Ghép ngọn và hạt của cùng 1 cây với nhau - có ổn không?

  • Thread starter anphuoc
  • Ngày gửi
Thưa các bác,

em thực sự không biết hỏi ai hơn vì theo em biết chắc không mấy ai để ý đến chuyện như vầy, nên em đành mạo muội làm phiền các bác vậy

Nhà bà con em đang có 1 vườn bơ, trồng đã 15 năm rồi, vì trái bơ có chất lượng khá tốt, nên em đang có ý định làm cây giống từ vườn bơ này. Bây giờ ai cũng biết là cây bơ ghép thì mới có chất lượng tốt và cho trái nhanh hơn, nên muốn làm giống thì em phải ghép.

Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu em đem ngọn và hạt của cùng 1 cây bơ ghép vào nhau. Nếu ghép như vậy thì có vẻ như nó không còn là ghép nữa vì hạt và ngọn cùng 1 cây mẹ ra cơ mà??

Cụ thể là : Lấy hạt từ cây mẹ sau đó ương lên thành cây con, rồi lấy mắt ghép từ cây mẹ để ghép lên cây con này.


Liệu em có cẩn thận quá không, vì theo em nghĩ chắc là không có vấn đề gì? có phải vậy không mấy bác?

Bác nào có kinh nghiệm, xin chỉ giúp em với
 


Em chỉ nghe ghép ngọn hoặc cành hoặc mắt ghép vào gốc ghép chứ chưa nghe ai ghép dùng hạt ghép với ngọn bao giờ ............!
 
Em chỉ nghe ghép ngọn hoặc cành hoặc mắt ghép vào gốc ghép chứ chưa nghe ai ghép dùng hạt ghép với ngọn bao giờ ............!

Dĩ nhiên là không thể ghép trực tiếp ngọn vào thẳng hạt cây được rồi

Em xin giải thích thêm, ý em là hạt đem đi ương, rồi từ hạt đó sẽ sinh ra 1 cây non. Cây non này mình đợi khoảng vài tháng thì mang ghép với ngọn.

Đây đang là cách ghép của cây bơ, em chắc chắn điều này 100%.

Có lẽ những điều này không mấy ai quan tâm, hoặc chỉ có 1 số nhà vườn có thể biết nhưng họ lại không biết ở đây có người đang hỏi
 
Thưa các bác,

em thực sự không biết hỏi ai hơn vì theo em biết chắc không mấy ai để ý đến chuyện như vầy, nên em đành mạo muội làm phiền các bác vậy

Nhà bà con em đang có 1 vườn bơ, trồng đã 15 năm rồi, vì trái bơ có chất lượng khá tốt, nên em đang có ý định làm cây giống từ vườn bơ này. Bây giờ ai cũng biết là cây bơ ghép thì mới có chất lượng tốt và cho trái nhanh hơn, nên muốn làm giống thì em phải ghép.

Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu em đem ngọn và hạt của cùng 1 cây bơ ghép vào nhau. Nếu ghép như vậy thì có vẻ như nó không còn là ghép nữa vì hạt và ngọn cùng 1 cây mẹ ra cơ mà??

Liệu em có cẩn thận quá không, vì theo em nghĩ chắc là không có vấn đề gì? có phải vậy không mấy bác?

Bác nào có kinh nghiệm, xin chỉ giúp em với
Bạn ghép kiểu gì (gốc ghép và cành ghép có cùng hay khác) thì nó vẫn là cây ghép thôi bạn à.
Bạn để ý thử xem giửa cây con và cây ghép có cùng thời gian sinh trưởng nhưng cây ghép sẽ nhanh cho quả hơn cây con. Có điều ghép như vậy thì cây ghép hoàn toàn giống như cây bố mẹ (khả năng sinh trưởng, năng xuất...).
 
đúng rồi!
Thứ nhất khi là hạt thì đã bị thoái hóa vì cây bơ mẹ đã tự thụ.
nên khi bạn ghép như vậy cây con sẽ cho trái nhanh hơn lại ổn dịnh về năng suất chất lượng như cây mẹ. chúc bạn thành công.
 
Bạn ghép kiểu gì (gốc ghép và cành ghép có cùng hay khác) thì nó vẫn là cây ghép thôi bạn à.
Bạn để ý thử xem giửa cây con và cây ghép có cùng thời gian sinh trưởng nhưng cây ghép sẽ nhanh cho quả hơn cây con. Có điều ghép như vậy thì cây ghép hoàn toàn giống như cây bố mẹ (khả năng sinh trưởng, năng xuất...).

