách. Nhưng tiền ở đâu mà nhập nhiều hàng???
Cây trồng cũng vậy. bạn đừng hỏi làm thế nào để cây tốt, làm thế nào để nhiều trái, mà bạn hãy nghĩ hết tất cả mọi điều kiện, mọi tiền đề, mọi giả thiết, mọi nguồn lực hiện có để sử dụng nguồn lực đó một cách hiệu quả nhất. Đó là bài toán kinh tế của hiệu suất đầu tư trong kinh doanh nông nghiệp.
Em có câu hỏi có vẻ hay... ho đây anh Việt ơi. Chả là thế này: Gần nhà em (ông hàng xóm) có trồng 700 cây mít Thái. Trái thì khá nhiều và ăn cũng thấy thơm ngon. Chỉ có điều là mỗi khi mít nhà bác ấy có trái thì chả bán được đồng nào, à quên, có bán được vài trăm ngàn ( mang ra mấy cửa hàng tạp hóa gửi), còn lại phần lớn số mít ấy là để thối rữa hoặc hàng xóm tới xin, mang về ăn. ăn không hết thì cho bò, gà, vịt.. ăn. Thấy thì tiếc thật, nhưng chuyện của người ta, mình cũng chỉ biết "tiếc thay" chứ chả biết làm thế nào và khuyên gì. Vì thực tế em có biết cái cóc khô gì về loại cây này đâu mà bàn vớ tính.
Mấy năm trước, mỗi lần được ông mời ăn mít và khen ngon, ông hàng xóm vui lắm và tỏ vể phấn khích dãi bày huyên thuyên về một tương lai tươi sáng về vườn mít của lão, em cũng vui lây và tưởng ra toàn tiền triệu, tiền tỷ từ vườn mít mà suýt xoa, thích thú... Chuyện tưởng ngon ăn ấy cứ trôi đi theo thời gian cùng hy vọng... Nhưng cho đến một ngày gần đây, có dịp tới thăm ông, ông lại mang mít ra mời ăn. Vừa ăn lại vừa khen, nhưng thay vì ông thao thao về tương lai sáng lạng như trước đây thì ông lại thở dài và "phán': "Chắc chú sẽ chặt hết mít để trồng cây khác thôi, vì giá rẻ quá, để lại chỉ tổn công, phí đất". Nghe ông nói mà thấy mít nó chua và thúi gì đâu ấy, chả muốn ăn nữa anh Việt ạ. Vấn đề bây giờ là em đang nảy sinh một suy nghĩ tìm cách "cứu" hộ 700 cây mít này thoát khỏi án tử thần và có thể khiến chúng đẻ ra tiền như các cây trồng khác. Nhưng khó thay, vấn để đau đầu nhất và quyết định nhất thì em lại chả có chút xíu nào: Ngu. Tức không biết mô tê gì về loại cây này. Nước, phân, cần thì có thể chứ mà kỹ thuật, chuyên môn "khám, chữa, chăm sóc...' cho cây thì mù tịt. Vậy, xin hỏi " bác sỹ hoa súng" @leviet_law là liệu có cách nào 'giải cứu" được trường hợp này không anh? Nếu có cách cho chúng ra trái đồng loạt và trái vụ thì em sẽ đầu tư theo đuổi vụ này.
- Sơ lược một số thông tin để anh tiện tham khảo: Mít trồng trên đất pha cát tại Bình Thuận; thiếu nước tưới vào mùa khô nhưng có thể khắc phục được; trong vườn có cây xen canh là cây điều nhưng sẵn sàng chặt bỏ điều. Vườn mít đã được 5 năm tuổi...
Rất mong được anh cho em một lời khuyên và sự tư vấn!
Chân thành cảm ơn anh!
 
