Hệ thống phun thuốc bảo vệ thực vật tự động

  • Thread starter Hoàng Dũ
  • Ngày gửi
Tình cờ đọc bài này rất hay nên chia sẽ cho các bác đang trồng trọt một sáng kiến made in Việt Nam.
Cậu học trò 'cứu tinh' của nông dân

Nhìn bác nông dân bước ra từ vườn rau ướt sũng thuốc trừ sâu, cậu học sinh Phạm Văn Quý nảy ý tưởng chế tạo hệ thống phun thuốc tự động. Thành quả này mang tới cho cậu học trò Đà Lạt hai giải nhất thi khoa học.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông tại khu Nam Hồ thuộc vùng ven Đà Lạt, từ nhỏ Phạm Văn Quý đã có sở thích mày mò, chế tạo nhiều loại vật dụng. Với học lực loại giỏi và có năng khiếu môn vật lý nên cậu học sinh lớp 11A3 trường THPT Trần Phú Đà Lạt thường xuyên được học bổng.

anhso-104928_quy.jpg

Phạm Văn Quý bên công trình đạt 2 giải nhất "Hệ thống phun thuốc bảo vệ thực vật tự động". Ảnh: Quốc Dũng.
Trong một lần đi học về, nhìn thấy bác nông dân mang bình thuốc trừ sâu bước ra từ vườn rau với bộ dạng ướt sũng nước thuốc, Quý thấy công việc quá độc hại. Hàng ngày, ba mẹ Quý cũng phải làm những việc tương tự để nuôi sống gia đình. Từ đó, cậu học trò nghèo quyết tâm chế tạo hệ thống phun thuốc bảo vệ thực vật tự động, để giảm bớt sự độc hại cho người dân phố núi khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Sau khi xin được ít tiền từ bố mẹ, cậu mua ngay các vật dụng cần thiết và lao vào mày mò.
Quý cho biết, hệ thống này thiết kế khá đơn giản, hoạt động theo nguyên lý ròng rọc chuyển động trong vật lý. Chiếc mô tơ loại nhỏ từ chỗ chỉ chạy một chiều đã được lập trình lại và có thể chạy được 2 chiều, điều khiển bằng một công tắc nhỏ bên ngoài. Mô tơ gắn thêm đoạn dây cu roa nối với một trục và được cậu lấy từ chiếc trục sau của vành xe đạp có gắn dây kéo để di chuyển hệ thống cần phun được treo cao 60-80cm.
Lần bơm thử trên vườn rau ở nhà, Quý nhận được sự tán thưởng, ngạc nhiên và nể phục từ ba mẹ và các chú các bác làm vườn xung quanh. Mô tơ hoạt động đẩy hệ thống dàn phun gồm 3 cần, mỗi cần có 3 béc phun lướt nhanh trên không và nhả thuốc nhẹ và đều xuống hai luống rau bên dưới.

anhso-104933_quy-1.jpg

Hệ thống này giảm bớt sự độc hại cho người nông dân khi phun thuốc trừ sâu. Ảnh: Quốc Dũng
Với hệ thống này, việc phun thuốc trừ sâu vừa nhanh lại đảm bảo đều thuốc hơn so với cánh phun thủ công. Quan trọng hơn, nó không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người lao động vì không phải cầm trực tiếp cần phun đi qua các luống rau.
Như vậy, người nông dân chỉ cần nối ống dẫn với bình thuốc pha sẵn, dùng máy bơm đẩy thuốc lên và vận hành hệ thống ròng rọc, cần phun chạy được 2 lượt là có thể hoàn thành việc phun thuốc.
Song với cậu, hệ thống này vẫn còn hạn chế như: không điều chỉnh được tốc độ chạy của mô tơ để cần phun có thể đi nhanh chậm theo ý muốn, cần cài thêm rơ le tự động để khi xảy ra sự cố hệ thống sẽ ngừng hoạt động ngay.
Việc chế tạo tiến hành từ tháng 12 năm ngoái, Quý đã đăng ký đề tài của mình tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật học sinh THPT tỉnh Lâm Đồng lần 3 diễn ra năm nay. Vượt qua hàng chục đề tài thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, công trình "Hệ thống phun thuốc bảo vệ thực vật tự động" đã mang về 2 giải nhất cho PhạmVăn Quý: giải nhất trong lĩnh vực Vật lý - cơ khí và giải nhất cá nhân của hội thi.
Nhiều nhà vườn Đà Lạt hiện áp dụng hệ thống phun thuốc trừ sâu này, giảm nguy cơ bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe do tiếp xúc với hóa chất độc hại.
Quốc Dũng

"Trích từ trang VnExpress"
 


Hệ thống này chỉ có thể áp dụng cho cây rau , liệu có thể cải tiến thành hệ thống phun sương cố định ko nhỉ ???
 
em cũng đang quan tâm đến cái này. ko biết liên hệ như thế nào?
 