Thanks bác,

- Em nhất trí cây bơ muốn có giống tốt phải dem ghép mà

- Cách ghép thì về hình thức thì rõ ràng là cây ghép hoàn toàn giống với cây mẹ vì ngọn và hạt đều của cùng 1 cây.

Cái cắc cớ ở đây là ngọn này là ngọn đã thành thục (15 năm) khác với cái ngọn vài tháng của hạt chứ.
 
Thanks bác,
Cái cắc cớ ở đây là ngọn này là ngọn đã thành thục (15 năm) khác với cái ngọn vài tháng của hạt chứ.
Đúng rồi, cành ghép phải là cành của cây trưởng thành thì mới nhanh cho quả được. ngược lại cành ghép là cành của cây con vài tháng tuổi thì........... thà không ghép còn hơn.
 

Đúng rồi, cành ghép phải là cành của cây trưởng thành thì mới nhanh cho quả được. ngược lại cành ghép là cành của cây con vài tháng tuổi thì........... thà không ghép còn hơn.

hic, em vẫn chưa được giải đáp.
 
Lấy hạt của cùng 1 trái đem trồng sẽ cho ra nhiều cây con, trong những cây con này sẽ có cây lớn rất nhanh. Có cây èo uột, đó là do di truyền từng hột có khác nhau<o:p></o:p>
Khi có trái, có cây trái rất sai, có cây ít trái, ( cũng là do di truyền hoặc đột biến)người ta tuyển ra những cây cho trái sai và phẩm chất ngon, lấy trái của nó đem trồng các cây con chưa chắc sẽ có phẩm chất giống như cây mẹ, <o:p></o:p>
dó đó để chắc chắn người ta dùng mầm của cây mẹ để ghép..( gọi là nhân giống vô tính)<o:p></o:p>
Và dù ghép cho cho cây bơ nào, ngay cả ghép cho cây bơ đã được mọc ra từ chính hột của cây mẹ..thì mầm ghép vẫn phát triển mang đầy đủ phẩm chất của cây mẹ,<o:p></o:p>
Tuy nhiên có 1 loại xoài gọi là Xoài Ba Minh ( cho trái đủ 4 mùa) còn gọi là xoài Tứ quý<o:p></o:p>
Được tạo ra bằng cách như sau :<o:p></o:p>
Đó là 1 cây xoài thường (A) nhưng sai trái được lấy mầm, đem ghép cho 1 gốc xoài B khi mầm ghép trên cây xoài B này phát triển mạnh, người ta lại lấy mầm trên đó ghép ngược trở lại cây xoài A <o:p></o:p>
Kết quả nó ra 1 cây xoài cho trái 4 mùa ( 3 tháng 1 đợt trái) mỗi trái nặng tới 2 kg và rất ngọt dù trái còn xanh<o:p></o:p>
[FONT=&quot]( thông tin này đọc được trên báo lâu lắm rồi, khi người ta giải thích cách tạo giống xoài Ba Minh)
[/FONT]
 
...Nhà bà con em đang có 1 vườn bơ, trồng đã 15 năm rồi, vì trái bơ có chất lượng khá tốt, nên em đang có ý định làm cây giống từ vườn bơ này. Bây giờ ai cũng biết là cây bơ ghép thì mới có chất lượng tốt và cho trái nhanh hơn, nên muốn làm giống thì em phải ghép.

Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu em đem ngọn và hạt của cùng 1 cây bơ ghép vào nhau. Nếu ghép như vậy thì có vẻ như nó không còn là ghép nữa vì hạt và ngọn cùng 1 cây mẹ ra cơ mà??
...

Ý của bạn là lấy hạt của cây bơ này ương lên cây con làm gốc ghép, dùng cành ngọn cũng của cây bơ này làm cành ghép thì cũng bình thường giống như bạn lấy hạt của cây bơ khác ương lên làm gốc ghép vậy thôi; bởi vì cây bơ có tính tạp giao rất mạnh nên vấn đề nhân giống bằng hạt (nhân giống hữu tính) sẽ có sự biến dị tức cây con không còn mang đặc tính cây mẹ nữa (khả năng không cho trái ngon như cây mẹ). Vì vậy người ta chọn phương pháp nhân giống vô tính bằng cách: giâm cành, chiết rễ hoặc ghép cây (lựa chọn của bạn). Ghép cây là phương pháp đơn giản hơn giống như ghép các loại cây ăn trái khác vậy, ghép mắt hoặc là ghép cành (thường là cành có ngọn). Quan trọng là chọn được những cây giống kháng bệnh thối gốc rễ làm gốc ghép, chọn cây mẹ làm cành ghép có đặc tính năng suất cao và ổn định, không có xu hướng ra trái quá sức, trái cỡ vừa, phẩm chất ngon, phù hợp khí hậu của địa phương, có khả năng kháng bệnh cao...
 
