Gắn kết bạn bè làm giàu bằng trồng trọt.

Chào anh em trên diễn đàn, chào anh em nhà vườn.
Qua theo dõi diễn đàn, tôi thấy rất nhiều anh em quan tâm tới trồng cây gì, khởi nghiệp như thế nào, tôi có thể gợi ý chia sẻ với anh em một ít theo hiểu biết của tôi.
Tôi tự giới thiệu, tôi làm nghề kỹ thuật nông nghiệp, đã đi nhiều vùng đất ở Miền Nam, đi nhiều đồng ruộng. Và tôi biết nhiều loại cây làm giàu mức lợi nhuận 400 - 1 tỷ - trên 1 tỷ 1 ha/ 1 năm.
Kết hợp sách vở, thực tế, lắng nghe cách canh tác của anh em nhà vườn mà cho đến nay, tôi có thể nói là biết tương đối kha khá về kỹ thuật trồng trọt các loại cây đó.
Những cây đó là gần gũi, rất đời thường, rất dân dã, không xa lạ mà trong công việc của tôi tiếp xúc được tôi có thể liệt kê dưới đây:
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.
4/ Tiêu Chư Sê.
5/ Vài loại rau màu khác thì phải biết "lướt sóng" cũng có mức lợi nhuận rất cao.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác cũng có giá trị kinh tế cao, nhưng tôi không đi sâu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của từng loại nên tôi không nêu ra.
Cùng là cây có múi, nguyên lý chung thì giống nhau, nhưng mỗi cây sẽ có mỗi khác. Việc ra bông cam xoàn khác ra bông quýt đường. Rồi việc ra bông chanh khác việc ra bông cam sành. Ngay kỹ thuật ra bông chanh linca cũng khác chanh giấy.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà nông chính hiệu đang trồng những cây trên cũng đa ca bài ca "được mùa rớt giá". Và chính các nông dân đang trồng các cây trên hiện tại nhà đang không có gạo ăn, không có tiền chi tiêu cũng là bình thường.
Nguyên nhân của nó là toàn miền nam có 1 mùa mưa, mà mùa mưa thì cây ăn trái chỉ ra đọt không ra hoa; vào đầu tháng 10 âl lịch, toàn miền nam có một đợt thời tiết giá lạnh, cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, bước qua thời kỳ sinh trưởng sinh sản, và ra hoa đồng loạt khi thời tiết nắng ấm trở lại vào tháng 11 - 12 âm lịch thì lẽ tất nhiên trái cây dư thừa, dội chợ, giá rẻ là đương nhiên.
Vấn đề muốn có lợi nhuận là phải biết làm trái nghịch vụ.
Nghịch vụ có nghĩa là gì? là trái với tự nhiên: khi thời tiết mưa dầm tháng 7 - 8 âm lịch, khi cây đang "xung, phát đọt" thì lại bắt nói ngừng ra đọt, suy yếu để chuyển sang ra hoa. Khi vào mùa đông, về mặt tự nhiên cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng thì lại bắt nó "xung" để nuôi trái đã ra nghịch mùa và không được "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" để không được ra hoa.
Để giúp anh em rút ngắn khoảng thời gian tìm hiểu tôi chỉ ra rằng, cơ sở lý luận của nó là:
1/ "Giáo trình ra hoa cây ăn trái - tác giả Trần Văn Hâu - ĐH Cần Thơ". Khi đọc cuốn này bạn sẽ lý giải được vì sao cây ra hoa và vì sao cây không ra hoa để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn và không ra hoa theo ý muốn.
2/ "Cẩm nang giám định bệnh cây". Khi đọc cuốn này bạn sẽ biết được cây của mình đang bị bệnh gì.
3/ "Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật": khi đọc cuốn này bạn sẽ biết cách điều trị bệnh cho cây của mình.
Đó là những "hằng đẳng thức đáng nhớ" trong canh tác cây ăn trái.
Các bạn thân mến, tôi nghĩ các bạn ở diễn đàn này đều có kiến thức, các bạn khát khao lập nghiệp, các bạn hãy nghĩ thêm đi. Ở Lai Vung - Đồng Tháp; Trà Ôn - Vĩnh Long, đất của 1 nhà vườn chỉ khoảng vài ngàn m2. Ấy thế mà họ lập nên kỳ danh nhà vườn thực thụ, với thu nhập rất vững vàng.
Có những nông dân mà mình thật khâm phục, ví như có 1 lần gặp 1 nông dân tên Ngoan ở Cai Lậy, anh ấy ghi chép và nắm rất rõ đọt cây sầu riêng mon thon bao nhiều ngày thì già lá, 8 ri bao nhiêu ngày ngày già lá, khổ qua bao nhiêu ngày già lá để tác động paclo ngày thứ mấy thì có hiệu quả nhất.
Hoặc cách đây 4 năm, mình có gặp 1 nông dân tên Bưu ở Lai Vung, khi ấy anh ấy rất nghèo, nhà lá lụp xụp, cả gia đình chỉ nhìn vào 1.000 m2 quýt đường. Lý do mình tiếp xúc với anh ấy là đại lý chỉ mình vào khắc phục 1.000 m2 quýt đó đang ngủ ngày và mất trắng. Mình tìm ra lý do, đơn giản là pH quá thấp, dưới 2 nên rễ bị hư hết, sau khi đánh CaO cây phục hồi ngay. Thế năm đó anh ấy thu được gần 200 tr ở công quýt đó và đủ vốn làm 5 công huệ... năm ngoái đây anh ấy nhớ mình và đt mời mình xuống ăn tân gia, mình bận không xuống được, mới hôm rồi mình xuống ghé thăm, thì ra anh ấy cất nhà hơn 1 tỷ, trên một miếng đất mới mua cũng gầy 1 tỷ.
Vậy thì các bạn, những người có tri thức, biết đọc hiểu, biết hỏi, các bạn hãy cố gắng lên nhé.
Đối với những anh em nhà vườn đang canh tác cây ăn trái nói riêng, cây trồng cạn nói chung, nếu gặp vấn đề cứ alo cho mình nhé, mình sẽ lý giải và giải đáp tận tình hiện tượng trên vườn của bạn trong phạm vi có thể. Số ĐT của mình là 0903.081.036 mình tên Việt.
Những anh em nhà vườn ở xa chỗ mình, biết lý thuyết và đã làm bông nghịch vụ những năm qua nhưng chưa được mỹ mãn, cứ gọi đt cho mình, chúng ta cùng thảo luận trao đổi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Những anh em nhà vườn đã làm trái nghịch vụ 2014 xong, nếu thấy dấu hiệu trái lọt kích cỡ khi thu hoạch, hãy mạnh dạn gọi đt cho mình, mình tin rằng mình sẽ thảo luận cùng anh em để xử lý thành công.
Đối với những anh em nhà vườn ở gần chỗ mình (Lê Minh Xuân - Bính Chánh) có trồng cây có múi mà chưa yên tâm về biện pháp canh tác của mình, thì hãy đến thăm vườn của mình (Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An) cho cụ thể rồi mình sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.
Mình có đọc qua diễn đàn, thấy có một số anh em đang làm nghành nghề khác tại TP HCM muốn chuyển sang nghề trồng trọt, mình sẽ giúp các bạn lựa chọn đất đai, cây trồng ở gần TP HCM với số vốn đầu tư ban đầu (kể cả tiền thuê đất không quá 30 tr/1 Ha) và vốn chăm sóc không quá 100 tr/ 1 Ha để có lợi nhuận 300 - 600 tr nhé.
Năm nay, ở vùng gần chỗ mình, người trồng mía lỗ rất nặng, giá thuê đất trống sẽ rất rẻ; giá bán đất cũng sẽ rất rẻ (vì phải bán đất để trả nợ mà). Anh em nào ở SG yêu nghề vườn mà có chút vốn cứ nhờ cò đất đi tìm đất mía mà mua, họ bắt đầu kêu bán đất rồi đó.
Mình tin rằng, qua diễn đàn này, qua thời gian giao lưu, chúng ta sẽ có những gắn kết tình bạn chặt chẽ thông qua công việc.
 