Em có câu hỏi có vẻ hay... ho đây anh Việt ơi. Chả là thế này: Gần nhà em (ông hàng xóm) có trồng 700 cây mít Thái. Trái thì khá nhiều và ăn cũng thấy thơm ngon. Chỉ có điều là mỗi khi mít nhà bác ấy có trái thì chả bán được đồng nào, à quên, có bán được vài trăm ngàn ( mang ra mấy cửa hàng tạp hóa gửi), còn lại phần lớn số mít ấy là để thối rữa hoặc hàng xóm tới xin, mang về ăn. ăn không hết thì cho bò, gà, vịt.. ăn. Thấy thì tiếc thật, nhưng chuyện của người ta, mình cũng chỉ biết "tiếc thay" chứ chả biết làm thế nào và khuyên gì. Vì thực tế em có biết cái cóc khô gì về loại cây này đâu mà bàn vớ tính.
Mấy năm trước, mỗi lần được ông mời ăn mít và khen ngon, ông hàng xóm vui lắm và tỏ vể phấn khích dãi bày huyên thuyên về một tương lai tươi sáng về vườn mít của lão, em cũng vui lây và tưởng ra toàn tiền triệu, tiền tỷ từ vườn mít mà suýt xoa, thích thú... Chuyện tưởng ngon ăn ấy cứ trôi đi theo thời gian cùng hy vọng... Nhưng cho đến một ngày gần đây, có dịp tới thăm ông, ông lại mang mít ra mời ăn. Vừa ăn lại vừa khen, nhưng thay vì ông thao thao về tương lai sáng lạng như trước đây thì ông lại thở dài và "phán': "Chắc chú sẽ chặt hết mít để trồng cây khác thôi, vì giá rẻ quá, để lại chỉ tổn công, phí đất". Nghe ông nói mà thấy mít nó chua và thúi gì đâu ấy, chả muốn ăn nữa anh Việt ạ. Vấn đề bây giờ là em đang nảy sinh một suy nghĩ tìm cách "cứu" hộ 700 cây mít này thoát khỏi án tử thần và có thể khiến chúng đẻ ra tiền như các cây trồng khác. Nhưng khó thay, vấn để đau đầu nhất và quyết định nhất thì em lại chả có chút xíu nào: Ngu. Tức không biết mô tê gì về loại cây này. Nước, phân, cần thì có thể chứ mà kỹ thuật, chuyên môn "khám, chữa, chăm sóc...' cho cây thì mù tịt. Vậy, xin hỏi " bác sỹ hoa súng" @leviet_law là liệu có cách nào 'giải cứu" được trường hợp này không anh? Nếu có cách cho chúng ra trái đồng loạt và trái vụ thì em sẽ đầu tư theo đuổi vụ này.
- Sơ lược một số thông tin để anh tiện tham khảo: Mít trồng trên đất pha cát tại Bình Thuận; thiếu nước tưới vào mùa khô nhưng có thể khắc phục được; trong vườn có cây xen canh là cây điều nhưng sẵn sàng chặt bỏ điều. Vườn mít đã được 5 năm tuổi...
Rất mong được anh cho em một lời khuyên và sự tư vấn!
Chân thành cảm ơn anh!
Chào bạn.
Tôi không có thực tế về cây mít nên tôi không thể đưa ra câu trả lời chính xác cho bạn được.
Tuy nhiên, tôi có vài suy luận như sau, (hướng nghiên cứu) bạn có thể thực nghiệm vài nghiệm thức xem sao:
- Quan sát về mặt tự nhiên, cây mít nào càng yếu, căn cỗi thì càng cho nhiều trái, cây nào tươi tốt thì không cho trái.
- Chỗ tôi ở là Bình Chánh, tôi đi vườn thấy mấy cây mít của bà con trồng chơi dạo này (tháng 11 al) đang cho ra rất nhiều trái. Tôi nhìn và suy luận ngay do thời tiết lạnh khô hanh kéo dài đã bất lợi cho sự phát triển dinh dưỡng nên cây đã chuyển sang sinh trưởng sinh sản.
- Như vậy tôi suy luận, cứ lạnh khô hanh kéo dài; hoặc nắng gay gắt kéo dài thì cây sẽ ra trái.
Vườn của tôi có 1 cây mít "cổ thụ" dù chỉ mới vài năm tuổi, lý do là tôi bón phân cho vườn cam rất mạnh nên rễ mít ăn phân rất mạnh, ăn lan khắp cả một góc vườn. Tôi đã đào ngay cổ rễ để chặt bỏ mấy cái rễ ăn vào đất vườn, thì thấy kết quả cây mít cho trái ngay.
Vậy anh có thể tìm các nghiệm thức sử dụng các hóa chất để làm ức chế sự sinh trưởng của cây xem sao. Các chất cụ thể tôi có thể nghĩ được như sau:
1/ Dùng KClO3, chất phóng thích oxy nguyên tử và nó hoạt động hóa học rất mãnh liệt để phá hủy rễ cám. Tôi tin cách này chắc chắn phải ra trái. Nhưng nhược điểm của nó là nếm bệnh xâm nhập vào rễ.
2/ Dùng ethephon phun lên cây để làm già lá, cằn cỗi cây. Nếu cách này cho trái thì nên lựa chọn cách này, vì ethephon sẽ phân hủy hết trong cây và không gây hại cho cây, đồng thời giữ được bộ rễ để nuôi trái sau này.
3/ Dùng Paclo, cách sử dụng anh từ từ nghiên cứu xem sao.
Còn về vấn đề thị trường hoặc thời điểm giá của mít, tôi không rõ, anh xem nó nghịch vụ có giá không?
 
Tk bạn, thục ra mình tìm hieu rất ki ky thuat lam nghịch vu, nhưng có 1 điểm là làm nghịch vụ se k bán được cho ai
Nhà trồng cc thường thoi, nên k có giá.gd chi có 6000m2 dát thoi
Anh mới đi chỗ anh bạn trông cam xoàn ở Lai Vung về. 3 - 4 năm nay cây cam xoàn giá rất cao, thuận vụ giá cũng 20 - 30 ngàn/ 1 Kg, 1 cây 50 Kg cũng thu tối thiểu là 1 triệu rồi. Em nghiên cứu cây này xem sao.
Nó không khó tính như quýt đường đâu. Nếu trồng thì em trồng loại cây ghép (gốc chanh ghép bo cam xoàn) chứ đừng trồng cây chiết. Vì đặc điểm 2 cây này khác nhau: cây ghép rễ cọc ăn sâu, phù hợp với ĐN khô hạn. Cây ghép rễ cám nhiều, phù hợp với vùng đồng bằng.
Em chào bác leviet_law ,sáng mai bác có ở nhà không e xuống chỗ bác ạ.
Sáng mai, tầm khoảng 9 giờ anh xuống vườn ở Thạnh Lợi, em ghé chơi nhé.
 
xin nhờ anh Việt giúp....!
em không biết anh có kinh nghiệm về cây đậu nành không? nếu có mong anh giúp đỡ cho em xin 1 ít kiến thức.
em có 1 vài câu hỏi sau đây liên quan đến cây Họ Đậu "cụ thể là đậu nành" mà em không biết trả lời.
- vi khuẩn cố định đạm nếu hoạt động tốt thì cung cấp bao nhiêu % cho cây đậu ?
- lúc cây đậu ra hoa kết trái và cây cần 1 lượng lớn đạm để nuôi trái, lúc này giữa vi khuẩn cố định đạm và cây đậu có cạnh tranh đạm không ? nếu có thì xảy ra cạnh tranh như thế nào ?
- tại sao cây họ đậu được biết đến là 1 cây cải tạo đất tốt ?
- sao 1 vụ trồng đậu nành thì nó trả lại cho đất bao nhiêu % đạm " bao nhiêu kg đạm cho 1 ha" ?
cám ơn anh đã quan tâm đến mọi người, chúc anh mõi ngày mõi khỏe hihi
 

