hỏi cách bắt ong mật về nuôi

  • Thread starter vovankiet
  • Ngày gửi
gần nhà mình mới có 1 tổ ong mật bằng quả nón mới ghé đến đc 4 ngày trên bụi tre cao bạn nào có cách bắt về nuôi không chỉ hộ mình
 


Dùng túi hặc màn ụp toàn bộ số ong đó vào sau đó rũ vào thùng ong có 1-2 cầu nhộng không có ong thợ chuyển xa khỏi chỗ bắt 1km . Nếu chỗ khó không ụp đc toàn bộ đàn thì bắt ong chúa vào dọ cheo vào túi bắt để gần chỗ ong tập trung, ong thợ sẽ tập trung vào đó
 
bạn này khéo đùa , con ong chúa nó nằm sâu trong tổ họa hoằn lắm mới thấy nó bò ra , bác làm như dễ bắt lắm đấy , trong vườn nhà tôi cũng có tổ ong mất mà không dám bắt , sợ nó bỏ đi thì tiếc mà bắt cả tổ là bỏ luôn đan ong
 
He he bạn chưa nuôi ong thì nói vậy thôi, cứ hỏi những người nuôi ong xem họ cứ bới hết cả tổ ong ra 5-10 p là bắt đc ong chúa , chuyện vặt ấy mà
 
Ong chúa rất linh động, chúng liên tục di chuyển trong tổ. Do đó, thường chỉ cần nhìn ở một vị trí cố định trong tổ tối đa khoảng 20 phút là bắt gặp ông chúa. Tuy nhiên, nếu chúng ta làm ong hoãng loạn thì ong chúa sẽ trốn vào chỗ kín và ong thợ vây kín ong chúa sẽ rất khó tìm thấy, chỉ còn cách vạch để tìm.
Việc bắt ong tự nhiên đối với người nuôi ong rất dễ. Thường thì người ta dùng cầu ong có nhộng đẹp (có thể sử dụng bánh tổ đẹp có sẵn của đàn ong tự nhiên), rũ bỏ hết ong trưởng thành dùng cây hoặc dây buộc áp sát vào đàn ong cần bắt (nếu đàn ong đã có bánh tổ thì cắt bỏ toàn bộ để ong tập trung bám vào cầu mới do chúng ta đem lại). Khi ong bám khá đông vào cầu (thường trên 70% quân số) kiểm tra xem có chúa trong cầu hay chưa, nếu có lấy cầu vào thùng đặt gần đó, đậy nắp không kín, chờ đến khi toàn bộ ong vào thùng, đậy kín nắp thùng và đem thùng ong về nhà nuôi. Đối với cách này không phải nhốt ong chúa và tỷ lệ thành công đến 100%.
Nếu không có cầu ong có nhộng sẵn hoặc không có bánh tổ tự nhiên thì chúng ta thực hiện như sau: Tìm bắt và nhốt ong chúa vào lò xo bằng dây kẽm do chúng ta tạo ra, lò xò nên làm có kẻ hở sao cho ong chúa không đi qua được nhưng ông thợ qua được để vào cung cấp thức ăn cho ong chúa. Treo chúa vào trong thùng ong, dùng tay hay túi nhựa để hốt phất lớn lượng ong thợ vào thùng (khoảng trên 30% quân số), đậy nắp thùng không kín, chờ đến khi toàn bộ ong vào thùng, đậy kín nắp thùng và đem thùng ong về nhà. Khoảng 4 ngày sau tiến hành thả chúa ra. Đối với cách này tỷ lệ thành công chỉ khoảng 40%. 60% còn lại thì ong sẽ bốc bay một thời gian ngắn sau khi thả chúa.
 
mình nuôi ong nhưng chẳng bắt ong rùng bao giờ , thấy người ta làm vậy
thì cũng chém gió tý cho vui .cách của bạn nhan- mình thấy hợp lý chắc bạn chuyên nghiệp. Nhưng theo mình nếu muốn nuôi ong thì mua ngay 1 đàn rẻ hơn là đầu tư để bắt đàn ong có khi mất không cầu nhộng mệt người, mình thấy ong tụ ở đâu đó mình cũng không bắt
 
Đối với người nuôi ong chuyên nghiệp thì ít khi bắt ong tự nhiên vì nó mất nhiều thời gian và việc tách các đàn ong hiện có rất đơn giản nhờ vào việc làm ong chúa nhân tạo. Mỗi lần làm một thang chúa nhân tạo trên dưới 20 con, nhờ đó người nuôi chủ động về số lượng, thời điểm tách đàn; chủ động trong việc thay các ong chúa già kém hiệu quả để nâng cao năng suất.
 

