Giá mía thu mua từ nông dân Việt khoảng 50 USD một tấn, cao gần gấp đôi các nước khác.
Theo ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), trong cơ cấu giá thành đường ở các nước, mía nguyên liệu chiếm khoảng 70%, riêng ở Việt Nam tỷ lệ này tới 75-80%. Mía trồng ở Việt Nam có chất lượng không bằng các nước (chữ đường CCS của Việt Nam bình quân khoảng 10, trong khi các nước CCS 12-16), nhưng giá lại thuộc loại cao nhất thế giới. Trong các niên vụ vừa qua, giá mía nhà máy đường thu mua của nông dân khoảng 50 USD một tấn, còn các nước dao động 24-30 USD một tấn.
Năng suất, chất lượng thấp, chi phí canh tác nhiều là nguyên nhân khiến giá mía nguyên liệu cao, dẫn tới giá thành sản xuất đường tăng. Ngoài ra, người trồng mía trên diện tích đất canh tác nhỏ. Đất ở miền Tây thuộc vùng đất thấp, còn miền Trung, Tây Nguyên và miền Bắc phần lớn đất đồi, nên khó cơ giới hóa để giảm chi phí lao động. Về kỹ thuật canh tác và chăm bón, nông dân chưa thực hiện đúng và giống mía chưa đáp ứng để đạt năng suất và chất lượng cao.
Bên cạnh đó, ngành sản xuất mía đường chưa được sự hỗ trợ của Nhà nước bằng các chính sách phù hợp tương tự các quốc gia khác, chẳng hạn hỗ trợ về giống, cơ sở hạ tầng cho giao thông, thủy lợi… Ngành đường cũng rất cần chính sách hỗ trợ và khuyến khích khai thác các sản phẩm phụ, chẳng hạn như khai thác năng lượng tái tạo từ bã mía để cung cấp điện lưới quốc gia.
Tổng thư ký VSSA cho hay hiện tại cả nước dư thừa 646.000 tấn đường, một phần nguyên nhân do nạn đường lậu giá rẻ vẫn hoành hành. Theo vị này, các doanh nghiệp cần giảm chi phí sản xuất, còn nông dân tăng năng suất và chất lượng mía để giảm giá thành nguyên liệu.
Nếu tính theo tiền lãi một ha, phần lớn nông dân thu khoảng 15-20 triệu đồng một ha trong vòng một năm, số khác đạt 20-30 triệu đồng và rất ít nơi mang về 50 triệu đồng một ha.
Theo thông tin từ VSSA, trong vụ vừa qua, các nhà máy đường đã bảo hộ giá mía cho nông dân dù giá đường vụ 2012-2013 xuống rất thấp. Mía là cây nông nghiệp được các nhà máy đường bao tiêu 100% nên nông dân vẫn duy trì cây trồng này. "Nếu như vụ 2013-2014 giá đường tiếp tục xuống, chắc chắn giá mía không thể duy trì như các vụ trước được nữa", ông Hải nói.
Theo ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), trong cơ cấu giá thành đường ở các nước, mía nguyên liệu chiếm khoảng 70%, riêng ở Việt Nam tỷ lệ này tới 75-80%. Mía trồng ở Việt Nam có chất lượng không bằng các nước (chữ đường CCS của Việt Nam bình quân khoảng 10, trong khi các nước CCS 12-16), nhưng giá lại thuộc loại cao nhất thế giới. Trong các niên vụ vừa qua, giá mía nhà máy đường thu mua của nông dân khoảng 50 USD một tấn, còn các nước dao động 24-30 USD một tấn.
Năng suất, chất lượng thấp, chi phí canh tác nhiều là nguyên nhân khiến giá mía nguyên liệu cao, dẫn tới giá thành sản xuất đường tăng. Ngoài ra, người trồng mía trên diện tích đất canh tác nhỏ. Đất ở miền Tây thuộc vùng đất thấp, còn miền Trung, Tây Nguyên và miền Bắc phần lớn đất đồi, nên khó cơ giới hóa để giảm chi phí lao động. Về kỹ thuật canh tác và chăm bón, nông dân chưa thực hiện đúng và giống mía chưa đáp ứng để đạt năng suất và chất lượng cao.
Bên cạnh đó, ngành sản xuất mía đường chưa được sự hỗ trợ của Nhà nước bằng các chính sách phù hợp tương tự các quốc gia khác, chẳng hạn hỗ trợ về giống, cơ sở hạ tầng cho giao thông, thủy lợi… Ngành đường cũng rất cần chính sách hỗ trợ và khuyến khích khai thác các sản phẩm phụ, chẳng hạn như khai thác năng lượng tái tạo từ bã mía để cung cấp điện lưới quốc gia.
Tổng thư ký VSSA cho hay hiện tại cả nước dư thừa 646.000 tấn đường, một phần nguyên nhân do nạn đường lậu giá rẻ vẫn hoành hành. Theo vị này, các doanh nghiệp cần giảm chi phí sản xuất, còn nông dân tăng năng suất và chất lượng mía để giảm giá thành nguyên liệu.
Nếu tính theo tiền lãi một ha, phần lớn nông dân thu khoảng 15-20 triệu đồng một ha trong vòng một năm, số khác đạt 20-30 triệu đồng và rất ít nơi mang về 50 triệu đồng một ha.
Theo thông tin từ VSSA, trong vụ vừa qua, các nhà máy đường đã bảo hộ giá mía cho nông dân dù giá đường vụ 2012-2013 xuống rất thấp. Mía là cây nông nghiệp được các nhà máy đường bao tiêu 100% nên nông dân vẫn duy trì cây trồng này. "Nếu như vụ 2013-2014 giá đường tiếp tục xuống, chắc chắn giá mía không thể duy trì như các vụ trước được nữa", ông Hải nói.
vnexpress.vn