Gắn kết bạn bè làm giàu bằng trồng trọt.

Chào anh em trên diễn đàn, chào anh em nhà vườn.
Qua theo dõi diễn đàn, tôi thấy rất nhiều anh em quan tâm tới trồng cây gì, khởi nghiệp như thế nào, tôi có thể gợi ý chia sẻ với anh em một ít theo hiểu biết của tôi.
Tôi tự giới thiệu, tôi làm nghề kỹ thuật nông nghiệp, đã đi nhiều vùng đất ở Miền Nam, đi nhiều đồng ruộng. Và tôi biết nhiều loại cây làm giàu mức lợi nhuận 400 - 1 tỷ - trên 1 tỷ 1 ha/ 1 năm.
Kết hợp sách vở, thực tế, lắng nghe cách canh tác của anh em nhà vườn mà cho đến nay, tôi có thể nói là biết tương đối kha khá về kỹ thuật trồng trọt các loại cây đó.
Những cây đó là gần gũi, rất đời thường, rất dân dã, không xa lạ mà trong công việc của tôi tiếp xúc được tôi có thể liệt kê dưới đây:
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.
4/ Tiêu Chư Sê.
5/ Vài loại rau màu khác thì phải biết "lướt sóng" cũng có mức lợi nhuận rất cao.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác cũng có giá trị kinh tế cao, nhưng tôi không đi sâu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của từng loại nên tôi không nêu ra.
Cùng là cây có múi, nguyên lý chung thì giống nhau, nhưng mỗi cây sẽ có mỗi khác. Việc ra bông cam xoàn khác ra bông quýt đường. Rồi việc ra bông chanh khác việc ra bông cam sành. Ngay kỹ thuật ra bông chanh linca cũng khác chanh giấy.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà nông chính hiệu đang trồng những cây trên cũng đa ca bài ca "được mùa rớt giá". Và chính các nông dân đang trồng các cây trên hiện tại nhà đang không có gạo ăn, không có tiền chi tiêu cũng là bình thường.
Nguyên nhân của nó là toàn miền nam có 1 mùa mưa, mà mùa mưa thì cây ăn trái chỉ ra đọt không ra hoa; vào đầu tháng 10 âl lịch, toàn miền nam có một đợt thời tiết giá lạnh, cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, bước qua thời kỳ sinh trưởng sinh sản, và ra hoa đồng loạt khi thời tiết nắng ấm trở lại vào tháng 11 - 12 âm lịch thì lẽ tất nhiên trái cây dư thừa, dội chợ, giá rẻ là đương nhiên.
Vấn đề muốn có lợi nhuận là phải biết làm trái nghịch vụ.
Nghịch vụ có nghĩa là gì? là trái với tự nhiên: khi thời tiết mưa dầm tháng 7 - 8 âm lịch, khi cây đang "xung, phát đọt" thì lại bắt nói ngừng ra đọt, suy yếu để chuyển sang ra hoa. Khi vào mùa đông, về mặt tự nhiên cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng thì lại bắt nó "xung" để nuôi trái đã ra nghịch mùa và không được "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" để không được ra hoa.
Để giúp anh em rút ngắn khoảng thời gian tìm hiểu tôi chỉ ra rằng, cơ sở lý luận của nó là:
1/ "Giáo trình ra hoa cây ăn trái - tác giả Trần Văn Hâu - ĐH Cần Thơ". Khi đọc cuốn này bạn sẽ lý giải được vì sao cây ra hoa và vì sao cây không ra hoa để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn và không ra hoa theo ý muốn.
2/ "Cẩm nang giám định bệnh cây". Khi đọc cuốn này bạn sẽ biết được cây của mình đang bị bệnh gì.
3/ "Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật": khi đọc cuốn này bạn sẽ biết cách điều trị bệnh cho cây của mình.
Đó là những "hằng đẳng thức đáng nhớ" trong canh tác cây ăn trái.
Các bạn thân mến, tôi nghĩ các bạn ở diễn đàn này đều có kiến thức, các bạn khát khao lập nghiệp, các bạn hãy nghĩ thêm đi. Ở Lai Vung - Đồng Tháp; Trà Ôn - Vĩnh Long, đất của 1 nhà vườn chỉ khoảng vài ngàn m2. Ấy thế mà họ lập nên kỳ danh nhà vườn thực thụ, với thu nhập rất vững vàng.
Có những nông dân mà mình thật khâm phục, ví như có 1 lần gặp 1 nông dân tên Ngoan ở Cai Lậy, anh ấy ghi chép và nắm rất rõ đọt cây sầu riêng mon thon bao nhiều ngày thì già lá, 8 ri bao nhiêu ngày ngày già lá, khổ qua bao nhiêu ngày già lá để tác động paclo ngày thứ mấy thì có hiệu quả nhất.
Hoặc cách đây 4 năm, mình có gặp 1 nông dân tên Bưu ở Lai Vung, khi ấy anh ấy rất nghèo, nhà lá lụp xụp, cả gia đình chỉ nhìn vào 1.000 m2 quýt đường. Lý do mình tiếp xúc với anh ấy là đại lý chỉ mình vào khắc phục 1.000 m2 quýt đó đang ngủ ngày và mất trắng. Mình tìm ra lý do, đơn giản là pH quá thấp, dưới 2 nên rễ bị hư hết, sau khi đánh CaO cây phục hồi ngay. Thế năm đó anh ấy thu được gần 200 tr ở công quýt đó và đủ vốn làm 5 công huệ... năm ngoái đây anh ấy nhớ mình và đt mời mình xuống ăn tân gia, mình bận không xuống được, mới hôm rồi mình xuống ghé thăm, thì ra anh ấy cất nhà hơn 1 tỷ, trên một miếng đất mới mua cũng gầy 1 tỷ.
Vậy thì các bạn, những người có tri thức, biết đọc hiểu, biết hỏi, các bạn hãy cố gắng lên nhé.
Đối với những anh em nhà vườn đang canh tác cây ăn trái nói riêng, cây trồng cạn nói chung, nếu gặp vấn đề cứ alo cho mình nhé, mình sẽ lý giải và giải đáp tận tình hiện tượng trên vườn của bạn trong phạm vi có thể. Số ĐT của mình là 0903.081.036 mình tên Việt.
Những anh em nhà vườn ở xa chỗ mình, biết lý thuyết và đã làm bông nghịch vụ những năm qua nhưng chưa được mỹ mãn, cứ gọi đt cho mình, chúng ta cùng thảo luận trao đổi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Những anh em nhà vườn đã làm trái nghịch vụ 2014 xong, nếu thấy dấu hiệu trái lọt kích cỡ khi thu hoạch, hãy mạnh dạn gọi đt cho mình, mình tin rằng mình sẽ thảo luận cùng anh em để xử lý thành công.
Đối với những anh em nhà vườn ở gần chỗ mình (Lê Minh Xuân - Bính Chánh) có trồng cây có múi mà chưa yên tâm về biện pháp canh tác của mình, thì hãy đến thăm vườn của mình (Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An) cho cụ thể rồi mình sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.
Mình có đọc qua diễn đàn, thấy có một số anh em đang làm nghành nghề khác tại TP HCM muốn chuyển sang nghề trồng trọt, mình sẽ giúp các bạn lựa chọn đất đai, cây trồng ở gần TP HCM với số vốn đầu tư ban đầu (kể cả tiền thuê đất không quá 30 tr/1 Ha) và vốn chăm sóc không quá 100 tr/ 1 Ha để có lợi nhuận 300 - 600 tr nhé.
Năm nay, ở vùng gần chỗ mình, người trồng mía lỗ rất nặng, giá thuê đất trống sẽ rất rẻ; giá bán đất cũng sẽ rất rẻ (vì phải bán đất để trả nợ mà). Anh em nào ở SG yêu nghề vườn mà có chút vốn cứ nhờ cò đất đi tìm đất mía mà mua, họ bắt đầu kêu bán đất rồi đó.
Mình tin rằng, qua diễn đàn này, qua thời gian giao lưu, chúng ta sẽ có những gắn kết tình bạn chặt chẽ thông qua công việc.
 
