22 loại nguyên liệu (chiếm khoảng 70%) dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ có mức thuế nhập khẩu 0% kể từ khi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức có hiệu lực.
Hình minh họa
Năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu 11,7 triệu tấn nguyên liệu các loại để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Theo dự tính của Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi, lượng nguyên liệu nhập khẩu năm 2015 sẽ vào khoảng 11,4 triệu tấn, năm 2016 nhập khẩu 12,3 triệu tấn và năm 2017 nhập khẩu 12,9 triệu tấn, năm 2018 nhập khẩu 13,5 triệu tấn, năm 2019 nhập khẩu 14,1 triệu tấn và năm 2020 là 14,5 triệu tấn.
Các mặt hàng nhập khẩu bao gồm bắp, đậu nành, đậu tương, bột cá…Trong đó, nước ta phải nhập tới 90% các loại nguyên liệu thức ăn giàu đạm như khô dầu, đậu tương, bột thịt - xương, bột cá... và nhập gần như 100% các loại khoáng vi lượng, vitamin.
TS. Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam hiện đang cao hơn khoảng 10% so với các nước trong khu vực do phụ thuộc tới gần 50% vào nguyên liệu nhập khẩu.
Như vậy, theo tính toán của các chuyên gia, với việc điều chỉnh giá nhập khẩu nguyên liệu về 0% thì sau khi Việt Nam gia nhập TPP, giá thức ăn chăn nuôi sẽ giảm xuống từ 7-8%, tạo cơ hội cạnh tranh cho ngành chăn nuôi trong nước.
“Chăn nuôi trong nước không nên chạy theo tăng trưởng số lượng mà nên tổ chức lại để sản phẩm có chất lượng tốt nhất, mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm cao nhất, đây mới là mục tiêu tăng sức cạnh tranh”, TS. Trúc nói.
Nguồn tin: Japfavietnam.com
Hình minh họa
Năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu 11,7 triệu tấn nguyên liệu các loại để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Theo dự tính của Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi, lượng nguyên liệu nhập khẩu năm 2015 sẽ vào khoảng 11,4 triệu tấn, năm 2016 nhập khẩu 12,3 triệu tấn và năm 2017 nhập khẩu 12,9 triệu tấn, năm 2018 nhập khẩu 13,5 triệu tấn, năm 2019 nhập khẩu 14,1 triệu tấn và năm 2020 là 14,5 triệu tấn.
Các mặt hàng nhập khẩu bao gồm bắp, đậu nành, đậu tương, bột cá…Trong đó, nước ta phải nhập tới 90% các loại nguyên liệu thức ăn giàu đạm như khô dầu, đậu tương, bột thịt - xương, bột cá... và nhập gần như 100% các loại khoáng vi lượng, vitamin.
TS. Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam hiện đang cao hơn khoảng 10% so với các nước trong khu vực do phụ thuộc tới gần 50% vào nguyên liệu nhập khẩu.
Như vậy, theo tính toán của các chuyên gia, với việc điều chỉnh giá nhập khẩu nguyên liệu về 0% thì sau khi Việt Nam gia nhập TPP, giá thức ăn chăn nuôi sẽ giảm xuống từ 7-8%, tạo cơ hội cạnh tranh cho ngành chăn nuôi trong nước.
“Chăn nuôi trong nước không nên chạy theo tăng trưởng số lượng mà nên tổ chức lại để sản phẩm có chất lượng tốt nhất, mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm cao nhất, đây mới là mục tiêu tăng sức cạnh tranh”, TS. Trúc nói.
Nguồn tin: Japfavietnam.com