Mình làm chúa nhân tạo theo khá đúng quy trình trong sách nhưng đàn nuôi thì nhận các mũ chúa với tỉ lệ không cao chỉ khoảng 40-50% bạn có thể giúp mình biết nguyên nhận k? Thank
 
Chọn đàn mạnh cho ăn đường + thốc bổ khi đàn ong đông quân đã có nhiều ong đực rút bớt cầu nhộng sau đó cho ăn thêm 5-7 ngày, nhốt chúa, sau 1-2 ngày sau khi nhốt chúa thì lao cầu có mũ chúa NT hàng ngày vấn cho ăn
Cầu mũ gắn 2 hàng mũ ,mỗi hàng 10 mũ lấy sữa chúa lót vào đáy các mũ chúa sau đó di trùng vào các mũ vào buổi sáng 7-8h
Giúp mình nhé. Thank
 
Việc làm chúa nhân tạo của anh khá cơ bản nhưng tỷ lệ ong chúa thu được thấp có thể do thao tác thực hiện. Trong quá trình thực hiện cần có một số chú ý sau:
- Chọn thùng ong có lực lượng tương đối đông có lượng ong trẻ nhiều (không nhất thiết phải có ong đực) để làm thùng nuôi chúa (vì ong trẻ là lược lượng nuôi dưỡng ấu trùng và làm vệ sinh tổ)
- Cho cầu có các ô chúa vào trong thùng ong (sử dụng để nuôi chúa) trước khi di trùng từ 1 đến 4 giờ để ong thợ làm vệ sinh các ô chúa.
- Nhiệt độ môi trường tốt nhất khoảng 28 độ C.
- Thời gian di trùng càng nhanh càng tốt (vì nhiệt độ và độ ẩm môi trường bên ngoài sẽ tác động mạnh đến ấu trùng; ấu trùng sau khi di cần phải được ong thợ chăm sóc và điều chỉnh vào vị trí thích hợp; ô chúa cần phải được sớm vệ sinh đảm bảo điều kiện sống của ấu trùng).
- Tránh làm tổn thương ấu trùng khi di. Do đó chúng ta cần phải điều chỉnh chiều dày của lưỡi kim di trùng cho phù hợp và chọn vị trí đặt lưỡi gà trong ô tổ cho phù hợp để việc lấy và nhả trùng được dễ dàng.
Trước khi di trùng 03 ngày bắt đầu cho ong uống nước đường và kết thúc khi mũ tướng đã trám nắp (khoảng 5 ngày sau khi di trùng)
 
Last edited:
các thao tác của mình chắc k vấn đề gì nhưng mình nghĩ có thể do cách làm mũ nhân tạo cuẩ mình .
cách làm mũ :vót 1 đoạn gỗ theo hình mũ chúa đánh bóng (khuôn) , chân tầng đun cách thủy cho đến khi sáp chảy , dùng khuôn nhứng vào nước vày khô sau đó nhúng vào chén sápkhi sáp bám vào khuôn khô rồi ta tách mũ ra khỏi khuôn rồi gắn vào cầu chúa
mình làm như vậy có sai sót gì k? thank
 
Cách thực hiện của anh khá giống cách của tôi. Ở đây tôi không hiểu cụm từ "nước vày khô". Còn tôi thì nhúng vào nước sạch và nhúng liền vào sáp lỏng.
 
Gần nhà tôi có khá nhiều ong mật. Hiện nay tôi đang phát hiện có 5 tổ ong nhưng nó đều làm trong bộng cây.Chỉ có 1 tổ làm trong loa thùng. Để phá bộng cây thì rất dễ nhưng không biết cách tìm ong chúa và bắt nuôi như thế nào. Nói chung tôi chưa có kinh nghiệm gì cả. Chỉ có rất thích nuôi ong. Mong ai biết chỉ giúp.
 
Mình đang muốn tìm hiểu và nuôi ong mật, bạn có thể giúp mình không? Xin cảm ơn trước!
 
Cách thực hiện của anh khá giống cách của tôi. Ở đây tôi không hiểu cụm từ "nước vày khô". Còn tôi thì nhúng vào nước sạch và nhúng liền vào sáp lỏng.
Chào anh,
Trong thời gian 10 ngày nuôi mũ chúa nhân tạo thì Chúa của đàn nuôi dưỡng sẽ được xử lý như thế nào ạ ?
 
Chúng ta phải tách chúa của đàn nuôi trước khi thực hiện di trùng tư 1 đến 3 ngày, để tạo bản năng nuôi chúa mới do mất chúa của ong thợ và tránh ong chúa cắn chết các mũ tướng (chúa mới).
 
Chúng ta phải tách chúa của đàn nuôi trước khi thực hiện di trùng tư 1 đến 3 ngày, để tạo bản năng nuôi chúa mới do mất chúa của ong thợ và tránh ong chúa cắn chết các mũ tướng (chúa mới).
Em chỉ tạo mũ chúa mới để tách đàn chứ ko thay chúa. Vậy thì con chúa sau khi bắt ra sẽ đc nhốt và chăm sóc như thế nào ạ ? Và thao tác khi tách đàn cần thực hiện như thế nào nếu ko di chuyển ra xa 2km ạ ?
 


Back
Top