xin nhờ anh Việt giúp....!
em không biết anh có kinh nghiệm về cây đậu nành không? nếu có mong anh giúp đỡ cho em xin 1 ít kiến thức.
em có 1 vài câu hỏi sau đây liên quan đến cây Họ Đậu "cụ thể là đậu nành" mà em không biết trả lời.
- vi khuẩn cố định đạm nếu hoạt động tốt thì cung cấp bao nhiêu % cho cây đậu ?
- lúc cây đậu ra hoa kết trái và cây cần 1 lượng lớn đạm để nuôi trái, lúc này giữa vi khuẩn cố định đạm và cây đậu có cạnh tranh đạm không ? nếu có thì xảy ra cạnh tranh như thế nào ?
- tại sao cây họ đậu được biết đến là 1 cây cải tạo đất tốt ?
- sao 1 vụ trồng đậu nành thì nó trả lại cho đất bao nhiêu % đạm " bao nhiêu kg đạm cho 1 ha" ?
cám ơn anh đã quan tâm đến mọi người, chúc anh mõi ngày mõi khỏe hihi
Chào em.
Những gì anh biết được về cây họ đậu cũng chỉ là sách vở, nếu anh có nói lại thì cũng chỉ là "học thuộc lòng như con vẹt từ sách vở" nên anh không nên trả lời em.
Quan niệm của anh là ứng dụng, sự nghiên cứu tìm tòi thực tiễn của anh là ứng dụng vào các phân khúc có giá trị kinh tế cao, giá trị kinh tế cao nhất hiện tại là cây có múi, sầu riêng, vú sữa.
Câu hỏi của em rất hay về mặt học thuật và nó đáng để làm một đề tài khoa học, nhưng nó không khích thích được sự đam mê của anh.
Em thân mến, trước đây anh là một con mọt sách, nhưng có 1 lần anh quan tâm tới sự học tập của thằng em trai (học lớp 10) anh nên anh đã vào góc học tập của nó để anh xem thời khóa biểu môn toán. Anh thấy nó hình học nó có 2 môn bắc buộc là hình học phẳng và hình học không gian, và 2 môn tự chọn (tự đọc, tự nghiên cứu). Anh thấy nó chọn môn "hình học dắc chó". Vì tò mò nên anh đã lấy cuốn sách giáo khoa của nó để anh xem. Điều làm anh khó hiểu hơn là cuốn sách đó rất dày mà lại phải tự học.
Nhưng thì ra, cuốn sách đó rất đơn giản: năm một nghìn sáu trăm hồi đó, có một nhà bác học Pháp dắc con chó dạo chơi trong công viên và ông dắc con chó đi qua một cây cầu có tâm O và bán kính r, và ông ta đã phát hiện ra phương trình toán học xác định quỹ đạo giữa tâm O, bán kính r, cổ con chó, dây dắc con chó chuyển động. Thế là hết môn học, chỉ 1 trang A4.
Nhưng côn sách dày đó đã kể các ứng dụng, rất nhiều các ứng dụng: Phun thủy tinh là kính xe hơi, thả vệ tinh lên mặt trăng, phun mảnh vỡ kim loại vào khối sắt nóng chảy để làm vỏ quả bom....
Và anh đã à lên một tiếng, ah, thì ra là vậy, thì ra là ở USA chỉ cần học hết cao đẳng là Ok rồi, không phải khổ như ở ta; ah, thì ra là vậy, vì sao học ĐH ở USA chỉ được nhận bằng khi kiến thức đó ứng dụng được vào một Cty nào đó và được Cty đó nhận làm việc.
Anh đang nghĩ em là một sinh viên NN hoặc SH, đề tài của em rất hay, nhưng anh bảo đảm với em rằng đề tài đó chỉ là học thuật, không có nông dân nào áp dụng, không có nhà máy ép dầu nào áp dụng để quy hoạch vùng nguyên liệu đậu phộng có hàm lượng dầu cao...
Và vì vậy, đặt giả định đề tài của em dù có bảo vệ thành công luận án xuất sắc đi nữa, thì một kết quả thấy trước là vì sao SVVN tốt nghiệp ra trường không có chỗ nhận làm việc.
 
Chào em.
Những gì anh biết được về cây họ đậu cũng chỉ là sách vở, nếu anh có nói lại thì cũng chỉ là "học thuộc lòng như con vẹt từ sách vở" nên anh không nên trả lời em.
Quan niệm của anh là ứng dụng, sự nghiên cứu tìm tòi thực tiễn của anh là ứng dụng vào các phân khúc có giá trị kinh tế cao, giá trị kinh tế cao nhất hiện tại là cây có múi, sầu riêng, vú sữa.
Câu hỏi của em rất hay về mặt học thuật và nó đáng để làm một đề tài khoa học, nhưng nó không khích thích được sự đam mê của anh.
Em thân mến, trước đây anh là một con mọt sách, nhưng có 1 lần anh quan tâm tới sự học tập của thằng em trai (học lớp 10) anh nên anh đã vào góc học tập của nó để anh xem thời khóa biểu môn toán. Anh thấy nó hình học nó có 2 môn bắc buộc là hình học phẳng và hình học không gian, và 2 môn tự chọn (tự đọc, tự nghiên cứu). Anh thấy nó chọn môn "hình học dắc chó". Vì tò mò nên anh đã lấy cuốn sách giáo khoa của nó để anh xem. Điều làm anh khó hiểu hơn là cuốn sách đó rất dày mà lại phải tự học.
Nhưng thì ra, cuốn sách đó rất đơn giản: năm một nghìn sáu trăm hồi đó, có một nhà bác học Pháp dắc con chó dạo chơi trong công viên và ông dắc con chó đi qua một cây cầu có tâm O và bán kính r, và ông ta đã phát hiện ra phương trình toán học xác định quỹ đạo giữa tâm O, bán kính r, cổ con chó, dây dắc con chó chuyển động. Thế là hết môn học, chỉ 1 trang A4.
Nhưng côn sách dày đó đã kể các ứng dụng, rất nhiều các ứng dụng: Phun thủy tinh là kính xe hơi, thả vệ tinh lên mặt trăng, phun mảnh vỡ kim loại vào khối sắt nóng chảy để làm vỏ quả bom....
Và anh đã à lên một tiếng, ah, thì ra là vậy, thì ra là ở USA chỉ cần học hết cao đẳng là Ok rồi, không phải khổ như ở ta; ah, thì ra là vậy, vì sao học ĐH ở USA chỉ được nhận bằng khi kiến thức đó ứng dụng được vào một Cty nào đó và được Cty đó nhận làm việc.
Anh đang nghĩ em là một sinh viên NN hoặc SH, đề tài của em rất hay, nhưng anh bảo đảm với em rằng đề tài đó chỉ là học thuật, không có nông dân nào áp dụng, không có nhà máy ép dầu nào áp dụng để quy hoạch vùng nguyên liệu đậu phộng có hàm lượng dầu cao...
Và vì vậy, đặt giả định đề tài của em dù có bảo vệ thành công luận án xuất sắc đi nữa, thì một kết quả thấy trước là vì sao SVVN tốt nghiệp ra trường không có chỗ nhận làm việc.

