Gắn kết bạn bè làm giàu bằng trồng trọt.

Chào anh em trên diễn đàn, chào anh em nhà vườn.
Qua theo dõi diễn đàn, tôi thấy rất nhiều anh em quan tâm tới trồng cây gì, khởi nghiệp như thế nào, tôi có thể gợi ý chia sẻ với anh em một ít theo hiểu biết của tôi.
Tôi tự giới thiệu, tôi làm nghề kỹ thuật nông nghiệp, đã đi nhiều vùng đất ở Miền Nam, đi nhiều đồng ruộng. Và tôi biết nhiều loại cây làm giàu mức lợi nhuận 400 - 1 tỷ - trên 1 tỷ 1 ha/ 1 năm.
Kết hợp sách vở, thực tế, lắng nghe cách canh tác của anh em nhà vườn mà cho đến nay, tôi có thể nói là biết tương đối kha khá về kỹ thuật trồng trọt các loại cây đó.
Những cây đó là gần gũi, rất đời thường, rất dân dã, không xa lạ mà trong công việc của tôi tiếp xúc được tôi có thể liệt kê dưới đây:
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.
4/ Tiêu Chư Sê.
5/ Vài loại rau màu khác thì phải biết "lướt sóng" cũng có mức lợi nhuận rất cao.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác cũng có giá trị kinh tế cao, nhưng tôi không đi sâu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của từng loại nên tôi không nêu ra.
Cùng là cây có múi, nguyên lý chung thì giống nhau, nhưng mỗi cây sẽ có mỗi khác. Việc ra bông cam xoàn khác ra bông quýt đường. Rồi việc ra bông chanh khác việc ra bông cam sành. Ngay kỹ thuật ra bông chanh linca cũng khác chanh giấy.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà nông chính hiệu đang trồng những cây trên cũng đa ca bài ca "được mùa rớt giá". Và chính các nông dân đang trồng các cây trên hiện tại nhà đang không có gạo ăn, không có tiền chi tiêu cũng là bình thường.
Nguyên nhân của nó là toàn miền nam có 1 mùa mưa, mà mùa mưa thì cây ăn trái chỉ ra đọt không ra hoa; vào đầu tháng 10 âl lịch, toàn miền nam có một đợt thời tiết giá lạnh, cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, bước qua thời kỳ sinh trưởng sinh sản, và ra hoa đồng loạt khi thời tiết nắng ấm trở lại vào tháng 11 - 12 âm lịch thì lẽ tất nhiên trái cây dư thừa, dội chợ, giá rẻ là đương nhiên.
Vấn đề muốn có lợi nhuận là phải biết làm trái nghịch vụ.
Nghịch vụ có nghĩa là gì? là trái với tự nhiên: khi thời tiết mưa dầm tháng 7 - 8 âm lịch, khi cây đang "xung, phát đọt" thì lại bắt nói ngừng ra đọt, suy yếu để chuyển sang ra hoa. Khi vào mùa đông, về mặt tự nhiên cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng thì lại bắt nó "xung" để nuôi trái đã ra nghịch mùa và không được "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" để không được ra hoa.
Để giúp anh em rút ngắn khoảng thời gian tìm hiểu tôi chỉ ra rằng, cơ sở lý luận của nó là:
1/ "Giáo trình ra hoa cây ăn trái - tác giả Trần Văn Hâu - ĐH Cần Thơ". Khi đọc cuốn này bạn sẽ lý giải được vì sao cây ra hoa và vì sao cây không ra hoa để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn và không ra hoa theo ý muốn.
2/ "Cẩm nang giám định bệnh cây". Khi đọc cuốn này bạn sẽ biết được cây của mình đang bị bệnh gì.
3/ "Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật": khi đọc cuốn này bạn sẽ biết cách điều trị bệnh cho cây của mình.
Đó là những "hằng đẳng thức đáng nhớ" trong canh tác cây ăn trái.
Các bạn thân mến, tôi nghĩ các bạn ở diễn đàn này đều có kiến thức, các bạn khát khao lập nghiệp, các bạn hãy nghĩ thêm đi. Ở Lai Vung - Đồng Tháp; Trà Ôn - Vĩnh Long, đất của 1 nhà vườn chỉ khoảng vài ngàn m2. Ấy thế mà họ lập nên kỳ danh nhà vườn thực thụ, với thu nhập rất vững vàng.
Có những nông dân mà mình thật khâm phục, ví như có 1 lần gặp 1 nông dân tên Ngoan ở Cai Lậy, anh ấy ghi chép và nắm rất rõ đọt cây sầu riêng mon thon bao nhiều ngày thì già lá, 8 ri bao nhiêu ngày ngày già lá, khổ qua bao nhiêu ngày già lá để tác động paclo ngày thứ mấy thì có hiệu quả nhất.
Hoặc cách đây 4 năm, mình có gặp 1 nông dân tên Bưu ở Lai Vung, khi ấy anh ấy rất nghèo, nhà lá lụp xụp, cả gia đình chỉ nhìn vào 1.000 m2 quýt đường. Lý do mình tiếp xúc với anh ấy là đại lý chỉ mình vào khắc phục 1.000 m2 quýt đó đang ngủ ngày và mất trắng. Mình tìm ra lý do, đơn giản là pH quá thấp, dưới 2 nên rễ bị hư hết, sau khi đánh CaO cây phục hồi ngay. Thế năm đó anh ấy thu được gần 200 tr ở công quýt đó và đủ vốn làm 5 công huệ... năm ngoái đây anh ấy nhớ mình và đt mời mình xuống ăn tân gia, mình bận không xuống được, mới hôm rồi mình xuống ghé thăm, thì ra anh ấy cất nhà hơn 1 tỷ, trên một miếng đất mới mua cũng gầy 1 tỷ.
Vậy thì các bạn, những người có tri thức, biết đọc hiểu, biết hỏi, các bạn hãy cố gắng lên nhé.
Đối với những anh em nhà vườn đang canh tác cây ăn trái nói riêng, cây trồng cạn nói chung, nếu gặp vấn đề cứ alo cho mình nhé, mình sẽ lý giải và giải đáp tận tình hiện tượng trên vườn của bạn trong phạm vi có thể. Số ĐT của mình là 0903.081.036 mình tên Việt.
Những anh em nhà vườn ở xa chỗ mình, biết lý thuyết và đã làm bông nghịch vụ những năm qua nhưng chưa được mỹ mãn, cứ gọi đt cho mình, chúng ta cùng thảo luận trao đổi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Những anh em nhà vườn đã làm trái nghịch vụ 2014 xong, nếu thấy dấu hiệu trái lọt kích cỡ khi thu hoạch, hãy mạnh dạn gọi đt cho mình, mình tin rằng mình sẽ thảo luận cùng anh em để xử lý thành công.
Đối với những anh em nhà vườn ở gần chỗ mình (Lê Minh Xuân - Bính Chánh) có trồng cây có múi mà chưa yên tâm về biện pháp canh tác của mình, thì hãy đến thăm vườn của mình (Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An) cho cụ thể rồi mình sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.
Mình có đọc qua diễn đàn, thấy có một số anh em đang làm nghành nghề khác tại TP HCM muốn chuyển sang nghề trồng trọt, mình sẽ giúp các bạn lựa chọn đất đai, cây trồng ở gần TP HCM với số vốn đầu tư ban đầu (kể cả tiền thuê đất không quá 30 tr/1 Ha) và vốn chăm sóc không quá 100 tr/ 1 Ha để có lợi nhuận 300 - 600 tr nhé.
Năm nay, ở vùng gần chỗ mình, người trồng mía lỗ rất nặng, giá thuê đất trống sẽ rất rẻ; giá bán đất cũng sẽ rất rẻ (vì phải bán đất để trả nợ mà). Anh em nào ở SG yêu nghề vườn mà có chút vốn cứ nhờ cò đất đi tìm đất mía mà mua, họ bắt đầu kêu bán đất rồi đó.
Mình tin rằng, qua diễn đàn này, qua thời gian giao lưu, chúng ta sẽ có những gắn kết tình bạn chặt chẽ thông qua công việc.
 


