Hạt đậu mèo ( hạt đậu lào ) Loại thuốc trị nọc rắn ?

Tôi có được đọc một bài báo nói về công dụng của hạt đậu lào hay còn gọi là đậu mèo .
Bài báo có nói rằng hạt đậu này chữa được các loại độc khi bị cắn , từ rắn cho tới chó mèo dại .
Thực tế công hiệu của nó tới đâu thì tôi chưa biết chính xác , nay tôi viết bài này lên đây xin các vị tiền bối , các cao thủ dược liệu chỉ giúp cho tôi cùng một số anh em đang nuôi rắn cách sử dụng hạt đậu này và tác dụng thực sự của nó .
Tôi mới nhờ bác Mrhailua mua giùm được mấy chục hạt , đang tính chia sẻ cho ace đang nuôi rắn độc để có cái phòng thân nhưng muốn tham khảo kỹ lưỡng trước khi chia cho mọi người sử dụng . Vì vậy xịn các bác trên diễn đàn này có ai biết thì chỉ giùm cho bà con nuôi rắn chúng tô rất cảm ơn .

** Bác Ngọc Kỳ Lân ơi ! Xin hỏi bác có biết về hạt đậu này không ạ ? Hay bác có tài liệu tham khảo về loại này thì bác cho ý kiến nhé xin cảm ơn bác trước nhé **
 
Nghệ An: Nghề săn rắn độc


TP - Vì mưu sinh, hơn 20 năm nay, dân làng Xuân Tiêu, xã Hợp Thành, bất chấp hiểm nguy để săn rắn độc. Bị tận diệt, loài rắn đang có nguy cơ tuyệt chủng ở vùng quê lúa huyện Yên Thành, Nghệ An.

ImageView.ashx


Ông trùm KhoaLàng Xuân Tiêu như một ốc đảo nhỏ, nằm lọt thỏm giữa đồng không mông quạnh. Chưa vào làng, hỏi thăm nhà ông Khoa rắn độc, tức ông Phan Văn Khoa, ai cũng biết. Ngôi nhà ngoảnh mặt ra kênh Vách Nam lộng gió.
Ông Khoa ngoài 50 tuổi, tóc đốm bạc, khuôn mặt hiện lên nhiều nếp nhăn, làn da sạm đen vì sương gió.
Đập vào mắt tôi là bộ đồ nghề của ông dùng để làm nghề săn đêm (tức săn rắn độc, soi lươn, bắt cá vào buổi tối). Ông Khoa chỉ vào từng dụng cụ: “Đây là cái nơm để úp cá, đây là cái vợt bắt chim, đây là cái kìm được làm bằng sắt để bắt rắn, bắt lươn, đây là chiếc đèn pha để rọi đường, và đây là hạt đậu Lào dùng để hút nọc độc mỗi khi bị rắn cắn”.
Ngồi bệt giữa sân gạch, hai tay ông tranh thủ đan mấy tấm mành chắn vạt rau cải mới trỉa hạt vừa kể lại những nghiệt ngã của nghề săn rắn. Ông sống dựa vào nghề soi lươn, bắt cá ban đêm là chủ yếu.
Lấy vợ năm 1978, hai ông bà ra ở riêng chỉ có lều tranh. Nhờ nghề săn rắn độc, soi lươn, cá, nay không những có nhà cao cửa rộng, ông bà còn nuôi 6 con học hết cấp ba. Trong số đó có đứa đã tốt nghiệp đại học.
Năm 1992 đến nay, ông Khoa chuyển sang làm nghề săn rắn độc: “Trước đây chưa có người về làng mua rắn độc, tôi và bà con trong làng chỉ biết soi lươn, soi ếch. Từ năm 1992 tới nay, mới bắt đầu có mối từ nơi khác về đặt mua hàng độc, đó là rắn để xuất sang Trung Quốc”.