Last edited:
Hiểu, để chọn đúng loại phân bón cần mua, trả giá đúng, khôn lãng phí tiền vô lý trong mua phân bón.
Tôi lấy lại ví dụ bản thân về môn học tự chọn "hình học dắc chó đã nêu ở trên" đã lôi tôi ra khỏi thư viện, tôi đã không học nữa, mà tìm đọc lại các sách đã học ở cấp "phổ cập đại trà", cấp cơ sở và trung học (cấp 3). Tôi muốn nói rằng, kiến thức về phân bón cho "kinh thưa tất cả các loại cây, kính thưa tất cả các giai đoạn phát triển của cây, kính thưa tất cả các kiểu phân bón" đã có đầy đủ trong "kiến thức đại trà phổ cập là sinh học lớp 9 và hóa học lớp 9 rồi", còn cách sản xuất phân bón đã có trong kiến thức toán học lớp 9 rồi.
Chỉ có một điều là nhà trường sử dụng kiến thức nàyđể thi người học, người đọc lấy điểm 10, để thi đấu, thi chọi, để lấy bằng giỏi... mà không cho biết thêm rằng kiến thức này là để về nhà bón phân cho cây, để mua đúng phân bón, để không lãng phí tiền ở nhà vô ích.
Phải chi mà chương trình hóa học lớp 9 có thêm 15 môn tự chọn nữa ví dụ như "sản xuất phân bón NPK 20 - 20 - 15 + TE để bón cho cây", và yêu cầu học sinh lớp 9 tự sản xuất 2 Kg phân NPK 20 - 20 - 15 + TE để bón cho 1 cây của nhà em và cho biết kết quả...
Để học sinh phải tự chọn 1 môn/ 15 môn gợi ý này thì có lẽ cho đến hôm nay toàn bộ nông dân VN đã biết tự sản xuất phân bón rồi chứ không còn phải vật lộn với "hàng đống phân bón", "hàng đống nhãn hiệu"; "hàng đống Cty phân bón kém chất lượng"...
Tôi dám đảm bảo rằng, nếu một học sinh học hết lớp 9 bạn hỏi phân bón là gì sẽ không có em nào biết...
Như vậy, phân bón là gì?, các nông dân ta có thể tự trộn, tự sản xuất được "kính thưa tất cả các loại phân bón hay không"? Sản xuất bằng cách nào? Xin thưa, được, hoàn taonf được, dùm ơn, làm ơn đi, làm siêng một tí đi mà, hãy dành ra cho tôi không quá 1 giờ, 60 phút đọc lại cho tôi 3 loại kiến thức sau đây:
- Hóa học lớp 9 chương Ni tơ - phốt pho.
- Hoặc sinh học lớp 12 (không nhớ chương nào) nói về các loại phân bón.
- Lập và giải, biện luận hệ phương trình bậc nhất 1 ẩn số.
Và tôi đưa ra các loại nguyên liệu dễ tìm dễ mua, dễ sản xuất (trộn bằng vít tải định lượng và băng tải cũng được, trộn bằng cách bỏ hết vô nồi pha cho ra nước hết rồi cô đặc lại rồi vo lại thành 1 hạt cũng được, trộn bằng tay cũng được, bằng máy trộn hồ cũng được, bằng tay cũng được). Nhưng dù trộn bằng cách nào đi nữa thì hiệu lực thực vật đều không thay đổi.
1/ Phân chứa N: (NH2)2CO - mà ta gọi là urea; Sulphat Amoni mà ta gọi là SA.
2/ Phân chứa phốt pho: Di Amonium Photphat; SP lân.
3/ Phân chứa KCl: muối ớt.
4/ Các yếu tố trung lượng: vôi, đolomite.
5/ Các vi lượng: cần phải có kiến thức sâu thêm.
6/ Các chất ra rễ: cần phải có kiến thức sâu thêm, hỏi anh bạn Ân đang chào bán trên web này anh ấy chỉ cho cách trộn.
Những nhà máy chế tạo các loại phân bón trên, có ít nhất công suất tối thiểu là 1 triệu tấn/ 1 năm. Cả nước VN ta phấn đấu bao nhiêu năm mới làm được 1 nhà máy DAP Đình Vũ; đạm Phú Mỹ; Đạm Cà Mau.
Khái lược như thế để anh em tự suy luận thêm các Cty phân bón đang đầy thị trường mà họ đều sản xuất bằng các công nghệ tối tân nhất thế giới như công nghệ USA.... anh em tự hiểu lấy.
Ngoài cách trộn phân bón nêu trên, còn có 2 tập đoàn hóa chất lớn đang bán phân bón ở VN là Yara và BM, tôi không đề cập và giải thích về 2 loại phân bón này, vì 2 loại này được chế tạo bằng công nghệ rất tối tân, đừng nói tới anh em mình, mà tới ngayh tiềm lực của 1 quốc gia cũng không thể chế tạo được 1 loại phân bón này.
Tôi có bài toán cho anh em đây: " Cô giáo của Tý đến nhà Tý chơi, thấy bố Tý đi chợ mua phân bón về bón cho cây, bố Tý mua loại "phân thùng" dạng lỏng có hàm lượng dinh dưỡng NPK 20 - 20 - 15 + TE, biết rằng phụ gia là H2O và độ tan trong nước ở nhiệt độ 40 độ C của Urea (N 46%) là 50%; DAP (N18%, P2O5 46%) là 45%; KCl (K2O) là 28,7%. Cô giáo của Tý đã ra đề bài toán cho Tý lập hệ phương trình bậc nhất 4 ẩn số để xác định lượng Urea, DAP, KCl và H2O sản xuất loại phân trên, giải và biện luận. (phương trình vô nghiệm).
 