Last edited:
Em có vườn dừa xiêm khảng 400cây.dừa dc 20thag,do đổ đất cất nhà nên chưa làm lại đường thoát nước mùa mưa rồi bị ngập nc dừa bị thối đọt,e đã xịt eliette một số đã fục hồi ra đọt non mới bình thường,h còn khoảng 20 cây,còi đọt ko ra đọt non mới,a có cách nào chữa jùm e.e cám ơn ạ
"còn khoảng 20 cây,còi đọt ko ra đọt non mới". Em phải xác định "không ra đọt" hay "còn thối đọt"
Qúa trình ra hoa của chôm chôm trai qua 3 làn đọt, lần 3 la đọt bông. Nếu o giai đoạn ra đọt 2 ma k cat nuoc thi làn 3 se là đọt lá. Đó là sinh li của cay cc vay mình hỏi a Việt, ở từng giai đoạn ra đọt có the sd ethephon de lam già la nhanh hay k? Và dk đe ra hoa là gì, co phai kích thích cho no ra re cám hay k? Mình vãn k hieu ván de này. Mình k tim duoc cuoc giáo trình ra hoa nên fai hoi a, thong cảm hen
Em seach lại đi, có ngay mà, giáo trình đã nêu rất rõ, lý giải rất rõ quan điểm của "không biết là bao nhiêu học giả" trên thế giới và quan điểm chính thống của tác giả. Họ đã "phá phách" quá nhiều rồi, quá nhiều năm phá và quá nhiều tiền phá rồi, chịu khó tìm và đọc tài liệu trong 1 tháng đi nhé, và phá phách trong ít nhất là 2 vụ đi nhé. Vẫn rẻ hơn các học giả mà... anh đã đọc, đã hiểu, đã phá hết... vài tỷ rồi.... Làm sao để chạy xe giỏi hả em??? té nhiều là sẽ chạy giỏi ngay thôi mà....
Thôi nói chơi thôi.... em chịu khó đọc để hiểu nguyên lý đi. Còn trong quá trình thực hành thì đt cho anh, sau khi tìm hiểu anh sẽ tư vấn cho.
 