Chẳng sung sướng gì

ImageView.ashx
Làng Xuân Tiêu ngày nào cũng có người đi săn rắn độc. Gần đây, rắn độc cạn kiệt, phần lớn chuyển sang săn lươn


Hôm đó, trời vừa tối cũng là lúc cơn mưa giông xối xả như trút. Theo kinh nghiệm nghề săn đêm, ông Khoa đoán chắc sẽ có nhiều cá sẽ ngược theo dòng nước ngọt của dòng mương Vẹn, thuộc cánh đồng giáp ranh hai xã Hợp Thành và Hoa Thành.Khoảng 21 giờ đêm, ông Khoa đỏ đèn và mang theo đồ nghề đi ra đồng. 23 giờ thì đi bộ đến đoạn cánh đồng gần nghĩa địa Cồn Sùng thuộc xã Hoa Thành.
Đang rình úp mẻ cá trong cơn giông, ông phát hiện hai bóng đen núp sau phía nghĩa địa. Nghĩ là dân địa phương đưa trẻ con mới mất đi chôn hoặc bốc mộ cho người quá cố, nên chẳng màng quan tâm.
Một lúc sau, thấy một người cầm đèn pin rọi vào mặt ông và hỏi: “Ông săn tìm gì ở đây?”. “Ông có phải là Châu Mậu không?”. Chưa kịp trả lời, ông bị một gậy vào người, sau đó một hòn gạch vồ vào mặt. Đèn pha và đồ nghề rơi xuống ruộng.
Lúc sau tỉnh dậy thì không còn thấy hai bóng đen đó nữa. Ông cố lê vào xóm Đồng Xoang của xã Hoa Thành kêu cứu và được đưa đi cấp cứu ở trạm y tế. Sau đó tìm hiểu mới biết, ông bị trả thù nhầm.
Được mấy hôm, khi vết thương chưa khỏi, lại thấy ông Khoa đỏ đèn pha, mang đồ nghề tiếp tục đi tìm rắn độc.
Rất nhiều loài rắn khác nhau bị săn bắt, rắn cạp nia, cạp nong, rắn hổ mang chúa, hổ mang trâu, hổ mang gió, rắn lục, rắn ráo. Để tìm được rắn, ông Khoa đi hết cánh đồng này sang cánh đồng khác, hết xóm làng này qua làng khác.
Cái nghề này có lúc một bữa chài mười bữa phơi. Đêm nào may mắn thì phát hiện và bắt được vài ba con, khoảng 0,5 đến 0,7 kg.
Nguy hiểm nhất là khi phát hiện các loài rắn hổ mang. Vừa rọi đèn pha vào là chúng lao thẳng hướng ngọn đèn. Rắn hổ mang gió, chưa kịp bắt thì đã dựng ngược đầu lên, hai má phình ra, mắt long lanh, chớp chớp liên hồi, nọc thè lè, xịt ra luồng gió ghê người.
Ông Khoa thi gan với rắn, rọi đèn thẳng vào mắt rắn để cho nó bị chói sáng, rồi nhanh chóng dùng kìm kẹp cổ. Cặp được cổ rắn rồi, phải thả đèn xuống, dùng tay trái bóp cổ rắn thay kìm, tay phải lấy kim chỉ khâu mõm rắn lại.
Trong khi khâu, rất dễ vướng vào răng và nọc độc của rắn, hoặc bị rắn giãy sổ tuột khỏi tay.
Ông Khoa cho biết đã bắt đến hàng nghìn con rắn độc. Ông còn bắt được hàng tạ rùa nước, ba ba, ếch để bán cho các nậu kiếm tiền.

Cả làng đi săn

Do nguồn rắn độc cạn kiệt, (dân buôn) rắn độc thưa dần. Còn lơ lươn thì sáng nào chưa mở mắt cũng đã ùn ùn kéo vào làng Xuân Tiêu hỏi mua, nhất là thời điểm này.