Last edited:
Chào anh em trên diễn đàn, chào anh em nhà vườn.
Qua theo dõi diễn đàn, tôi thấy rất nhiều anh em quan tâm tới trồng cây gì, khởi nghiệp như thế nào, tôi có thể gợi ý chia sẻ với anh em một ít theo hiểu biết của tôi.
Tôi tự giới thiệu, tôi làm nghề kỹ thuật nông nghiệp, đã đi nhiều vùng đất ở Miền Nam, đi nhiều đồng ruộng. Và tôi biết nhiều loại cây làm giàu mức lợi nhuận 400 - 1 tỷ - trên 1 tỷ 1 ha/ 1 năm.
Kết hợp sách vở, thực tế, lắng nghe cách canh tác của anh em nhà vườn mà cho đến nay, tôi có thể nói là biết tương đối kha khá về kỹ thuật trồng trọt các loại cây đó.
Những cây đó là gần gũi, rất đời thường, rất dân dã, không xa lạ mà trong công việc của tôi tiếp xúc được tôi có thể liệt kê dưới đây:
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.
4/ Tiêu Chư Sê.
5/ Vài loại rau màu khác thì phải biết "lướt sóng" cũng có mức lợi nhuận rất cao.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác cũng có giá trị kinh tế cao, nhưng tôi không đi sâu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của từng loại nên tôi không nêu ra.
Cùng là cây có múi, nguyên lý chung thì giống nhau, nhưng mỗi cây sẽ có mỗi khác. Việc ra bông cam xoàn khác ra bông quýt đường. Rồi việc ra bông chanh khác việc ra bông cam sành. Ngay kỹ thuật ra bông chanh linca cũng khác chanh giấy.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà nông chính hiệu đang trồng những cây trên cũng đa ca bài ca "được mùa rớt giá". Và chính các nông dân đang trồng các cây trên hiện tại nhà đang không có gạo ăn, không có tiền chi tiêu cũng là bình thường.
Nguyên nhân của nó là toàn miền nam có 1 mùa mưa, mà mùa mưa thì cây ăn trái chỉ ra đọt không ra hoa; vào đầu tháng 10 âl lịch, toàn miền nam có một đợt thời tiết giá lạnh, cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, bước qua thời kỳ sinh trưởng sinh sản, và ra hoa đồng loạt khi thời tiết nắng ấm trở lại vào tháng 11 - 12 âm lịch thì lẽ tất nhiên trái cây dư thừa, dội chợ, giá rẻ là đương nhiên.
Vấn đề muốn có lợi nhuận là phải biết làm trái nghịch vụ.
Nghịch vụ có nghĩa là gì? là trái với tự nhiên: khi thời tiết mưa dầm tháng 7 - 8 âm lịch, khi cây đang "xung, phát đọt" thì lại bắt nói ngừng ra đọt, suy yếu để chuyển sang ra hoa. Khi vào mùa đông, về mặt tự nhiên cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng thì lại bắt nó "xung" để nuôi trái đã ra nghịch mùa và không được "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" để không được ra hoa.
Để giúp anh em rút ngắn khoảng thời gian tìm hiểu tôi chỉ ra rằng, cơ sở lý luận của nó là:
1/ "Giáo trình ra hoa cây ăn trái - tác giả Trần Văn Hâu - ĐH Cần Thơ". Khi đọc cuốn này bạn sẽ lý giải được vì sao cây ra hoa và vì sao cây không ra hoa để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn và không ra hoa theo ý muốn.
2/ "Cẩm nang giám định bệnh cây". Khi đọc cuốn này bạn sẽ biết được cây của mình đang bị bệnh gì.
3/ "Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật": khi đọc cuốn này bạn sẽ biết cách điều trị bệnh cho cây của mình.
Đó là những "hằng đẳng thức đáng nhớ" trong canh tác cây ăn trái.
Các bạn thân mến, tôi nghĩ các bạn ở diễn đàn này đều có kiến thức, các bạn khát khao lập nghiệp, các bạn hãy nghĩ thêm đi. Ở Lai Vung - Đồng Tháp; Trà Ôn - Vĩnh Long, đất của 1 nhà vườn chỉ khoảng vài ngàn m2. Ấy thế mà họ lập nên kỳ danh nhà vườn thực thụ, với thu nhập rất vững vàng.
Có những nông dân mà mình thật khâm phục, ví như có 1 lần gặp 1 nông dân tên Ngoan ở Cai Lậy, anh ấy ghi chép và nắm rất rõ đọt cây sầu riêng mon thon bao nhiều ngày thì già lá, 8 ri bao nhiêu ngày ngày già lá, khổ qua bao nhiêu ngày già lá để tác động paclo ngày thứ mấy thì có hiệu quả nhất.
Hoặc cách đây 4 năm, mình có gặp 1 nông dân tên Bưu ở Lai Vung, khi ấy anh ấy rất nghèo, nhà lá lụp xụp, cả gia đình chỉ nhìn vào 1.000 m2 quýt đường. Lý do mình tiếp xúc với anh ấy là đại lý chỉ mình vào khắc phục 1.000 m2 quýt đó đang ngủ ngày và mất trắng. Mình tìm ra lý do, đơn giản là pH quá thấp, dưới 2 nên rễ bị hư hết, sau khi đánh CaO cây phục hồi ngay. Thế năm đó anh ấy thu được gần 200 tr ở công quýt đó và đủ vốn làm 5 công huệ... năm ngoái đây anh ấy nhớ mình và đt mời mình xuống ăn tân gia, mình bận không xuống được, mới hôm rồi mình xuống ghé thăm, thì ra anh ấy cất nhà hơn 1 tỷ, trên một miếng đất mới mua cũng gầy 1 tỷ.
Vậy thì các bạn, những người có tri thức, biết đọc hiểu, biết hỏi, các bạn hãy cố gắng lên nhé.
Đối với những anh em nhà vườn đang canh tác cây ăn trái nói riêng, cây trồng cạn nói chung, nếu gặp vấn đề cứ alo cho mình nhé, mình sẽ lý giải và giải đáp tận tình hiện tượng trên vườn của bạn trong phạm vi có thể. Số ĐT của mình là 0903.081.036 mình tên Việt.
Những anh em nhà vườn ở xa chỗ mình, biết lý thuyết và đã làm bông nghịch vụ những năm qua nhưng chưa được mỹ mãn, cứ gọi đt cho mình, chúng ta cùng thảo luận trao đổi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Những anh em nhà vườn đã làm trái nghịch vụ 2014 xong, nếu thấy dấu hiệu trái lọt kích cỡ khi thu hoạch, hãy mạnh dạn gọi đt cho mình, mình tin rằng mình sẽ thảo luận cùng anh em để xử lý thành công.
Đối với những anh em nhà vườn ở gần chỗ mình (Lê Minh Xuân - Bính Chánh) có trồng cây có múi mà chưa yên tâm về biện pháp canh tác của mình, thì hãy đến thăm vườn của mình (Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An) cho cụ thể rồi mình sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.
Mình có đọc qua diễn đàn, thấy có một số anh em đang làm nghành nghề khác tại TP HCM muốn chuyển sang nghề trồng trọt, mình sẽ giúp các bạn lựa chọn đất đai, cây trồng ở gần TP HCM với số vốn đầu tư ban đầu (kể cả tiền thuê đất không quá 30 tr/1 Ha) và vốn chăm sóc không quá 100 tr/ 1 Ha để có lợi nhuận 300 - 600 tr nhé.
Năm nay, ở vùng gần chỗ mình, người trồng mía lỗ rất nặng, giá thuê đất trống sẽ rất rẻ; giá bán đất cũng sẽ rất rẻ (vì phải bán đất để trả nợ mà). Anh em nào ở SG yêu nghề vườn mà có chút vốn cứ nhờ cò đất đi tìm đất mía mà mua, họ bắt đầu kêu bán đất rồi đó.
Mình tin rằng, qua diễn đàn này, qua thời gian giao lưu, chúng ta sẽ có những gắn kết tình bạn chặt chẽ thông qua công việc.
bài viết của bạn rất hay. Nó sẽ giúp nhiều ng có ý chí làm giàu từ nông nghiệp hơn nữa. Mình có đọc qua 1 số bình luận của bạn mình thấy bạn học thêm cả lý luận chính trị nữa thì phải. Theo mình trong diễn đàn này chủ yếu là những nhà nông và những nhà nông tương lai nên bạn trả lời đúng vấn đề sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn đừng lan man. Những câu chuyện ngoài chỉ khắc phục tình trạng sinh viên k ngủ giâc trong lớp chú ý vào bài giảng hơn thôi. Đấy là ý kiến nho nhỏ của m thôi. Còn về kiến thức và kinh nghiệm của bạn chia sẻ cho mọi người rất bổ ích và minh cũng mong b có thể giúp đc nhiều ng thành công trong nghề nông này.
 