Chào anh Việt, rất cám ơn anh về những chia sẻ rất tâm huyết, em có nhắn tin vào nick của anh, rất mong nhận được chia sẻ từ anh:hoa::hoa::hoa::hoa::hoa::hoa:
 
Chào bạn.
Theo tôi, trước khi làm việc gì, chúng ta phải hiểu trở lại vấn đề, hiểu cho đúng vấn đề, xác định tận gốc của vấn đề rồi hãy hành động. "Người đại trượng khu khi đối diện với vàng lá chưa vội mua thuốc ra rễ, chưa vội mua phân thùng ra rễ, mà vấn đề phải hiểu vì sao nó vàng lá, nó hại cây bằng cách nào...."
.
Tôi thích cách trả lời của bạn. Các nhà kỹ sư NN đều thế thì nông dân bớt khổ.
Chào bạn.
" vật chất không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ N ở dạng NH3 - NH4 - NO3 thành NH2 (amin), nó chỉ chuyển hóa từ dạng Ca(H2P04)2 (SP Lân) thành dạng NDA..." Nó không chỉ là phân bón nhằm tốt cho cỏ, mà nó còn làm tăng hàm lượng dinh dưỡng đa - trung - vi lượng cho bò, bạn nên thay đổi quan niệm "cân ky lô gan cỏ cho bò ăn, mà thay bằng ăn loại cỏ nào, rau nào, hàm lượng dinh dưỡng bao nhiêu.Bạn cho tôi email, tôi sẽ tặng bạn tài liệu ít nhất là 500 trang A4 của các chuyên gia hàng đầu thế giới về hàm lượng dinh dưỡng của các loại cỏ, ngũ cốc, cá... cho gia súc và gia cầm"
Hay quá, bạn cho kình với. Tks. Email: vdloisg@gmail.com.
 
Anh Việt ơi! Em làm vườn chỉ để phụ trợ thêm kinh tế thôi, cây chủ lực là dừa xiêm. Em đi làm nên không có thời gian chăm sóc nhiều, (thứ 7, CN mới rãnh).
 
Last edited by a moderator:
Anh Việt ơi! Em làm vườn chỉ để phụ trợ thêm kinh tế thôi, cây chủ lực là dừa xiêm. Em đi làm nên không có thời gian chăm sóc nhiều, (thứ 7, CN mới rãnh). Em thấy mô hình trồng bưởi xen dừa ở bến tre cũng tốt lắm. Bây giờ rễ dừa không thể ăn vào mô bưởi được vì em mới mướn xắn đất cách ly 2 cây xuống 2 lưỡi giá rồi. Anh giúp em khắc phục bệnh cây bưởi thì em cám ơn nhiều,.... vài dòng gửi anh.
Để điều trị thối rễ, hóa bảo vệ thực vật có các loại thuốc có tên thương mại như aliet, coc 85, cabendazim... tưới xuống vùng rễ, liều sử dụng 1 - 4 Kg (lít)/ 1.000 m2, Cần phải kết hợp với thuốc trị tuyến trùng. Các thuốc này có bán nhiều ở các đại lý VTNN. Sau 1 tuần, em đánh CaO theo liều 3 tấn/ 1 ha, nguyên lý và kỹ thuật đánh anh đã trình bày ở phần trên.
 