Ban đầu chỉ bốn anh em trai nhà ông Phan Văn Khoa, Phan Hoàn, Phan Mỹ, Phan Lễ đi săn rắn độc. Thấy nghề này kiếm được tiền, bà con Xuân Tiêu kéo nhau làm theo.Ông Phan Hoàn, để trở thành thợ rắn độc, chỉ cần bỏ 150 nghìn đồng mua một chiếc đèn pha, chất liệu bằng đồng, cháy bằng đất đèn, kèm theo chiếc kìm tự tạo làm bằng sắt, cái giỏ, bao bì bằng vải, rồi cây kim, sợi chỉ và con dao nhỏ.
Có thời điểm, cả làng đi săn, từ dân cho đến trưởng thôn, bí thư chi bộ xóm. Ngoài gia đình ông Khoa, ông Lạc, ông Bình săn rắn độc, soi lươn nuôi con học đại học, làng còn có ông Tuyền, ông Trung, ông Hoà, ông Định, ông Hồng cũng nuôi con đi học đại học bằng cái nghề này.
Cứ vào dịp trước và sau Tết âm lịch, đêm nào dân làng Xuân Tiêu cũng đỏ đèn, í ới nhau đi tìm rắn độc. Có hôm, đứng đầu cổng làng, nhìn thốc lên cánh đồng dài rộng hàng chục cây số, thấy đèn pha rọi chi chít.
Về khuya, các thợ săn mới tản ra các ngả. Người đi vào các làng của xã khác, tiến ra dọc đê Vách Nam, kẻ vào khu nghĩa địa, cứ thế đi tìm vận may. Khoảng 4 đến 5 giờ sáng, mới thấy cánh thợ săn mệt mỏi quay về làng.
Từ cuối tháng chín âm lịch cho đến đầu tháng hai âm lịch, ruộng đồng đã được thu hoạch, rắn thường hay bám theo bờ ruộng, dễ phát hiện và dễ bắt, cảnh ấy lại diễn ra ở Xuân Tiêu.
Hai loài rắn độc thường xuyên bắt được là rắn cặp nong (khoang vàng khoang đen) và cặp nia (khoang trắng khoang đen). Hai loài rắn này sinh sản và phát triển nhanh. Rắn cặp nong rất hiền, chỉ trừ khi bị dẫm lên lưng, nó mới cắn.
Làng từng có người chết vì rắn độc. Đó là trường hợp chị Phan Thị Hạnh. Ông Phan Văn Lạc, một kỳ cựu thợ săn rắn cũng từng bị hổ mang cắn vào bàn chân phải.