bài viết của bạn rất hay. Nó sẽ giúp nhiều ng có ý chí làm giàu từ nông nghiệp hơn nữa. Mình có đọc qua 1 số bình luận của bạn mình thấy bạn học thêm cả lý luận chính trị nữa thì phải. Theo mình trong diễn đàn này chủ yếu là những nhà nông và những nhà nông tương lai nên bạn trả lời đúng vấn đề sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn đừng lan man. Những câu chuyện ngoài chỉ khắc phục tình trạng sinh viên k ngủ giâc trong lớp chú ý vào bài giảng hơn thôi. Đấy là ý kiến nho nhỏ của m thôi. Còn về kiến thức và kinh nghiệm của bạn chia sẻ cho mọi người rất bổ ích và minh cũng mong b có thể giúp đc nhiều ng thành công trong nghề nông này.
Cảm ơn bạn đã cho lời khuyên. Mình cũng cảm thấy như vậy.
 
Chỉ với những thông tin em cung cấp cho anh về em thì anh thật trả lời và đưa ra lời khuyên nên làm hay không nên làm cho em.
Anh nghĩ trước khi hành em phải học trước đã, học nếu không hiểu thì phải hỏi, hỏi để mà hiểu, rồi mới đi đến hành.
Nhưng bài toán của em là cái bụng đang đói thì làm sao mà ngồi học được hả em? Và dù có ngồi học thì em biết phải hỏi ai?
Anh có gợi ý là em xin việc làm cho các Cty bên nông nghiệp, họ sẽ đào tạo em, rồi em đi tiếp thị, bán hàng, vừa làm, vừa học sách vở, vừa được cấp trên tập huấn, vừa tiếp cận nông dân... vậy là em giải quyết được các bài toán trên.
Sao khi tìm hiểu thị trường nông sản, cách canh tác rồi em hãy thực hành cũng chưa muôn.
Thân chào em.
Dạ e xin chân thành cảm ơn anh. Bài viết của anh thật hay và ý nghĩa. Chúc anh thành công hơn.
 
Bác Việt, Bác chỉ cho em cách tăng năng suất thanh long đi. Nhà em có 400 gốc ruột trắng (nhà ở Hàm Thuận Nam, Bình Thuận), đất cát pha thịt. Nước tưới đầy đủ (nước nhiễm vôi). Năng suất cũng ko được cao lắm mặc dù bón phân định kỳ khá đầy đủ.
1 năm nhà em bón 1 đợt phân chuồng, phân vô cơ bón thường xuyên và thỉnh thoảng bón phân vi sinh.
Hôm trước bác nói em kiểm tra pH đất nhưng em vẫn chưa kiểm tra được bởi vì chưa có máy.
Bác chỉ cho em vài đường cơ bản để tăng năng suất thanh long với.
 
OK! Em sẽ cố gắng làm và học hỏi kinh nghiệm các Anh Chị Em. Mình muốn mảnh đất là không gian riêng để sã streescuối tuần, muốn bạn bè, đồng nghiệp cùng thưởng thức những món cây nhà lá vườn khi có dịp nghĩ lễ là tốt rồi.
 
