Hổ trợ bệnh GUMBORO

tình hình là hiện giờ gà e có nguy cơ bị gumboro các bác anh,chị, em, nào đã từng bị cho e xin 1 lời khuyên nhé
+hôm qua mới bị 1 con bữa nay vào cho ăn có khoảng 20 con....................:1^:
+triệu chứng:gà ko ăn ko uống đứng cú rũ đi phân trắng............:1^:
+a hoangtu đã chỉ dẫn em bơm vitamin c vào cho uống ko có thuốc trị
+co ai đã từng bị như vậy cho e xin cái lời khuyên nhé nếu có thuốc gì chỉ e dùm luôn em dùng hết..........
+gà e đã tiêm vòng vacxin gum lần 2 cách đây 13 ngày.e tiêm lúc gà 25 ngày tuổi
+cho e hỏi ngoài việc vacxin ra còn cách nào phòng ngừa gum hiệu quả nhất
+bệnh nó có lây ko???con bệnh mình cần phải cách ly ra liền ko????
+1 số người kêu e dùng thuốc tây liệu có đc ko???
xin đc sự giúp đỡ của các anh.chị.em .chú bác trong diễn đàn
e chân thành cảm ơn
 


Last edited:
nguyên nhân hả stress là cái chính đưa đến bệnh gum em ráng suy gẫm lại xem sai lầm nằm ở đâu nha.:blink: làm gum 2 lần rồi mà vẫn bị thì cái này hơi ít thấy ah. Theo anh thì nhiệt độ hiện nay quá cao vào buổi trưa do đó từ 10h đến 14h chiều chỉ cho gà ăn rau xanh ko sử dụng tacn kết hợp cho un glucose và C có thể tránh stress và hạn chế bị gum.
cái này cần tham khảo thêm ý kiến nhìu người nữa nha:lol: mình sợ bị quy trách nhiệm kaka
 


nguyên nhân hả stress là cái chính đưa đến bệnh gum em ráng suy gẫm lại xem sai lầm nằm ở đâu nha.:blink: làm gum 2 lần rồi mà vẫn bị thì cái này hơi ít thấy ah. Theo anh thì nhiệt độ hiện nay quá cao vào buổi trưa do đó từ 10h đến 14h chiều chỉ cho gà ăn rau xanh ko sử dụng tacn kết hợp cho un glucose và C có thể tránh stress và hạn chế bị gum.
cái này cần tham khảo thêm ý kiến nhìu người nữa nha:lol: mình sợ bị quy trách nhiệm kaka
cảm ơn anh,đường gluco và c thì e cho uống hằng ngày mà lúc nào cũng pha vào máng nước cho gà uống hết,còn stress chắc e cũng bit nguyên nhân rồi cảm ơn anh
 
Nói thiệt bạn đã chăn nuôi thì nên hạn chế cho nhiều người vào trại để để phòng dịch bệnh, nến có vào thì cũng nên khử trùng giày dép, quần áo rồi hãy cho vào, bạn để ý các trại gà lớn họ vẫn luôn tuân thủ như vậy.
 
Last edited by a moderator:
Nói thiệt bạn đã chăn nuôi thì nên hạn chế cho nhiều người vào trại để để phòng dịch bệnh, nến có vào thì cũng nên khử trùng giày dép, quần áo rồi hãy cho vào, bạn để ý các trại gà lớn họ vẫn luôn tuân thủ như vậy.

Hi hi..Ý kiến bạn rất đúng, nó có vẻ như cách làm của Hội chưa được chính xác.
Do cách lập luận, nhưng nếu chúng ta làm vaccine mà vẫn xảy ra...thì nguyên nhân nên xem ở gốc độ nào.?.

Quả thực, buổi sáng sớm Hội tập hợp đi là có nguyên nhân. Lúc đầu định chọn nhiều thêm trại để đi nhưng cuối cùng chỉ đến duy nhất trại của Phát.

Bệnh Gumboro là bênh rất thường xảy ra trong chăn nuôi công nghiệp, việc dùng vaccine Gumboro tỷ lệ bảo hộ không được tốt như tất cả những vaccine khác. Do cấu trúc ARN nên dễ biến chủng.