Thần hộ mệnh

Gần đây người ta có vẻ không còn sợ rắn độc cắn nữa. Anh Tuấn ở Xuân Tiêu tiết lộ, một người tên là T. quê Hợp Thành, bộ đội về hưu, có một số hạt đậu hút nọc độc.
Trước đây, ông T. thường xuyên đi công tác ở nước bạn Lào. Một lần tình cờ phát hiện có loại hạt đậu chữa rắn cắn (to bằng quả cà pháo, màu nâu, cứng), ông T. mang rất nhiều về Yên Thành để giúp bà con chữa trị rắn cắn. Bây giờ dân Yên Thành quen gọi là hạt đậu Lào.
Anh Phan Văn An, một thợ săn rắn độc, cho biết thêm: “Để hút nọc độc mỗi khi bị rắn tấn công, trước hết lấy hạt đậu đó chẻ tư hoặc chẻ đôi ra làm hai nửa. Lấy kim chích vào chỗ bị rắn độc cắn cho máu phun ra. Sau đó lấy hạt đậu Lào đắp vào.
Nếu đúng nọc rắn độc thì hạt đậu sẽ mắc cứng vào chân. Khi nào hút hết nọc độc trong cơ thể, hạt đậu mới tự nhả ra. Còn không phải nọc rắn độc, hạt đậu chẳng dính vào chỗ vết thương.
Nếu muốn sử dụng hạt đậu đã qua sử dụng một lần nữa, chỉ cần ngâm nó vào bát nước vo gạo trong 24 tiếng.
Làng Xuân Tiêu từng có hàng chục người bị rắn độc tấn công, anh Quang, chị Phương, chị Hiệp, anh Tuấn, anh Trường, v.v, thoát chết nhờ hạt đậu Lào.
Hiểm họa khai thác rắn trong thiên nhiên
Tình trạng khai thác rắn trong thiên nhiên một cách bừa bãi, khiến người ta e ngại, không bao lâu nữa, loại bò sát này sẽ tuyệt chủng, Kỹ sư Hồ Thị Thu, chuyên gia về động vật lưỡng cư và bò sát, Viện Sinh thái&Tài nguyên Sinh vật, cho biết.
Thiên nhiên vốn giữ được sự cân bằng, nhất là đối với các loại động vật. Chúng tự điều hòa về số lượng cũng như đặc tính của mỗi loài.
Con yếu sẽ bị tiêu diệt để thay thế bằng những con khỏe mạnh hơn. Con lớn ăn thịt con bé, con bé ăn thịt con bé hơn nữa. Đó là sự tự sàng lọc trong thiên nhiên mà không cần bàn tay con người.
Rắn cũng là một loài thiên địch, sinh trưởng và phát triển trong tự nhiên một cách hài hòa, cân đối với các loài động vật khác. Chúng ăn cóc nhái, chuột, châu chấu, ếch, v.v, nhưng bị tiêu diệt bởi những loài ăn thịt khác lớn hơn.
Rắn trở thành một chuỗi liên quan chặt chẽ, thống nhất với các loài khác để tạo thành hệ thống hoàn hảo. Rắn sinh sản không nhiều. Nếu khai thác quá mức rắn trong tự nhiên, chuột, sâu bệnh sẽ gia tăng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Khi khai thác rắn trong thiên nhiên người ta chỉ quan tâm đến thùng gạo của mình trước khi nghe nói đến mất cân bằng sinh thái, Kỹ sư Hồ Thị Thu cho hay.
Năm 2008, Kỹ sư Hồ Thị Thu cùng một số nhà nghiên cứu đến Khu Bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu, Đồng Nai, hướng dẫn cách thức bảo tồn các loài động vật trong đó có rắn.
Bà cho biết, có những hộ dân quanh vùng chuyên thu mua rắn và một số loài động vật quý hiếm khác để làm chế phẩm, làm thuốc. Trong những bình rượu dung tích khoảng 10lít, lổn nhổn hơn chục con rắn với nhiều loại khác nhau, hổ mang, cạp nong, rắn lục được bày bán với giá, 1,5 triệu đồng/bình.
Việt Nam hiện có 192 loài rắn. Hầu hết trong số đó sinh sống và phát triển ở rừng núi. Với tốc độ khai thác rừng chóng mặt như hiện nay, không chóng thì chày, rắn sẽ trở thành “vô gia cư”. Lẽ dĩ nhiên, rừng mất thì rắn cũng không còn, bà Thu nói.
Một số cơ sở chăn nuôi rắn làm thương phẩm, tập trung nhiều ở các tỉnh miền Nam. Những cơ sở này phải đầu tư và dày công nghiên cứu để chăm sóc và phát triển vì rắn cũng là một trong những động vật khó nuôi, khó thích nghi với điều kiện nuôi nhốt. Điều đó càng cho thấy, rắn trong tự nhiên không còn nhiều.
Viện Sinh thái&Tài nguyên Sinh vật đã triển khai nhân nuôi các loài trong đó có rắn và phát triển nguồn để thả vào tự nhiên. Tuy nhiên, đó không phải là phương thức duy trì và bảo tồn loài rắn triệt để nếu không có biện pháp đồng đều bảo vệ rừng, bảo vệ ngôi nhà của nó một cách bền vững.
Tường Vi

