Thảo luận Gây nuôi ấu trùng Ruồi lính đen (BSF) - Tính khả thi và hiệu quả kinh tế?

Tôi rửa tay gác kiếm, từ giả thương trường về quê chăn nuôi được gần năm nay. Dự án nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi của bạn jnbgyuđã hấp dẫn tôi ngay từ đầu, với ý tưởng gây nuôi Ruồi Lính đen lấy ấu trùng làm thức ăn cho những vật nuôi khác.
Sau khi chia lại trứng giống từ bạn Phương ( jnbgyu) và tham quan mô hình của bạn ấy. Tôi đã xây dựng nhà lưới và hồ nuôi để nhân giống và nuôi ấu trùng BSF này, đến nay tạm có thể coi là thành công với năng suất hàng ngày khoảng trên dưới 15kg.


ruoi-linhden.jpg

Tuy nhiên có mấy vấn đề mà sau thời gian làm thử nghiệm, tôi muốn nêu lên đây để các anh chị em nào quan tâm đến con Ruồi BSF này cùng tham gia thảo luận:
1/- Hầu như con dòi nào cũng khoái ăn phân, nhưng con dòi BSF này dường như không háo phân lắm, tôi đã từng thử cho ăn bằng phân bò, phân heo...tuy nhiên ấu trùng rất còi cọc và rất nhanh hóa đen trong khi chưa đủ lớn, do đó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (để duy trì đàn). Muốn ấu trùng BSF phát triển tốt phải dùng thức ăn có nhiều đạm như xác động vật hoặc cá ươn...
Tuy nhiên vấn đề dùng dòi BSF để xử lý phân, như ở một thread khác của Jnbgyu là một vấn đề khác, vì mục đích chính không chỉ là để thu hoạch dòi làm thức ăn chăn nuôi.
2/- Trong qui trình gây nuôi cần hết sức quan tâm vấn đề địch hại, vì bọn này đa dạng và nhiều lắm! Khi ươn trứng thì bọn thằn lằn luôn rình rập và sẵn sàng xơi sạch số ấu trùng mới nở. Trong thùng thu trứng thì chuột, rắn mối rất khoái chui vào dùng tiệc với món chính là số nhộng đen chưa hóa ruồi, tôi đã suýt mất giống vì bọn này một lần rồi!
3/- Tùy vào thức ăn chính để nuôi là gì thì có những cách thu hoạch dòi khác nhau, nhưng đây là khâu tốn công nhất. Nếu thu bằng thùng Biopod thì chỉ thu được ấu trùng đã đen và sắp hóa nhộng.
4/- Với 3 vấn đề nêu trên thì khi thu hoạch ấu trùng BSF, ta đã bỏ số chi phí đáng kể, chứ không phải "Dễ như nuôi Dòi" như người ta thường nói.
Như vậy nếu dùng nuôi Gà, Vịt... liệu có hiệu quả kinh tế hay không?
Tôi đang nuôi Ếch, định gây dòi này làm thức ăn cho ếch thay thế cám viên. Nhưng thực tế khi cho dòi sống vào thì nó chìm dưới mặt nước nên ếch không ăn hoặc ăn được rất ít; muốn ếch ăn được mồi dòi BSF phải phơi dòi cho khô để nổi trên mặt nước thì ếch mới ăn, mà dòi khi phơi khô chỉ còn 35% trọng lượng thôi, nên tính ra giá thành sẻ cao hơn cho ếch ăn cám Cargill.
Nói chung để gây nuôi con BSF này cũng không khó khăn gì lắm, chỉ cần chuồng trại bảo vệ được nó trước "kẻ địch" ngoài thiên nhiên luôn nhăm nhăm xơi tái chúng.
Nhưng nuôi bằng gì và dùng để nuôi lại con gì để có hiệu quả về mặt kinh tế là điều mà tôi muốn nêu ra đây, mời anh chị em nào có sự quan tâm cùng nhau thảo luận.
 