Last edited by a moderator:
Mới đọc xong:
http://www.doanhnhansaigon.vn/doi-t...tu-duy-cua-nguoi-giau-va-nguoi-ngheo/1075374/
Hay nhỉ...
Chào anh em buổi tối.
Câu hỏi làm thế nào để cây tốt, làm thế nào để bóng trái, làm thế nào để... đó là câu hỏi muôn thuở của người trồng cây.
một em trai phía trên mặc dù tôi đã góp ý ở topic của em ấy nhưng em ấy lại tiếp tục hỏi tiếp làm thế nào để tăng năng suất trên 400 trụ thanh long ở nhà... và đây cũng là câu hỏi ngay tại vườn của... chính tôi hiện nay...
Và cuối buổi chiều, tôi có tiếp đt của một anh bạn trồng đu đủ ở BRVT, tôi đã nêu vài điểm lưu ý, trong đó có điểm làm cho đu đủ đậu trái trong mùa nắng gắt nhiệt độ cao ở tháng 1 - 2 - 3 nhằm thu trái vào thời điểm tháng 5 - 6 - 7 là thời điểm giá đu đủ cao nhất...
Trong suốt quá trình hoạt động của tôi, luôn gắn với các tay "cao thủ" trong cây ăn trái; và bài toán của chúng tôi còn phức tạp hơn nhiều: bắt thực vật suy yếu khi thời tiết thuận lợi để buộc nó phải ra bông; bắt thực vật phải phát triển mạnh mẽ trong điều kiện tự nhiên lạnh, khô hạn, nắng gắt để nuôi trái.
Tôi nó thêm rằng, tôi không đi trồng cây để chăm sóc lấy trái, tôi chỉ đi thuê lại những vườn nào xấu, chủ vườn cho rằng đốn làm củi và thuê lại, chăm sóc lại, thời gian rất nhanh, chỉ vài tháng là cây tươi tốt và vòng quay tài chính của tôi rất nhanh, không phải mệt mỏi đợi chờ kiến thiết cơ bản cây mấy năm trời dài thăm thẳm mới cho thu hoạch.
Và sau đây, tôi chia sẻ cùng anh em một số điểm cần lưu ý để làm cho cây tốt, đậu trái, năng suất cao.
Trước hết, tôi xin được viên dẫn một đoạn tại www.cuctrongtrot.gov (tôi không nhớ nguyên văn, anh em nào muốn đọc nguyên văn thì sang đó đọc bên chuyên trang phân bón nhé): "phân bón không phải chỉ là bón cho cây trồng mà còn bón cho cả tập đoàn vi sinh vật đất và hệ sinh thái nông nghiệp"
Khuôn mặt của trẻ em có hồng hào, cơ thể trẻ em có khỏe mạnh không phải tắm trẻ em trong thịt bò và củ cải; nếu không kể tới các yếu tố tinh thần chỉ có ở động vật bậc cao, mà chỉ kể tới yếu tố vật chất thì nó còn bao gồm nhiệt độ trẻ em sống, vòng tay êm ấm ôm ấp khi trẻ em ngủ, chỗ cho trẻ em vận động....
Cây trồng cũng vậy, không chỉ cây xấu là bón phân, không phải kém phát triển là tiến hành phun, xịt....
Trước hết, và tối quan trọng là phải xác định môi trường sống của nó; khi xác định đã thỏa mãn về môi trường sống thì mới tiến hành các biện pháp tiếp theo khác.
Hầu hết, tất cả các tài liệu seach cụm từ "kỹ thuật trồng" thì google đã gợi ý hàng loại các loại cây. Và khi nhấp vào bất kỳ loại cây nào đều hiện ra hàng loạt tài liệu, và bất kỳ tài liệu nào cũng đề cập đầu tiên và trước hết đến môi trường trồng cây: đất tơi xốp, lên líp, thoát nước tốt, không được ngập úng, đánh vôi cải tạo đất, pH thích hợp đối với từng loại cây.
Ngay trên máy đo pH cũng ghi thang pH kèm theo lời khuyên ở mỗi độ pH thích hợp cho trồng cây gì.
Khi có môi trường thích hợp, rễ mới phát triển được, đầu lông hút mới phát triển tốt để hút dinh dưỡng. Hầu hết tuyệt đại đa số các cây trồng đều thích hợp ở pH 6,5; tại pH này, tập đoàn vi sinh vật có lợi phát triển mạnh mà ta không cần phải tốn tiền mua vi sinh nữa; tại pH này nấm có lợi phát triển mạnh mà ta không phải tốn tiền mua trico nữa. Chính tập đoàn vi sinh, nấm có lợi này đã cộng sinh với rễ, làm cho rễ phát triển tốt, hút dinh dưỡng tốt. Đồng thời, các nấm có hại, vi khuẩn có hại sẽ kém phát triển tại pH này. Các vi sinh, nấm có lợi là loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học tuyệt hảo, đó là những chất sát khuẩn sinh học tuyệt hảo cạnh tranh với các nấm và vi sinh có hại.
Khi ta đáp ứng được yêu cầu này, thì hầu như cây của chúng ta mạnh khỏe, hấp thụ phân bón rất tốt, không bị lãng phí phân vô cơ.
Một vườn cây xấu, cải thiện được những vấn đề này, sau đó dúng hóa BVTV đúng cách chắc chắn 100% tuyệt đối là cây phục hồi tốt.
Đồng thời, chính cây tốt thì nó mới ra bông tốt, đậu trái tốt, nuôi trái tốt.
Việc thứ hai về môi trường cũng vô cũng qua trọng, đó là làm sao để đất giữ được phân bón, hạn chế rửa trôi, trực di: Chúng ta nghe nói tới nhiều về bón hữu cơ để tơi xốp, để cải tạo đất... nhưng theo quan điểm của tôi, hữu cơ tích điện âm, nó sẽ giữ các ion dương NH4, K, Ca, Mg, Cu, Mn... Cách đây 1 tháng, tôi ngồi chơi với 1 đứa em là nông dân nhà nòi ở Bến Lức, nó nói rằng đất này không bón tro trấu (bón rất nhiều, 1 Ha bón ước khoảng 15 - 20 m3 tro) mà chỉ bón mình phân vô cơ thì cây không tốt bền. Tôi hỏi lại cho kỹ các vườn mà nó thấy hiện tượng này... và điều đó khẳng định thêm lập luận trong trí óc tôi: keo âm đã được bổ sung để giữ ion dương nên phân không bị rửa trôi.
Hữu cơ là gì: là các hợp chất cacbon như rơm, rạ, cỏ trấu, lục bình, phân gia súc gia cầm các loại hoai mục hoặc ủ vi sinh hoặc nấm, cây dương xỉ hóa thạch... ta chỉ nên dùng các loại hữu cơ có sẵn ở địa phương là ok.
Khi đáp ứng những yêu cầu trên, tôi mới bắt đầu dùng tới phân vô cơ đúng và hợp lý. Vấn đề hiểu đúng và sử dụng hợp lý tôi sẽ đề cập tới trong một dịp khác.
Vấn đề tiếp theo là phải nắm rõ giai đoạn khắc nghiệt của loại cây mình đang trồng mà cây có nhiệm vụ phải hoàn thành nhiệm vụ, phải thắng trong chặng đua ở giai đoạn khắc nghiệt nhất, khốc liệt nhất để quyết định việc "sản xuất nông sản lúc nào". Tất cả mọi cố gắng ở mọi giai đoạn trước để hoàn thành nhiệm vụ của cây trồng trong giai đoạn này, giai đoạn có ý nghĩa quyết định lỗ hay lãi.
Ví dụ: đu đủ không đậu trái vào tháng 1 - 2 - 3 để có trái bán vào lúc giá đỉnh điểm là tháng 5 - 6 - 7 aal giá không nằm dưới 15 đối với đu đủ ruột vàng Long An; Ví dụ, cây ra bông ít thì làm không đáng, ra bông càng nhiều thì lại càng khó đậu trái vì lý do cây đã quá suy nên ra bông quá nhiều; Ví dụ làm cho cây vượt qua giai đoạn rụng sinh lý 1 - rụng sinh lý 2; Ví dụ làm cho cây mang trái nhiều nhưng không bị suy cây dẫn tới chín háp, ngủ ngày, không đạt kích cỡ; làm thế nào để thanh long không héo dây khi xổ nhụy; dây luôn căng cứng khi nuôi trái... Những vấn đề này thì rất phức tạp bởi nó phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố và cách khắc phục nó phải tùy theo từng vườn, từng cây nên tôi cũng chỉ nêu ra được thôi, còn việc làm như thế nào thuộc về người trực tiếp cầm lái, trực tiếp nắm dây cương trong trường đua.
Tuy nhiên, tôi có thể chỉ ra nguyên lý để lái, nguyên lý để cầm dây cương, nhưng vì đề tài này quá rộng, nó liên quan đến chuyên môn quá sâu trong công nghệ chế tạo (không phải là công nghệ trộn cơ giới) và tay nghề sử dụng phân bón quá sâu nên tôi xin hẹn lại một kỳ sau giải thích rõ hơn cho anh em.
Bác Việt, Bác chỉ cho em cách tăng năng suất thanh long đi. Nhà em có 400 gốc ruột trắng (nhà ở Hàm Thuận Nam, Bình Thuận), đất cát pha thịt. Nước tưới đầy đủ (nước nhiễm vôi). Năng suất cũng ko được cao lắm mặc dù bón phân định kỳ khá đầy đủ.
1 năm nhà em bón 1 đợt phân chuồng, phân vô cơ bón thường xuyên và thỉnh thoảng bón phân vi sinh.
Hôm trước bác nói em kiểm tra pH đất nhưng em vẫn chưa kiểm tra được bởi vì chưa có máy.
Bác chỉ cho em vài đường cơ bản để tăng năng suất thanh long với.
Có nhiều anh em đt cho anh gợi ý anh nên giành thời gian viết tiếp để anh em hiểu thêm. Em tiếp tục đọc các bài tiếp theo của anh nhé.
Anh em xen nè:Làm nông nghiêp kiểu Hoàng Anh Gia Lai:
Tôi chưa từng nghĩ tới việc này, bài toán của tôi là làm giàu bằng 20 triệu tiền thuê vườn/ 1 năm/ 1 ha; đi làm thuê bỏ vô vườn 5 tr/ 1 tháng, cuối vụ thu về 500 triệu.
Mình định đối ứng vốn với anh bạn này nè:
http://agriviet.com/threads/y-tuong-kinh-doanh-lien-quan-den-dich-vu-nong-nghiep.163467/
Mình còn tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện đội ngũ công nhân nông nghiệp để phun thuốc, bón phân đạt yêu cầu nữa.
Mình sẽ tư vấn, giám định dinh dưỡng, bệnh cây cho nhà vườn nữa.
Ok chứ ae?
 