Chào anh em trên diễn đàn, chào anh em nhà vườn.
Qua theo dõi diễn đàn, tôi thấy rất nhiều anh em quan tâm tới trồng cây gì, khởi nghiệp như thế nào, tôi có thể gợi ý chia sẻ với anh em một ít theo hiểu biết của tôi.
Tôi tự giới thiệu, tôi làm nghề kỹ thuật nông nghiệp, đã đi nhiều vùng đất ở Miền Nam, đi nhiều đồng ruộng. Và tôi biết nhiều loại cây làm giàu mức lợi nhuận 400 - 1 tỷ - trên 1 tỷ 1 ha/ 1 năm.
Kết hợp sách vở, thực tế, lắng nghe cách canh tác của anh em nhà vườn mà cho đến nay, tôi có thể nói là biết tương đối kha khá về kỹ thuật trồng trọt các loại cây đó.
Những cây đó là gần gũi, rất đời thường, rất dân dã, không xa lạ mà trong công việc của tôi tiếp xúc được tôi có thể liệt kê dưới đây:
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.
4/ Tiêu Chư Sê.
5/ Vài loại rau màu khác thì phải biết "lướt sóng" cũng có mức lợi nhuận rất cao.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác cũng có giá trị kinh tế cao, nhưng tôi không đi sâu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của từng loại nên tôi không nêu ra.
Cùng là cây có múi, nguyên lý chung thì giống nhau, nhưng mỗi cây sẽ có mỗi khác. Việc ra bông cam xoàn khác ra bông quýt đường. Rồi việc ra bông chanh khác việc ra bông cam sành. Ngay kỹ thuật ra bông chanh linca cũng khác chanh giấy.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà nông chính hiệu đang trồng những cây trên cũng đa ca bài ca "được mùa rớt giá". Và chính các nông dân đang trồng các cây trên hiện tại nhà đang không có gạo ăn, không có tiền chi tiêu cũng là bình thường.
Nguyên nhân của nó là toàn miền nam có 1 mùa mưa, mà mùa mưa thì cây ăn trái chỉ ra đọt không ra hoa; vào đầu tháng 10 âl lịch, toàn miền nam có một đợt thời tiết giá lạnh, cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, bước qua thời kỳ sinh trưởng sinh sản, và ra hoa đồng loạt khi thời tiết nắng ấm trở lại vào tháng 11 - 12 âm lịch thì lẽ tất nhiên trái cây dư thừa, dội chợ, giá rẻ là đương nhiên.
Vấn đề muốn có lợi nhuận là phải biết làm trái nghịch vụ.
Nghịch vụ có nghĩa là gì? là trái với tự nhiên: khi thời tiết mưa dầm tháng 7 - 8 âm lịch, khi cây đang "xung, phát đọt" thì lại bắt nói ngừng ra đọt, suy yếu để chuyển sang ra hoa. Khi vào mùa đông, về mặt tự nhiên cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng thì lại bắt nó "xung" để nuôi trái đã ra nghịch mùa và không được "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" để không được ra hoa.
Để giúp anh em rút ngắn khoảng thời gian tìm hiểu tôi chỉ ra rằng, cơ sở lý luận của nó là:
1/ "Giáo trình ra hoa cây ăn trái - tác giả Trần Văn Hâu - ĐH Cần Thơ". Khi đọc cuốn này bạn sẽ lý giải được vì sao cây ra hoa và vì sao cây không ra hoa để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn và không ra hoa theo ý muốn.
2/ "Cẩm nang giám định bệnh cây". Khi đọc cuốn này bạn sẽ biết được cây của mình đang bị bệnh gì.
3/ "Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật": khi đọc cuốn này bạn sẽ biết cách điều trị bệnh cho cây của mình.
Đó là những "hằng đẳng thức đáng nhớ" trong canh tác cây ăn trái.
Các bạn thân mến, tôi nghĩ các bạn ở diễn đàn này đều có kiến thức, các bạn khát khao lập nghiệp, các bạn hãy nghĩ thêm đi. Ở Lai Vung - Đồng Tháp; Trà Ôn - Vĩnh Long, đất của 1 nhà vườn chỉ khoảng vài ngàn m2. Ấy thế mà họ lập nên kỳ danh nhà vườn thực thụ, với thu nhập rất vững vàng.
Có những nông dân mà mình thật khâm phục, ví như có 1 lần gặp 1 nông dân tên Ngoan ở Cai Lậy, anh ấy ghi chép và nắm rất rõ đọt cây sầu riêng mon thon bao nhiều ngày thì già lá, 8 ri bao nhiêu ngày ngày già lá, khổ qua bao nhiêu ngày già lá để tác động paclo ngày thứ mấy thì có hiệu quả nhất.
Hoặc cách đây 4 năm, mình có gặp 1 nông dân tên Bưu ở Lai Vung, khi ấy anh ấy rất nghèo, nhà lá lụp xụp, cả gia đình chỉ nhìn vào 1.000 m2 quýt đường. Lý do mình tiếp xúc với anh ấy là đại lý chỉ mình vào khắc phục 1.000 m2 quýt đó đang ngủ ngày và mất trắng. Mình tìm ra lý do, đơn giản là pH quá thấp, dưới 2 nên rễ bị hư hết, sau khi đánh CaO cây phục hồi ngay. Thế năm đó anh ấy thu được gần 200 tr ở công quýt đó và đủ vốn làm 5 công huệ... năm ngoái đây anh ấy nhớ mình và đt mời mình xuống ăn tân gia, mình bận không xuống được, mới hôm rồi mình xuống ghé thăm, thì ra anh ấy cất nhà hơn 1 tỷ, trên một miếng đất mới mua cũng gầy 1 tỷ.
Vậy thì các bạn, những người có tri thức, biết đọc hiểu, biết hỏi, các bạn hãy cố gắng lên nhé.
Đối với những anh em nhà vườn đang canh tác cây ăn trái nói riêng, cây trồng cạn nói chung, nếu gặp vấn đề cứ alo cho mình nhé, mình sẽ lý giải và giải đáp tận tình hiện tượng trên vườn của bạn trong phạm vi có thể. Số ĐT của mình là 0903.081.036 mình tên Việt.
Những anh em nhà vườn ở xa chỗ mình, biết lý thuyết và đã làm bông nghịch vụ những năm qua nhưng chưa được mỹ mãn, cứ gọi đt cho mình, chúng ta cùng thảo luận trao đổi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Những anh em nhà vườn đã làm trái nghịch vụ 2014 xong, nếu thấy dấu hiệu trái lọt kích cỡ khi thu hoạch, hãy mạnh dạn gọi đt cho mình, mình tin rằng mình sẽ thảo luận cùng anh em để xử lý thành công.
Đối với những anh em nhà vườn ở gần chỗ mình (Lê Minh Xuân - Bính Chánh) có trồng cây có múi mà chưa yên tâm về biện pháp canh tác của mình, thì hãy đến thăm vườn của mình (Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An) cho cụ thể rồi mình sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.
Mình có đọc qua diễn đàn, thấy có một số anh em đang làm nghành nghề khác tại TP HCM muốn chuyển sang nghề trồng trọt, mình sẽ giúp các bạn lựa chọn đất đai, cây trồng ở gần TP HCM với số vốn đầu tư ban đầu (kể cả tiền thuê đất không quá 30 tr/1 Ha) và vốn chăm sóc không quá 100 tr/ 1 Ha để có lợi nhuận 300 - 600 tr nhé.
Năm nay, ở vùng gần chỗ mình, người trồng mía lỗ rất nặng, giá thuê đất trống sẽ rất rẻ; giá bán đất cũng sẽ rất rẻ (vì phải bán đất để trả nợ mà). Anh em nào ở SG yêu nghề vườn mà có chút vốn cứ nhờ cò đất đi tìm đất mía mà mua, họ bắt đầu kêu bán đất rồi đó.
Mình tin rằng, qua diễn đàn này, qua thời gian giao lưu, chúng ta sẽ có những gắn kết tình bạn chặt chẽ thông qua công việc.
Đọc bài này rồi thấy trong lòng tự tin hơn khi mình quyết định chuyển sang làm vườn.cảm ơn anh VIỆT,cảm ơn tinh thần học hỏi và chia sẻ của anh.Hi vọng sẽ được gặp anh trong một ngày nào đó.Chúc anh sức khỏe và thành công.
 