cám ơn anh đã trả lời, và cũng hơi buồn. nhưng đó chỉ là môn học biết đâu được 1 ngày nào đó nó đem lại lợi nhuận kinh tế cao rồi sao anh.
cái em đang làm đề tài là rau thủy canh. hiện giờ, em thấy mô hình thủy canh sản xuất rau sạch tại nhiều hộ gia đình đô thị nhiều quá nên em thấy mê mê.
 
Em có câu hỏi có vẻ hay... ho đây anh Việt ơi. Chả là thế này: Gần nhà em (ông hàng xóm) có trồng 700 cây mít Thái. Trái thì khá nhiều và ăn cũng thấy thơm ngon. Chỉ có điều là mỗi khi mít nhà bác ấy có trái thì chả bán được đồng nào, à quên, có bán được vài trăm ngàn ( mang ra mấy cửa hàng tạp hóa gửi), còn lại phần lớn số mít ấy là để thối rữa hoặc hàng xóm tới xin, mang về ăn. ăn không hết thì cho bò, gà, vịt.. ăn. Thấy thì tiếc thật, nhưng chuyện của người ta, mình cũng chỉ biết "tiếc thay" chứ chả biết làm thế nào và khuyên gì. Vì thực tế em có biết cái cóc khô gì về loại cây này đâu mà bàn vớ tính.
Mấy năm trước, mỗi lần được ông mời ăn mít và khen ngon, ông hàng xóm vui lắm và tỏ vể phấn khích dãi bày huyên thuyên về một tương lai tươi sáng về vườn mít của lão, em cũng vui lây và tưởng ra toàn tiền triệu, tiền tỷ từ vườn mít mà suýt xoa, thích thú... Chuyện tưởng ngon ăn ấy cứ trôi đi theo thời gian cùng hy vọng... Nhưng cho đến một ngày gần đây, có dịp tới thăm ông, ông lại mang mít ra mời ăn. Vừa ăn lại vừa khen, nhưng thay vì ông thao thao về tương lai sáng lạng như trước đây thì ông lại thở dài và "phán': "Chắc chú sẽ chặt hết mít để trồng cây khác thôi, vì giá rẻ quá, để lại chỉ tổn công, phí đất". Nghe ông nói mà thấy mít nó chua và thúi gì đâu ấy, chả muốn ăn nữa anh Việt ạ. Vấn đề bây giờ là em đang nảy sinh một suy nghĩ tìm cách "cứu" hộ 700 cây mít này thoát khỏi án tử thần và có thể khiến chúng đẻ ra tiền như các cây trồng khác. Nhưng khó thay, vấn để đau đầu nhất và quyết định nhất thì em lại chả có chút xíu nào: Ngu. Tức không biết mô tê gì về loại cây này. Nước, phân, cần thì có thể chứ mà kỹ thuật, chuyên môn "khám, chữa, chăm sóc...' cho cây thì mù tịt. Vậy, xin hỏi " bác sỹ hoa súng" @leviet_law là liệu có cách nào 'giải cứu" được trường hợp này không anh? Nếu có cách cho chúng ra trái đồng loạt và trái vụ thì em sẽ đầu tư theo đuổi vụ này.
- Sơ lược một số thông tin để anh tiện tham khảo: Mít trồng trên đất pha cát tại Bình Thuận; thiếu nước tưới vào mùa khô nhưng có thể khắc phục được; trong vườn có cây xen canh là cây điều nhưng sẵn sàng chặt bỏ điều. Vườn mít đã được 5 năm tuổi...
Rất mong được anh cho em một lời khuyên và sự tư vấn!
Chân thành cảm ơn anh!
Cảm ơn anh!
 
