hàng cực độ bảng a,mời cả nhà cùng xem.

  • Thread starter cadeau
  • Ngày gửi
trước khi nhận được em này về nhà ,thì biết được tin là chuyển bị nhân được sóc bay, khi nhận được thì không phải sóc bay mà là em này baby lắm mời anh em xem là em gì nha......:
IMG_2638.jpg


IMG_2637.jpg


IMG_2636.jpg


IMG_2635.jpg


IMG_2634.jpg


IMG_2625.jpg


IMG_2624.jpg


IMG_2622.jpg


IMG_2617.jpg


IMG_2616.jpg


IMG_2615.jpg


IMG_2613.jpg


qua tìm hiểu thì ra em nó nè:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chồn_bay_Sunda
 
culi, lông nó cầm máu dc

Đây là con chồn bay ( cầy bay). Trước có nhiều ở rừng Tây nguyên nhưng giờ rất ít gặp. Con culi hay còn gọi con cù lần lông nó màu nâu đỏ, mắt to và mõm ngắn hơn.

Lông culi cầm máu là lông của cây thuốc có tên "Kim mao cẩu tích" chứ không phải lông con culi bạn nói ! Ngọc xin lỗi bạn nếu thông tin này làm bạn không hài lòng ???
 
Theo link bạn đưa thì con này hoạt động về đêm, ban ngày nó ngủ li bì (giống như con culi).

Vậy đâu có nuôi kiểng được?
 
Đây là sóc bay việt nam, không phải culi (culi không có màng-cánh như thế)

Giá thị trường tầm 300-400k: các bác google bán sóc bay việt nam nhé

Sóc bay úc thì đắt hơn, tầm 2,5 triệu
 
Nhân tiện các bác cho em hỏi cách bẫy con cầy hương(chồn hương) với ah,gần nhà em có con chồn nó đào lỗ gần đường để ở,nhìn thấy nó mà không biết cách nào mà bắt.
 
Thật bất ngờ khi biết VN cũng có một loài thú có túi, giống như các loài Kangaroo nổi tiếng của Australia. Hơn thế, chúng còn biết bay…

20130409104859-chon1.jpg

Chồn bay (Cynocephalus variegatus) rất xứng đáng để đứng đầu bảng trong danh sách các loài thú lạ lùng ở Việt Nam.

20130409104859-chon2.jpg

Đặc điểm nổi bật của chúng là có “cánh”, cấu tạo bằng màng da nối từ cổ với chi trước, chi sau tới hết các ngón chân và bao phủ tới đầu mút đuôi.

20130409104859-chon3.jpg

Chồn bay trên thực tế không bay được mà chỉ lượn và chuyền giữa các thân cây với khoảng cách khá xa với “cánh” của mình.

20130409104859-chon4.jpg

Chúng chủ yếu lượn từ trên cao xuống thấp nên vậy mỗi lần chuyền từ cây này qua cây khác phải leo lên vị trí cao nhất của thân cây để “bay”.

20130409104859-chon5.jpg

Trong bóng đêm, chồn bay nhận biết điểm đậu trên thân cây rừng rất chính xác. Thậm chí, chúng có thể bay với một con con bám trên mình.

20130409104859-chon6.jpg

Ngoài khả năng bay, điểm độc dáo thứ hai của chồn bay là con sơ sinh rất yếu và được nuôi trong một chiếc túi làm bằng màng da ở phần bụng dưới.

20130409104859-chon7.jpg

Con non sẽ sống trong chiếc túi mềm và ấm cho đến khi tự lập. Đặc điểm này rất giống với các loài thú có túi ở Australia, mặc dù chồn bay được coi là một loài thú có vú hoàn chỉnh.

20130409104859-chon8.jpg

Được gọi là “chồn” nhưng chúng không có liên hệ gì với các loài chồn thông thường. Chúng thuộc một họ động vật duy nhất và cũng gồm một loài duy nhất phân bố ở Việt Nam.

20130409104859-chon9.jpg

Các nghiên cứu cho thấy chồn bay là họ hàng còn sinh tồn gần gũi nhất của linh trưởng (gồm các loài vượn, khỉ…), đã rẽ nhánh ra khỏi nhau khoảng 86 triệu năm trước.

20130409104859-chon10.jpg

Chiều dài thân của chồn bay là khoảng 34–38cm. Đuôi của nó dài khoảng 24–25 cm và cân nặng 0,9-1,3 kg.

20130409104859-chon11.jpg

Chúng là loài động vật hoạt động vào ban đêm. Thức ăn là quả cây rừng, trứng chim và chim non.

20130409104859-chon12.jpg

Làm tổ trong các bọng cây cao 20 - 50m, chồn bay hầu như không bao giờ xuống mặt đất.

20130409104859-chon13.jpg

Chúng luôn bám vào thân cây với bộ móng sắc nhọn. Khi không bay, loài thú này di chuyển khá chậm chạp bằng các chi.

20130409104859-chon16.jpg

Ở Việt Nam, chồn bay phân bổ rải rác tại các khu rừng ở Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh.

Theo Kiến thức
 
Back
Top