Thảo luận Giải pháp cứu nền nông nghiệp

  • Thread starter Trần nguyên Ngọc
  • Ngày gửi
Cần cách trị để nông dân hết tham, doanh nghiệp hết gian, cứu nền nông nghiệp

Trong nông nghiệp, người nông dân và doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự gắn kết và hợp đồng chặt chẽ, thậm chí “lừa nhau” nhiều lần. Theo nhiều chuyên gia, để nền nông nghiệp có thể cạnh tranh và phát triển trong bối cảnh hội nhập, cần thiết phải áp dụng “khế ước nông nghiệp”.

“Có hợp đồng thì phải có chế tài xử lý”

Theo định nghĩa, khế ước nông nghiệp hay hợp đồng sản xuất nông nghiệp là phương thức gắn kết các khâu trong chuỗi giá trị nông nghiệp bao gồm sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng hay còn gọi là sản xuất theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Dù nhiều chuyên gia đã có ý kiến nên áp dụng công cụ này vào sản xuất nông nghiệp từ hàng chục năm nay nhưng tình hình vẫn không có nhiều cải thiện.

Sản xuất theo hợp đồng sẽ đem đến quan hệ rõ ràng và chặt chẽ giữa các bên tham gia. Đây là quan hệ hợp tác cùng phát triển chứ không phải quan hệ cạnh tranh hay lợi dụng lẫn nhau. Sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng cũng sẽ dễ dàng quy trách nhiệm cụ thể cho đối tượng làm ảnh hưởng đến hoạt động chung. Tại Diễn đàn Chính sách nông nghiệp thường niên 2015, ông KAKIOKA Naok - Đại diện cấp cao Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng nhận định rằng, khế ước Nông Nghiệp cần thiết đối với việc đảm bảo tính minh bạch và hiệu qủa.

Vị chuyên gia này nhận định, giới thiệu khế ước nông nghiệp tại Việt Nam sẽ là một trong những hành động cần thiết được thực hiện để tăng cường khả năng cạnh tranh của nông dân vì đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả.

“Góp phần nâng cao thực tiễn thương mại truyền thống trong nông nghiệp Việt Nam, điều này sẽ tạo điều kiện cho người nông dân kí kết các hiệp ước với các doanh nghiệp nước ngoài trong thời gian tới” – ông KAKIOKA Naok cho hay.

Tuy nhiên, phương thức hợp đồng cần phải phù hợp với điều kiện của các bên. Đối với hợp đồng giữa hợp tác xã và hộ nông dân thì hợp đồng càng đơn giản càng tốt.

Phát triển tổ chức nghề nghiệp nông nghiệp cùng HTX

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, GS Võ Tòng Xuân cho hay, khế ước nông nghiệp là cần thiết. Chúng ta nên căn cứ theo luật hợp đồng để tiến hành. Như vậy, giữa nông dân và doanh nghiệp có sự liên kết để hai bên có thể bảo đảm được quyền lợi lẫn nhau.

“Trước nay cũng nhiều nơi có hợp đồng nhưng cứ mạnh ai nấy làm, không tuân theo hợp đồng. Người nông dân đôi khi kí hợp đồng nhưng khi thấy giá cao lại bán cho người khác, giá thấp thì lại bán cho doanh nghiệp kí hợp đồng với mình. Như thế là không được.” – GS Võ Tòng Xuân cho biết.

Ngoài ra, GS Xuân cũng cho rằng, doanh nghiệp thấy nông dân phá hợp đồng thì bức xúc và rình “chơi lại”. Khi giá thấp thì doanh nghiệp tìm người khác bán giá thấp hơn để mua chứ không mua của người nông dân đã kí hợp đồng. Người nông dân khi đó sẽ chịu nhiều thiệt hại.

“Cho nên, phải kí hợp đồng với nhau chặt chẽ, phải có luật hợp đồng điều chỉnh, chế tài mỗi bên. Nếu bên nào vi phạm buộc phải chịu trách nhiệm theo thỏa thuận. Khế ước phải có chính quyền địa phương tham dự, chứng kiến. Nếu bên nào không làm tròn trách nhiệm phải thực hiện đền bù cho bên còn lại” – GS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng thông qua một tổ chức đại diện sẽ hiệu quả hơn. Bởi vì một doanh nghiệp rất nhiêu khê khi phải kí hợp đồng với từng hộ nông dân.