Phát đang sử dụng vaccine của [Nhấn vào đây nếu bạn không thể thấy], chúng tôi không khuyến cáo công ty nào vaccine tốt nhất...Tôi đang sử dụng vaccine của [Nhấn vào đây nếu bạn không thể thấy], đợt trước sử dụng của [Nhấn vào đây nếu bạn không thể thấy]..và Gumboro tôi không dám chắc là mình tốt hơn nhưng trong khả năng thì Gumboro không đáng ngạy.

Tôi không lý luận theo cách để Hội tiến hành những đợt tiếp theo, tuy nhiên..mong bạn hiểu chúng tôi biết phải làm gì tốt nhất cho trang trại mà chúng tôi ghé thăm.

Thân ái.

Ghi chú: [Bạn không thể xem tên vaccine này]khi nào bạn cần cứ gởi vào hộp thư riêng nha. Sợ nhất! là khi chia sẽ dễ trở thành quảng cáo..hi hi..
 
Last edited:
cảm ơn các anh đã đóng góp ý kiên.e biết nguyên nhân sao gà stress rồi.buổi tối đang ngủ tự nhiên đàn gà nhảy lên chay tùm lum em chạy ra xem thì có cái lổ như có con nào mới chạy vô.là sáng hôm sau gà bệnh luon.đó cũng là 1 kinh nghiệm ae xem rút kinh nghiệm nhé.
hiện giờ gà đã khỏe tổn hao 10 %:7^:
 
gà của bạn không phải lên gumboro đâu. theo như bạn mô tả thì không phải gum. gum thì gà nó uống nhiều nước và rất sung vào những ngày đầu sau đó mới ủ rủ và gum thì gà không ỉa phân tráng mà là phân xanh vàng có nhớt và sốt cao. theo mô tả thì mình đoán gà bạn bị bệnh phân trắng ở gà con. hoặc là bạch lỵ.bạn nên mang ra thú y để mổ để chẩn đoán lâm sàn. và cho thuốc chính sát hơn để hạn chế hao hụt thấp nhất
chúc bạn thành công

--------

gà của bạn không phải lên gumboro đâu. theo như bạn mô tả thì không phải gum. gum thì gà nó uống nhiều nước và rất sung vào những ngày đầu sau đó mới ủ rủ và gum thì gà không ỉa phân tráng mà là phân xanh vàng có nhớt và sốt cao. theo mô tả thì mình đoán gà bạn bị bệnh phân trắng ở gà con. hoặc là bạch lỵ.bạn nên mang ra thú y để mổ để chẩn đoán lâm sàn. và cho thuốc chính sát hơn để hạn chế hao hụt thấp nhất
chúc bạn thành công
 