Em đang kinh doanh về mặt hàng nông nghiệp và cũng muốn tìm sạch để đọc, có kinh nghiệm cho việc kinh doanh, sách này ở ngoài miềm bắc có ah? ai biết nt giùm em nhé.
 
Em đang kinh doanh về mặt hàng nông nghiệp và cũng muốn tìm sạch để đọc, có kinh nghiệm cho việc kinh doanh, sách này ở ngoài miềm bắc có ah? ai biết nt giùm em nhé.
google nhé, em trai.

Đọc bài này rồi thấy trong lòng tự tin hơn khi mình quyết định chuyển sang làm vườn.cảm ơn anh VIỆT,cảm ơn tinh thần học hỏi và chia sẻ của anh.Hi vọng sẽ được gặp anh trong một ngày nào đó.Chúc anh sức khỏe và thành công.
Cảm ơn em. Với anh, anh quan niệm rằng, cho đi thì còn, giữ lại thì mất em ạ.
Không những còn, mà anh hy vọng rằng, trong tương lai 5 năm nữa, khi nền kinh tế nông nghiệp thay đổi, chúng ta sẽ sát cánh bên nhau trong những hợp đồng cung cấp nông sản ổn định cho một nhà nhập khẩu thì sao em nhỉ??? hihiii sống là có quyền hy vọng và yêu đời em nhỉ....
Nghe hấp dẫn quá! em đoán bác sẽ tìm cách cưỡng ép nó ra trái không thì dùng nó làm gốc ghép để tận dụng ưu thế phát triển mạnh của nó. Thân nó bò như dây khoai lang nghĩa là rất dễ tạo hình, trồng làm kiểng, ghép nhiều loại quả bán tết cũng hay.
Này, em trai, nếu anh dùng nó làm gốc ghép để ghép các mắt ghép của các cây khác lên thì như thế nào nhỉ?
+Chất này là ê ty len, còn gọi là đất đèn dùng trong hàn khò. Tuy nhiên, dùng trong kích thích cây ra hoa phải sử dụng thương phẩm chuyên dùng để pha chế đúng nồng độTôi cũng đang nghiên cứu chất này phối hợp KNO3 để làm thanh long ra trái nghịch vụ mà không cần chong đèn điện.
Dùng etylen tác động lên thanh long sẽ ko có hiệu quả nếu như không muốn nói là đi ngược lại quá trình ra hoa, vì etylen sẽ làm già sớm, ngăn chặn lại quá trình hình thành cabonhydrat, điều mà cần phải chiếu sáng tạo ngày dài để tạo thành.
Việc tăng etylen trong lá cây ăn trái khác cũng vậy, phải bảo đảm sao cho các lá trong giai đoạn trước khi sử dụng đã tích lũy cần thiết cacbonhydrat, và sau đó thì các lá này già đi, giảm hàm lượng GA nhưng không được rụng mà vẫn tiếp tục quá trình tích lũy đó. Nếu tác động sớm hơn, cây sẽ không ra hoa mặc dù lá già đi, nếu tác động quá liều, lá rụng đi một phần hoặc toàn bộ thì quá trình tích lũy cacbonhdrat sẽ bất lợi, dù GA giảm nhưng cây chỉ ra đọt không ra hoa.
Mặt khác, cần phải đảm bảo rằng, chỉ tác động nó khi trước đó đã có một quá trình dài cây dư lượng P2O5.
Theo tôi, thanh long cần ứng dụng MMP (mono magie photphat - Mg(H2PO4)2) phun lên cây để hình thành lục lạp, tận dụng tối đa năng lượng ánh sáng thì sẽ có hiệu quả hơn. Tôi đã ứng dụng hóa chất nhiều lần trên vườn của tôi và rất hiệu quả. (Nếu bạn quan tâm thí nghiệm tiếp tôi có thể hỗ trợ bạn hóa chất này).
Còn dùng KNO3 để "cảm ứng" thì đúng rồi.
Khám phá vui vẻ nhé...
 
google nhé, em trai.


Cảm ơn em. Với anh, anh quan niệm rằng, cho đi thì còn, giữ lại thì mất em ạ.
Không những còn, mà anh hy vọng rằng, trong tương lai 5 năm nữa, khi nền kinh tế nông nghiệp thay đổi, chúng ta sẽ sát cánh bên nhau trong những hợp đồng cung cấp nông sản ổn định cho một nhà nhập khẩu thì sao em nhỉ??? hihiii sống là có quyền hy vọng và yêu đời em nhỉ....

Này, em trai, nếu anh dùng nó làm gốc ghép để ghép các mắt ghép của các cây khác lên thì như thế nào nhỉ?