Đa số là đọt non đã đen thui và chết ko thấy đọt non mới lên,một số thì đọt lên èo uộc,wăng ko tách lá luôn.chỉ vì chủ wan mà thiệt hại nặng @@
 
Đa số là đọt non đã đen thui và chết ko thấy đọt non mới lên,một số thì đọt lên èo uộc,wăng ko tách lá luôn.chỉ vì chủ wan mà thiệt hại nặng @@
Em cần phải kiểm tra củ hủ dừa có bị hoại tử hay chưa? nếu đã bị hoại tử, theo anh ko nên quyết tâm nữa. Ko ai đưa cây dừa vào phòng vô trùng để cho nó uống kháng sinh đâu em ạ.
Chào anh em.

Trong hoạt động mình tiếp xúc hàng ngày thường xuyên là những nông dân bỏ vốn ra vài trăm, hàng tỷ để canh tác nhằm thu lợi nhuận trên cây.

Những ngày gần đây, mình tiếp xúc với một số anh em đang đi làm công, giờ có tí xíu vốn muốn vươn lên chứ không muốn đi làm công nữa, nhưng vẫn phải giải bài toán cơm áo gạo tiền hàng ngày.

Hôm qua mình có tiếp một anh bạn, trồng mía bị lỗ đuối vốn và đang đi tìm hướng đi mới.

Và ở trên có 1 anh bạn ở TG có 2.300 m2 đang tìm cách xen canh, chăn nuôi thêm con gì trên mảnh đất đó. Tôi có nói miếng vườn của anh giống vườn của bà ngoại tôi quá... không biết anh ấy có phật ý hay không?

Như vậy, có 3 khái niệm cần làm rõ: Làm giàu bằng cách đầu tư tiền tỷ nhằm thu lợi nhuận; Thoát khỏi nghèo, và khó khăn, tối ưu hóa thu nhập bằng trồng trọt; Cải thiện bữa ăn hàng ngày, cải thiện chất lượng cuộc sống bằng trồng trọt.

Thứ nhất:Đầu tư tiền tỷ nhằm thu lợi nhuận: Lời nói thì có vẻ thấy ham thật đấy, nó rất dễ so với nhiều người, nhưng với bài học kinh nghiệm bản thân, với giao tiếp trong cuộc sống, đây là bài toán rất khó, thấy người ta làm ham quá, mình cũng theo làm nhưng lợi nhuận đâu không thấy, chỉ thấy lỗ bạc tỷ thôi.

Nhiều năm trước đây, khi mà đại đa số nhà vườn chưa biết làm nghịch vụ thì có một số người biết đi mua mua xoài lá ở vùng Cao Lãnh để làm trái nghịch vụ, thấy được lợi nhuận quá cao nên nhà vườn bắt đầu học làm theo.

Rồi sau đó, phong trào mua xoài lá, cam lá phát triển rộng rãi, ở một số vùng và cho đến nay sự phân công lao động thể hiện rõ: Người có đất mà không có vốn, không nắm được yêu cầu khiển bông thì hưởng lợi bằng cho thuê đất (lợi nhuận cao hơn trồng lúa là thỏa mãn rồi); Rồi đến họ tự trồng nhưng không lấy trái mà cho thuê lại vườn (lợi nhuận vẫn cao hơn cho thuê đất trống).

Khi chính sách sở hữu đất đai thay đổi, những người mua vườn này đã có kế hoạch làm ăn lâu dài hơn là mua đất, tích lũy đất để trồng trọt quy mô lớn.

Những người nông dân này họ rất khó tính và cũng rất dễ tính, phóng khoáng. Khó tính là khó tính ở chỗ không phải sản phẩm nào họ cũng xài, đưa một sản phẩm mới, họ chỉ thử nghiệm trên 1 vài cây, rồi mới xài đại trà; người làm công, làm thuê cho họ không phải ai họ cũng chấp nhận "bi biêu thì bi, muốn gì thì muốn, nhưng làm cho họ phải làm đạt, nếu không đạt thì không bao giờ có cửa bước vào vườn họ được.

Những người làm ăn theo mô hình này trong trí óc của họ không có khái niệm được mùa rớt giá, họ chỉ có khái niệm “sản xuất lúc nào, xuất xưởng lúc nào” để lợi nhuận của họ đạt cực đại mà thôi.