Bạn nói rất đúng, và đúng hoàn toàn mọi mặt.
Các tài liệu tiếng Anh cũng nói như vậy.
Có điều người Mỹ nuôi RLĐ là để cho vui, chứ
không phải để kinh doanh. Khi nào chán thì họ
dẹp, chứ không tính toán lời lỗ. Mặt khác, ở
Mỹ trái cây ngon rụng rất nhiều. Một vườn Táo,
mỗi ngày Táo rụng có đến vài Tạ. Điều đó rất
thuận lợi nuôi RLĐ, mặc dàu công thu nhặt táo
rụng chẳng đủ bù cho số RLĐ nuôi được.

Theo tôi, chúng ta vẫn nuôi RLĐ, nhưng quy mô
nhỏ, chỉ tận dụng trái thừa, thức ăn thừa, chứ
không nuôi bằng cứt và đồ đã thối. Mặc dàu nuôi
vậy cũng chẳng tận dụng được mấy mà có lời, nhưng
RLĐ cũng là nguồn thức ăn ngon, tươi sống, có
nhiều chất vi lượng và vitamin cho vật nuôi.
Ví dụ nuôi gà chọi, gà mái giữ giống cho gà nòi,
thì cần có RLĐ cho chúng ăn thêm.

Đối với một số ngành chăn nuôi, như nuôi tắc kè,
thì RLĐ lại là cần thiết, và ta phải bắt buộc đi
mua trái hư giập ở chợ với giá rẻ để nuôi chúng,
cùng với trồng rau tươi và cỏ để nuôi dế.

Ngoài những trường hợp ấy ra, RLĐ không phải là
ngành nghề chăn nuôi dễ dàng và có lời. Tốt nhất
là đừng nuôi chúng.
 
C
cho hỏi hiện nay bác Yên Sơn nuôi chúng bằng gì và chi phí/kg mà bác bỏ ra là bao nhiêu
 
Y
Cám ơn ý kiến của bác anhmytran, một góc nhìn của người đang ở hải ngoại nhưng vẫn còn nặng lòng với nộng nghiệp.
Ở đây, ý định tôi lập thread này là muốn thảo luận xem với tình hình chăn nuôi nhỏ lẻ ở VN hiện nay, ta có thể tận dụng việc gây nuôi ấu trùng BSF này cách nào cho có lợi nhất. Đông tay vổ nên kêu mà, phải không bác anhmytran kính mến? :)
cho hỏi hiện nay bác Yên Sơn nuôi chúng bằng gì và chi phí/kg mà bác bỏ ra là bao nhiêu
Hiện tôi đang nuôi bằng hổn hợp lục bình + cám xay lúa theo tỉ lệ 5/5, cám nhà máy hiện giá 5.000đ/kg. Bổ sung thêm chất đạm bằng "cá rác" (Cá Rác là danh từ chuyên dụng của dân đóng đáy, số cá nhỏ lẫn với bả hèm thường chỉ khoảng 20% -30% nên công lựa cá cao hơn giá trị bán cá, người đóng đáy thường bán rẻ cho người nuôi vịt chạy đồng). Cá thì nhiều ít tùy theo con nước, nhưng với quy mô nhỏ như tôi đang nuôi 30m2 hồ nuôi thì thừa thải.
Chi phí thức ăn tính trên tổng số chứ chưa tính chi li trên từng ký.
 
N
Hỏi bạn yên sơn ... bạn đã nuôi bằng phân bồ câu và phân gà chưa?

Nói thật với bạn ... nhà tôi nuôi bồ câu ... con nào đi phân lỏng là khay đựng phân của cặp đó đầy giòi

có cả giòi của ruồi đen,có cả ruồi lính đen

Bạn thử lấy phân gà sau đó tưới ẩm hoặc quấy chó nó nhão sền sệt ra đổ vào hố nuôi giòi thử xem nhé . Tôi nghĩ là được
 
Y
Bạn thử lấy phân gà sau đó tưới ẩm hoặc quấy chó nó nhão sền sệt ra đổ vào hố nuôi giòi thử xem nhé . Tôi nghĩ là được
Thưa bác nuoide! Nuôi dòi bằng phân gà rất thích hợp, tuy nhiên nó có vài khuyết điểm:
- Thứ nhất trong phân gà tự thân nó đã có trứng của nhặng xanh và ruồi nhà, vì phân gà là chất dẫn dụ rất hấp dẫn với 2 loại ruồi này nên nó sẻ bu vào đẻ trứng trước khi chúng ta thu gom phân gà.
- Thứ hai là hiện tại các trại nuôi gà lớn, người ta chỉ làm vệ sinh và hốt phân gà mỗi tháng một hai lần, cho nên nếu ta có nhu cầu phân gà tươi hàng ngày sẻ khó tìm nơi cung cấp.
Rất cám ơn bác có ý kiến có giá trị cho những bạn mới nuôi tham khảo.
 