Phan Sáng
 
** Bác Ngọc Kỳ Lân ơi ! Xin hỏi bác có biết về hạt đậu này không ạ ? Hay bác có tài liệu tham khảo về loại này thì bác cho ý kiến nhé xin cảm ơn bác trước nhé **[/QUOTE]
Về hạt đậu ‘Lào’ và vấn đề trị rắn cắn Ngọc có đôi chút kiến thức và trãi nghiệm bản thân muốn chia sẽ với bác và mọi người như sau
Hạt đậu “Lào” có thể chữa được rắn cắn nhưng trước tiên nên biết là có nhiều loại dây leo thuộc họ đậu có hạt hơi giống nhau. Tên gọi tương đối chính xác của loại hạt chữa rắn cắn là đậu Mèo. Bài thuốc này xuất phát từ tộc người Mèo đen (Miêu tộc) sống trên vùng cao chuyên sử dụng độc dược. Trong dân gian có một số người gọi nó là hạt đỗ cộ. Cách nhận biết loại hạt này như sau; bác lấy hạt này cọ sát trên quần áo cho thật nóng rồi lấy một sợi tóc nhỏ để lại gần nếu nó hút được sợi tóc thì đúng là đậu Mèo và sử dụng được.(lưu ý là cũng đúng đậu mèo gieo trồng lên nhưng nếu nó không hút được sợi tóc thì không có tác dụng hút nọc, có một số trường hợp dùng đậu Mèo không có tác dụng là vì lẽ này. Mọi người nên cẩn thận kiểm tra trước khi dùng vì rắn cắn là rất nguy hiểm, không nên sơ suất). Người Mèo họ luôn lấy hạt này trên dây mọc kề dây mây chà phun, mình học theo và đã thử nghiệm kết quả rất chính xác, các bác muốn nhân giống loại này có thể theo hướng mình gợi ý. Rất tiếc là sau này mình không còn sử dụng nên không có chia sẽ cho mọi người.
Loại đậu Mèo này hút được nọc rắn nhưng chỉ ở mức hạn chế. Với những loại rắn cực độc không nên ỷ lại vào nó mà chỉ xem nó như một giải pháp hổ trợ trong cấp cứu trước khi đi đến bệnh viện. Không nên dùng các vật bằng sắt mổ vết rắn cắn khi dùng đậu Mèo. Cũng không nên dùng gai cây bớm vì nó làm cho độc tố phát tán nhanh và người bị cắn đau nhức khủng khiếp. Đậu Mèo nên sử dụng một lần, không nên dùng lại vì tác dụng giảm rất nhiều.
Để tránh “sanh nghề tử nghiệp” các bác nuôi rắn độc nên sưu tầm một trong hai loại sau là rất hay. Một là Đá quỷ, đây là một vật hút nọc rất công hiệu được cho là ‘bùa trừ tà’ của Vương quốc Chawmpa cổ, có rải rác từ Thanh hóa trở vào. ( Tháng 4 âm lịch năm rồi tại núi Ba vân thuộc vùng núi Ba động của huyện Ba tơ, tỉnh Quảng ngãi có phát hiện mấy viên, các bác thử tìm hiểu xem sao). Hai là loại mà các thầy dụ rắn ở Ấn độ thường mang trong người tên ngọc kỳ lân, loại mà mình có đề cập trong topic ‘ hơi thở của quỷ’.
Mong là thông tin Ngọc chia sẽ có ích một chút với bác mọi người !
 
Xin hỏi bác Ngọc Kỳ Lân :
Như em muốn sở hữu ngọc kỳ lân mang trong mình thường xuyên thì có khó không ạ ?
Cách đây hơn một năm cũng sưu tầm được một miếng sừng tê , nhưng thực tế công hiệu của nó ra sao thì thực sự chua có kiểm chứng . Miếng sừng này là sừng thật , nó có tia lửa khi mình dùng đèn soi . Nhưng mà công hiệu của nó thì giông như truyền thuyết quá .
Còn nói về đá quỷ thì hôm nay là lần đầu em được nghe về nó .
Bác ho hỏi bác năm nay bao nhiêu tuổi để xưng hô cho đỡ thất thố ?
Em năm nay 37 em tuổi thìn nếu có thất thố thì mong bác bỏ qua nhé !
 