Dùng etylen tác động lên thanh long sẽ ko có hiệu quả nếu như không muốn nói là đi ngược lại quá trình ra hoa, vì etylen sẽ làm già sớm, ngăn chặn lại quá trình hình thành cabonhydrat, điều mà cần phải chiếu sáng tạo ngày dài để tạo thành.
Việc tăng etylen trong lá cây ăn trái khác cũng vậy, phải bảo đảm sao cho các lá trong giai đoạn trước khi sử dụng đã tích lũy cần thiết cacbonhydrat, và sau đó thì các lá này già đi, giảm hàm lượng GA nhưng không được rụng mà vẫn tiếp tục quá trình tích lũy đó. Nếu tác động sớm hơn, cây sẽ không ra hoa mặc dù lá già đi, nếu tác động quá liều, lá rụng đi một phần hoặc toàn bộ thì quá trình tích lũy cacbonhdrat sẽ bất lợi, dù GA giảm nhưng cây chỉ ra đọt không ra hoa.
Mặt khác, cần phải đảm bảo rằng, chỉ tác động nó khi trước đó đã có một quá trình dài cây dư lượng P2O5.
Theo tôi, thanh long cần ứng dụng MMP (mono magie photphat - Mg(H2PO4)2) phun lên cây để hình thành lục lạp, tận dụng tối đa năng lượng ánh sáng thì sẽ có hiệu quả hơn. Tôi đã ứng dụng hóa chất nhiều lần trên vườn của tôi và rất hiệu quả. (Nếu bạn quan tâm thí nghiệm tiếp tôi có thể hỗ trợ bạn hóa chất này).
Còn dùng KNO3 để "cảm ứng" thì đúng rồi.
Khám phá vui vẻ nhé...
+Cảm ơn gợi ý của leviet_law. Cây thanh long hiện có 2 đề tài lớn là chống bệnh đốm nâu và dùng hóa chất kích ra hoa (nhưng không phải chấm vào "mắt hoa" như đang làm) thay cho dùng điện.
+Tôi cũng có thành quả bước đầu với cách làm "thử-sai", là dò nồng độ chất kích thích phù hợp. Hiện nay tôi đang dùng etylen với nồng độ "vết", tỷ lệ ra trái tự nhiên khá hơn ngay trong mùa lạnh, nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu mong muốn.
+Còn trị bệnh đốm nâu, tôi thử nghiệm dùng booc đô nồng độ 1%, vườn tôi chưa bị bệnh. Đang tiếp tục thử nghiệm phòng bệnh với dung dịch rẻ tiền nay. Bạn có cách gì hay hơn, ngoài thuốc gốc đồng như đã biết?
+Cảm ơn gợi ý của leviet_law. Cây thanh long hiện có 2 đề tài lớn là chống bệnh đốm nâu và dùng hóa chất kích ra hoa (nhưng không phải chấm vào "mắt hoa" như đang làm) thay cho dùng điện.
+Tôi cũng có thành quả bước đầu với cách làm "thử-sai", là dò nồng độ chất kích thích phù hợp. Hiện nay tôi đang dùng etylen với nồng độ "vết", tỷ lệ ra trái tự nhiên khá hơn ngay trong mùa lạnh, nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu mong muốn.
+Còn trị bệnh đốm nâu, tôi thử nghiệm dùng booc đô nồng độ 1% tưới 10 ngày/lần, vườn tôi chưa bị bệnh. Đang tiếp tục thử nghiệm phòng bệnh với dung dịch rẻ tiền nay. Bạn có cách gì hay hơn, ngoài thuốc gốc đồng như đã biết?
 
+Cảm ơn gợi ý của leviet_law. Cây thanh long hiện có 2 đề tài lớn là chống bệnh đốm nâu và dùng hóa chất kích ra hoa (nhưng không phải chấm vào "mắt hoa" như đang làm) thay cho dùng điện.
+Tôi cũng có thành quả bước đầu với cách làm "thử-sai", là dò nồng độ chất kích thích phù hợp. Hiện nay tôi đang dùng etylen với nồng độ "vết", tỷ lệ ra trái tự nhiên khá hơn ngay trong mùa lạnh, nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu mong muốn.
+Còn trị bệnh đốm nâu, tôi thử nghiệm dùng booc đô nồng độ 1%, vườn tôi chưa bị bệnh. Đang tiếp tục thử nghiệm phòng bệnh với dung dịch rẻ tiền nay. Bạn có cách gì hay hơn, ngoài thuốc gốc đồng như đã biết?
Oh, nhà bạn cũng có thanh long hả? được nhiều không bạn?
Ngừa (và trị) đốm trắng thì chính xác là dùng boocdo chứ không phải thử nghiệm nữa. Boocdo có công thức phân tử là xCu(Oh)2.CuSO4. là một chất rắn, kết tủa bao phủ lớp bề mặt, tạo ra một sự ngăn cách giữa bên trong và bên ngoài, khi nấm muốn tấn công thì phải xâm nhập qua lớp áo này nên nó bảo vệ cây trồng rất hiệu quả chứ không phải là "thuốc rẻ tiền" như bạn nghĩ.
Nên phối chất này với một chất "lầy nhầy" khác để tăng thêm độ bám dính của áo giáp. Chất lầy nhầy tôi đề nghị là chitosan.
Sự phối thuốc này đảm bảo sự bền vững của boocdo, kéo dài hiệu lực của boocdo, bởi 2 lý do:
Một là chitosan tan trong môi trường kềm, chính môi trường này ngăn cản sự phá hủy phân tử boocdo.
Hai là chính chitosan bao bọc lấy bề mặt boocdo để ngăn cản phản ứng: xCu(OH)2.CuSO4 + CO2 + H2O = CuCO2 + CuSO4.
Về chuyên môn hóa chất sâu hơn, tôi gợi ý là độ độc của boocdo ít hơn 100 lần so với Cu2O, vấn đề là ở chỗ Cu2O dễ cuộn lại, kết tinh lại thành một cục lớn, không giữ được kích thước nano trong bảo quản theo thời gian. Lúc nào bạn vô SG báo tôi trước vài hôm tôi kiếm hóa chất về bạn tự đổ vào thì sẽ ra ngay Cu2O, và vì vừa điều chế xong, 15 phút sau là xịt ngay nên phân tử chưa bị cuộn lại (tìm hiểu thêm có 2 phương pháp điều chế trong công nghệ nano, phương pháp từ dưới lên và phương pháp từ trên xuống).
 
Anh @leviet_law cho hỏi Boocdo ngoài dùng hiệu quả cho cây ăn trái và cây công nghiệp (trên diễn đàn tiêu áp dụng khá nhiều), có áp dụng để phòng trị nấm cho rau, cây hoa không ạ (em trồng phong lan dendrobium, nghe nói gốc đồng làm cây rụng lá).
 
Được mà, toàn bộ các vườn cây ăn trái ở VL, ĐT, HG đều trồng trên ruộng lúa đấy chứ, nước ngập quanh năm mà, nhớ lên líp cao hoặc lên mô cao rồi bồi gốc từ từ, sao cho sau này phải có tầng canh tác `1/2 m trở lên, thời gian chờ đợi bưởi có trái thì trồng xen đậu xanh, ổi lê Đài Loan 6 tháng là có thu rồi, lại giải quyết vấn đề lao động trong nhà nữa, 2 công là 1 lao động làm cật lực đấy.
Nếu trồng ổi thì còn có thể nuôi vài chục gia cầm thả vườn nè, thỏ nè, rau muống nè....
"trăm nghe không bằng một thấy mà", ở VL có rất nhiều mô hình này mà, em nên chịu khó chạy xe một vòng là có ngay tới ngàn thấy mà.
Anh Viet oi ! Em len mo dat roi ,e dao xuong gan 0,5 met ,dat co phen a oi ,nhu vay co trong buoi duoc ko anh ?lieu sau nay khi cay buoi lon co bi anh huong gi ko ?no co song duoc ko anh ?e online bang dien thoai nen viet khong dau ,mong anh thong cam ! Cam on anh !
 