Rất cảm ơn 2 bác Mục Tử và tranvi,

Đến giờ thì em có thể kết luận rằng chỉ cần ngọn đem ghép có chất lượng tốt là đủ...

giờ em phải về quê, nên vài ngày nữa mới online được
 
Ghép cây là một trong các kỹ thuật nhân giống vô tính trên thực vật, ngoài ghép còn có các kỹ thuật khác như giâm cành, chiết cành, cấy mô... Mục đích của nhân giống vô tính là giữ lại những đặc tính nào đó (năng suất cao, chất lượng ngon, chống chịu sâu bệnh, chịu phèn...) của cây mẹ, những đặc tính này sẽ thể hiện trên cây được nhân giống khi nó trưởng thành. Ngược lại với nhân giống vô tính, nhân giống hữu tính là lấy hột gieo lên cây con, cây con này được trồng cho lớn lên rồi cho trái, tuy nhiên chất lượng trái của cây này có thể sẽ không giống với cây mẹ của nó, vì trái mà chúng ta lấy hột đã được thụ phấn từ một cây khác, có thể hiểu là cây cha(do gió, ong, kiến... mang đến). Sản phẩm nhân giống hữu tính sẽ mang những đặc tính của cây cha và cây mẹ, điều này cũng rất có ý nghĩa khi muốn lai tạo giữa cây này với cây kia.
Trở lại việc ghép cây, vật liệu chính trong ghép cây gồm có gốc ghép và mắt ghép/chồi ghép. Gốc ghép có thể được tạo ra từ bất cứ cây nào cùng loại với cây mình muốn ghép, có thể gieo từ hột, giâm cành, chiết cành đều được miễn sao gốc ghép được khỏe mạnh là đạt yêu cầu. Mắt ghép/chồi ghép là phần quan trọng, phải lấy chính xác từ cây mình mong muốn. Khi mắt ghép hoặc chồi ghép này được ghép lên gốc ghép, cây trưởng thành sẽ cho ra trái có đặc tính giống hệt như của cây mà mình lấy mắt/chồi.
Trở lại vấn đề của bạn, bạn lấy một hột bơ, ương lên thành cây con, sau đó lại lấy chồi của cây này và ghép lên chình gốc của nó, như vậy thì không khác gì việc bạn ương cây đó rồi trồng nó lớn lên giống như kỹ thuật nhân giống hữu tính là trồng bằng hột, chỉ có khác là có thể cây ghép sẽ nhanh cho trái hơn cây trồng bằng hột thôi, còn phẩm chất của trái bơ là như nhau, nghĩa là có khả năng sẽ không giống như cây mẹ của nó.
Ghép cây là một kỹ thuật nhân giống dễ làm và có hiệu quả hiện nay, vì có thể nhân ra nhiều cá thể từ một cây mẹ trong thời gian ngắn vì mỗi cây mẹ có thể lấy được rất nhiều mắt, nhiều chồi.
 
Như vậy là ý của bác HIEN HOA cho rằng dùng phương pháp này sẽ cho 1 kết quả không như mong đợi, tức là ghép cách này thì cây sẽ cho trái có chất lượng cũng chả khác gì cây trồng từ hạt

Và nếu vậy thì ý này hiện đang đi ngược lại với ý của bác Mục Tử và bác tranvi

Riêng em thì cũng không biết thế nào, vì vậy em mới vào đây hỏi cho rõ. Và em đã có lý do để mà lo ngại khi mua cây giống ghép ở bên ngoài rồi đó, hic.

Có bác nào có ý kiến thêm không, em thấy cần phải có thêm ý kiến nữa cho 1 vấn để không hẳn đã rõ ràng(?)
 
Quá rõ ràng rồi bạn ạ. Ở đây tôi cứ tưởng bạn lấy ngọn của cây mà bạn ương rồi ghép lại cho nó. Ở đây chúng ta cần phân biệt gốc ghép và mắt ghép/chồi ghép. Phần gốc ghép lấy ở đâu không quan trọng, có thể từ bất cứ cây bơ nào, bạn có thể ương từ hột, chiết cành, giâm cành hoặc thậm chí là cấy mô ra cũng được, miễn sao ta có những gốc ghép khỏe mạnh là được rồi. Sau đó bạn mới lấy mắt ghép hoặc chồi ghép từ cây mà bạn muốn nhân giống (ở đây là từ cây bơ 15 năm tuổi của bạn đó), ghép vào các gốc ghép. Cây con lớn lên sẽ có trái mang đúng những đặc tính của cây bơ 15 tuổi hiện giờ của bạn.
Ý của tôi không ngược lại với ý của hai bác Mục Tử và bác tranvi dau bạn, mà là có cùng ý đó.
Hy vọng lần giải thích này sẽ làm bạn hài lòng và chúc bạn nhân giống cây bơ này thành công.
 
hihi, vậy là được rồi, cảm ơn các bác nhiều.