Họ cũng không có khái niệm rủi ro do mùa vụ, do thời tiết, do dịch bệnh, mà họ hiểu rất rõ, dự báo rất rõ điều gì sẽ xảy ra trong tương lai và họ có kế hoạch chủ động phòng ngừa ngay từ trước…

Rồi việc chủ trương giao đất trống, đất rừng kém hiệu quả, hàng loạt chủ dự án trồng rừng kết hợp với diện tích hàng trăm, hàng ngàn Ha đã hình thành. Nhưng đã được mấy dự án loại này mà chủ dự án thành công, số vốn họ bỏ ra không phải là tỷ, mà phải gọi là nhiều tỷ, họ có đủ quan hệ, có đủ uy tín, có đủ "cơ chơi" để có đội ngũ hùng hậu thế lực đứng sau lưng họ.

Khái lược qua để thấy rằng muốn "làm giàu bằng cách đầu tư tiền tỷ nhằm thu lợi nhuận" yếu tố đầu tiên phải là nắm vững quy luật của cây trồng, và làm đạt yêu cầu đó. Việc các chủ dự án không thành công do không nắm bắt được yêu cầu của cây trồng và công nhân làm việc cho họ không làm đạt yêu cầu của cây trồng (tất nhiên, sẽ làm đạt yêu cầu của chủ dự án, nhưng nhu cầu của họ khác với nhu cầu của cây trồng).

Như vậy, tôi làm rõ được 2 khái niệm: Người nông dân đã đáp ứng được quy luật của cây trồng, của thị trường và họ làm giàu - còn chủ dự án không đáp ứng được nhu cầu của cây trồng nên họ bị lỗ.

Thứ hai: Thoát khỏi nghèo, và khó khăn, tối ưu hóa thu nhập bằng trồng trọt để tái đầu tư: Chúng ta thường nghe tới câu xen canh cây trồng, lấy cây ngắn ngày nuôi cây dài ngày trên cùng một mảnh đất, rồi làm từ từ, vốn tới đâu làm tới đó. Trọng tâm của mô hình này là hướng tới 1 cây chủ lực, trên con đường chờ đợi cây chủ lực đó sẽ trồng những cây xen canh. Nhưng yêu cầu của cây xen canh là cộng sinh, không cạnh tranh với cây trồng chính, không gây hại cho cây trông chính. Hoặc như có 1ha đất, 9.000 vẫn trồng cây truyền thống, chỉ lên đất trồng 1 cây trồng chủ lực để lấy lợi nhuận của 9 công đất nuối 1 công đất cây chủ lực, bởi thông thường cây chủ lực lợi nhuận cao nhưng kỹ thuật khó và đầu tư lớn.

Cách làm này nông dân chúng ta đã làm từ lâu và cho đến nay đã hình thành nên vùng chuyên canh lớn như vùng sapoche, vùng vú sữa, vùng sầu riêng ở Tiền Giang....

Nhưng cũng đồng thời tôi thấy các chủ dự án chưa giải tốt bài toán này, họ chỉ chăm chú vào 1 cây trồng chính mà cây trông chính thì đầu tư lớn, thời hạn dài, chi phí cao và kéo dài dẫn tới họ bị thiếu hụt tài chính trong chặng đua đó, từ đó đã không duy trì, đào tạo được đội ngũ lao động nông nghiệp chuyên nghiệp, không chăm sóc cây trồng đúng theo yêu cầu thực vật.

Thứ ba: Cải thiện bữa ăn hàng ngày, cải thiện chất lượng cuộc sống bằng trồng trọt: Mô hình này không biết ra đời từ bao giờ, nhưng theo tôi nghĩ mô hình này phát triển mạnh ở giai đoạn cấm vận và bao vây kinh tế. Và cho đến nay mô hình này đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi người VN chúng ta, và tôi thấy rất nhiều trang trại quy mô vài Ha là sự phóng đại của mô hình này, họ mong muốn làm giàu, làm ra tiền nhưng họ đã phóng đại mô hình VAC nên họ đã lỗ. Trang trại, nơi ước muốn nghỉ dưỡng và làm kinh tế của họ, hóa ra lại trở thành một áp lực quá lớn đối với họ, và họ không còn thiết tha nữa. Ở đâu đó trên đường đi, ta sẽ bắt gặp một biệt thự cất trên một khu đất một vài Ha đóng cửa bỏ trống hoang phế quanh năm với hàng dừa rợp bóng mát, với cái ao rộng đủ để thả cá cho 20 người ăn quanh năm, với một khu chăn nuôi rộng rãi đủ loại con đảm bảo cho 30 người luân phiên ăn các vật nuôi quanh năm mà không phải đi chợ…