Tôi REPPLY vô Threat này để dễ đọc lại! Cảm ơn tác giả đã chia sẻ!
Uh. Em chỉ xịt siêu lân, 10 - 60 - 10 thì nó không ra hoa là phải rồi!
Cây cam sành ra hoa trái vụ là vào tháng 8 - 9 al, 7 tháng sau là tháng 3 - 6 năm sau mới có giá. Hiện bây giờ là tháng 11 al, cây đang chuẩn bị ra hoa thuận vụ, sẽ cho thu vào tháng 10 năm sau.
Như vậy, cây của em không có trái nghịch vụ thì buộc phải có trái thuận vụ, mà khi có trái thuận vụ thì khi trên cây có nhiều trái nó sẽ không ra hoa nữa nên sẽ không làm được trái nghịch vụ.
Do đó, em phải làm thế nào để cây không được ra hoa thuận vụ (thực tế là ra hoa ít). Và đến tháng 4 - 5 al, nếu trên cây còn trái thì phải thuê người vào vườn hái trái dục bỏ đi hết để chuẩn bị khiển trái nghịch vụ.
1/ Hạn chế ra bông thuận vụ: em bón phân đạm, mà phân cây hấp thụ mạnh nhất là đạm NO3 có trong Ca(NO3)2.5H2O, ở thị trường có bán dưới các tên thương mại Nitrat Bo dạng bao 25 Kg của Yara (và nhiều Cty khác cũng có đóng gói bán hóa chất này nhưng anh ko rành các tên thương mại của họ). Kết hợp với phun các loại phân bón lá giàu đạm như 30 - 10 - 10, 31 - 11 - 11 kết hợp với GA3 (loại thuốc viên, em phải mua loại có giá 25.000 đ/ 1 viên sử dụng cho 200 lít nước, nếu mau loại rẻ tiền 3 - 4 - 5 - 8 - 12 - 15 ngàn 1 viên hiệu quả rất yếu).
2/ Ra hoa nghịch vụ: Về lý thuyết, quy trình thì rất ngắn gọn; Nhưng thực tế áp dụng sẽ rất khó, khó là bởi phải 3 nhìn: nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây để xác định liều lượng sử dụng, sử dụng lúc nào, lúc nào là đủ độ thuần thục để ra hoa, nếu không xác định được thì chỉ ra đọt chứ không ra hoa. Nó gồm có các bước:
2.1/ Tăng tỷ lệ C/N bằng cách ngưng bón phân đạm, bón SP lân liều cao (50 kg/ 1 công, 2 lần cách nhau 15 - 20 ngày).
2.2/ Gây stress cho cây bằng cách xiết nước.
2.3/ Dùng auxin ngoại sinh: Thực tế, các tay "cao thủ" làm bông chi làm 2 nhóm "trường phái" khác nhau, một nhóm thì sử dụng paclo, 1 nhóm lại bac bỏ paclo mà sử dụng ethephon. Việc sử dụng nồng độ nào phải căn cứ vào việc nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây.
2.4/ Xác định đủ độ thuần thục để ra hoa: Rất tiếc rằng, bệnh viện không có máy siêu âm để siêu âm chuẩn đoán mầm hoa đả đủ 9 tháng 10 ngày hay chưa. Việc xác định đủ độ thuần thục ra hao cũng không thể theo "giáo trình ra hoa" hay một công trình, đề tài nghiên cứu nào được. Bởi lẽ, các công trình, đề tài dù chính xác tuyệt đối đến đâu đi nữa thì nó sẽ khác với điều kiện của em ở điều kiện phun, nồng độ phun, thời tiết trong gia đoạn phun.
Bằng tầm mắt, kinh nghiệm để quan sát, khi thấy "lá này phải ra hoa thôi" thì bắt đầu kích thích cho ra hoa.
Theo "tầm mắt" của anh thì nó đủ thuần thục khi "cái lá nó mốc cời lên"; cái kim nhỏ ở đẩu đọt cam "biến mất".
Hình: Cái lá mốc cời lên mới có thể ra bông:
Xem file đính kèm 3284
Việc kích thích ra hoa lại còn quá nhiều "trường phái hơn nữa"; nhưng việc đơn giản nhất mà nông dân thường làm là bón 20 - 20 - 15, phun kích phát tố (thiên nông) mà bản chất là NAA + GA3 tỷ lệ 7/1, thourea (nhưng nói trước đây là con dao 2 lưỡi, nó có thể gây rụng lá hàng loạt làm suy kiệt cây, dù có ra hoa thì cũng không đậu trái được, hoặc không rụng lá nhưng lá cứ vàng mãi, liên tục phóng thích etylen là rụng hoa, rụng trái non sau này...
Nhìn chung, khi làm bông nghịch vụ em phải xác định mấy việc:
1/ Về tâm lý: Em có "dám" không cho ra hoa vào tháng 11 - 12 al hay không; em có dám thuê người vào hái trái dục bỏ đi vào tháng 4 - 5 hay không! Oh tiếc quá, không thể nào làm được đâu, không dám đâu.
2/ Về tài chính: Em có đủ tài chính để làm trái nghịch vụ hay không với chi phỉ tổng khoảng 100 tr/ 1 ha/ 1 năm.
3/ Em có đủ lá gan hay không? Làm trái nghịch vụ là đánh bài, không phải giàu mà làm được, không phải nhiều tiền mà làm được mà phải gan dạ, dũng cảm, chịu chơi mới làm được. Này nhé, để xài thuốc bệnh dưỡng cho cữ phun trái thuận vụ chỉ vài trăm ngàn, thậm chí 1 trăm ngàn/ 1 lầm phun/ 1 ha; còn phun thuốc, dưỡng cho trái nghịch vụ phải 1 - 2 triệu/ 1 lần phun; và không phải là phun 1 lần mà là nhiều lần; vừa phun xong, 2 - 3 ngày sau chưa vừa ý ta lại "chơi tiếp" nữa. Chịu chơi như thế đấy!
Anh gửi em vài bức ảnh tư liệu nhé:
Xem file đính kèm 3278


Còn đây là vườn cam của anh Hai Nghĩa - Vĩnh Xuân (TT Trà Ôn đi xuống, a ko rõ là thuộc Vĩnh Long hay Trà Vinh)
Xem file đính kèm 3279

Còn đây là anh Lẹ, một tay "cao thủ" làm bông cam ở Vĩnh Xuân nè:
Xem file đính kèm 3280
Còn đây là chị Thạch Tám (nghe họ là biết rồi hé)
Xem file đính kèm 3281
Còn đây là ngôi nhà của anh Cao phong cất lên sau khi trúng cam sành nè:
Xem file đính kèm 3282
Để trông coi vườn cam phải có thằng này nè:
Xem file đính kèm 3285
Và vợ của nó nữa nè:
Xem file đính kèm 3286
Thấy chưa, làm cây ăn trái nghịch vụ vui lắm, lãng mạn lắm. Đúng không.

Oh. rất tiếc, anh ko nghiên cứu về cây thủy canh. Anh nghiên cứu về cây trồng cạn em ạ.