Last edited by a moderator:
tình hình là hiện giờ gà e có nguy cơ bị gumboro các bác anh,chị, em, nào đã từng bị cho e xin 1 lời khuyên nhé
+hôm qua mới bị 1 con bữa nay vào cho ăn có khoảng 20 con....................:1^:
+triệu chứng:gà ko ăn ko uống đứng cú rũ đi phân trắng............:1^:
+a hoangtu đã chỉ dẫn em bơm vitamin c vào cho uống ko có thuốc trị
+co ai đã từng bị như vậy cho e xin cái lời khuyên nhé nếu có thuốc gì chỉ e dùm luôn em dùng hết..........
+gà e đã tiêm vòng vacxin gum lần 2 cách đây 13 ngày.e tiêm lúc gà 25 ngày tuổi
+cho e hỏi ngoài việc vacxin ra còn cách nào phòng ngừa gum hiệu quả nhất
+bệnh nó có lây ko???con bệnh mình cần phải cách ly ra liền ko????
+1 số người kêu e dùng thuốc tây liệu có đc ko???
xin đc sự giúp đỡ của các anh.chị.em .chú bác trong diễn đàn
e chân thành cảm ơn
Thấy bạn lo lắng không khác gì những ngày đầu tôi bước chân vào "chuồng gà" cả. Giờ đây xin mạng phép lấy kinh nghiệm của 6 lứa gà ra chia sẻ cùng bạn. (Mình không phải dân thú y chính hiệu nên có gì sai sót mong các bác bỏ qua).
Theo như mô tả của bạn thì mình nghĩ gà bạn đang bị gum rồi đó. Tuy nhiên bạn đã quan sát "chưa kịp" thời lắm. Đúng hơn là bạn sẽ nhận thấy dấu hiệu kém ăn ngay trong ngày hôm trước (trước khi gà bắt đầu chết) Ví dụ thông thường bạn cho ăn 10kg thức ăn/lần nhưng đến giờ cho gà ăn bạn vào thấy còn thức ăn trong máng. Thực tế thì lượng thứ ăn sẽ tăng dần từ lúc bắt đầu nuôi đến khi gà đạt trọng lượng tối đa (tuỳ giống) hay còn gọi là ở tuổi trưởng thành. Như vậy nếu lượng thức ăn dư trong máng nghĩa là gà bạn đang gặp vấn đề.
Gà thường bị gum nhất ở giai đoạn từ 15 đến 42 ngày tuổi. Do vậy trong time này nếu gà có dấu hiệu kém ăn thì bạn phải phòng gum ngay (vẫn dùng vaccine theo đúng lịch).
Còn chuyện bạn dùng vaccine đúng mà gà vẫn bị thì có rất nhiều nguyên nhân. Bản chất của vaccine là tốt tuy nhiên do quá trình vận chuyển từ nhà máy sản xuất về đến tay bạn không ít lọ vaccine đã không còn tốt nữa; rồi từ tay bạn vào cơ thể con gà cũng là một quá trình. Do vậy chuyện dùng vaccine là giống như chúng ta ăn ngủ hằng ngày nhưng vẫn bệnh là chuyện không thể nói biết được.
Như các anh trước đã nói, nguyên nhân của gum là do gà bị stress; stress cũng là nguyên nhân dẫn đến gà cắn mổ nhau (mổ phao câu, rút ruột). Vì vậy trong giai đoạn mẫn cảm với gum (15 -42 ngày tuổi) cần hạn chế tối đa tác nhân gây stress cho gà (thay chất độn cũng là một nguyên nhân gây stress). Nói như vậy không có nghĩa là không thay chất độn nhé (cái này chỉ có mỗi mình làm thôi vì lười thay).
Pháp đồ phòng bệnh gum như sau: Paracetamol 500mg (thuốc cho người đó) 1 viên /25kg thể trọng. Cho uống định kỳ 5 ngày một lần, mỗi lần một ngày (dùng trong thời kỳ mẫn cảm với gum) vì thuốc này rất rẻ 500vnd/viên nên bạn yên tâm mà dùng.
Ngoài ra cho uống thuốc bổ (C, điện giải, glucose,... bình thường)
Khi gà có dấu hiệu bỏ ăn tăng liều gấp đôi + Ulitevi C nhầm hạ sốt tối đa và bù nước.
Pháp đồ trị gum: Khi đã có gà chết mà xác minh là gum thì tìm ngày Anti Gum của Năm Thái (nhiều lúc tìm không ra thì vẫn dùng Paracetamol như trên liều 2 viên/25kg thể trọng + Bột bù nước + các thuốc trợ lực. Nếu dùng kháng thể Hanvet thì chỉ nên tiêm cho những con còn khoẻ mạnh (đủ sức tạo đề kháng). Những con ủ rủ nằm vẹp thì cần cách ly để khỏi bị đạp chết (mấy con khoẻ đạp) đồng thời chịu khó nhỏ dung dịch thuốc như trên trực tiếp vào miệng nó 1 giờ / lần cho đến khi những con đó có thể tự uống nước được. Cách này sẽ hạn chế tỷ lệ chết rất tốt (tốn công nhưng dù sao vẫn đỡ hơn là thức cả đêm chỉ để nhìn nó chết!!!)
Gần như gum chỉ phát và chết trong vòng 3 ngày, nếu không can thiệp kịp có thể chết đến 70% tổng đàn.
Trong lúc gà bị gum, thường thấy nhiệt độ trong chuồng rất cao nhưng con gà lại chết vì bị lạnh!!! Cái này thì bó tay nhưng thực tế thấy vậy nên cần lưu ý giữ ấm cho nó chứ không phải làm mát cho nó!!!
Lúc này chắt bạn đã vượt qua giai đoạn gum này rồi. Mong sao bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong lần sau.
Chúc những người nuôi gà nói không với gumboro!!! Đây là HIV trên gà đó!!!!
 