N
Cách đây 4-5 năm gì đó ... Tôi có chụp lên diễn đàn mấy bức hình nuôi giòi ... Lúc đó có anh Kim Nhi gọi điện trao đổi về cách nuôi . Sau đó anh Kim Nhi và một bạn nào đó ko nhớ tên . Mở chủ đề Ruồi Lính Đen

Tôi cũng phân lập ấu trùng ruồi lính đen và dùng mồi nhử là cháo gạo chua ... Nấu nắm gạo chín nát nhừ ... sau đó để qua ngày làm mồi nhử ... Dùng nước cháo trộn với phân gà ruồi lính đen đẻ cũng khá nhiều ... chứ mình ko có điều kiện để làm trại màn nhốt ruồi hay nhà kín nhốt ruồi lính đen

Về cơ bản: Dù là ruồi nhà,nhặng xanh hay lính đen thì nó vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng giòi làm thức ăn cho Gà ( hồi đấy nuôi nhiều gà lắm)

Thế nên mình nghĩ rằng có cần thiết phải nuôi RLĐ riêng rẽ hay nuôi tả pí lù một tập đoàn các loại giòi ... Miễn sao đủ đáp ứng nhu cầu chăn nuôi của bà con

Có lần mình mua cá sau đó rủ thằng em cho vào cái sô ... Đi 5 km bỏ giữa bãi rác thành phố ... trên có nắp đậy hờ hờ cho tối

Kết quả lần đó vượt sức tưởng tượng... Số giòi thu được vượt khả năng tiêu thụ của bày gà cảnh,gà chọi gần 30 con ...
Những ngày đầu dùng hết 3 kg đầu ruột cá ... sau đó là dùng phân gà ngâm trong chậu cho mềm nhũn rồi bỏ vào thùng nuôi

Đến bi giờ chả nuôi nữa . Bởi mình nuôi Bồ câu . Sau khi thay phân bồ câu . Mình dùng nước khử mùi đổ vào khay phân ... bồ câu ị ra là được xử lý mùi hôi ... nếu con nào ỉa chảy hoặc khay bị nghiêng nước dồn một đống ... i như rằng sẽ có giòi nhiều ... túm lại chăn nuôi nhỏ lẻ vài con gà có thể đáp ứng đủ bạn ạ
 

C
bác Yên Sơn ! Nếu phải mua thì giá bao nhiêu cho một kg giòi là chấp nhận được
 
Chỗ khác nhau giữa ruồi nhặng thường và RLĐ là
RLĐ rất sạch, còn ruồi nhặng thường thì bẩn.

Bẩn và Sạch định nghĩa là: Ruồi bay quanh gần
nơi người ở thì bẩn, mà ruồi bay xa người thì
sạch.

Vì lẽ đó mà người ta thích nuôi RLĐ, và muốn
giết ruồi nhặng thường.
 
Y
Đúng như bác anhmytran nói, nuôi RLĐ có nhiều ưu điểm:
- Nó không vào trong nhà và bu quanh mâm cơm góc bếp.
- Chu kỳ sinh trưởng của ấu trùng dài ngày, từ lúc trứng nở đến khi hóa nhộng phải từ 2 tuần, do đó đủ thời gian cho chúng ta thu hoạch và chế biến trước khi chúng hóa ruồi bay đen nghẹt khắp vườn.
- Dòi RLĐ khá "đô con" nếu cho ăn đủ sức, nên khi làm mồi cho vật nuôi khác sẻ không bị chúng chê là "nhai mỏi miệng quá" :Haha:.
Nếu nuôi tả pín lù như bác nuoide "xúi" thì chỉ cần vài tháng là bạn phải dọn nhà đi nơi khác ở vì không chịu nỗi bầy ruồi nhặng bụ quanh và nghe hàng xóm...chữi hehehe...
bác Yên Sơn ! Nếu phải mua thì giá bao nhiêu cho một kg giòi là chấp nhận được
Thưa bác Cuốc! Ở thread này tôi chỉ muốn thảo luận để tìm giải pháp tối ưu trong việc gây nuôi RLĐ và sử dụng chúng sao cho có hiệu quả nhất., trên tinh thần vì cộng đồng và giúp đở nhau bất vụ lợi.
Việc mua hay bán có lẻ tôi chưa nghỉ tới, mong bác thông cảm.
 
