Hỏi Cách Nấu Cao Động Vật Làm Thuốc

  • Thread starter nuoide
  • Ngày gửi
Chào các bác

Hiện nay có ông chú bên hàng xóm nuôi được mấy con mèo đen lâu năm.

Cả hai đang bàn bạc cách nấu cao:lol: nhưng khổ nỗi . Cả hai ông chả có ông nào rành về vụ này cả

Có người thì nói phải nấu vài ngày trời liên tục mới thành cao " oải quá"

Có người lại bảo cho vào nồi áp suất đun cho nhừ tử rồi đem ra đổ nước khuấy cho đến khi nào sền sệt thì thôi


Mà chẳng biết nấu mấy ngày nó mới thành sền sệt,phải cho thêm thứ gì để nó đóng cục lại để bảo quản lâu


Nay em mở topic này . Rất mong các bác kinh nghiệm truyền đạt cho em một chút

Ngoài cao mèo,các loại cao khác như Khỉ,rắn,rùa vv cách nấu có khó không hay tất cả đều giống nhau ....Rất mong được các tiền bối chỉ bảo
 


Cao thì mỗi người có một cách nấu , em thấy ko giống nhau .
Mèo đen làm sạch chặt bỏ đầu " ko bỏ đầu thì moi óc vứt đi " . rồi chặt thành miếng cứ 1kg thịt mèo thì thêm nửa lạng gừng cho vào linh . nước đổ tẹt đi miễn là ko để cháy xoong, ngồi canh thi thoảng vớt bọt bỏ đi .cứ linh khi nào thịt với xương nhừ vữa hết ra có màu trắng thì lấy một miếng vải đem lọc thật sạch , cạn bã xương thịt thì bỏ đi , nước lọc đc cho vào xoong , loại xoong đáy giầy một chút rồi đổ nhiều nước vô gần đầy xoong cũng đc , đun tiếp - thi thoảng ngoáy nên ,cho đến khi gần cạn thì ngoáy liên tục . muốn cao có màu nâu xền xệt thì khi thấy ưng ý dừng lại ,còn muốn cứng thì đun tiếp . còn cứ cố đun thì cháy đen => bỏ ko dùng đc .
+ Các loại động vật đều có thể làm như vậy đc , chặt đầu bỏ đi cũng đc ko thì moi óc vứt đi còn xương sọ và thịt thì cho vào đun , ko sao cả ?
+ Mèo rút tủy cũng đc mà ko rút cũng đc . em thấy mỗi người làm một cách .
 
Last edited:
Nấu con vật thành cao thì phải 2-3 ngày tùy theo trọng lượng của con vật, độ cứng của xương. Nấu lửa liu riu đến khi tan hết xương da ra thành chất cao đen hoặc đen nâu sền sệt. Đổ cái sền sệt đó ra mâm, từ từ khô lại, cắt thành từng miếng bảo quản. Cao dân gian mình nấu thì nó có mùi rất tanh, dẻo dẻo; còn cao đóng gói của Trung Quốc thì nó khô giòn, có lẽ họ thêm một bước sấy khô và không có mùi tanh, có thể bỏ miệng nhai như kẹo.

Nghe người ta kể (ở nhà họ nấu cao trăn), trăn bắt được, mổ bụng lấy mỡ, (không biết có chặt đầu không?), bỏ nguyên con vào nồi, ninh từ từ 2-3 ngày, phải canh lửa liên tục và đảo đều để không bị khét. Xương cọp, sừng gạc hươu nai họ cũng nấu như vậy. Có nồi áp suất thì nấu nhanh hơn.

Cách nấu chung thì như vậy, mỗi nhà có thể họ có những cách phụ gia thêm, như pha thêm xương của loài vật khác, cách xử lý xương thịt (ngâm rửa...) để tăng giảm dược tính hoặc sự hấp thu. Cụ thể thế nào, thì tôi cũng không hiểu được.

Theo lời người nấu cao thì dùng cao xương thường xuyên lâu dài, rất mạnh gân xương. Có lẽ trong cao, giàu axit amin và collagen?

Nấu cao mèo, không biết có giống làm thịt mèo, bỏ tủy sống đi không nhỉ?
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn hai bác .Cái tủy mèo chắc phải vứt,chứ để nguyên chắc ăn toàn mùi xà bông mất .
 