Do đó, hình thức hợp tác xã kiểu mới được đề cập như giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, ủng hộ ý kiến này nhưng theo ông Lê Đức Thịnh- Cục phó Cục Hợp tác và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNN), chúng ta phải quan tâm đến phát triển Tổ chức nghề nghiệp trong nông nghiệp (APO) chứ không chỉ hợp tác xã.

Ông Thịnh cho hay, APO là nơi tập hợp nông dân trên cơ sở tự nguyện, quản lý nông dân bởi các đại diện do chính nông dân bầu ra một cách dân chủ. APO là một nhóm người hoặc pháp nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác bảo vệ quyền lợi của họ với cơ quan công quyền và các bên thứ ba, cũng như cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho họ các thành viên. Tổ chức này không có vai trò mục tiêu chính trị hay tôn giáo

Theo ông Thịnh, Hợp tác xã là tác nhân kinh tế không thể làm mọi thứ, họ chỉ bảo vệ quyền lợi của xã viên trong phạm vi cam kết trong khi nông dân có quá nhiều rủi ro.

“Tổn thất xã hội đang tăng lên đối với nông dân nhỏ, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Chưa có cơ chế/giải pháp hữu hiệu bảo vệ và khuyến khích sáng kiến của nông dân. “Kiểu phát triển tuyến tính” vô tình vẫn áp được đặt lên cộng đồng” – ông Thịnh lưu ý.

Ông Thịnh nói thêm chính sách của Nhà nước chưa được thực thi nghiêm túc và hiệu quả, phụ thuộc chính quyền lực khi năng lực hợp tác xã yếu (banlace of powers). Bản thân các HTX nông nghiệp chưa đủ mạnh để tiếp cận nguồn lực/chính sách.

Hoàng Long
http://caygiongdakfarm.vn/
 


Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian, vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn. Sục sôi nhiệt huyết trong tâm đầy chứa rồi. Quyết phen này sống chết mà thôi. Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành. Toàn nô lệ vùng đứng lên đi. Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa, bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình.
 
Chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp

Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết được ưu đãi khi vay vốn Theo quy định tại Nghị định số 55 ngày 9/6/2015 của Chính phủ

Theo quy định tại Nghị định số 55 ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết được ưu đãi khi vay vốn như sau:

+ Các DN, HTX, liên hiệp HTX ký hợp đồng cung cấp, tiêu thụ đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án vay theo mô hình liên kết.

+ Các DN, HTX, liên hiệp HTX đầu mối (sau đây gọi chung là tổ chức đầu mối) ký hợp đồng thực hiện dự án liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp với tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 80% giá trị của dự án, phương án sản xuất kinh doanh theo mô hình liên kết. Trường hợp tổ chức đầu mối thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng thì khoản nợ vay được xử lý như sau:

+ Được tổ chức tín dụng xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, đồng thời cho vay mới trên cơ sở xem xét tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng, nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, thực hiện trả được nợ cũ và nợ mới cho tổ chức tín dụng.

+ Căn cứ vào đề nghị của UBND cấp tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét trình Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức tín dụng được khoanh nợ không tính lãi tối đa 3 (ba) năm đối với tổ chức đầu mối thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị và khoản nợ khoanh được giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại trước khi thực hiện khoanh nợ. Số tiền lãi tổ chức tín dụng đã khoanh được ngân sách Nhà nước cấp tương ứng. Trường hợp đã thực hiện các biện pháp quy định như đã nêu trên vẫn gặp khó khăn trong việc trả nợ thì UBND cấp tỉnh báo cáo cụ thể với Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính. Trên cơ sở báo cáo và đề nghị của UBND cấp tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét xóa nợ cho khách hàng và cấp bù nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho tổ chức tín dụng theo mức độ thiệt hại cụ thể. Trên đây là những quy định cụ thể về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiêp, nông thôn, bạn nghiên cứu vận dụng trong trường hợp của mình.

LG. MINH HƯƠNG
“Còn mạnh ai nấy làm, đừng mơ nông nghiệp phát triển” - PGS-TS Vũ Trọng Khải, nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II tại TP.HCM.
 
Còn mạnh ai nấy làm, đừng mơ nông nghiệp phát triển” - PGS-TS Vũ Trọng Khải, nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II tại TP.HCM.
GS TS mà nói thế chắc là mua bằng rồi! Nước ngoài người ta phát triển là nhờ mạnh ai nấy làm. Người mạnh sẽ thâu tóm hết để phát triển :D
:D
 


Back
Top