N
Nếu nuôi tả pín lù như bác nuoide "xúi" thì chỉ cần vài tháng là bạn phải dọn nhà đi nơi khác ở vì không chịu nỗi bầy ruồi nhặng bụ quanh và nghe hàng xóm...chữi hehehe...

Dễ thôi ... thu hoạch xong,chế biến luôn,không cần nuôi bố mẹ để đẻ trứng ... chẳng có nơi nào nhiều ruồi bố mẹ bằng bãi rác... ra đó đặt vài thùng nhử/ngày là quá nhiều luôn . thu hoạch giòi bằng cách siết độ ẩm và để nghiêng dụng cụ nuôi là nó sẽ chảy vào máng rơi vào thùng đúng như ý mình muốn ngay cái chính là nhàn thân và hiệu quả ...
 
C
ở tiêu đề bác đặt vấn đề kinh tế, ở nội dung bác nói đến tính hiệu quả, vậy tại sao bác lại không muốn tôi đề cập đến giá thành.
Tôi không mua, bán gì ở đây nhưng để thảo luận sát chủ đề của bác (Gây nuôi ấu trùng Ruồi lính đen (BSF) - Tính khả thi và hiệu quả kinh tế?) thì tôi cần phải biết như thế nào mới là hiệu quả kinh tế.
Tính khả thi thì đã rõ, BSF có thể nuôi được. Còn về hiệu quả kinh tế thì bác cứ vòng vo tránh né. Bác lập chủ đề này để làm gì nhỉ, nếu thảo luận cách nuôi thì có nhiều topic trước rồi. Hay là bác có mục đích khác
 