Oh, nhà bạn cũng có thanh long hả? được nhiều không bạn?
Ngừa (và trị) đốm trắng thì chính xác là dùng boocdo chứ không phải thử nghiệm nữa. Boocdo có công thức phân tử là xCu(Oh)2.CuSO4. là một chất rắn, kết tủa bao phủ lớp bề mặt, tạo ra một sự ngăn cách giữa bên trong và bên ngoài, khi nấm muốn tấn công thì phải xâm nhập qua lớp áo này nên nó bảo vệ cây trồng rất hiệu quả chứ không phải là "thuốc rẻ tiền" như bạn nghĩ.
Nên phối chất này với một chất "lầy nhầy" khác để tăng thêm độ bám dính của áo giáp. Chất lầy nhầy tôi đề nghị là chitosan.
Sự phối thuốc này đảm bảo sự bền vững của boocdo, kéo dài hiệu lực của boocdo, bởi 2 lý do:
Một là chitosan tan trong môi trường kềm, chính môi trường này ngăn cản sự phá hủy phân tử boocdo.
Hai là chính chitosan bao bọc lấy bề mặt boocdo để ngăn cản phản ứng: xCu(OH)2.CuSO4 + CO2 + H2O = CuCO2 + CuSO4.
Về chuyên môn hóa chất sâu hơn, tôi gợi ý là độ độc của boocdo ít hơn 100 lần so với Cu2O, vấn đề là ở chỗ Cu2O dễ cuộn lại, kết tinh lại thành một cục lớn, không giữ được kích thước nano trong bảo quản theo thời gian. Lúc nào bạn vô SG báo tôi trước vài hôm tôi kiếm hóa chất về bạn tự đổ vào thì sẽ ra ngay Cu2O, và vì vừa điều chế xong, 15 phút sau là xịt ngay nên phân tử chưa bị cuộn lại (tìm hiểu thêm có 2 phương pháp điều chế trong công nghệ nano, phương pháp từ dưới lên và phương pháp từ trên xuống).
+OK. Quá hay! Cảm ơn Leviet-law
 
Anh @leviet_law cho hỏi Boocdo ngoài dùng hiệu quả cho cây ăn trái và cây công nghiệp (trên diễn đàn tiêu áp dụng khá nhiều), có áp dụng để phòng trị nấm cho rau, cây hoa không ạ (em trồng phong lan dendrobium, nghe nói gốc đồng làm cây rụng lá).
Anh lý giải sự độc của đồng, em nghiên cứu sử dụng trên từng loại cây, từng giai đoạn nhé.
Kim loại Cu (dây điện bằng đồng ta vẫn thường thấy) được điều chế thành "hóa chất cơ bản" là CuSO4.5H2O được ứng dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau.
Trong nông nghiệp, chất này ở một liều rất thấp thì nó là phân bón vi lượng cho cây, nhưng khi tăng nồng độ lên thì rất độc đối với cây, gây ngừng quang hợp, ngừng tổng hợp vật chất, từ đó cây rụng lá, rụng đọt, rụng trái non, chết thân...
Lý do gây độc, chất này tan tốt trong nước, nội hấp lưu dẫn vào trong thân cây và gây độc. Theo mình được biết, nó có được dùng làm thuốc BVTV trong trường hợp ớt bị thán thư, vì khi ớt bị thán thư thì hầu như bất trị, mất trắng, mặt khác, ngưỡng chịu đựng của ớt với Cu2+ rất cao. Còn các cây khác mình không tìm hiểu thêm nữa vì nó rất độc.
Thế nhưng chính vì tính rất độc này nên việc điều trị nấm và vi khuẩn rất hiệu quả... ngay nấm và vi khuẩn trong "chỗ ấy" của chị em cũng sử dụng chai màu nước xanh xanh đó....
Thật may mắn, người ta đã tìm ra các hợp chất của Cu không "lưu dẫn" mà nó chỉ phủ 1 lớp ở bên ngoài thực vật đó là Cu(OH)2 (tên thương mại champi), 3CuO.CuCl2 (tên thương mại Coc 85); và hiện nay, có ít nhất gần 100 sản phẩm phối nó với các thuốc trừ nấm, thuốc trừ vi khuẩn để tăng hiệu lực của thuốc chính. Bạn có thể seach "danh mục thuốc bảo vệ thực vật" và tìm kiếm từ copper sẽ tìm thấy hàng loạt các quan điểm phối thuốc này.
Nếu bạn khám phá, bạn sẽ tiếp tục mày mò, nếu bạn kinh doanh, bạn nên tìm đến thương hiệu uy tín để rút ngắn khoảng thời gian "nghiên cứu thí nghiệm". Thân.

Anh Viet oi ! Em len mo dat roi ,e dao xuong gan 0,5 met ,dat co phen a oi ,nhu vay co trong buoi duoc ko anh ?lieu sau nay khi cay buoi lon co bi anh huong gi ko ?no co song duoc ko anh ?e online bang dien thoai nen viet khong dau ,mong anh thong cam ! Cam on anh !
Ok. Toàn miền Tây đều giống điều kiện đó và đã làm nên huyền thoại trái cây nhiệt đới.
Để tăng năng suất cây cà phê.
Các bạn thân mến, tôi không phải là dân chuyên về cà phê, và theo nhãn quan của tôi, cà phê không phải là cây làm giàu bởi 1 ha đầu tư 60 triệu/ 1 năm để cho doanh thu 100 - 150 triệu/ 1 năm, lợi nhuận đạt 100 tr/ 1 ha/ 1 năm thì hoàn toàn không hấp dẫn đối với tôi, không kích thích tôi nghiên cứu về cây này.
Nhưng tôi nghĩ rằng trong điều kiện một diện tích cao nguyên bao la, nếu không trồng cà phê thì liệu trồng được cây gì trong điều kiện nắng và gió khắc nghiệt.
Một vài lần tôi có đi thực tế, tôi có thể nói lên ý nghĩ của mình để anh em tham khảo xem sao.
Tôi viết theo nhãn quan của tôi, theo cách suy luận của tôi, và hoàn toàn tôi chưa thực nghiệm hoặc kiểm chứng.
Trước hết: cây cà phê rụng trái rất nhiều, nếu loại trừ nguyên nhân nấm bệnh thì còn nguyên nhân sinh lý là cây quá yếu nên không mang nổi trái và buộc phải rụng. Xuất phát từ đặc điểm sinh lý này, và hiện tượng cà phê mang hoa, trái ở đoạn dưới cành, đoạn trên là đọt non, lá non. Vậy thì nếu đoạn trên lá non đó nhanh thuần thục, ra đọt, ra lá đến đâu thuần thục đến đó, dày lá nhanh, lá chuyển mày đen nhanh thì lá đó sẽ thực hiện việc trao đổi chất cung cấp ngược lại cho quá trình nuôi lá.
Theo tôi, để thực hiện việc này, chúng ta nên bón phân trong giai đoạn 1 và 2 theo công thức n/p/k ở tỷ lệ 1/2/1 + MgO; kết hợp phun NAA+ GA3 ở tỷ lệ 1/1 theo nồng độ 10 ppm, bổ sung các vi lượng theo hướng điều khiển tổ hợp vi lượng hình thành lục lạp, có chú ý bổ sung B để ngăn chặn việc ooxy hóa các auxin. Nếu cây yếu, màu lá vàng, nên bổ sung thêm các amio acid.
Thứ đến: Giai đoạn ra đọt sẽ quyết định năng suất ở vụ sau, nếu đọt càng dài (trên 7 cặp lá) thì số hoa vụ sau sẽ nhiều: nên bón phân đạm dạng NH4NO3 có trong phân yara; hoặc bón phân thông thường lấy đạm dạng NH4 như urea (có trong 20 - 20 - 15 hoặc phối phân đơn), có trong SA; bổ sung thêm đạm NO3 có trong Ca(NO3)2 dưới tên thương mại nitratbo.
Việc bổ sung các cơ chất hữu cơ như rơm, rạ, cỏ, trấu, mùn cưa... sẽ góp phần giữ lại được các phân vô cơ không bị rửa trôi, đồng thời giữ ẩm được và cây sẽ tốt hơn.
 