Oh. Có rất, rất, và rất nhiều nông dân đã nghĩ như em. Có đến khoảng 95% nông dân min canh tác cây không đạt ngưỡng năng suất cao và không duy trì được năng suất cao. Lý do quan trọng hàng đầu là pH.
Phân hữu có là hợp chất hữu cơ, hợp chất các bon như rơm, rạ, cỏ trấu... nhưng trong điều kiện rơm, rạ, cỏ, trấu ít thì ta phải dùng tới thực vật hóa thạch là cây dương xỉ đã chôn vùi lâu thành than bùn. Như vậy, hữu cơ không hạ phèn (mà là để tơi xốp đất).
Vi sinh hiện tại ứng dụng trong nông nghiệp không tăng pH.
Bản chất của dùng vôi tăng pH đất là để trung hòa ion SO4, cứ giảm 1 độ pH thì ion SO4 có trong 1 Ha đất bề mặt 20 cm sẽ ước khoảng 1,6 tấn.
Khi đó, ta thực hiện phương trình phản ứng Ca + SO4 = CaSO4.
Theo phương trình này, tính số mol và cân bằng, cứ đánh khoảng 3 tấn CaO thì tăng được 1 độ pH.
Trên mạng cũng như thực tế, có rất nhiều tài liệu nói đánh 100 Kg vôi/ 1 ha. Đánh vôi như thế thì hầu như là chưa đánh.
Hiệu lực của đánh vôi lên thực vật như sau; Sau đánh vôi rễ phát triển rất mạnh, cây phóng đọt mới ngay, lá mởn ngay. Cứ 1 ha đánh hết 10 triệu tiền vôi, hiệu quả cao hơn nhiều lần rải 4 - 5 triệu tiền phân, trái sẽ rất nhanh lớn, lớn lên từng ngày trông thấy được, nhất là giai đoạn trái non.
Lẽ tất nhiên, sẽ tạo CaSO4 kết tủa gây chai đất. Nhưng chúng ta không có lựa chọn nào khác mà phải chấp nhận nó và khắc phục bằng cách bón thêm hữu cơ.
 
Anh mới đi chỗ anh bạn trông cam xoàn ở Lai Vung về. 3 - 4 năm nay cây cam xoàn giá rất cao, thuận vụ giá cũng 20 - 30 ngàn/ 1 Kg, 1 cây 50 Kg cũng thu tối thiểu là 1 triệu rồi. Em nghiên cứu cây này xem sao.
Nó không khó tính như quýt đường đâu. Nếu trồng thì em trồng loại cây ghép (gốc chanh ghép bo cam xoàn) chứ đừng trồng cây chiết. Vì đặc điểm 2 cây này khác nhau: cây ghép rễ cọc ăn sâu, phù hợp với ĐN khô hạn. Cây ghép rễ cám nhiều, phù hợp với vùng đồng bằng.

Cam xoàn khác cam sành ha ban, o nha luc truoc co trong may chuc cay cam, no ghep tren góc chanh,suc song goc chanh rất mạnh
Cam xoàn khác cam sành ha ban?trứơc mình co trong 50 cây cam, mình gọi no la cam sành, ni duoc ghép trên góc chanh thơm, sức song goc ghép rát manh, chi càn quên tỉa nhanh góc ghép la no mọc ac cây cam
 
Bác cho em lạc đề chút nhé
em đang trồng cỏ (Va06) để chăn nuôi
Giờ cứ sang thu là nó sinh trưởng kém, đầu đông là trổ bông ầm ầm. Năng suất chất lượng cỏ đều giảm
Vậy bác có kế gì kìm hãm phát triển, ra hoa. Để cây sinh trưởng tốt- tất nhiên ko dám mong khỏe như mùa hè - thì bác chỉ em với.Em ngoài Lạng sơn mùa đông tê tái lắm bác ạ
Cảm ơn bác nhé!
 
Bác cho em lạc đề chút nhé
em đang trồng cỏ (Va06) để chăn nuôi
Giờ cứ sang thu là nó sinh trưởng kém, đầu đông là trổ bông ầm ầm. Năng suất chất lượng cỏ đều giảm
Vậy bác có kế gì kìm hãm phát triển, ra hoa. Để cây sinh trưởng tốt- tất nhiên ko dám mong khỏe như mùa hè - thì bác chỉ em với.Em ngoài Lạng sơn mùa đông tê tái lắm bác ạ
Cảm ơn bác nhé!
Tôi không rõ về cỏ, dù có nhìn thấy nhưng tôi không để ý tìm hiểu.
Nhưng theo mô tả đặc điểm ra hoa của cỏ va06, tôi suy luận (chỉ suy luận, không có kiểm chứng) là nó ra hoa khi có 2 điều kiện; nhiệt độ thấp ngừng sinh trưởng và thuộc cây đoản quang kỳ.
Như vậy, ta có thể làm cho nó trong quang kỳ ngắn nhưng nó tận dụng tối đa năng lwolwngj mặt trời hiểm hoi để phát triển; đồng thời, tăng cường trao đổi chất mạnh mẽ; kết hợp với làm non cây lại, trẻ cây lại thì ngăn chặn được việc ra hoa chăng???
Bạn thử thí nghiệm xem: Làm trẻ cây lại bằng cách bón phân đạm (không biết cỏ có giá trị không để phun thêm GA3 nhỉ) + tận dụng năng lượng bằng cách tăng lục lạp + tăng trao đổi chất trong mùa đông bằng K2O.
Vậy bạn có thể áp dụng phân hóa học để đáp ứng các yêu cầu trên như sau: Bón đạm (urea) hoặc bạn thẻ nghiệm bón NO3 (có trong Ca(NO3)2.5H2O dưới tên thương mại nitra bo của Yara, tôi đã thử nghiệm bón phân này cho mía thì lá mía rất tươi mởn, mởn và đẹp tới mức "không thể tưởng tượng ra được") + MgSO4.7H2O hoặc có trong phân lân nung chảy + KCl (dân thường gọi là phân kali, phân muối ớt).
Nhìn chung, chỉ là suy luận, bạn làm thử, khi nào có kết quả cho mình biết nhé.
Mới đi Lai Vung về nè, mình post hình 2 nhà vườn làm bông cam xoàn theo 2 kiểu khác nhau nhé.
Anh em nào có thể bình luận được 2 chế độ ra bông khồng nhỉ:
Hình 1:


Hình 2:
Uh, ko post được hình, post lại sau nhé.
 
Tôi tên Luyến. Làm vườn 3 năm rồi Anh Việt ơi, trồng bưởi xen dừa xiêm 2 công ở Cai Lậy _Tiền Giang. bưởi đang bị bệnh vàng lá, nếu anh có xuống miền tây thì gọi em nhé. số em mới gọi anh đó: 0974.344990. Chỉ giáo em vài chiêu nhé.
 