J
@Yên Sơn: Em bán trứng RLĐ khắp nơi. Khách hàng nuôi bằng nhiều loại thức ăn và phản hồi như sau:
- Nuôi bằng phân gà, phân ngan, phân cút: Tốt
- Nuôi bằng phân heo: Tốt, nếu trộn thêm lục bình băm nhỏ. Còn phân heo nguyên chất thì kết quả không cao. Cái này là kinh nghiệm của một bạn ở Lâm Đồng. Bản thân em cũng thấy là con này ăn tạp, thức ăn của nó nên là một dạng hỗn hợp. Ngay cả phân gà, ngan, cút cũng vậy, sẽ tốt hơn nếu ta trộn thêm một chất độn nào đó giàu xơ, thô. Rẻ nhất là lục bình, rơm cỏ...băm nhỏ.
- Những thứ càng cao cấp, đắt tiền, giàu đạm hơn thì dĩ nhiên là cho kết quả tốt: cá vụn, cá tạp, phế phẩm lò mổ, cơm và thức ăn thừa...
Trứng em thu hoạch mỗi ngày, cho vào hộp nhựa phun ẩm đậy kín 40-45h. Khâu này thì dễ phòng ngừa thiên địch.
Sau đó cho vào thùng chứa thức ăn để ấp thành ấu trùng non. Lúc này chỉ cần đậy lại bằng lưới nhựa mắt nhỏ (cỡ cái mùng) là có thể chống được thằn lằn và các loại ruồi khác vào đẻ. Sau khi nở ra to cỡ hạt gạo thì trút sang bồn nuôi lớn. Lúc này thì dùng lưới sắt đậy để chống chuột là ổn.
Nhà lưới anh nên làm kiên cố một chút là có thể chống được chuột, rắn mối, thằn lằn. Chỉ có nhện thì lâu lâu mình vào bóp cổ nó là ổn.
Cách thu hoạch thì thế này: với con nhộng đen thì dễ rồi, anh tạo dốc 35 độ là nó bò ra. Còn với ấu trùng màu trắng thì anh dùng cái rổ thưa, bỏ ít cám/xác mì ướt vào, thả trên bề mặt nuôi, tụi nó sẽ bu vào đầy rổ trong khoảng 1-6h tùy mật độ nuôi và độ đói.
Vụ cho ếch ăn, anh đã quên mất là khi phơi khô, độ đạm và béo trong ấu trùng khô sẽ tăng lên gần 3 lần so với ấu trùng tươi. Chất béo quá cao sẽ ảnh hưởng đến đường ruột của ếch. Vậy nên cho ăn ấu trùng khô là để bổ sung thôi, còn thức ăn chủ yếu của ếch thì anh cho tụi nó ăn loại cám nào rẻ tiền chút. Mấy con cóc ở trọ trong trại của em, nó ăn ấu trùng đi lạc, rồi ị ra cục phân "sống", sống theo nghĩa đen đó, nghĩa là con ấu trùng còn sống nguyên trong cục phân.
Mà thiệt tình thì anh cho ếch ăn chi cho uổng. Anh đã có nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng là con ấu trùng RLĐ, thì anh phải cho những con giá trị cao ăn chớ. Khách hàng liên hệ tìm đến em là những người nuôi chim cá gà cảnh, tôm sú, cá chình, cá tầm. Tức là những loài có giá trên 150k/kg. Như vậy mới tạo ra hiệu quả kinh tế. Bạn em ở Bình Chánh dùng phân cút nuôi ấu trùng, rồi dùng ấu trùng nuôi cá chình, loại mà ở chợ đầu mối bán giá 570k/kg.
Em thử nghiệm sơ sơ trên gà thì cũng thấy giá trị của ấu trùng RLĐ: gà không mau lớn cho lắm (nuôi giống gà thả vườn 4 tháng rưỡi nặng 2kg), nhưng bù lại nó không bệnh tật gì (em chẳng dùng thuốc men gì cho nó, còn gà nhà hàng xóm, nuôi cách cái hàng rào B40, đã chết sạch hết rồi). Đặc biệt là thịt ngon khỏi chê. Thức ăn chỉ gồm hèm và xác mì là chính, phụ thêm một ít cám gạo, lúa, rau cải dập, và bổ sung mười mấy con ấu trùng mỗi ngày.
Sắp tới có thể em sẽ xuống Cần Giờ để kết hợp với một trại tôm, để sản xuất tôm theo quy trình nuôi sạch, hạn chế dùng cám công nghiệp và thuốc kháng sinh.

@anhmytran: "Ngành công nghiệp RLĐ" không quá tệ như bác nghĩ đâu:cool::
http://api.viglink.com/api/click?format=go&jsonp=vglnk_14162218127179&key=a39e83bdb76aa44f27b4c72beb7fbe31&libId=0a874bd4-0063-42a3-9aa0-1774e55bd69c&loc=http://rausach.com.vn/forum_posts.asp?TID=10640&PN=10&v=1&out=http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/2014-06-19/trang-tr%E1%BA%A1i-nu%C3%B4i-ru%E1%BB%93i-%E2%80%93-s%C3%A1ng-ki%E1%BA%BFn-s%E1%BA%BD-l%C3%A0m-s%C3%B4i-%C4%91%E1%BB%99ng-gi%E1%BB%9Bi-n%C3%B4ng-nghi%E1%BB%87p-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/1329814&ref=http://rausach.com.vn/forum_posts.asp?TID=10640&PN=11&title=Chuyển hóa rác gia đình thành protein động vật - Diễn Đàn Rau Sạch - Trang 10&txt=http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/2014-06-19/trang-tr%E1%BA%A1i-nu%C3%B4i-ru%E1%BB%93i-%E2%80%93-s%C3%A1ng-ki%E1%BA...

Trang trại nuôi ruồi – sáng kiến sẽ làm sôi động giới nông nghiệp quốc tế
Đăng lúc 19 June 2014, 13:15 AEST
QLD Country Hour - Andy Toulson
Khi nói tới vấn đề chăn nuôi, trồng trọt, mọi người đều nghĩ ngay tới những con vật như bò, cừu, dê, gà, đường mía, trái cây, rau quả…Tuy nhiên một loại hình trang trại mới có thể bắt đầu khiến ngành nông nghiệp sôi động lên.

