Giúp đỡ - vận chuyển gia súc

  • Thread starter Hoala
  • Ngày gửi
Thưa các bác,

Gia đình tôi ở HCM có nuôi mấy con bò, nay đẻ được 2 con bê con, tôi muốn mang lên Lâm Đồng nuôi. Hiện nay k có hồ sơ gì về 2 con bê này. Vậy khi thuê xe chở lên Lâm Đồng thì có cần thủ tục gì để chuyên chở lên tới Lâm Đồng không? Các bác nào biết thông tin thì chia sẻ dùm nha. Cảm ơn
 


Cảm ơn bác

Nhưng sao tôi thấy báo chí nói gà, vịt.. xuất đi bán phải có đăng ký kiểm dịch là sao ạ? Trên đường đi tôi có phải ghé đâu đăng ký hay trình không?

Cảm ơn
 
gia súc gia cầm hiện nay khi vận chuyển hay mổ giết thịt điều có giấy kiểm dịch động vật của thú y,nhưng thật ra ít có ai lưu ý đến việc này,nhưng bạn cẩn thận không thừa đâu,bạn xin giấy xác nhận của thú y địa phương bạn cho chắc ăn ,nếu vật nuôi của bạn nằm trong vùng có dịch bịnh thì rất khó khăn khi vận chuyển đó
 
đây là bản Hướng dẫn kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giống vật nuôi nhập vào địa phương. của tỉnh lâm đồng đấy bạn ạh. mình post lên để bạn tham khảo và bổ túc đầy đủ giấy tờ trước khi đem chúng lên Lâm đồng.