leviet_law đã viết:
Này, em trai, nếu anh dùng nó làm gốc ghép để ghép các mắt ghép của các cây khác lên thì như thế nào nhỉ?
Như thông thường người ta chọn gốc ghép có khả năng sinh trưởng mạnh, kháng sâu bện, thích nghi với khí hậu thổ nhưỡng địa phương để cải thiện những nhược điểm của ngọn ghép để tăng năng suất và kháng bệnh, những gốc ghép sinh trưởng mạnh thường cho chất lượng trái cũng không cao so với gốc ghép sinh trưởng chậm hơn nhưng ta có thể cải thiện bằng biện pháp kỹ thuật(bón phân cân đối, ...). Trong trường hợp này nếu nó phát triển mạnh như anh mô tả thì theo em nghĩ nếu dùng nó làm gốc ghép thì ưu điểm lớn nhất là rút ngắn được thời gian kiến thiết vườn từ nửa năm đến một năm.
P/s: em không có chuyên môn về nông nghiệp, mới quan tâm đến nông nghiệp thời gian gần đây thôi, trên đây chỉ là những suy đoán chủ quan thôi, nếu có sai thì anh đừng cười nhé!
 
Như thông thường người ta chọn gốc ghép có khả năng sinh trưởng mạnh, kháng sâu bện, thích nghi với khí hậu thổ nhưỡng địa phương để cải thiện những nhược điểm của ngọn ghép để tăng năng suất và kháng bệnh, những gốc ghép sinh trưởng mạnh thường cho chất lượng trái cũng không cao so với gốc ghép sinh trưởng chậm hơn nhưng ta có thể cải thiện bằng biện pháp kỹ thuật(bón phân cân đối, ...). Trong trường hợp này nếu nó phát triển mạnh như anh mô tả thì theo em nghĩ nếu dùng nó làm gốc ghép thì ưu điểm lớn nhất là rút ngắn được thời gian kiến thiết vườn từ nửa năm đến một năm.
P/s: em không có chuyên môn về nông nghiệp, mới quan tâm đến nông nghiệp thời gian gần đây thôi, trên đây chỉ là những suy đoán chủ quan thôi, nếu có sai thì anh đừng cười nhé!
Em ở đâu nhỉ? hiện tại em đang làm gì nhỉ? Anh muốn biến các hạt chanh này thành 10 tỷ đấy!!!
 
Em ở đâu nhỉ? hiện tại em đang làm gì nhỉ? Anh muốn biến các hạt chanh này thành 10 tỷ đấy!!!
Vâng, giống như một gốc tre nếu như người bình thường thì dùng nó làm củi đun nhưng vào tay một nghệ nhân thì có thể biến nó thành một tác phẩm nghệ thuật có giá trị.
Em ở Ninh Bình.
 
Last edited by a moderator:
Vâng, giống như một gốc tre nếu như người bình thường thì dùng nó làm củi đun nhưng vào tay một nghệ nhân thì có thể biến nó thành một tác phẩm nghệ thuật có giá trị.
Em ở Ninh Bình, trước đây làm IT ở Sài Gòn, mới về quê và đang tìm hướng đi trong nông nghiệp.
Uh. anh vừa đt trao đổi với 1 anh làm đại lý cấp 1 ở Đồng tháp về việc lấy giống này làm gốc ghép. Trao đổi với anh này vì anh ấy làm vườn rất có uy tín, chỉ 3.000 m2 quýt đường mà thu gần 2 năm được 1.8 tỷ đấy, và anh ấy có rất nhiều nhà vườn trong tay. Anh ấy nói nếu có giống như vậy làm gốc ghép thì mỗi năm anh ấy sẽ bán được hàng trăm ngàn cây... hỏi lo đầu ra nhé... chỉ lo trồng trọt và ghép cây thôi. Anh và anh ấy sẽ triển khai ngay trong ngày hôm nay về các việc:
- Làm ngay vườn ươm trong năm nay với số trái hiện có được khoảng 60 Kg trái ở cây này (không bít được bao nhiêu hạt nữa).
- Nhân giống cây này trồng ra khoảng 2.000 m2 để tiếp tục lấy hạt làm gốc ghép (phải 2 năm nữa thì 2.000 m2 này mới cho trái để lấy hạt).
Anh em nào thích gốc ghép này thì ủng hộ mình để tiếp tục khám phá tiếp nhé. (khoảng 8 - 12 tháng nữa mới có cây giống đem ra trồng đó nhé).
 
Uh. anh vừa đt trao đổi với 1 anh làm đại lý cấp 1 ở Đồng tháp về việc lấy giống này làm gốc ghép. Trao đổi với anh này vì anh ấy làm vườn rất có uy tín, chỉ 3.000 m2 quýt đường mà thu gần 2 năm được 1.8 tỷ đấy, và anh ấy có rất nhiều nhà vườn trong tay. Anh ấy nói nếu có giống như vậy làm gốc ghép thì mỗi năm anh ấy sẽ bán được hàng trăm ngàn cây... hỏi lo đầu ra nhé... chỉ lo trồng trọt và ghép cây thôi. Anh và anh ấy sẽ triển khai ngay trong ngày hôm nay về các việc:
- Làm ngay vườn ươm trong năm nay với số trái hiện có được khoảng 60 Kg trái ở cây này (không bít được bao nhiêu hạt nữa).
- Nhân giống cây này trồng ra khoảng 2.000 m2 để tiếp tục lấy hạt làm gốc ghép (phải 2 năm nữa thì 2.000 m2 này mới cho trái để lấy hạt).
Anh em nào thích gốc ghép này thì ủng hộ mình để tiếp tục khám phá tiếp nhé. (khoảng 8 - 12 tháng nữa mới có cây giống đem ra trồng đó nhé).[/QUOT
Chao Anh! Theo em biet co giong cam Cara ruot do o da lat. Vay co the su dung lam goc ghep cho cam do co kha quan khong anh? Anh thong cam may bi loi nen viet khong dau.
 