1%20b%C3%B2%20l%C3%BAc%20nh%C3%BAc.jpg


Ảnh: Ấu trùng Ruồi Lính Đen nổi tiếng với việc phân hủy thức ăn. Supplied

Một công ty nông nghiệp Úc hiện đang trong giai đoạn thiết lập căn bản một trang trại mà, nếu tính theo số lượng động vật nuôi, sẽ là trang trại lớn nhất thế giới.

Trang trại này sẽ nuôi khoảng 8,5 tỷ con .... ruồi.

Động vật trong trang trại này sẽ là nguồn cung cấp thức ăn cho cá nuôi trong các trang trại và cho các động vật khác mà sẽ trở thành thức ăn cho con người.

Công ty Úc, Tổ hợp Twynam, là một trong bốn nhà đầu tư lớn trong dự án đầy tham vọng trực thuộc công ty châu Âu AgriProtein. Công ty này hiện đang thiết lập các trang trại công nghiệp nuôi ruồi đầu tiên trên thế giới tại Capetown, Nam Phi.

Agriprotein đang dẫn đầu một ngành công nghiệp mới nhằm ‘tái chế chất dinh dưỡng’ qua việc sử dụng ấu trùng ruồi, được nuôi bằng các chất thải dồi dào dinh dưỡng. Công ty đã phát triển và thử nghiệm trên quy mô lớn những nguồn protein tự nhiên.

Quá trình tái chế biến sinh học chất dinh dưỡng, sử dụng chất thải thực phẩm làm nguyên liệu đã tạo ra được ba sản phẩm giá trị: 'MagMeal', loại thức ăn dựa trên protein dành cho côn trùng; 'MagOil', một loại chiết xuất chất béo và 'MagSoil’, một loại đất giàu chất dinh dưỡng.

2%20gi%C3%A1n%20Adult%20black.jpg


Ảnh: Ruồi Lính Đen (Black Soldier Fly) – hơn 8,5 tỷ con ruồi này sẽ được nuôi trong trang trại ở Nam Phi vì chúng tạo ra ấu trùng dồi dào chất protein. Supplied

Công ty có kinh phí 11 triệu đô la Mỹ và đã xây dựng được hai trang trại ruồi. Quỹ Bill và Melinda Gates nằm trong số những nhà tài trợ phát triển cho công nghệ này.

Cơ sở đầu tiên, trị giá 3,7 triệu đô la được xây dựng tại tỉnh Western Cape, Nam Phi, sử dụng mỗi ngày 110 tấn chất thải.

Cơ sở thứ nhì hiện đang được nâng cấp, sẽ lớn hơn và sử dụng khoảng 165 tấn chất thải mỗi ngày.

Ông Johnny Kahlbetzer, Giám đốc công ty nông nghiệp Úc thuộc Tổ hợp Twynam phát biểu: “Cũng giống như trong các trang trại nuôi bò, những con ruồi giống cũng như những con bò đực… Chúng tôi cho chúng đi giống. Sau đó ruồi cái đẻ trứng, trứng thành ấu trùng. Tới giai giai đoạn này bạn thu hoạch và tiến trình cứ thế mà tiếp diễn”.

Hàng tỷ con ruồi ‘Lính Đen’ (Black Soldier) được nuôi trong những chiếc l*ng lớn bằng 110 tấn chất thải lấy từ các nhà hàng, siêu thị, sản phẩm phụ của các nhà máy sản xuất thực phẩm, phân bón từ các trang trại gà và sữa và chất thải từ các lò mổ.

Nhờ ăn 110 tấn chất thải này, ruồi ‘Lính Đen’ có thể sản xuất khoảng 20 tấn ấu trùng mỗi ngày.

Ấu trùng Ruồi Lính Đen (BSFL-Black Soldier Fly Larvae) nổi tiếng với khả năng phân hủy thức ăn. Một ấu trùng có thể bị phân hủy 3-4g thực phẩm. So với trọng lượng cơ thể, lượng thức ăn này lớn gấp 400 lần, được phân hủy chỉ trong ba ngày.