Nhằm đảm bảo chất lượng con giống và ngăn chặn lây lan dịch bệnh động vật để phát triển chăn nuôi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 22/2009/TT-BNN ngày 28 tháng 4 năm 2009, hướng dẫn kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giống vật nuôi nhập vào địa phương với một số nội dung chính như sau:
1. Thủ tục đăng ký kiểm dịch:
Tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu vận chuyển động vật để chăn nuôi, buôn bán, cung ứng cho các dự án phát triển chăn nuôi phải đăng ký kiểm dịch theo quy định với Chi cục Thú y.
Nội dung đăng ký kiểm dịch phải đầy đủ các thông tin: Loại động vật, số lượng, tính biệt, mục đích sử dụng, nguồn gốc động vật, nơi động vật đến.
2. Yêu cầu về vệ sinh thú y đối với giống vật nuôi:
- Giống vật nuôi phải khỏe mạnh, đạt chất lượng con giống, có nguồn gốc rõ ràng và xuất phát từ vùng, cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc vùng, cơ sở không xảy ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong thời gian ít nhất 3 tháng trước khi xuất bán con giống. Cụ thể các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với từng giống vật nuôi như sau:
Đối với trâu, bò: Bệnh Lở mồm long móng (LMLM);
Đối với dê, cừu: Bệnh LMLM, Đậu dê, Đậu cừu;
Đối với lợn: Bệnh LMLM, Tai xanh, Dịch tả lợn;
Đối với gà: Bệnh Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn;
Đối với vịt: Bệnh Cúm gia cầm, Dịch tả vịt.
- Giống vật nuôi phải được tiêm phòng vắc xin đối với các bệnh sau:
Đối với bệnh LMLM:
Tiêm phòng vắc xin LMLM tam giá týp O, A, Asia 1 cho trâu, bò, dê, cừu; Tiêm phòng vắc xin LMLM týp O cho lợn nái, lợn đực giống; lợn nuôi lấy thịt (trong trường hợp cung cấp cho các dự án phát triển chăn nuôi).
Sử dụng chủng loại vắc xin trong chương trình Quốc gia khống chế và thanh toán bệnh LMLM hoặc các loại vắc xin tương đồng cao với các týp vi rút LMLM lưu hành tại Việt Nam.
Đối với bệnh Nhiệt thán: Tiêm phòng cho trâu, bò có nguồn gốc từ vùng/cơ sở đã bị bệnh Nhiệt thán trong thời gian 10 năm trước khi xuất bán.
Đối với bệnh Dịch tả lợn: Tiêm phòng cho lợn.
Đối với bệnh Cúm gia cầm: Gà, vịt phải được tiêm phòng theo quy định.
Bệnh Đậu dê, cừu: Tiêm phòng cho dê, cừu.
Gia súc, gia cầm có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh thì không phải tiêm phòng vắc xin đối với các bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh.
- Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung ứng hoặc được ký hợp đồng cung ứng giống vật nuôi phải cử cán bộ chuyên môn phối hợp với cán bộ của Chi cục Thú y kiểm tra thực tế về chất lượng con giống và các yêu cầu về vệ sinh thú y đối với con giống trước khi vận chuyển.
3. Kiểm dịch trước khi vận chuyển:
- Địa điểm, thời gian cách ly kiểm dịch:
Đối với giống vật nuôi có nguồn gốc từ các cơ sở, trang trại chăn nuôi tập trung, cơ sở sản xuất con giống, việc kiểm dịch được thực hiện tại cơ sở; Đối với giống vật nuôi được thu gom từ các hộ chăn nuôi, việc kiểm dịch được thực hiện tại địa điểm do cơ quan thú y chỉ định.
Thời gian cách ly kiểm dịch phải đủ để đảm bảo thực hiện đúng quy trình kiểm dịch.
- Kiểm dịch gia súc:
Gia súc phải được thú y trực tiếp kiểm tra lâm sàng, đánh dấu theo quy định (trâu, bò bấm thẻ tai, lợn bấm thẻ tai hoặc xăm tai);
Gia súc đã được tiêm vắc xin, trong thời gian còn miễn dịch bảo hộ và có giấy chứng nhận tiêm phòng thì phải lấy mẫu huyết thanh để kiểm tra hàm lượng kháng thể týp O, A đối với trâu, bò, dê, cừu; týp O đối với lợn (số mẫu lấy theo tỷ lệ lưu hành ước tính là 10% theo số lượng gia súc từng đợt xuất bán); nếu phát hiện có ≥ 70% số mẫu không đạt hiệu giá bảo hộ thì phải tiêm lại tất cả số gia súc sẽ xuất bán.
Gia súc chưa được tiêm phòng hoặc không có giấy chứng nhận đã tiêm phòng thì phải tiêm phòng vắc xin theo quy định.
- Kiểm dịch gia cầm:
Gia cầm có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh (đối với gà: bệnh Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn; đối với vịt: bệnh Cúm gia cầm, Dịch tả vịt): Gà, vịt 01 ngày tuổi: Kiểm tra lâm sàng, nếu khoẻ mạnh và bảo đảm chất lượng con giống thì được vận chuyển ngay; Gà, vịt thương phẩm, hậu bị: Kiểm tra lâm sàng, nếu khoẻ mạnh và đã được tiêm phòng vắc xin theo quy định được vận chuyển ngay.
Gia cầm có nguồn gốc từ trang trại, cơ sở chăn nuôi tập trung:
Gà, vịt 01 ngày tuổi: Có nguồn gốc từ đàn bố mẹ đã được tiêm phòng, có kết quả kiểm tra kháng thể đạt hiệu giá bảo hộ đối với các bệnh trên thì được vận chuyển ngay; nếu đàn bố mẹ không có kết quả kiểm tra kháng thể thì không được vận chuyển.
Gia cầm có nguồn gốc từ trứng thu gom từ nhiều đàn bố mẹ:
Gà, vịt 01 ngày tuổi: Được phép xuất bán, vận chuyển nếu chứng minh được có nguồn gốc từ đàn bố mẹ đã được tiêm phòng và có kết quả kiểm tra kháng thể đạt hiệu giá bảo hộ với các bệnh Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn, Dịch tả vịt.
4. Yêu cầu khi nhập giống vật nuôi vào địa phương:
- Chỉ được phép vận chuyển động vật tới địa điểm ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch.
- Phải khai báo trung thực với Chi cục Thú y nơi tiếp nhận động vật về địa danh, số lượng, tình trạng sức khỏe động vật khi vận chuyển đến.
- Thực hiện việc nuôi cách ly động vật ít nhất là 07 ngày trước khi nhập
- Chi cục Thú y nơi tiếp nhận tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh đối với động vật nhập vào địa phương sau thời gian cách ly.

---------------
àhh quên nữa, cái này lấy từ trang web dalat.gov.vn.
http://www.dalat.gov.vn/sonnptnt/?a...http://www.dalat.gov.vn/sonnptnt/Default.aspx
 
Last edited by a moderator:


Back
Top