Anh việt cho em hỏi quy trình dùng paclo để kích cam sành ra trái vụ,mình phải làm những gì vậy anh?Anh có thể chỉ rỏ từng bước đc ko a.
 

Anh việt cho em hỏi quy trình dùng paclo để kích cam sành ra trái vụ,mình phải làm những gì vậy anh?Anh có thể chỉ rỏ từng bước đc ko a.
Thời điểm hiện tại là đầu T 12 al, đã gần cuối mùa lạnh, cây hầu như đã phân hóa mầm hoa xong và đang chuẩn bị ra hoa mùa thuận. Hãy quan sát, ghi nhớ, và cần thiết thì chụp nhiều ảnh lưu trữ lại hiện tượng tự nhiên sau đây:
- Trên cùng một cây, có cành ra hoa và có cành không ra hoa; cành nào càng già, lá càng sần sùi thì ra hoa càng nhiều.
- Trong cùng một vườn, cây nào càng yếu thì càng ra hoa nhiều.
- Trên cùng một cây, cành nào lá dày, xanh đen, nhiều lá thì hoa to hơn, đậu trái tốt hơn, đậu trái nhiều hơn, ít rụng sinh lý hơn.
- Trong cùng một vườn, cây nào khỏe mạnh sẽ cho đậu trái nhiều hơn (mặc dù ra hoa ít hơn).
- Ghi nhận lại "mức độ già lá, dày lá, dợn sóng của lá" để đủ điều kiện ra hoa; Đồng thời cũng ghi nhận lại mức độ tươi mởn của những cành chỉ ra đọt không ra hoa.
Từ đó, có nhận xét, đánh giá về điều kiện ra hoa, điều kiện đậu trái, đây là một hiện tượng tự nhiên. một quy luật tự nhiên của thực vật.
Từ đó, nắm bắt được "quy luật" đó, con người sẽ tác động nhân tạo theo quy luật tự nhiên đó, làm cho cây dày lá, dày lá, phân hóa mầm hoa ở thời điểm cây phát đọt xanh tốt "đúng bằng" mức độ ra hoa trong tự nhiên thì cây mới ra hoa được.
Quy trình điều khiển ra hoa như sau:
- Làm dày lá (tăng tỷ lệ Cacbonhydrat) bằng cách bón SP lân liều 50 - 100 Kg/ 1.000 m2, cung cấp thường xuyên P2O5 qua lá bằng cách phun MKP, Hydrophot.
- Không bón N để giảm các GA trong cây (N là tiền chất để tổng hợp GA).
- Xiết nước để cây không hấp thụ được bất kỳ dinh dưỡng nào, việc xiết nước càng thành công thì tỷ lệ ra hoa càng cao. (có nhà vườn không xiết nước được đã phá hủy toàn bộ bộ rễ bằng cách tháo ngập nước ngâm cho thối rễ cám, hoặc đổ chất độc xuống để phá hủy rễ cám như đổ Urea nồng độ cao, KCl nồng độ cao... mà theo anh thì nên đổ H2SO4!!!)
- Phun paclo tại thời điểm lá đã dày, hoặc lá đã già tùy theo vườn, tùy theo cây ở các nồng độ từ 1.200 ppm đến nồng độ 500 ppm nhiều lần tùy theo tầm mắt mức độ già lá của cây và mức độ phóng đọt có thể xảy ra của cây sao cho bảo đảm lượng paclo phải phun là thấp nhất nhưng không được "tiết kiệm" để cần thiết đảm bảo rằng lá phải già và thuần thục, không phóng đọt và đù thời gian để mầm hoa phân hóa được hoàn thành. Cần chú ý so sánh với hiện tượng tự nhiên đã ghi nhận lại được là nếu phun quá nhiều thì cây ra hoa quá nhiều nhưng không đậu trái, ngược lại nếu phun không đủ thì cây chỉ ra đọt không ra hoa. Đồng thời cũng phải chắc chắn rằng, bào thai đã đủ 9 tháng 10 ngày, nếu không xác định được thì cây sẽ bị "thối" mầm hoa, mầm hoa đi vào miên trạng tức "hôn mê", khi này phải giải cơn hôn mê đó thì rất mệt mỏi và phải được điều khiển bởi những chuyên gia đặc biệt "như anh đây".
- Quá trình trên phải đảm bảo rằng nó được xảy ra liên tục, không gián đoạn; đồng thời phải đảm bảo rằng sau khi ngưng các biện pháp đầu độc tiêu cực đến cây thì cây phải phát triển mạnh mẽ trở lại.
- Kết thúc quá trình phân hóa mầm hoa, điều khiển cho ra hoa đồng loạt bằng các chất KNO3, Thiourea theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất trên chính loại cây đó.
- Đồng thời, phải đảm bảo rằng, cây phải được sạnh bệnh, nếu không, khi ra nụ, ra hoa chỉ cần 1 vết nấm hoặc vi khuẩn bằng chấm đầu kim may đồ là rẽ rụng hoa, rụng trái non trước khi rụng sinh lý.
- Nói thì nhiều, nhưng việc làm ra hoa hoàn toàn không khó, chỉ khó ở chỗ tầm mắt đối với lá cây để "đảm bảo rằng quá trình tác động không được gián đoạn".
- Việc khó nằm ở chỗ nuôi dưỡng cây sung mãn được thể hiện ở các bài viết lần lượt của anh trong topic này. Cần chú ý rằng, cây cam sành năng suất rất cao khi khiển trái nghịch vụ, nên nếu biện pháp nuôi trái không tốt cây sẽ không đủ dinh dưỡng nuôi trái và nó ngủ hết cả vườn, khi đó, thiệt hại xảy ra là rất lớn.
... Vài điều khái lược cùng em... Chúc em khám phá vui vẻ.
Mới tìm được một giống chanh "có vẻ là quý hiếm"... vì không bao giờ ra trái, nếu có trái thì cũng chỉ một vài trái mà thôi, nên nông dân nếu "thấy mặt" là chặt bỏ hết. May mắn có sót lại 1 cây và mình "có duyên" nên mới gặp được.
Lý do: Cây phát triển quá mạnh mẽ, mạnh tới mức đọt ra mạnh quá, dài quá, nên thân cây không đứng thẳng lên được mà bò như dây khoai lang!!!.
Bần đạo đã sống tới tuần tuổi này rồi, đã từng nhìn thấy hàng triệu cây chanh rồi, mà chưa thấy cây chanh nào như cây chanh này.
Theo tìm hiểu nghe các người cao niên thuật lại, năm một nghìn chín trăm hồi đó, loại chanh này có nhiều, nhưng thật xui xẻo cho nhà vườn nào chẳng may trồng phải nó, thấy mặt là phải chặt ngay, vì giống này chẳng ra ôn gì cả. Được một cái là rất ít tốn phân, ngửi tí phân là tốt xanh um.
Đang theo dõi tiếp về nó.
Có cao thủ nào trên "giang hồ" thích loại chanh này không tớ sẽ bán giống cho: 1 cây chiết hoặc ghép giá "do bên mua đưa ra"; không bán nhiều, tối thiểu phải 5 cây và tối đa không quá 10 cây, nếu muốn mua thêm phải đóng tiền phụ trội 50% ở 2 cây kế tiếp; 100% ở 10 cây kế tiếp nữa.
Thật là "quái chiêu" mà.
Nhưng sẽ tặng không 1 cây (chiết hoặc ghép) và truyền thêm 500 năm công lực cho ai có thể hiểu được ý và hội đủ tiêu chuẩn của bần đạo.
 