Nói tóm lại, thì có 2 loại cao, tuỳ theo 2 cách nấu.
Keo xương, ví dụ Cao Hổ, thì chỉ nấu xương thôi.
Keo toàn tính, ví dụ cao Khỉ, cao Gấu, thì nầu cả
xương thịt da. Vì thế cao xương nhẹ mùi, cao toàn tính
thì rất tanh hôi, và không để được lâu.
*
Cao xương thì phải chặt hay cưa ra từng đoạn ngắn, rồi
chẻ ra, nạo sạch tuỷ, gân bám vào, chỉ còn xương trắng
và cứng thôi.
*
Cách nấu thì nấu nhiều nước. Mỗi nước phải sôi nhiều
giờ, rồi đổ hết vào một nồi khác để chưng nhỏ lửa cho
đặc lại. Nồi xương thì đơ nước mới vào mà đun sôi, rồi
giũ nhỏ lửa cho sôi lăm tăm nhiều giờ. Cứ như thế đến
khi các mảnh xương tự rã ra bột thì thôi. Nước cuôi
cùng thì loãng như nước lã, nhung xương hổ rất đắt nên
vẫn quý trọng nước này, và vẫn cô đặc nó. Ngay nay kỹ
thuật xài bơm chân không để hút nước ra, không cần đun
sôi, cũng không cần đun nhỏ lửa lúc đã đặc quánh, rất
dễ bén nồi, cháy keo.
*
Cao toàn tính thì chặt cả con ra tửng miếng nhỏ rồi
đun sôi. Cũng làm vài nưóc, đến khi thấy loãng chẳng
bõ nầu thì thôi. Thường nấu 3 nước là loãng rồi. Ngãy
xưa thi phải vót bọt ra, nhưng kỹ thuật mới thì bỏ
thịt xương cả tảng vào lò nướng, hay quay trên lửa,
thui cho xém, không cần chín, rồi nấu nước thứ nhất.
Sau đó thì mới chặt nhỏ, và nâu nược thứ 2, thứ 3.
Khi nấu, có thể cho nhựa đu đủ khía tù trái đu đủ xanh
để chóng nhừ. Cũng có người cho thuốc bắc, bài thuốc
bổ do ông lang cắt. Tốt nhất thì nấu thuốc trước, rồi
chắt nước thuốc mà đổ vào nồi nấu cao, không để nước
cao bị hút vào bã thuốc bổ.*
*
Cao toàn tính nầu bằng nguyên liệu rẻ, không như xương
Hổ, nên có thể nấu lẫn nhiều con, ví dụ ngũ dương là cao
nầu 5 con dê, hay nấu chung Gấu, Dê, Khỉ, chẳng hạn.
Nấu mấy con thì mỗi nước cả 5-10 lít, mà 3 nước thì đén
2 chục lít, cô lại cũng vài ký, phải nấu cả tuần lễ hay
hơn. Vì thế bà con trên ViêtBắc phải chặt củi để ngoài
rừng, làm lều mà ăn ngủ ở đó cho đến khi nẫu xong. Bấy
giờ có thể nấu bằng than HonGai, hay bằng điện.
*
Tôi ngày xưa đọc bài của dược sỹ Đỗ Tất Lợi mà không có
tiền mà thực tập. Ngay nay ở Mỹ, thực tập nấu nước dùng
Gà, Heo, Bò để nấu canh, nấu phỏ cho con ăn, được chiêu
nướng thịt trước khi nấu nước Nhất của đầu bếp Ý, trong
khi các tiệm phở người Việt cứ phải còng lưng vớt bọt.
*
À quên: Nấu nước dùng ở tiêm ăn Italian, thì chỉ nấu
1 nước thôi, và đun sôi nhỏ lửa qua đêm (10 giờ), chứ không
nấu nưóc 2, nước 3, ví sau đó, chất bổ còn lại trong xương
thịt chẳng còn đáng giá số tiền đun nấu. Khi nấu, thì không
có bọt, vẩn, nhưng có váng mỡ dày có lẫn vẩn trong đó. Sau
khi gạn nước vào thùng, có nhiều xương thịt vụn cũng vào
theo, và ở đáy thùng, và váng mỡ thì ở trên. Thùng nước lèo
cho vào tủ lạnh cho đông lại thành thạch. Sau đó mới xắn
miếng, vứt bỏ mỡ ở trên đi, còn bên dưới thì gạn lọc cho
trong. Nước qua gạn lọc như vậy, để nấu canh, làm phở, cho
vào các đĩa xào khỏi phải cho bột ngọt. Ta thì lấy nước
này mà cô đặc lại, cho vào máy chân không cô đặc thành cao.
*
 
Last edited:
Tôi có con cháu , nhà nó đang có tới 4 con mèo đen tuyền lận. Nó cứ nhờ cậu xem có chỗ nào mua bán hộ cho nó. Tôi thì không biết nấu cao chứ không thì cũng nấu để sau có thì dùng, biết bao giờ mới có một lúc 4 con mèo đen như thế.
 