Xin hỏi bác Ngọc Kỳ Lân :
Như em muốn sở hữu ngọc kỳ lân mang trong mình thường xuyên thì có khó không ạ ?
Cách đây hơn một năm cũng sưu tầm được một miếng sừng tê , nhưng thực tế công hiệu của nó ra sao thì thực sự chua có kiểm chứng . Miếng sừng này là sừng thật , nó có tia lửa khi mình dùng đèn soi . Nhưng mà công hiệu của nó thì giông như truyền thuyết quá .
Còn nói về đá quỷ thì hôm nay là lần đầu em được nghe về nó .
Bác ho hỏi bác năm nay bao nhiêu tuổi để xưng hô cho đỡ thất thố ?
Em năm nay 37 em tuổi thìn nếu có thất thố thì mong bác bỏ qua nhé !
Ngọc kỳ lân thì tương đối hiếm nhưng mình nghĩ bạn quyết tâm sưu tầm chắc cũng không khó lắm đâu.
Về sừng tê bạn có nó là rất quý đó, giờ ít ai có được sừng tê thật. Nó vẫn là biệt dược đặc hiệu trong điều trị một số bệnh nhưng vì xu hướng xã hội đang bảo vệ loài này nên không ai muốn nói ra thôi.
Đá quỹ thì mình biết nó rất lâu rồi nhưng chưa có duyên sở hữu (nói thật là mình không đủ khả năng tài chính, viên đá vừa rồi ở Ba động bán 1tỉ 9) , hầu như người sở hữu loại này đều ở Trung quốc, Ấn độ....Người Việt của mình hình như chỉ có mua đi bán lại hoặc dẫn mối là nhiều. Không ai hiểu nhiều về nó và số tiền họ mua là quá lớn so với đời sống của dân mình.
Mình năm nay 44 tuổi,sinh năm 69 (kỷ dậu) bạn à !
 
Ngoài 2 loại đá quỷ và ngọc kỳ lân cực kỳ quý hiếm và cực kỳ đắt tiền thì anh Ngọc kỳ lân có biết loại thảo dược nào có thể dùng để sơ cứu khi bị rắn cắn nữa hay không? Nếu biết xin anh chỉ giúp.

Đậu Mèo thì có thể tìm mua ở đâu vậy anh? Gía cả thế nào anh có thể chỉ giúp tôi không?
 
Ngoài 2 loại đá quỷ và ngọc kỳ lân cực kỳ quý hiếm và cực kỳ đắt tiền thì anh Ngọc kỳ lân có biết loại thảo dược nào có thể dùng để sơ cứu khi bị rắn cắn nữa hay không? Nếu biết xin anh chỉ giúp.

Đậu Mèo thì có thể tìm mua ở đâu vậy anh? Gía cả thế nào anh có thể chỉ giúp tôi không?

Đậu mèo thì lên nhà tôi , tôi chia lại cho vài hạt .
Rẻ mà 10k một hạt không lấy lời tì nào còn đang chưa có tiền xăng của bác Mrhailua mua hộ .
 
Đậu mèo thì lên nhà tôi , tôi chia lại cho vài hạt .
Rẻ mà 10k một hạt không lấy lời tì nào còn đang chưa có tiền xăng của bác Mrhailua mua hộ .

anh hải ơi em mua 2 hạt nhé offline em nhận nhé , thân ái :6^:
 
Ngoài 2 loại đá quỷ và ngọc kỳ lân cực kỳ quý hiếm và cực kỳ đắt tiền thì anh Ngọc kỳ lân có biết loại thảo dược nào có thể dùng để sơ cứu khi bị rắn cắn nữa hay không? Nếu biết xin anh chỉ giúp.

Đậu Mèo thì có thể tìm mua ở đâu vậy anh? Gía cả thế nào anh có thể chỉ giúp tôi không?
Như đã hứa khi xin đăng ký tham gia hôm off đầu năm mình sẽ post một bài thuốc tặng anh em nuôi rắn. Nhưng quan điểm riêng của mình thì anh em nên dự trữ hạt đậu mèo trong nhà hay hơn vì bài thuốc có nhiều vị, khi bình thường thì ít ai để ý, khi có sự cố thì lại càng lúng túng. Hạt đậu Mèo thì bác Hải đã lên tiếng rồi đó.
Còn nữa - sắp tới Ngọc có bán Rượu hội mà Ngọc đang dùng để anh em tiện sử dụng hơn. Anh em nào quan tâm theo dõi trên topis bán hàng của Ngọc
http://agriviet.com/home/threads/12...g-danh-nhung-cong-dung-kha-hay-#axzz2MROMD2wT

Đậu mèo thì lên nhà tôi , tôi chia lại cho vài hạt .
Rẻ mà 10k một hạt không lấy lời tì nào còn đang chưa có tiền xăng của bác Mrhailua mua hộ .
Trong hội nuôi rắn thấy có nhiều anh em quan tâm đó Hải. Hôm đó mang theo nhiều chia lại cho anh em với.

anh hải ơi em mua 2 hạt nhé offline em nhận nhé , thân ái :6^:
Tấn Thành đang chuẩn bị vào hội nuôi rắn đây...............anhem ơi !
 