Last edited by a moderator:
Xin hỏi anh Việt. Ve ván de góc ghép, ngoai nhũng ưu điểm o tren nó coánh huong toi su ra hoa hay khong. Mình dự dinh ghép chom chon thái tren góc chom chom thừơng, nhưng 2 loai này khác nhau ve tg ra hoa, chom chom thái thừơng ra hoa sớm hon. Vay khi ghép vo góc chom chom thuong thì nói ra hoa theo góc ghép hay ra hoa theo mắt ghép
 
Xin hỏi anh Việt. Ve ván de góc ghép, ngoai nhũng ưu điểm o tren nó coánh huong toi su ra hoa hay khong. Mình dự dinh ghép chom chon thái tren góc chom chom thừơng, nhưng 2 loai này khác nhau ve tg ra hoa, chom chom thái thừơng ra hoa sớm hon. Vay khi ghép vo góc chom chom thuong thì nói ra hoa theo góc ghép hay ra hoa theo mắt ghép
Anh chưa có kiểm nghiệm thực tiễn về vấn đề này.
Thông lệ, để kiểm nghiệm gốc ghép và mắt ghép người ta phải mất thời gian nhiều năm để kiểm tra sự "tương thích" của nó. Theo suy luận của anh nó phải tương thích giữa mắt và gốc sao cho sự phát triển của cả hai là tương đồng nhau về các phương diện: tiếp hợp (đã được nhắc đến trong tài liệu); và phần chưa nhắc đến trong tài liệu là sự cần bằng giữa sự phát triển của rễ có tương thích với sự phát triển của lá hay không. Theo suy luận của anh, nếu diện tích lá phát triển mạnh, dù tiếp hợp tốt nhưng rễ phát triển không kịp theo thì cây sẽ trở nên suy yếu, ngược lại, nếu tiếp hợp tốt nhưng rễ phát triển mạnh mà diện tích lá phát triển kém, thì sẽ không có động lực thúc đẩy rễ phát triển và trong khi phần mắt ghép sẽ quá sung mãn không thể ra hoa.
Nhìn chung, ý tưởng của anh dùng gốc chanh phát triển mạnh để ghép với cam sành, quýt đường, cam xoàn, quýt hồng là bởi những mắt ghép này phát triển mạnh mà rễ chanh không phát triển kịp để đáp ứng dinh dưỡng của sự phát triển phần mắt ghép, nay anh chỉ bổ sung thêm sự phát triển của chính gốc chanh phát triển mạnh là xong chứ không phải thí nghiệm ghép các mắt này lên các loại gốc phát triển mãnh liệt như gốc bưởi...
Về vấn đề chôm chôm thái thường ra hoa sớm hơn, theo anh suy luận thì bởi rễ chôm chôm thái không phát triển tốt, và tương thích với sự ít lá, tán nhỏ của chôm chôm thái nên đã tạo ra sự suy yếu rất nhanh khi gặp điều kiện bất lợi, vì vậy, nếu ghép với mắt ghép chôm chôm thường thì càng ra hoa sơm hơn do rễ ít mà laịh phải nuôi dưỡng bộ cành lá quá nhiều nêm điều kiện "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" sẽ đến sơm hơn; nhưng cần phải cảnh giác việc rễ yếu không thể nuôi được trái khi đã ra hoa... Nên hệ quả xảy ra là ra hoa rất nhiều nhưng rụng hết trái non, hoặc dù có đậu trái thì kích cỡ trái nhỏ bé do không đủ dinh dưỡng. Em có thể cắt bớt tán lá để cân bằng giữa rễ và lá xem sao. Nhìn chung, vấn đề này cần phải nghiên cữu kỹ hơn, và ngay cả khi suy luận đúng hướng, cần phải có thời gian thực nghiệm nhiều năm để đưa ra sản xuất đại trà.
Vài ý thảo luận cùng em, em nghiên cứu tiếp nhé.
 
Chào bạn Việt
M có mảnh đất 3000m đang để trống, thấy bạn nói bưởi da xanh trồng được ở Miền Bắc hả... B cho mình tý tài liệu về bưởi da xanh nhé
Trananhtuan19822002@yahoo.com
Thank b
 
Chao Anh! Theo em biet co giong cam Cara ruot do o da lat. Vay co the su dung lam goc ghep cho cam do co kha quan khong anh? Anh thong cam may bi loi nen viet khong dau.
Mình chưa có thực tế về loại cam này nên không trả lời bạn được. Nhưng chắc chắn rằng, loại gien này ghép với cam sành, quýt đường, quýt hồng, chanh không hạt limca sẽ phát triển rất tốt, vì những loại nhánh ghép này phát triển rất mạnh, cần gốc ghép mạnh "hơn gốc chanh thông thường và kém phát triển hơn gốc bưởi"; việc của mình là xác định đó cũng chỉ là loại gốc chanh mà thôi là OK rồi, gốc chanh này sẽ phát triển tốt hơn gốc chanh thường là được rồi.
Chắc chắn rằng gốc ghép này sẽ phát triển rất tốt ở vùng đất có tầng canh tác trên 0.5 m như ở miền Đồng và Cao nguyên.
Chào bạn Việt
M có mảnh đất 3000m đang để trống, thấy bạn nói bưởi da xanh trồng được ở Miền Bắc hả... B cho mình tý tài liệu về bưởi da xanh nhé
Trananhtuan19822002@yahoo.com
Thank b
Oh. Mình chưa được ra miền Bắc nên ko có tầm mắt và kiểm nghiệm về việc này, điều này mình cũng chỉ là "nghe và nói theo thôi". Nhưng theo suy luận của mình là đúng, vì bưởi da xanh bộ rễ phát triển rất mạnh, sẽ phù hợp với các vùng đồi núi phía bắc ven suối, đầm lầy; và miền Bắc có 4 mùa rõ rệt, sẽ dễ dàng tạo stress cho cây để phân hóa mầm hoa chứ không phải dùng chất ức chế paclo như ở miền nam. Bởi nếu gây bất lợi cho sự sinh trưởng dinh dưỡng bằng paclo thì nó sẽ tồn lưu trong cây nên hạn chế việc lớn trái, đậu trái, to trái; còn gây stress bằng thời tiết mùa đông thì nó sẽ hết ngay khi thời tiết sang xuân; hoặc gây stress bằng nắng nóng khô hạn mùa hè thì nó sẽ hết lập tức khi thời tiết sang mùa thu mát mẻ.
Miền nam khí hậu ôn hòa suốt 12 tháng trong năm, cây cối lúc nào cũng tốt tươi, có chăng chỉ bất lợi 1 tí vào t 10 - 12 aal nhưng cây vẫn tốt hơn miền Bắc nhiều nên việc làm bông sẽ khó hơn ở miền Bắc.
Bạn tìm hiểu tiếp nhé.
 
Back
Top