Cho em nói thêm về quy luật âm dương : thường cao hổ người ta nấu phải thêm xương sơn dương hay xương khỉ , vì xương hổ thì thuần dương còn xương khỉ hay xương sơn dương thuần âm , cao mèo cũng thế , khi nấu cao mèo nên thêm 1 bộ xương rắn độc để cân băng âm dương , điều này rất quan trọng , vì không cân bằng âm dương , những người bị nhiệt ( khô miệng , nước tiểu hay bị vàng ) xử dụng sẽ có hại .
PHI SƠN DƯƠNG BẤT THÀNH HỔ CỐT
 

nấu cao như các bác nói ở trên đều đúng nhưng em xin chú ý các bác một vài điểm sau:
1. loại bỏ mỡ, vì dơn giản thôi mỡ không tan trong nước, cũng như không tan trong cao, nếu có mỡ trong cao thì rất khó bảo quản, thậm chí không bảo quản được. đễ bị thối.
2. khi cô đặc cao phải quấy liên tục, vì nếu không quấy thì cao sẽ bám ở đáy nồi và cháy.
3. cao tự mình nấu sẽ tốt hơn vì người nấu cao có thể cho thêm bì lợn vào nồi. 1kg bì lợn=1kg cao. trong khi đó 10kg xương =1,1 -1,2 kg cao thôi.
4. còn bảo quản cao đơn giản nhất và hiệu quả nhất là cho vôi củ ( CaO) vào trong thùng xốp và bỏ cao vào thế là xong. đảm bảo sau một thời gian nhất định cao sẽ giòn tan mà sẽ không bị mốc nữa.
trên đây là vài kinh nghiệm nấu cao mà bố em truyền lại. bố em làm trong công ty dược Quảng Ninh thời kỳ đầu mà. còn nấu cao hổ cốt người ta thường nấu với Quy Bản ( mai dưới của rùa ) chứ sơn dương thì em không biết.
5. xin mọi người chú ý một điểm nữa là khi nấu cao hổ thì đừng cho ai bỏ trứng vào luộc nhờ nhé. nếu quả trứng vào trong nồi cao thì nó sẽ hấp thu rất nhiều cao đó.
xin mọi người thanks nếu thấy bài viết có ích.
 
cách nấu cao

cách nấu cao: chia thành 2 giai đooạn nấu cao và cô cao.
Nấu cao:bỏ nguyên liệu vào nồi (nguyên liệu là những gì muốn nấu thành cao,dùng nồi đất hoặc inox là tốt nhất),đun vừa đủ sôi từ 12-24 giờ(tùy theo nguyên liệu),trong khi đun nhớ châm thêm nước vào nồi.sau đó lược bỏ xác nguyên liệu ta thu được dung dịch cao lỏng.

cô cao:đổ cao lỏng vào chảo miệng rộng ,đun nhỏ lửa cho nước bốc hơi từ từ,thỉnh thoảng dùng đũa khuấy đều,ta thu được cao lỏng tỉ lệ 1/1(1kg nguyên liệu thu được 1kg cao),tùy nhu cầu và mục đích sử dụng ta có thể tiếp tục cô để thu về cao đặc tỉ lệ 2/1,3/1...10/1.xong để nguội cất đi dùng dần.chú ý:khi cô cao càng về sau càng phải khuấy nhiều để tránh bị cháy cao.cao càng đặc thì để được càng lâu.
 
Last edited by a moderator:
nhà em cứ khoảng cuối năm là lại nấu cao thuê cho mấy nhà hàng ở gần khu công nghiệp Cái Lân. chủ yếu là cao sơn dương ( cao xương dê), cao tiểu hổ cho mấy nhà hàng lẩu mèo lẩu dê. không biết năm nay còn nấu không vì năm nay họ không tự giết nữa mà mua thịt về chế biến. nếu có nấu em mời bác qua xem.
 
nhà em cứ khoảng cuối năm là lại nấu cao thuê cho mấy nhà hàng ở gần khu công nghiệp Cái Lân. chủ yếu là cao sơn dương ( cao xương dê), cao tiểu hổ cho mấy nhà hàng lẩu mèo lẩu dê. không biết năm nay còn nấu không vì năm nay họ không tự giết nữa mà mua thịt về chế biến. nếu có nấu em mời bác qua xem.
ko biết có phải cho thêm gì vào mèo ko các cụ
 


Back
Top