Thời điểm hiện tại là đầu T 12 al, đã gần cuối mùa lạnh, cây hầu như đã phân hóa mầm hoa xong và đang chuẩn bị ra hoa mùa thuận. Hãy quan sát, ghi nhớ, và cần thiết thì chụp nhiều ảnh lưu trữ lại hiện tượng tự nhiên sau đây:
- Trên cùng một cây, có cành ra hoa và có cành không ra hoa; cành nào càng già, lá càng sần sùi thì ra hoa càng nhiều.
- Trong cùng một vườn, cây nào càng yếu thì càng ra hoa nhiều.
- Trên cùng một cây, cành nào lá dày, xanh đen, nhiều lá thì hoa to hơn, đậu trái tốt hơn, đậu trái nhiều hơn, ít rụng sinh lý hơn.
- Trong cùng một vườn, cây nào khỏe mạnh sẽ cho đậu trái nhiều hơn (mặc dù ra hoa ít hơn).
- Ghi nhận lại "mức độ già lá, dày lá, dợn sóng của lá" để đủ điều kiện ra hoa; Đồng thời cũng ghi nhận lại mức độ tươi mởn của những cành chỉ ra đọt không ra hoa.
Từ đó, có nhận xét, đánh giá về điều kiện ra hoa, điều kiện đậu trái, đây là một hiện tượng tự nhiên. một quy luật tự nhiên của thực vật.
Từ đó, nắm bắt được "quy luật" đó, con người sẽ tác động nhân tạo theo quy luật tự nhiên đó, làm cho cây dày lá, dày lá, phân hóa mầm hoa ở thời điểm cây phát đọt xanh tốt "đúng bằng" mức độ ra hoa trong tự nhiên thì cây mới ra hoa được.
Quy trình điều khiển ra hoa như sau:
- Làm dày lá (tăng tỷ lệ Cacbonhydrat) bằng cách bón SP lân liều 50 - 100 Kg/ 1.000 m2, cung cấp thường xuyên P2O5 qua lá bằng cách phun MKP, Hydrophot.
- Không bón N để giảm các GA trong cây (N là tiền chất để tổng hợp GA).
- Xiết nước để cây không hấp thụ được bất kỳ dinh dưỡng nào, việc xiết nước càng thành công thì tỷ lệ ra hoa càng cao. (có nhà vườn không xiết nước được đã phá hủy toàn bộ bộ rễ bằng cách tháo ngập nước ngâm cho thối rễ cám, hoặc đổ chất độc xuống để phá hủy rễ cám như đổ Urea nồng độ cao, KCl nồng độ cao... mà theo anh thì nên đổ H2SO4!!!)
- Phun paclo tại thời điểm lá đã dày, hoặc lá đã già tùy theo vườn, tùy theo cây ở các nồng độ từ 1.200 ppm đến nồng độ 500 ppm nhiều lần tùy theo tầm mắt mức độ già lá của cây và mức độ phóng đọt có thể xảy ra của cây sao cho bảo đảm lượng paclo phải phun là thấp nhất nhưng không được "tiết kiệm" để cần thiết đảm bảo rằng lá phải già và thuần thục, không phóng đọt và đù thời gian để mầm hoa phân hóa được hoàn thành. Cần chú ý so sánh với hiện tượng tự nhiên đã ghi nhận lại được là nếu phun quá nhiều thì cây ra hoa quá nhiều nhưng không đậu trái, ngược lại nếu phun không đủ thì cây chỉ ra đọt không ra hoa. Đồng thời cũng phải chắc chắn rằng, bào thai đã đủ 9 tháng 10 ngày, nếu không xác định được thì cây sẽ bị "thối" mầm hoa, mầm hoa đi vào miên trạng tức "hôn mê", khi này phải giải cơn hôn mê đó thì rất mệt mỏi và phải được điều khiển bởi những chuyên gia đặc biệt "như anh đây".
- Quá trình trên phải đảm bảo rằng nó được xảy ra liên tục, không gián đoạn; đồng thời phải đảm bảo rằng sau khi ngưng các biện pháp đầu độc tiêu cực đến cây thì cây phải phát triển mạnh mẽ trở lại.
- Kết thúc quá trình phân hóa mầm hoa, điều khiển cho ra hoa đồng loạt bằng các chất KNO3, Thiourea theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất trên chính loại cây đó.
- Đồng thời, phải đảm bảo rằng, cây phải được sạnh bệnh, nếu không, khi ra nụ, ra hoa chỉ cần 1 vết nấm hoặc vi khuẩn bằng chấm đầu kim may đồ là rẽ rụng hoa, rụng trái non trước khi rụng sinh lý.
- Nói thì nhiều, nhưng việc làm ra hoa hoàn toàn không khó, chỉ khó ở chỗ tầm mắt đối với lá cây để "đảm bảo rằng quá trình tác động không được gián đoạn".
- Việc khó nằm ở chỗ nuôi dưỡng cây sung mãn được thể hiện ở các bài viết lần lượt của anh trong topic này. Cần chú ý rằng, cây cam sành năng suất rất cao khi khiển trái nghịch vụ, nên nếu biện pháp nuôi trái không tốt cây sẽ không đủ dinh dưỡng nuôi trái và nó ngủ hết cả vườn, khi đó, thiệt hại xảy ra là rất lớn.
... Vài điều khái lược cùng em... Chúc em khám phá vui vẻ.
Mới tìm được một giống chanh "có vẻ là quý hiếm"... vì không bao giờ ra trái, nếu có trái thì cũng chỉ một vài trái mà thôi, nên nông dân nếu "thấy mặt" là chặt bỏ hết. May mắn có sót lại 1 cây và mình "có duyên" nên mới gặp được.
Lý do: Cây phát triển quá mạnh mẽ, mạnh tới mức đọt ra mạnh quá, dài quá, nên thân cây không đứng thẳng lên được mà bò như dây khoai lang!!!.
Bần đạo đã sống tới tuần tuổi này rồi, đã từng nhìn thấy hàng triệu cây chanh rồi, mà chưa thấy cây chanh nào như cây chanh này.
Theo tìm hiểu nghe các người cao niên thuật lại, năm một nghìn chín trăm hồi đó, loại chanh này có nhiều, nhưng thật xui xẻo cho nhà vườn nào chẳng may trồng phải nó, thấy mặt là phải chặt ngay, vì giống này chẳng ra ôn gì cả. Được một cái là rất ít tốn phân, ngửi tí phân là tốt xanh um.
Đang theo dõi tiếp về nó.
Có cao thủ nào trên "giang hồ" thích loại chanh này không tớ sẽ bán giống cho: 1 cây chiết hoặc ghép giá "do bên mua đưa ra"; không bán nhiều, tối thiểu phải 5 cây và tối đa không quá 10 cây, nếu muốn mua thêm phải đóng tiền phụ trội 50% ở 2 cây kế tiếp; 100% ở 10 cây kế tiếp nữa.
Thật là "quái chiêu" mà.
Nhưng sẽ tặng không 1 cây (chiết hoặc ghép) và truyền thêm 500 năm công lực cho ai có thể hiểu được ý và hội đủ tiêu chuẩn của bần đạo.