Nhà bác minhhai ở đâu vậy? Bác có thể cho địa chỉ hay số phone được không vì tôi không đi dự offline
 
Bài viết này có chút nhạy cảm nên Ngọc không công bố được - Khi nào nó không còn nhạy cảm nữa Ngọc sẽ công bố sau.
Thành thật xin lỗi anh em và bà con trên diễn đàn !
 
Last edited by a moderator:
Đây là tin của một anh bạn trẻ vào diễn đàm mà chưa post lên được có gởi mail cho Ngọc, thấy có hạt đậu Lào nên mình post phụ cho anh em nào có nhu cầu
trananamt@gmail.com


Chào anh!
Em đăng kí thành viên agriviet rồi nhưng không biết post bài, em trả lời trích dẫn thì nó cứ bảo email chưa kích hoạt, vào email thì không thấy có thư đến, chán thiệt. Em có bài viết từ trái đu đủ xanh, vào youtube.com gõ từ khóa "quả đu đủ xanh trị rắn cắn". Theo em Video này rất hay, hay hơn nhiều bài thuốc trị rắn cắn khác, nhưng không biết post bài. Em đang có khoảng hơn 10 hạt đỗ cộ, nếu anh em nào cần thì liên hệ qua mail em cho miễn phí. Thôi chào anh nha!

----------
 
CTY VI TINH NGUYÊN KIM CHÍNH NHÂN CHUYÊN CUNG CẤP LAPTOP, PC, MONITOR , MÁY IN ,SCAN ,COPY ,SEVER ,UPS CHÍNH HÃNG GIÁ TỐT LIÊN HỆ:Tel: 08.39203921 EXT:101GẶP MS.DUNG Fax: 08.39201819 HOTLINE:0938808173-01246577834.
 
Cây Man châu : giống như cây nổ lá nhỏ nhưng trái khi chín màu đen và hơi giống trái mồng tơi.

Link : http://agriviet.com/home/threads/125202-Hat-dau-meo-hat-dau-lao-Loai-thuoc-tri-noc-ran-/page2#ixzz2Nyw4OXv3
cây
này ở em có, trái nó nhiều lắm, chín đen thui,mọc hoang

hoangkhoi1986 chụp được hình post lên thử nhé, cây này trái chín ăn được,vị chua chua ngọt ngọt.
Nếu đúng anh em sẽ có một vị thuốc để trị rắn cắn rất hay,
 
Đây là tin của một anh bạn trẻ vào diễn đàm mà chưa post lên được có gởi mail cho Ngọc, thấy có hạt đậu Lào nên mình post phụ cho anh em nào có nhu cầu
trananamt@gmail.com


Chào anh!
Em đăng kí thành viên agriviet rồi nhưng không biết post bài, em trả lời trích dẫn thì nó cứ bảo email chưa kích hoạt, vào email thì không thấy có thư đến, chán thiệt. Em có bài viết từ trái đu đủ xanh, vào youtube.com gõ từ khóa "quả đu đủ xanh trị rắn cắn". Theo em Video này rất hay, hay hơn nhiều bài thuốc trị rắn cắn khác, nhưng không biết post bài. Em đang có khoảng hơn 10 hạt đỗ cộ, nếu anh em nào cần thì liên hệ qua mail em cho miễn phí. Thôi chào anh nha!

