sưu tầm, góp thêm chút với các bác về bài chữa rắn cắn nhé
Sơ cứu bệnh nhân bị rắn cắn:
Để hạn chế tối đa chất độc do rắn cắn lan nhanh trong cơ thể trước khi chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế thì việc sơ cứu đúng cách là rất quan trọng. Theo bác sĩ, chuyên khoa I Hồ Thị Minh Thiện, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, cần sơ cứu bệnh nhân bị rắn cắn như sau:
- Hạn chế tối đa cử động phần cơ thể bị rắn cắn (vì sẽ làm cho chất độc lan nhanh trong cơ thể), nếu bị cắn ở chân thì không được đi lại hoặc chạy. Cố định chân, tay bị rắn cắn bằng nẹp và đặt nơi bị rắn cắn thấp hơn so với tim để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt.
- Buộc ga-rô tĩnh mạch phía trên vết rắn cắn khoảng 3-4 cm (nếu bị cắn ở các chi, để ngăn máu tĩnh mạch chảy về tim). Không được băng chặt, vì nếu làm ga-rô chặt không những không có tác dụng mà còn nguy hiểm do cản trở tuần hoàn động mạch và tĩnh mạch.
- Rửa sạch vết rắn cắn bằng xà phòng và nước sạch.
- Dùng dao đã khử khuẩn (hơ trên ngọn lửa) rạch một đường dài khoảng 10 mm, sâu khoảng 3mm tại vết cắn. Sau đó nặn cho máu ra, sát khuẩn vết rạch bằng cồn hoặc nước oxy già (Lưu ý : nếu vết cắn đã hoại tử hoặc rắn đã cắn hơn 30 phút thì không rạch da vì không có tác dụng)
- Dùng lá cây kim vàng 1 nắm (khoảng 30g) giã nhỏ hoặc xay mịn + 5g phèn chua pha với 100ml nước sôi để nguội, lọc lấy nước uống, bã đắp vào vết thương 30 phút / lần.
- Nếu không có lá cây kim vàng có thể dùng:
+ Nhai một nhúm nhỏ thuốc lào (khoảng 5g) nuốt nước, bã đắp vào vết rắn cắn
+ Lấy 1-2 rễ đu đủ đực, 2 lá trầu không và 1 thìa giấm thanh, nhai kỹ, nước uống, bã đắp vào vết cắn.
+ Lấy 2 lá trầu không, 2g tỏi, 2g gừng, 2g vỏ quế, 1g phèn chua. Nhai kỹ, nước uống, bã đắp vào vết cắn.
+ Lá sắn dây, lá rau ngót, lá phèn đen mỗi thứ một nắm (khoảng 30g) nhai kỹ, nước uống, bã đắp vào vết cắn.
+ Hạt đậu lào 1 hạt tách làm đôi đặt vào tại chỗ vết rắn cắn (hạt đậu sẽ hít chặt vào vết thương) đến khi hạt đậu tự rơi ra, lấy nửa còn lại đặt tiếp vào chỗ rắn cắn.
Sau khi sơ cứu cần bất động chi bị rắn cắn và đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế. Nên chuyển nạn nhân bằng cáng, xe ô tô, không nên chở bằng xe đạp, xe máy nhất là khi nạn nhân có dấu hiệu nặng.
Chú ý cần phải theo dõi sát tình trạng hô hấp của bệnh nhân, nếu quan sát thấy môi bệnh nhân tím tái cần phải thực hiện biện pháp hô hấp nhân tạo. Vì nguyên nhân tử vong hàng đầu là suy hô hấp do liệt cơ hô hấp, nên nếu không được hô hấp nhân tạo kịp thời, có thể bệnh nhân sẽ chết trước khi đến được bệnh viện
Thuốc hút nọc: đặc biệt là cục nọc và đậu nọc.
Có nhiều cách làm cục nọc, thông dụng nhất là làm từ sừng nai cắt khúc nhỏ, nắm đất sét bao ngoài, bỏ vào đông trấu đốt 12 tiếng, đem ra để nguội, tẩm phèn xanh rồi nắm đất sét đốt lại 6 tiếng, đem ra để nguội cho vào lọ nút kín để dùng. Khi bị rắn cắn, dùng dao khía cho vết cắn hơi chảy máu, rồi đặt cục cọc vào vết cắn. Nó có sức hút rất mạnh, hút cho đến khi no máu và nọc độc mới rơi ra. Sau khi sử dụng, ngâm cục nọc vào rượu, cồn hoặc giấm trong 30 phút, đem phơi hay sấy khô hoặc đốt trong lửa khoảng 10 phút, lau sạch để dành dùng lần khác.
Đậu nọc hay đậu mèo, đậu rừng thuộc chi Mucuna, họ Đậu (Fabaceae). Dùng hạt khô to bằng ngón tay. Lấy hạt bổ đôi theo đường sống giữa và áp vào vết cắn để hút nọc ra. Lưu ý hạt đậu nọc có độc nên không dùng để uống.
Thực nghiệm cho thấy phải đặt cục nọc vào vết rạch chỗ rắn cắn tức thời thì may ra có thể hút bớt một phần nào lượng nọc ở gần bề mặt của da, chúng không thể hút khi nọc đã ngấm sâu vào cơ thể.
Thuốc giải độc nọc rắn, thải nọc và ngăn ngừa nọc lan tỏa
Bài thuốc Hội thường dùng (1953): trầu 2 - 3 lá tùy lớn nhỏ, vôi ăn trầu một cục bằng ngón tay, gừng 1 củ to bằng ngón chân cái, quế một miếng bằng 2 ngón tay, phèn một cục bằng ngón tay út. Nhai nuốt nước hoặc đâm vắt nước cho uống, xác đắp vào vết cắn.
Viện Đông y Hà Nội (1968) có công thức sau: lá trầu không 40g, vôi 20g, quế 80g, gừng tươi 40g, phèn chua 20g (nửa phi, nửa để sống). Quế và phèn chua tán bột, gừng và trầu không giã nhỏ, lấy nước cốt trộn với thuốc bột và một ít hồ làm thành viên 10g, phơi khô để dùng.
Bài thuốc ngâm rượu (Rượu Hội) sản xuất ở Xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội (1962), được Hội đồng Dược điền ghi lại: hà thủ ô đỏ 40g, quế thanh 40g, xuyên bối mẫu 40g, bán hạ chế 24g, bạch thược 24g, bạch chỉ 24g, bạch đậu khấu 24g, hùng hoàng 20g, ngũ linh chi 16g, bào sơn giáp 16g. Tán nhỏ, ngâm rượu 40° trong 15 ngày, lắc đều trước khi dùng.