Có một lần tôi gặp một tổng Cty có vốn rất lớn và trong hoạt động kinh doanh chính tôi nghĩ họ đã kinh doanh rất thàh đạt. Sau đó họ thêm một hoạt động phụ là kinh doanh trồng trọt và họ có trong tay gần 1.000 ha đất. Ở giai đoạn thử nghiệm, họ đã đưa một “người của ta” ra để quản lý khu trồng thử nghiệm ước khoảng gần 30 Ha, và họ đã trông thử nghiệm nhiều loại cây, mỗi loại cây vài Ha, vài ngàn m2… và quá trình thử nghiệm kéo dài gần 3 năm nhưng họ không kết luận được trồng cây gì hiệu quả và chi phí cho thử nghiệm quá lớn nên họ đã đi đến quyết định cắt lỗ.

Trên đây là “tầm mắt” của tôi trong hoạt động trồng trọt nhằm “làm giàu”; “nhằm thoát nghèo” hay nhằm “cải thiện chất lượng cuộc sống” để mỗi chúng ta, khi xác định trồng trọt cây gì cần phải xác định rõ trồng cây này nhằm mục đích gì, từ đó mới đưa ra phương thức trồng và phương thức đầu tư để thu nông sản đáp ứng nhu cầu đó, từ đó ta mới tối ưu được hiệu suất đầu tư, mới đi tới mục đích đã định trước.

Tôi có thể ví von rằng để nuôi 10 con gà để ăn chơi, nuôi 100 con để cần thiết thì bán lúc kẹt tiền, và nuôi 10.000 con để kinh doanh sẽ có 3 cách xác định kế hoạch nuôi khác nhau, trồng trọt cũng vậy, khi xác định rõ cách thức, kế hoạch trồng trọt, chăm sóc, đầu tư, thu hoạch thì sẽ tránh gây thiệt hại cho chính bản thân mình.

Anh em có ý kiến gì không nhỉ?
 

Cây đã 20tháng sao coi trong củ hủ dc a???các bẹ lá ở ngoài cũng bthuong chỉ có đọt non là bị thối thôi a.chết thì nó ko chết mà nó ko ra đọt mới dc vậy mới ác@@.a có loại thuốc đặc trị nào ko để e xịt thử
 
Cây đã 20tháng sao coi trong củ hủ dc a???các bẹ lá ở ngoài cũng bthuong chỉ có đọt non là bị thối thôi a.chết thì nó ko chết mà nó ko ra đọt mới dc vậy mới ác@@.a có loại thuốc đặc trị nào ko để e xịt thử
Thối là do nấm hoặc vi khuẩn hoặc cả hai. Khi có hiện tượng phải quan sát vết bệnh đầu tiên xuất phát ở đâu? Vết bệnh cũ nó sẽ thế nào thì mới nhận định được. Em nói phần đtọ non bị thối, bẹ lá ở ngoài bình thường, thì tức nấm, vi khuẩn tấn công phần non nhất của cây, trong đó có củ hủ dừa là phần giàu dưỡng chất nhất.
Còn nếu trị đại đi, khôn hết thì ta đổi thuốc thì vấn đề trở nên đơn giản. Em ra đại lý mua thuốc nấm + kháng sinh pha loãng đổ thẳng vào nõn.
Mới đọc bên Tuổi trẻ nè: http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/20150118/nguoi-di-mo-dat-u-minh/700293.html
 
Bác Việt cho em hỏi han chút nhé :) Em ở miền bắc
Em muốn rút ngắn thời gian thu hoạch bằng cách ghép mắt cam trên gốc bưởi ( gốc đường kính 7-10cm )
Có ảnh hưởng gì tới năng xuất cũng như chất lượng quả không?
Có thể điều chỉnh cho quả chín sớm hơn so với chính vụ không?
 
Bác Việt cho em hỏi han chút nhé :) Em ở miền bắc
Em muốn rút ngắn thời gian thu hoạch bằng cách ghép mắt cam trên gốc bưởi ( gốc đường kính 7-10cm )
Có ảnh hưởng gì tới năng xuất cũng như chất lượng quả không?
Có thể điều chỉnh cho quả chín sớm hơn so với chính vụ không?
Uh. hay đấy, chưa chắc đã thành công do sự tiếp hợp có tốt hay không. Nhưng hướng suy nghĩ hay đấy. Nếu không thành công hướng này thì em sẽ tiếp tục nghiên cứu tìm loại gốc ghép khác để cho trái khác với thời điểm mùa vụ của nhánh ghép xem sao.
Còn năng suất và chất lượng quả không ảnh hưởng đâu. Hướng này hoàn toàn có thể điều chỉnh mùa vụ được.
Lúc nào thành công nhớ cho anh hay. Em làm nghề ghì nhỉ?
 