Tuổi trẻ, làm dc như vầy là rất hay, có ý tưởng, tu duy.

Nhưng chỉ áp dụng cho mỗi công việc.

Áp dụng cho 1ha thử xem sao? Vốn có đầu tư nổi ko, nhất là phần ống dẫn thuốc.
 
Tuổi trẻ, làm dc như vầy là rất hay, có ý tưởng, tu duy.

Nhưng chỉ áp dụng cho mỗi công việc.

Áp dụng cho 1ha thử xem sao? Vốn có đầu tư nổi ko, nhất là phần ống dẫn thuốc.
Em nó thiết kế theo quy mô nhỏ mà bác. Mình đem cái máy gặt đập liên hợp về gặt trên mấy thửa ruộng bậc thang nhà mình được không ạ ?. Theo em nghĩ thì mình nên vỗ tay cho tinh thần ham học cái đã. Chỉ cần nâng công suất mô tơ lên để có thể mang luôn cái bình thuốc thì đỡ mất công rườm rà mấy sợi dây dẫn.
 
Ở mục "Chuyện Đó Đây" bên dưới có bài nói về máy bay siêu nhẹ dùng xịt thuốc diệt côn-trùng. Ở bên Úc cũng dùng cách nầy cho mấy đồn-điền lớn. Nếu chỉ cần xịt một vài mẫu thì người ta thiết-kế trên 1 máy cày. Hai bên máy cày có hai "cánh tay" soãi dài ra như cánh máy bay, dọc theo cánh tay nầy là các béc phun. Anh em tui tui bắt chước làm vậy, nhưng nhỏ hơn, xịt mỗi bên được 5,5m, tức là 3 liếp, tổng-cộng 1 lần xịt 7 liếp. Chậu xúc phân sau máy cày được dùng làm chỗ để chở bồn thuốc và một máy bơm áp-xuất chạy bằng xăng. Cây còn nhỏ, chạy bánh xe vào rảnh giữa 2 liếp, nhưng khi cây lớn thì không được. Sau nầy chúng tôi phải chừa đường cho máy cày chạy, cứ 6 liếp 1 đường chạy, hai cánh tay 2 bên nâng cao lên.
Còn trong nhà kiếng, chúng tôi pha thuốc vào hệ-thống phun sương làm mát. Có cái hay cũng có cái dỡ :
- Hay : Người xịt không có phải ở trong nhà kiếng lúc đăng xịt.
- Dỡ : Nhưng sâu rầy chúng cũng ranh lắm! Kiếm chỗ núp rất tài.
Thân.
 
Hình như cái này muốn xài thì cần phải có giàn treo chứ đâu có chạy được trên đất? Ở vn liệu có bao nhiêu đất canh tác nông nghiệp được trang bị như vậy đây? Hơi ko thực tế với đa số nhưng với thiểu số tại khu of cu cậu ấy. Thôi thì tạm duyệt.
Chỉ có điều là thấy mấy cái bec phun sương sao mà tán đẹp vậy ko biết? Ko biết nguời ta có bán rộng rãi món đó trên thị trường ko?
Bài viết đó chỉ có 1 chỗ baby ko hiểu. Không biết "lập trình lại cái máy bơm" nghĩa là làm cái gì?
 

Tuổi trẻ, làm dc như vầy là rất hay, có ý tưởng, tu duy.

Nhưng chỉ áp dụng cho mỗi công việc.

Áp dụng cho 1ha thử xem sao? Vốn có đầu tư nổi ko, nhất là phần ống dẫn thuốc.
Con chỉ là học sinh thôi mà, đâu đã có khả năng đầu tư cho 1 ha.
 
Đó chỉ là một cái máy phun thuốc trừ sâu, chỉ chuyên xài trong một hoàn cảnh thôi.
Có điều là bài viết xài từ đao to búa lớn làm người mới đọc cái đầu bài đã bị choáng rồi.
*
 


Back
Top