Ấu trùng sau đó sẽ được thu hoạch, sấy khô và nghiền nát để tạo ra thức ăn côn trùng giàu protein, được gọi là bữa ăn sâu non hoặc 'MagMeal.

3%20con%20sau%20rom%20black%20soldier.jpg


Ảnh: Những con nhộng của Ruồi Lính Đen. Supplied

Sau khi nhà máy ruồi đầu tiên hoạt động điều hòa, theo dự kiến mỗi ngày nó sản xuất khoảng bảy tấn MagMeal, ba tấn MagOil, và khoảng 50 tấn phân hữu cơ, Mag Soil.

Ông Johnny Kahlbetzer, Giám đốc Tổ hợp Twynham cho biết ngành công nghiệp gà, heo và cá sống nhờ vào protein xuất phát từ hai nguồn; các đồn điền trồng đậu nành trên đất liền, đòi hỏi một lượng lớn đất và nước; và bột cá biển, vốn gây nhiều hậu quả cho các sinh vật biển.

Ông cho hay do mức cầu lương thực toàn cầu gia tăng, những vấn đề môi trường và cá bị đánh bắt quá nhiều nên nguồn cung cấp bột cá bị cạn kiệt, khiến giá cả của cả hai nguồn protein tăng cao trong những năm gần đây.

Do một nửa số cá trên thế giới hiện đang sống ở các trang trại, và các quần thể cá thiên nhiên bị suy giảm, giá bột cá đã tăng gấp đôi trong thời gian 30 năm qua, hiện lên tới khoảng 2000 đô la/tấn.

Ông Kahlbetzer phát biểu: “Ấu trùng côn trùng là những thực phẩm tự nhiên của gà và cá. Thành phần dinh dưỡng của ấu trùng tốt gần như bột cá và tốt hơn đậu nành”.

Ông Kahlbetzer cho hay Công ty Agriprotein có kế hoạch xây dựng thêm 40 trang trại ruồi trên toàn thế giới trong thập kỷ tới. Ông nói rằng một khi kỹ thuật nuôi ấu trùng được cấp giấy phép rộng rãi, theo dự kiến 1500 tới 2500 trang trại ruồi sẽ được thành lập.

4%20nhong.jpg


Ảnh: Ấu trùng Ruồi Lính Đen. Supplied
 
Last edited by a moderator:
Y
Thưa bác Cuốc! Ở thread này tôi chỉ muốn thảo luận để tìm giải pháp tối ưu trong việc gây nuôi RLĐ và sử dụng chúng sao cho có hiệu quả nhất., trên tinh thần vì cộng đồng và giúp đở nhau bất vụ lợi.
Việc mua hay bán có lẻ tôi chưa nghỉ tới, mong bác thông cảm.
Bác lập chủ đề này để làm gì nhỉ, nếu thảo luận cách nuôi thì có nhiều topic trước rồi. Hay là bác có mục đích khác
@bác Cuốc lủi: Quan điểm sống của tôi và bác có chổ khác biệt! Cám ơn bác đã ghé thăm.

Anh chỉ nuôi Ếch, giờ không cho ếch ăn thì cho con gì ăn nè? :Bang:
[IMG]http://s24.postimg.org/b772e3cjp/5469f5bfc850c.jpg[/IMG]
 
C
bác yên sơn này lạ nhỉ, bác là thánh hay sao mà biết quan điểm sống của tôi. Bác lập chủ đề để các thành viên thảo luận đúng không, nếu không thì bác đã pm riêng với người bác cần rồi.
Tôi hỏi giá thành không phải vì tôi muốn bán con ruồi này, càng không phải để soi mói cái cách nuôi của bác, nhưng thật sự tôi thấy cách nuôi của bác có vấn đề. Từ cám gạo cho tới cá dạt. Bác có biết 1kg cám gạo giá 5000( chổ tôi là 7000đ) nó bao nhiêu độ đạm không, khả năng chuyển hóa của giòi là bao nhiêu % => bao nhiêu kg cám ra ký giòi ? Còn cá dạt nếu không bị phân hủy thì đem cho gà bới có hiệu quả hơn, gà tiêu hóa và hấp thu lượng canxi trog vảy và xương còn giòi thì không ăn được. Vậy việc bổ sung cám và cá là lãng phí. Tôi nghĩ nuôi giòi nên sử dụng phân gia súc hoặc rác thải thì hiệu quả, còn việc phổ biến những cách làm thiếu sự tính toán thì nên dừng lại hoặc tính toán lại.
Tôi khuyên bà con nào đang có ý định nuôi ruồi lính đen thì nên tính toán giá thành cho từng ký, nếu thấy hợp lý mới nuôi. Tuyệt đối đừng nhìn vào sản lượng 15, 20kg của người khác mà đầu tư thiết bị, con giống... đến lúc đời không như là mơ thì mới nhận ra rằng đã bị cái quan điểm sống của mình nó hại mình
 