----------
Chắc là bài này
[video=youtube;DjtnjU9wOww]http://www.youtube.com/watch?v=DjtnjU9wOww[/video]
 
Mấy chục năm trước được đọc 1 bài khảo cứu của Tiến Sỹ Trần Kiên về : “300 loài rắn độc đang có tại VN” còn nhớ được bấy nhiêu :

Dù có tới 300 loài rắn có Nọc độc đang có ở VN nhưng nọc rắn được phân chia ra làm 2 loài : độc máuđộc thần kinh
Độc máu : vết cắn có màu đỏ…chảy máu và đau đớn..nọc độc làm nạn nhân chết vì trụy tim mạch
Các loại rắn nọc thuộc loại độc máu là loại rắn lục và sống ở trên cao
Độc thần kinh : vết cắn có màu đen không chảy máu và không đau đớn…nạn nhân lờ đờ hôn mê do thần kinh hư và sùi bọt mép chết
Các loại độc thần kinh là các loại rắn hổ..sống ở dưới đất trong hang hoặc bọng cây, hốc đá

Có 1 loại rắn cực độc nhất là…rắn biển gọi là “Đẹn” đuôi hình mái chèo nọc độc mạnh gấp mấy lần rắn hổ mang chúa …ngư dân bị chúng cắn thường chết nhanh nếu không cứu đúng cách và phải nhanh

Nọc độc thực ra chỉ là 1 protein lạ…nên cơ thể không thể giải mã…do đó cơ thể không thể tự hóa giải được…vì thế cần phải có các biện pháp tiêu nọc..mới cứu được nạn nhân
Nhưng nọc độc không phải là 1 chất “nhiệt bền” do không bền với nhiệt nên nhiệt độ cao sẽ làm nọc mất tác dụng do bị kết tủa hoặc tan biến mất

Có 1 anh lính Trường sơn nay đã rất già có lần kể cho lão mõ nge về 1 lần anh bị rắn núi trường Sơn Cắn
Vết cắn 2 chấm đen thui…không chảy máu…Rắn thuộc loại Hổ mang …người Y sỹ của đơn vị không có huyết thanh chống nọc rắn và vị y sỹ này nung 1 cây sắt cho đỏ lên..rồi lần lượt dí vào 2 chấm đen rắn cắn đó..da thịt cháy xèo xèo
Sau đó bảo rằng…xong rồi..bây giờ chữa vết phỏng thôi
Và xong thật anh ta sống nhăn răng cho đến giờ già rồi, anh lật chân cho xem 2 vết thẹo vẫn còn
Câu chuyện của anh lính Trường Sơn làm lão mõ nhớ đến kết luận của Trần Kiên : nọc rắn không phải là chất” nhiệt bền”

Trong sách của Trần kiên có nói đến 1 vị thuốc dân gian mà nhiều anh bộ đội vẫn thủ mạng đó là con rệp, giết con rệp ngiền nát đắp vào vết cắn…và nhai nuốt 1 con…cũng khỏi nọc độc của rắn
Ông khuyên ..nếu bắt được rệp thì cho vào chai dầu nhị thiên đường để ngâm…giống như 1 số bộ đội năm xưa làm khi y sỹ của họ không có huyết thanh chống nọc rắn
Khi hữu sự…mang ra dùng rất hiệu quả…
Có 1 lọai thuốc nữa cũng hết sức hiệu quả với tất cả các loại rắn…chưa 1 người nào chết khi uống kịp 1 hớp” rượu Hội

Rượu hội là mười mấy vị thuốc bắc ngâm trong rượu.. 1 loại rượu đặc chế của trại Rắn Đồng Tâm Mỹ tho ( Tiền Giang) có số DT đường link dưới

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/107651/o-trai-ran-lon-nhat-nuoc.html

Đến thăm trại rắn mua 1 chai rượi hội để dành…như 1 vị thần hộ mạng trong nhà hoặc khi đi chơi
Đâu có mắc tiền mà lại yên tâm
Kiếm hột đậu Lào chi cho khó khăn mà để lâu lại không được do hột đậu sẽ hóa mục đi và mất tác dụng
Đi rừng ra đồng làm gì có sẵn đu đủ….nhưng 1 cây sắt hoặc mũi dao nhọn nung đỏ…thì lại rất dễ kiếm
 
Back
Top