Nghe hấp dẫn quá! em đoán bác sẽ tìm cách cưỡng ép nó ra trái không thì dùng nó làm gốc ghép để tận dụng ưu thế phát triển mạnh của nó. Thân nó bò như dây khoai lang nghĩa là rất dễ tạo hình, trồng làm kiểng, ghép nhiều loại quả bán tết cũng hay.
 
Nghe hấp dẫn quá! em đoán bác sẽ tìm cách cưỡng ép nó ra trái không thì dùng nó làm gốc ghép để tận dụng ưu thế phát triển mạnh của nó. Thân nó bò như dây khoai lang nghĩa là rất dễ tạo hình, trồng làm kiểng, ghép nhiều loại quả bán tết cũng hay.
Hihiiii... tớ đang lên kế hoạch lây bệnh cho nó đây.... nhưng mà lỡ ra nó nhiễm bệnh chết thật thì bùn thật, nên tớ đang giâm cành xong rồi lây bệnh cho nó xem nó có chết không... Lỡ có chết thì chỉ mất một đoạn cành 10 cm thôi...
Rồi tớ cũng đang định giâm cành 1 đoạn nữa để trồng làm... giàn.... cho nó bò đây... Hy vọng nó sẽ bò tốt khi trồng trong chậu trên giàn sân thượng lầu 3 nhà dì của tớ ở Q 5... Mún nó ra trái treo lủng lẳng hả? dễ ợt, nghỉ tưới nước 1 tuần là OK.
Gì gì nữa nhỉ.....
 
A Viet than men ! Em co khoang 2000 met vuong dat ,nhung mot nam co khoang 1 thang nuoc ngap ,e nen trong cay gi ?e da trong co nuoi bo roi,xung quanh e cung co trong dua ,e se len mo dat cho cao len, e rat thich cay buoi da xanh ,ma ko biet trong duoc ko ?co the lam bo bao .cam on anh truoc !
 
A Viet than men ! Em co khoang 2000 met vuong dat ,nhung mot nam co khoang 1 thang nuoc ngap ,e nen trong cay gi ?e da trong co nuoi bo roi,xung quanh e cung co trong dua ,e se len mo dat cho cao len, e rat thich cay buoi da xanh ,ma ko biet trong duoc ko ?co the lam bo bao .cam on anh truoc !
Được mà, toàn bộ các vườn cây ăn trái ở VL, ĐT, HG đều trồng trên ruộng lúa đấy chứ, nước ngập quanh năm mà, nhớ lên líp cao hoặc lên mô cao rồi bồi gốc từ từ, sao cho sau này phải có tầng canh tác `1/2 m trở lên, thời gian chờ đợi bưởi có trái thì trồng xen đậu xanh, ổi lê Đài Loan 6 tháng là có thu rồi, lại giải quyết vấn đề lao động trong nhà nữa, 2 công là 1 lao động làm cật lực đấy.
Nếu trồng ổi thì còn có thể nuôi vài chục gia cầm thả vườn nè, thỏ nè, rau muống nè....
"trăm nghe không bằng một thấy mà", ở VL có rất nhiều mô hình này mà, em nên chịu khó chạy xe một vòng là có ngay tới ngàn thấy mà.
 