Thấy bạn lo lắng không khác gì những ngày đầu tôi bước chân vào "chuồng gà" cả. Giờ đây xin mạng phép lấy kinh nghiệm của 6 lứa gà ra chia sẻ cùng bạn. (Mình không phải dân thú y chính hiệu nên có gì sai sót mong các bác bỏ qua).
Theo như mô tả của bạn thì mình nghĩ gà bạn đang bị gum rồi đó. Tuy nhiên bạn đã quan sát "chưa kịp" thời lắm. Đúng hơn là bạn sẽ nhận thấy dấu hiệu kém ăn ngay trong ngày hôm trước (trước khi gà bắt đầu chết) Ví dụ thông thường bạn cho ăn 10kg thức ăn/lần nhưng đến giờ cho gà ăn bạn vào thấy còn thức ăn trong máng. Thực tế thì lượng thứ ăn sẽ tăng dần từ lúc bắt đầu nuôi đến khi gà đạt trọng lượng tối đa (tuỳ giống) hay còn gọi là ở tuổi trưởng thành. Như vậy nếu lượng thức ăn dư trong máng nghĩa là gà bạn đang gặp vấn đề.
Gà thường bị gum nhất ở giai đoạn từ 15 đến 42 ngày tuổi. Do vậy trong time này nếu gà có dấu hiệu kém ăn thì bạn phải phòng gum ngay (vẫn dùng vaccine theo đúng lịch).
Còn chuyện bạn dùng vaccine đúng mà gà vẫn bị thì có rất nhiều nguyên nhân. Bản chất của vaccine là tốt tuy nhiên do quá trình vận chuyển từ nhà máy sản xuất về đến tay bạn không ít lọ vaccine đã không còn tốt nữa; rồi từ tay bạn vào cơ thể con gà cũng là một quá trình. Do vậy chuyện dùng vaccine là giống như chúng ta ăn ngủ hằng ngày nhưng vẫn bệnh là chuyện không thể nói biết được.
Như các anh trước đã nói, nguyên nhân của gum là do gà bị stress; stress cũng là nguyên nhân dẫn đến gà cắn mổ nhau (mổ phao câu, rút ruột). Vì vậy trong giai đoạn mẫn cảm với gum (15 -42 ngày tuổi) cần hạn chế tối đa tác nhân gây stress cho gà (thay chất độn cũng là một nguyên nhân gây stress). Nói như vậy không có nghĩa là không thay chất độn nhé (cái này chỉ có mỗi mình làm thôi vì lười thay).
Pháp đồ phòng bệnh gum như sau: Paracetamol 500mg (thuốc cho người đó) 1 viên /25kg thể trọng. Cho uống định kỳ 5 ngày một lần, mỗi lần một ngày (dùng trong thời kỳ mẫn cảm với gum) vì thuốc này rất rẻ 500vnd/viên nên bạn yên tâm mà dùng.
Ngoài ra cho uống thuốc bổ (C, điện giải, glucose,... bình thường)
Khi gà có dấu hiệu bỏ ăn tăng liều gấp đôi + Ulitevi C nhầm hạ sốt tối đa và bù nước.
Pháp đồ trị gum: Khi đã có gà chết mà xác minh là gum thì tìm ngày Anti Gum của Năm Thái (nhiều lúc tìm không ra thì vẫn dùng Paracetamol như trên liều 2 viên/25kg thể trọng + Bột bù nước + các thuốc trợ lực. Nếu dùng kháng thể Hanvet thì chỉ nên tiêm cho những con còn khoẻ mạnh (đủ sức tạo đề kháng). Những con ủ rủ nằm vẹp thì cần cách ly để khỏi bị đạp chết (mấy con khoẻ đạp) đồng thời chịu khó nhỏ dung dịch thuốc như trên trực tiếp vào miệng nó 1 giờ / lần cho đến khi những con đó có thể tự uống nước được. Cách này sẽ hạn chế tỷ lệ chết rất tốt (tốn công nhưng dù sao vẫn đỡ hơn là thức cả đêm chỉ để nhìn nó chết!!!)
Gần như gum chỉ phát và chết trong vòng 3 ngày, nếu không can thiệp kịp có thể chết đến 70% tổng đàn.
Trong lúc gà bị gum, thường thấy nhiệt độ trong chuồng rất cao nhưng con gà lại chết vì bị lạnh!!! Cái này thì bó tay nhưng thực tế thấy vậy nên cần lưu ý giữ ấm cho nó chứ không phải làm mát cho nó!!!
Lúc này chắt bạn đã vượt qua giai đoạn gum này rồi. Mong sao bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong lần sau.
Chúc những người nuôi gà nói không với gumboro!!! Đây là HIV trên gà đó!!!!
cảm ơn những lời góp ý chân thành của a....hiện tại là e cũng đang dùng phương pháp y như a nói vậy ak
thiệt hại 10 % sáng hôm nay gà đã ăn lại bình thường,biết đòi ăn thấy vui rong người trở lại hy vọng "SAU CƠN MƯA TRỜI LẠI SÁNG :huh::huh::huh:" (đừng tối nữa mệt lắm rồi :wacko:.............
cảm ơn tất cả anh chị em cô bác đã chỉ giúp
 