Tôi tên Luyến. Làm vườn 3 năm rồi Anh Việt ơi, trồng bưởi xen dừa xiêm 2 công ở Cai Lậy _Tiền Giang. bưởi đang bị bệnh vàng lá, nếu anh có xuống miền tây thì gọi em nhé. số em mới gọi anh đó: 0974.344990. Chỉ giáo em vài chiêu nhé.
Chào bạn.
Bệnh vàng lá mà bạn đề cập ở cây bưởi nhà bạn, đây là vấn đề đại trà, phổ biến, thường gặp không chỉ ở cây bưởi, mà ở hầu hết các cây có múi (không phải là nói chung mà là nói riêng, nói chung phải nói đến tất cả các cây trồng cạn có giá trị kinh tế như có múi, vú sữa, sầu riêng, hồ tiêu... Và hầu hết tuyệt đại đa số nông dân lỗ lã, đói ăn, mắc nợ, con mất học, đi làm thuê, bán đất vì bệnh này.
Nó đã xóa sổ cả vùng chuyên canh rộng lớn như ở Tam Bình - Vĩnh Long trước đây, nay mới bắt đầu phát triển trở lại.
Hiện nay là tháng 11 aal, bệnh vàng lá bắt đầu thể hiện rên diện rộng, những vườn chuyên canh đang mang trái nghịch vụ nặng trĩu dự báo mức thu nhập 300 - 500 - 700 triệu/ 1 ha trong vài tháng nữa cũng đang bị vàng lá, và nguy cơ bị giảm thu nhập 100 - 200 triệu/ 1 ha là bình thường.
Những nhà vườn chuyên canh, họ thấy rõ giá trị vườn cây của họ, nên họ không tiếc tiền, sẵn sàng chi, sẵn sàng "chơi"; "chơi" bất kể thứ gì. Biểu hiện mà họ thấy đầu tiên là mất rễ cám, và họ chạy khắp nơi tìm thuốc ra rễ, loại thuốc nào đắt nhất, thượng hạng nhất là họ chơi. Tưới vào là ra rễ ngay, cây hồi lại ngay, họ không thể chờ đợi được, thời gian đối với họ không phải là vàng (vì vàng rớt giá rồi mà), thời gian đối với hị là bạc trăm, bạc tỷ.
Nó phổ biến đến mức chúng ta đã gọi sai từ ngữ là "bệnh vàng lá", và ngay trong các tài liệu chuyên ngành cũng đã gọi sai là "bệnh vàng lá thối rễ".
Theo tôi, trước khi làm việc gì, chúng ta phải hiểu trở lại vấn đề, hiểu cho đúng vấn đề, xác định tận gốc của vấn đề rồi hãy hành động. "Người đại trượng khu khi đối diện với vàng lá chưa vội mua thuốc ra rễ, chưa vội mua phân thùng ra rễ, mà vấn đề phải hiểu vì sao nó vàng lá, nó hại cây bằng cách nào...."
Trước hết, về dấu hiệu tự nhiên và quan sát: Đứng từ xa, nhìn thấy nhánh nào bị vàng lá, nếu lại ngay gốc cây đó thì thấy đất ở chỗ ngay cành bị vàng lá đất bị ướt, không khô ráo. Khi đào bới lớp đất trên mặt để so sánh 2 chỗ thì ta thấy rằng, phần đất ở chỗ khô ráo rất nhiều rễ cám và cành trên phần đất đó tươi tốt; còn đất ở chỗ cành bị vàng lá "ướt chèm bẹp" và không thấy có rễ cám, hoặc nếu còn rễ cám thì nó bị vuột rễ. Kiên trì đào bới tiếp để tìm rễ cái thì ta thấy rễ cái ở đó bị thối; hoặc nếu chưa bị thối thì nó cũng đã bị vuột rễ. Nếu đào rễ đó lên, xé ngược từ đuôi rễ trở vào gốc cây, thì phần ruột rễ ở đầu rễ hóa bầng, gần gốc rễ hóa nâu... tức lá nấm bệnh đang xâm nhập từ từ vào tới gốc rễ.
Như vậy, ta sẽ dùng từ lại cho đúng là bệnh thối rễ chứ không phải bệnh vàng lá. Khi bị sốt cao, bác sỹ việc đầu tiên là tìm ra nguyên nhân bệnh và gọi tên bệnh đúng tác nhân gây bệnh như bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, đau răng, viên họng... chứ họ không gọi là bệnh sốt.
Khi đã xác định được bệnh, chúng ta tìm hiểu tiếp đến nguyên nhân gây ra nó, từ đó, chúng ta loại trừ nguyên nhân thì mới mong hết bệnh được.
Nguyên nhân gây ra bệnh thì có rất nhiều nguyên nhân, tôi có thể liệt kê các nguyên nhân phổ biến như sau: Do rễ ngập trong môi trường nước; do tuyến trùng kỹ sinh làm rễ chầy xước và nấm tấn công; do pH thấp, do nông độ phân bón quá cao vì cần phải bón thúc nuôi trái...
Biện pháp khắc phục: biện pháp chung nhất mà sách vở đề cập là đất phải thoát nước tốt, tơi xốp, hiệu chỉnh pH; sử dụng hóa chất trị bệnh (phổ biến là aliet tưới xuống đất), sử dụng phân bón hợp lý. Đối với cây cổ thụ như vú sữa, bà con đã đào bỏ hết đất xung quanh rễ bị thối, gần thối sau đó để thoáng khí một thời gian để tiêu diệt nấm bệnh, sau đó đổ hữu cơ như xơ dừa và chế độ chăm sóc đặc biệt để cho ra rễ cám mới.
Nhìn chung, việc cây bị thối rễ không khó điều trị, vấn đề là xác định được nguyên nhân thối rễ để loại trừ sau đó mới sử dụng thuốc nấm và kích thích ra rễ mới.
Nếu anh em nhà vườn có vấn đề này cứ ĐT cho tôi, chắc chắn rằng khi hỏi qua lịch sử canh tác tôi sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để giảm thiểu thời gian chờ đợi và chi phí phục hồi cho anh em.
 