J
Vấn đề vẫn là sử dụng sao cho hiệu quả. Nếu em sản xuất ấu trùng bằng hèm và xác mì, giá vốn 20k/kg, ấu trùng sạch mầm bệnh, thì em phải tìm mối bán cho người nuôi tôm, cá chình, cá tầm...
Nếu em có nguồn cá vụn, phế phẩm lò mổ, sản xuất ấu trùng giá vốn chỉ 10k/kg. Không dám chắc ấu trùng có mầm bệnh gì không. Lúc này có thể bán được cho người nuôi gà. Dĩ nhiên họ cho ăn bổ sung thôi. Còn nếu sấy khô bán thì không sợ mầm bệnh gì.
Nếu mình tự sản tự tiêu, nghĩa là kết hợp nuôi theo chuỗi, thì nên lựa loại có giá trị cao để ăn con ấu trùng. Dù gì thì em nghĩ không một loại cám công nghiệp nào bì được với con ấu trùng sống. Độ đạm, béo, axit amin, canxi, phot pho... từng yếu tố có thể hơn kém nhau nhưng tổng hợp lại, lựa chọn vẫn là ấu trùng sống, nếu cả hai ngang giá bán và ấu trùng sạch mầm bệnh.
Nếu làm nhỏ lẻ, thì ta lưu ý yếu tố tận dụng. Thứ gì không dùng được nữa, mà con ấu trùng xơi được, thì ta cho ấu trùng xơi. Còn nếu làm quy mô lớn, thì phải tính toán kỹ chi phí và đầu ra. Nếu kiếm được mối bán ấu trùng với giá 40k/kg (ngang con trùn quế hiện giờ) thì ta có thể chấp nhận sản xuất với giá vốn 30k/kg, dĩ nhiên hạ nữa càng tốt. Còn nếu chỉ tìm được các mối chịu thu mua với giá 25k/kg, thì buộc mình phải tìm cách giảm chi phí sản xuất, hoặc kết hợp nuôi con gì đó giá trị cao luôn cho tiện.
Một chuyện bên lề, cũng tương đối lý thú: Hôm rồi em dọn chuồng lưới, quẳng ra ngoài cả chục kg nhộng đen tồn lưu chưa hóa ruồi. Bọn đó giờ hóa ruồi bay loạn xạ trong vườn chuối. Mấy hôm nay chim yến xuất hiện liên tục ở đó. Lúc nào ra cũng thấy vài chục con bay lượn và đậu. Có khi làm cái nhà yến, rồi nuôi ruồi thả ra dụ tụi nó tới ở cũng tốt.
 
C
yến đó hay còn gọi là con én nó làm tổ bằng rơm đó bác. Chỉ gần biển mới có yến làm tổ bằng nước bọt.
 
J
@Cuốc lủi: Hôm rồi có hai em trai ở công ty Yến Sào Khánh Hòa vào trại của em tham quan, đứng nhìn yến rồi xác nhận đúng là yến để thu yến sào đó.
Cách nhà em một km có một cái chùa to, xây giả sơn rỗng cao vài chục m, cũng gắn loa phát tiếng chim yến. Chả biết có thu hút được nó không. Còn cách hơn 10km cũng có thấy vài nhà yến đang hoạt động.
 
Y
Nếu mình tự sản tự tiêu, nghĩa là kết hợp nuôi theo chuỗi, thì nên lựa loại có giá trị cao để ăn con ấu trùng.
Anh định dùng dòi sống để nuôi lươn, em thấy ổn không?
 


Back
Top