Thật ra nếu tự làm thì thời gian có thể chậm hơn và thậm chí là giống mình không ngon bằng so với đi mua.Đi mua giống thì dễ dàng quá nên tự dưng em lại thấy sợ, sợ vì cái lương tâm của người bán giống ở đây. Vì em cũng thấy không ít trường hợp rồi.
 
Ý kiến ban đầu của bạn rất đúng với lý thuyết ghép, và chắc chắn có kết quả tốt.
*
1- Gốc phải ươm từ hạt những giống mọc khoẻ, lâu già, không cần để ý chất lượng trái.
2- Chồi phải lấy từ cây có nhiều trái, trái to, ngon, và chín đúng thời gian mình muốn.
*
Bạn không nên mua giống ngoài chợ, mà phải vào tận vườn coi trái, ăn trái, rồi mới
mua chồi, hoặc chiết mua một cành trên cây, đem về nhà trồng để lấy chồi.
*
Làm vườn cây ăn trái có thể chậm vài tháng một năm, nhưng có được giống tốt rồi,
thì ngồi rung đùi ăn trái dài dài.
 
Last edited:
Ý kiến ban đầu của bạn rất đúng với lý thuyết ghép, và chắc chắn có kết quả tốt.
*
1- Gốc phải ươm từ hạt những giống mọc khoẻ, lâu già, không cần để ý chất lượng trái.
2- Chồi phải lấy từ cây có nhiều trái, trái to, ngon, và chín đúng thời gian mình muốn.
*
Bạn không nên mua giống ngoài chợ, mà phải vào tận vườn coi trái, ăn trái, rồi mới
mua chồi, hoặc chiết mua một cành trên cây, đem về nhà trồng để lấy chồi.
*
Làm vườn cây ăn trái có thể chậm vài tháng một năm, nhưng có được giống tốt rồi,
thì ngồi rung đùi ăn trái dài dài.

trong cách ghép này thì tuy là hột không có vai trò quan trọng bằng chồi, nhưng cũng không hẳn là mọi hột đều cho gốc ghép tốt đâu. :D
 
Hột chọn ươm làm gốc ghép phải lấy từ cây mẹ mọc khoẻ, và sống lâu.
Đương nhiên hột phải lấy từ những trái to, chín kỹ, và chọn lấy hột to,
rồi gieo đúng mùa, chứ không để lâu sang mùa sau, sẽ yếu đi.
Sau đó là kỹ thuật ươm giống, rồi loại bỏ những cây yếu.
Khi ghép chồi, còn có tỷ lệ ghép hỏng nữa, chứ ai dám chắc 100%?
*
Kỹ thuật ghép chồi này đã có từ lâu ở nước ta, nhưng ít phổ biến,
chủ yếu vì kinh doanh lạc hâu, không kích thích nông nghiệp.
Cụ thể từ nửa thế kỷ trước, nông dân Lạng Sơn trồng Lê đều ghép trên
gốc Mắc Kọọc là một giống Lê Dại ở địa phương, trái nhỏ và chát,
nhưng tán lá xum xuê thành cây cổ thụ. Hạt Mắc Kọọc ươm lên rồi ghép
mầm từ những cây Lê ngon trái (gốc cũng là gốc Mắc Kọọc luôn).
Trong khi đó, Ty Nông Lâm Hưng Yên vẫn đều đều năm nào cũng mua nhãn
tươi về bán giá rẻ cho người ăn tại chỗ, nhả hột trả lại, để ươm
trồng, dẫn đến kết quả là nhãn giống Hưng Yên chẳng ra trái ngon như
mong ước. Mãi cho đến nay, cả nửa thế kỷ trôi qua, nghề trồng nhãn
Hưng Yên mới thôi ươm giống từ hạt. Lý thuyết hạt và chồi thì đã
học từ vỡ lòng của nghề nông.
 
Y bạn có fải lấy hạt của cây bơ gieo lên và sau đó lấy ngọn của cây bố mẹ ghép với cây mới gieo ko ? nếu bạn làm vậy cây bơ nhật định sẻ ra trái sơm hơn 100%.
vì lúc đó bộ rể là của cây tơ nhưng thân cây là cây đã trưởng thành rồi! tuy vậy bạn cũng ko nên để trái sớm. chúc bạn thành công!!!!!
 


Back
Top