Vâng thấy bài viết này hay nên em cũng lập kế hoạch thu gom gốc bưởi diễn về để ghép mắt. Về kỹ thuật ghép mắt thì em cũng đã nắm bắt được và đã thử thành công.
Em đang thích bưởi da xanh.
Ngoài bắc bưởi diễn nhiều lắm ạ. Ăn thì chả ra làm sao. Nước ngọt thì có ngọt nhưng tép bưởi hay bị sát với vỏ ăn đắng ngắt.
 
Vâng thấy bài viết này hay nên em cũng lập kế hoạch thu gom gốc bưởi diễn về để ghép mắt. Về kỹ thuật ghép mắt thì em cũng đã nắm bắt được và đã thử thành công.
Em đang thích bưởi da xanh.
Ngoài bắc bưởi diễn nhiều lắm ạ. Ăn thì chả ra làm sao. Nước ngọt thì có ngọt nhưng tép bưởi hay bị sát với vỏ ăn đắng ngắt.
em tính trồng bưởi da xanh hả? anh nghe nói ở ngoài đó trồng bưởi da xanh thích hợp hơn miền nam, ko biết thực hư thế nào.
 
OK! Em sẽ làm theo sự chỉ dẫn của Anh. Quỹ đất em không nhiều nên làm học hỏi kinh nghiệm chăm sóc 50 gốc bưởi này thôi. Kinh tế làm vườn em nghĩ là không có giàu đâu (vì không có thời gian chăm lo vườn nhiều), làm để sau này về hưu có cái giải trí tuổi già, bây giờ cuối tuần về để chăm sóc câu cá chơi thôi.
 
OK! Em sẽ làm theo sự chỉ dẫn của Anh. Quỹ đất em không nhiều nên làm học hỏi kinh nghiệm chăm sóc 50 gốc bưởi này thôi. Kinh tế làm vườn em nghĩ là không có giàu đâu (vì không có thời gian chăm lo vườn nhiều), làm để sau này về hưu có cái giải trí tuổi già, bây giờ cuối tuần về để chăm sóc câu cá chơi thôi.
Uh. hồi nào đánh vôi xong khoảng 7 ngày, màu cây hồi lại, đào lên thấy ra rễ mới nhiều thì nt cho anh hay, anh hướng dẫn tiếp.
Còn việc it tiền hay nhiều tiền không quan trọng, quan trọng là cải thiện chất lượng cuộc sống phù hợp với hiện tại là tốt lắm rồi. Nếu câu cá giải trí, rủ đồng nghiệp tới nhậu chơi mà ngắm nhìn cây bưởi 1 chùm không phải có 1 - 2 trái mà nó là 3 trái mà trái nào cũng đạt kích cỡ loại 2, bóng da, đẹp trái, ăn ngọt thì thật là lãn mạn em nhỉ.
 
Chào bác Việt,
Có vấn đề em muốn xin bác chỉ dạy cho em với.
Em ở vùng chuyên canh thanh long, thấy ngày tết dân miền tây làm các chậu thanh long cảnh rất đẹp, 1 chậu như vậy khoảng 10-30 trái chín, cành vẫn xanh và còn có mầm lá thanh long phát triển.
Em từng đi xuống Tiền Giang để tìm hiểu và học hỏi nhưng bị giấu nghề.
Bác có thể chỉ giúp cho em được ko ạ?

54c0574666619.jpg


tCf8GNr.jpg


54c057514dff2.jpg
 
Chào bác Việt,
Có vấn đề em muốn xin bác chỉ dạy cho em với.
Em ở vùng chuyên canh thanh long, thấy ngày tết dân miền tây làm các chậu thanh long cảnh rất đẹp, 1 chậu như vậy khoảng 10-30 trái chín, cành vẫn xanh và còn có mầm lá thanh long phát triển.
Em từng đi xuống Tiền Giang để tìm hiểu và học hỏi nhưng bị giấu nghề.
Bác có thể chỉ giúp cho em được ko ạ?