Bác Việt nhìn thử xem hình cây và quả đu đủ này có phải giống ruột vàng da bông không
trong.jpg
 
Không phải em trồng mà em đang chuẩn bị trồng Giống ruột vàng da bông nên hỏi anh vì anh đã trồng rồi. Nếu mà như hình thì năng xuất khá, trọng lượng trái cũng phải đến 2kg/quả. Nhìn chung là quả khá đồng đều
 
Không phải em trồng mà em đang chuẩn bị trồng Giống ruột vàng da bông nên hỏi anh vì anh đã trồng rồi. Nếu mà như hình thì năng xuất khá, trọng lượng trái cũng phải đến 2kg/quả. Nhìn chung là quả khá đồng đều
Uh. anh chưa trồng đu đủ, tháng trước anh tính trồng, chuẩn bị hết rồi, anh bạn cho anh gần 100 Kg trái để anh lấy hạt, nhưng rồi chưa trồng được. Lợi nhuận đu đủ theo phép tính số học thì hấp dẫn quá, nhưng anh lo ngại anh ko chăm sóc đạt yêu cầu vì công việc nhiều quá. "công làm là công bỏ, công làm cỏ mới là công ăn" mà.
Hồi năm ngoái anh có thực nghiệm sự đậu trái đu đủ, năm nay anh có trồng 1 cây trong điều kiện khắc nghiệt, xung quanh là sân xi măng và tường nhà bức xạ nhiệt để tìm lý lẽ cho đu đủ đậu trái khi nhiệt độ cao. Hồi chiều tính chụp hình post lên về sự đậu trong mùa mưa, rụng bông khi anh xiết nước và hứng chịu nhiệt độ cao do bức xạ của mấy bức tường, và lại đậu bông lại do anh dùng hóa chất tác động nhưng không tưới nước, và đậu trái đồng loạt khi anh tiếp tục lại chế độ tưới nước, nhưng do hồi chiều ko rãnh, lúc rãnh anh chụp và post lên cho em xem nhé.
 
Anh phải phơi hạt trong bóng râm và lấy quạt thổi nhẹ trong vòng 24-30 giờ cho khô hẳn rồi cho vào chai thủy tinh đậy nắp kín gói tiếp chai vào túi linon buộc chặt cho vao ngăn mát tủ lạnh để bảo quản
Hạt giống da bông hả anh. Nếu anh kg dùng hết để lại cho em một ít em trồng ngoài Bắc . Hạt để giống phải lấy từ quả lưỡng tính mới đảm bảo
 
Ok.
Mình trích nguyên văn "giáo trình ra hoa" để bạn nghiên cứu nhé:
"Ethrel (2-CEPA) hay ethephon (2-chloroetylene phosphonic acid) là một chất lỏng không màu, không mùi, ổn định ở dạng acid và bị phá hủy ở pH >3,5. Hàm lượng họat chất 400 mg/L, tỉ trọng 1,2, pH = 3. Dễ tan trong nước, ít độc với người và gia súc. Ethrel dạng lỏng chứa 50% họat chất, có nhiều màu sắc khác nhau từ không màu đến màu nâu hoặc xanh. Trong cây etylen được phóng thích từ ethrel theo phản ứng sau (Nguyễn Quang Thạch và ctv., 1999):

Ngoài tác dụng làm chín trái, rụng bông, Ethrel còn được dùng để kích thích ra hoa trên một số loại cây ăn trái như khóm, xoài, nhãn, chôm chôm,..Trên cây khóm, ở nồng độ 0,1% với liều dùng 10 mL/cây, xử lý bằng cách nhỏ lên noãn hay phun lên lá đều ra hoa 100% sau 6 tuần (Nguyễn Quang Thạch và ctv., 1999).

Nhằm khắc phục tình trạng ra trái cách năm trên cây xoài Langra, Chacko và ctv. (1974) cho biết phun ethephon ở nồng độ 200 ppm liên tục 4-5 lần, cách nhau 15-20 ngày có thể kích thích ra hoa và trái nhiều trong năm nghịch. Kết quả nghiên cứu sau ba năm liên tục cho thấy việc xử lý ethephon không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và khả năng cho năng suất của cây. Tuy nhiên, ở nồng độ từ 500-2.000 ppm sẽ làm rụng lá từ trung bình đến nhiều. Rath và Das (1979) cũng cho biết phun ethephon ở nồng độ 400 mg/L kết hợp với khấc thân làm cho cây xoài ra hoa sớm hơn đối chứng 2 tuần và tỉ lệ ra hoa đạt trên 50%. Bùi Thanh Liêm (1999) khi nghiên cứu biện pháp kích thích ra hoa chôm chôm Java ra hoa sớm bằng cách phun ethephon nhận thấy ở nồng độ 150-200 ppm có thể kích thích chôm chôm ra hoa sớm hơn 1-2 tuần."
+Chất này là ê ty len, còn gọi là đất đèn dùng trong hàn khò. Tuy nhiên, dùng trong kích thích cây ra hoa phải sử dụng thương phẩm chuyên dùng để pha chế đúng nồng độTôi cũng đang nghiên cứu chất này phối hợp KNO3 để làm thanh long ra trái nghịch vụ mà không cần chong đèn điện.
 
+Chất này là ê ty len, còn gọi là đất đèn dùng trong hàn khò. Tuy nhiên, dùng trong kích thích cây ra hoa phải sử dụng thương phẩm chuyên dùng để pha chế đúng nồng độTôi cũng đang nghiên cứu chất này phối hợp KNO3 để làm thanh long ra trái nghịch vụ mà không cần chong đèn điện.
Em đang hóng bài viết của anh Tiến ma chờ hơi lâu anh ơi. Cỡ học trò như em mà đọc được những bài viết của các: @vodinhtien, @leviet_law , @Thuy-canh, @minhhai123 ... thì giống như tìm được cuốn sách quý vậy! Mong rằng, trong tương lai không xa, Agriviet sẽ sớm quy tụ đầy đủ các lão nông giàu kinh nghiệm, tâm huyết, nhiệt thành để Agri xây dựng được một chuyên mục mới ví như "Chuyên gia tư vấn" chẳng hạn, mà ở đó, mọi người làm nông nghiệp trên khắp đất nước có thể được tư vấn cụ thể từ các anh mỗi khi họ gặp khó khăn, trở ngại một vấn đề nào đó trong chăn nuôi, trồng trọt của mình. Hôm nào anh @khucthuydu sắp xếp một 'đại hội võ lâm" quy tụ những anh hào trong các lĩnh vực đi, biết đâu chúng ta có thể xây dựng lên một "con đường" nho nhỏ cho riêng anh em mình đi khám phá và chinh phục đói nghèo, thiếu thốn, lạc hậu... trong nông nghiệp Việt hiện nay thì sao nhỉ?
P/s: Em đang có dự định xây nhà mà còn thiếu vật liệu nên các bác cứ ném đá, gạch thoải mái, em lượm hết! hihi
 


Back
Top