phattheoct: chuyến này chắc là hao hụt về kinh tế lắm đấy hen.
Bệnh gumboro: - Tuy có hơi muộn nhưng xin lưu ý các bác mình nha.
- Giai đoạn nhỏ: 2 - 3 tuần tuổi.
+ Gà mổ cắn nhau (dễ nhầm với bệnh mổ cắn nhau ở gà).
+ Phân loãng màu trắng.
+ Sốt.
+ Sau vài ngày chân có xuất huyết lấm tấm như đinh ghim.
==> Điều trị:
+ Nếu chưa nhỏ vaccine Lasota thì nên chủng vaccine lúc này (toàn đàn).
+ Nhỏ thuốc bổ (Redmin + thuốc hạ sôt ở gà + utralyte-C).
+ Bắt nhốt riêng những con ốm, thường xuyên nhỏ thuốc bổ cho những con này.
-> Qua ngày hôm sau, con nào đứng dậy thì sẽ sống.

Giai đoạn lớn : từ 2 - 3 tuần tuổi trở đi.
+ Phân loãng màu trắng hoặc phân loãng màu vàng.
+ Sốt --> Nằm ủ rủ --> xuất huyết lấm tấm như đinh ghim.
+ Có khả năng kết hợp thêm tụ huyết trùng.
==> Điều trị:
+ Nếu chưa chủng vaccine Newcastle hệ M thì nên chích vaccine lúc này (toàn đàn ~ 1- 1,5cc/con, tuỳ trọng lượng).
+ Nhỏ thuốc bổ (Redmin + thuốc hạ sôt ở gà + utralyte-C).
+ Sau đó khoảng 0,5 giờ nên hoà Kháng sinh + đường glucoza cho gà uống.
+ Bắt nhốt riêng những con ốm, thường xuyên nhỏ thuốc bổ cho những con này.
-> Qua ngày hôm sau, con nào đứng dậy thì sẽ sống.
* Hiện nay, người ta hay dùng KT gumboro nhưng tỷ lệ cứu sống cả đàn không cao so với dùng vaccine Newcastle chủng.
Dù sao đợt này phattheoct cũng rút ra kinh nghiệm hen -_-
 
biencuonghue đã viết:
+ Nếu chưa nhỏ vaccine Lasota thì nên chủng vaccine lúc này (toàn đàn).
+ Nếu chưa chủng vaccine Newcastle hệ M thì nên chích vaccine lúc này (toàn đàn ~ 1- 1,5cc/con, tuỳ trọng lượng).

Chào bạn, hôm nay đọc lại tự nhiên thấy thắc mắc...hi hi...
Sao đang bị Gum mà tiêm lắm thế? ..Bạn giải thích dùm chổ này cho bà con hiểu thêm ...
Cuối tuần vui vẻ nhé.:6^:
 


Back
Top