Last edited:
Tôi không rõ về cỏ, dù có nhìn thấy nhưng tôi không để ý tìm hiểu.
Nhưng theo mô tả đặc điểm ra hoa của cỏ va06, tôi suy luận (chỉ suy luận, không có kiểm chứng) là nó ra hoa khi có 2 điều kiện; nhiệt độ thấp ngừng sinh trưởng và thuộc cây đoản quang kỳ.
Như vậy, ta có thể làm cho nó trong quang kỳ ngắn nhưng nó tận dụng tối đa năng lwolwngj mặt trời hiểm hoi để phát triển; đồng thời, tăng cường trao đổi chất mạnh mẽ; kết hợp với làm non cây lại, trẻ cây lại thì ngăn chặn được việc ra hoa chăng???
Bạn thử thí nghiệm xem: Làm trẻ cây lại bằng cách bón phân đạm (không biết cỏ có giá trị không để phun thêm GA3 nhỉ) + tận dụng năng lượng bằng cách tăng lục lạp + tăng trao đổi chất trong mùa đông bằng K2O.
Vậy bạn có thể áp dụng phân hóa học để đáp ứng các yêu cầu trên như sau: Bón đạm (urea) hoặc bạn thẻ nghiệm bón NO3 (có trong Ca(NO3)2.5H2O dưới tên thương mại nitra bo của Yara, tôi đã thử nghiệm bón phân này cho mía thì lá mía rất tươi mởn, mởn và đẹp tới mức "không thể tưởng tượng ra được") + MgSO4.7H2O hoặc có trong phân lân nung chảy + KCl (dân thường gọi là phân kali, phân muối ớt).
Nhìn chung, chỉ là suy luận, bạn làm thử, khi nào có kết quả cho mình biết nhé.
Mới đi Lai Vung về nè, mình post hình 2 nhà vườn làm bông cam xoàn theo 2 kiểu khác nhau nhé.
Anh em nào có thể bình luận được 2 chế độ ra bông khồng nhỉ:
Hình 1:


Hình 2:
Uh, ko post được hình, post lại sau nhé.
Ý em là muốn hỏi bác xem có chế phẩm gì để phun chống sự già hóa của có đó.thế GA3 và Nitra Bo có đắt không bác. Em trồng cỏ để chăn trâu nữa mới ra tiền nên đắt quá thì cũng ko dùng đc.
cảm ơn bác!
 
Ý em là muốn hỏi bác xem có chế phẩm gì để phun chống sự già hóa của có đó.thế GA3 và Nitra Bo có đắt không bác. Em trồng cỏ để chăn trâu nữa mới ra tiền nên đắt quá thì cũng ko dùng đc.
cảm ơn bác!
Chào bạn.
Trước hết, mình ko hiểu quy mô trồng cỏ của bạn như thế nào, bạn chỉ làm vui chơi hay là làm quy mô kinh tế gia đình hay là làm kinh doanh theo công thức T = T + t?
Bạn ạ, " vật chất không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ N ở dạng NH3 - NH4 - NO3 thành NH2 (amin), nó chỉ chuyển hóa từ dạng Ca(H2P04)2 (SP Lân) thành dạng NDA..." Nó không chỉ là phân bón nhằm tốt cho cỏ, mà nó còn làm tăng hàm lượng dinh dưỡng đa - trung - vi lượng cho bò, bạn nên thay đổi quan niệm "cân ky lô gan cỏ cho bò ăn, mà thay bằng ăn loại cỏ nào, rau nào, hàm lượng dinh dưỡng bao nhiêu.Bạn cho tôi email, tôi sẽ tặng bạn tài liệu ít nhất là 500 trang A4 của các chuyên gia hàng đầu thế giới về hàm lượng dinh dưỡng của các loại cỏ, ngũ cốc, cá... cho gia súc và gia cầm"
Tại www.cucttrongtrot.gov.vn có đoạn mà tôi vẫn còn nhớ, "phân bón không chỉ là phân bón cho cây trồng, mà nó còn là phân bón cho cả hệ vi sinh vật đất, các thông tin chuyển hóa và năng lượng"
Bạn ạ, đáng tiếc rằng, cho tới hiện nay, ở VN hầu hết tất cả các mặt hàng nông sản chỉ chú trọng làm sao để cân có nhiều Kg.
Tôi có nhìn thấy (chỉ được nhìn và nghe họ ca tụng thôi bạn ạ) một số mô hình tự động trồng cỏ và thu hoạch cỏ của nước ngoài, họ cho bạn tham quan thoải mái, họ cho họ nhìn thấy tất cả, không giấu một điều gì, chỉ trừ một điều: phòng thí nghiệm, phòng phối trộn thức ăn cho cỏ tự động, thời điểm họ cho cỏ ăn...
Hihihi... còn khi cho bò ăn, họ cho tôi xem thoải mái lunnnnnnn...
Bạn ạ, mình xin được nói về lý luận suông, chỉ có thực vật mới chuyển hóa đạm vô cơ (NH4, NO3) thành đạm hữu cơ (NH2), cỏ sẽ làm việc này cho bạn.
Con bò, con cá trắm cỏ, các thầy tu chỉ là những tên cướp thấy thực vật nào có nhiều NH2 liền cướp của nó mà thôi. Còn mình thì cướp của những động vật nào lấy được nhiều NH2 nhất như bò, trâu, heo, chó...
Bạn thử thí nghiệm nhiều công thức dinh dưỡng cho cỏ gồm các yếu N - P và K hợp lý, cộng với các khoáng trung lượng Ca, Mg là chủ yếu, cộng với các lượng Cu, Mn, B, Zn... và thí nghiệm cho bò ăn. Cho tới khi nào bò không còn mặn mà với "đá liếm" nữa xem năng suất của bò có tăng lên không?
 
Last edited:
Mình cũng mới trồng thử gần 1000m² đang chuẩn bị trồng thêm khoảng 2000m² nữa. Nhưng ngoài đây lạnh nên đang lo thiếu cỏ vào thu đông. Đọc bài bạn thấy rất hay vì đã thay đổi đc quy luật ra hoa quả của cây ăn trái nên muốn hỏi bạn xem vs cỏ có làm đc ko.cụ thế làm ntn và có kinh tế ko mà.
cảm ơn bạn!
 


Back
Top