54c0574666619.jpg


tCf8GNr.jpg


54c057514dff2.jpg
Uh. Sao lại gọi là chỉ dạy??? Gọi như thế lỡ mai này gặp lại cùng ngồi ăn gia cầm nó không có vui...
Vấn đề em hỏi anh chưa từng thử nghiệm. nếu em hỏi làm thế nào để năng suất thanh long tăng (anh đã làm tăng năng suất thanh long lên được tới 30 - 40% rồi đấy), để hạn chế bệnh phấn trắng anh sẽ trả lời được ngay (bệnh phấn trắng hiện có rất nhiều quan điểm về cách chữa trị, nhưng đó chỉ là quan điểm của "con buôn" mà thôi), còn em hỏi vấn đề này thì em sang diễn đàn cây cảnh để học hỏi tiếp nhé.
Anh có thể gợi ý hướng suy luận để em nghiên cứu tiếp nhé:
"Trái cây" là cái kho để cất dinh dưỡng, dự trữ dinh dưỡng, cũng tương tự như cây dự trữ dinh dưỡng trong thân, trong lá, trong rễ. Khi cắt trái rời khỏi cành, khi cắt cành rời khỏi thân, thì chính dinh dưỡng này sẽ là dinh dưỡng dự trữ để trái và cành sống thêm.
Vấn đề là ở chỗ khi còn ở trên cây, trái và cành thanh long sống hiếu khí, còn khi cắt xuống khỏi cành nó lại sống kỵ khí, kỵ khí là quá trình ngược lại với hiếu khí, nó làm cho trái chín nhanh, cành héo úa màu vàng, rụng lá...
Như vậy, phải làm thế nào để khi cắt xuống khỏi cành nó vẫn sống hiếu khí thì không có vấn đề gì, cây vẫn tiếp tục nẩy chồi, nẩy lộc, và chính kho dự trữ dinh dưỡng lớn nhất là trái không bị chín đi, không bị hoại tử đi và vẫn tiếp tục kéo dài sinh trưởng để cung cấp ngược dinh dưỡng lại cho thân khi thân cây đã bị cắt mất dinh dưỡng từ gốc và rễ lên.
Vì vậy, em thí nghiệm các nghiệm thức ngăn chặn sự hình thành etylen như NAA, citokynin, GA3, và thường xuyên phun dưỡng chất NPK như cách làm dung dịch dinh dưỡng của thủy canh xem sao.
Vấn đề này em có thể tìm hiểu bên diễn đàn sinh học (nuôi cấy mô), khi này ta nên xem toàn bộ cành cắt được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng nào đó....
Còn việc có nên nhúng phần cắt vào dung dịch NAA để ra rễ mới hay không, anh nghĩ rằng không cần thiết mà nên dùng các chất keo để bít kín lại.
Nhìn chung, vấn đề này có anh em nào chuyên ngành CNSH lý giải sẽ đúng hơn anh.
Khi nào có kết quả nhớ mời anh 1 con gia cầm nhé.
 
Anh Việt cho e hỏi ở Tây Ninh trồng được cam sành, quýt đường, chanh không anh. Em làm nhân viên vp tình cờ đọc được bài của anh trên web e muốn khởi nghiệp từ nông nghiệp nhưng chưa biết gì về nn cả, mong anh giúp đỡ. Anh có thường về vườn ở Long An không anh?. Anh cho e số dt nha.
 
Anh Việt cho e hỏi ở Tây Ninh trồng được cam sành, quýt đường, chanh không anh. Em làm nhân viên vp tình cờ đọc được bài của anh trên web e muốn khởi nghiệp từ nông nghiệp nhưng chưa biết gì về nn cả, mong anh giúp đỡ. Anh có thường về vườn ở Long An không anh?. Anh cho e số dt nha.
Chỉ với những thông tin em cung cấp cho anh về em thì anh thật trả lời và đưa ra lời khuyên nên làm hay không nên làm cho em.
Anh nghĩ trước khi hành em phải học trước đã, học nếu không hiểu thì phải hỏi, hỏi để mà hiểu, rồi mới đi đến hành.
Nhưng bài toán của em là cái bụng đang đói thì làm sao mà ngồi học được hả em? Và dù có ngồi học thì em biết phải hỏi ai?
Anh có gợi ý là em xin việc làm cho các Cty bên nông nghiệp, họ sẽ đào tạo em, rồi em đi tiếp thị, bán hàng, vừa làm, vừa học sách vở, vừa được cấp trên tập huấn, vừa tiếp cận nông dân... vậy là em giải quyết được các bài toán trên.
Sao khi tìm hiểu thị trường nông sản, cách canh tác rồi em hãy thực hành cũng chưa muôn.
Thân chào em.
 


Back
Top