Hội chứng chửi dân lại ngóc đầu dậy

tranvi

Nông dân tự lo
Thời buổi thóc cao gạo kém, không khí đang uể oải mà ngay đầu tháng 3 rộ lên toàn những thông tin buồn cho túi tiền của người dân.

Đầu tiên là thông tin các ngân hàng sẽ thu phí ATM giao dịch nội mạng. Tiếp theo là thông tin Hiệp hội Bất động sản TP.HCM kiến nghị Chính phủ đánh thuế tiền gửi tiết kiệm!
Với người dân thì việc rút mấy đồng tiền còm của chính mình mà còn phải chịu phí rõ ràng là thiệt thòi. Ấy vậy mà ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước, lại bảo là việc này… có lợi cho dân!
Theo ông Tiên, “người dân được cái lợi là sẽ tỉnh ngộ ra rằng việc này phải mất phí. Ở nền văn minh lúa nước, chúng ta hưởng gió biển, khí trời quen rồi, bây giờ mất phí thì phải học quy trình thao tác cho tốt để đỡ trục trặc khi giao dịch trên máy ATM. Cũng phải cân nhắc rút tiền lúc nào phù hợp” (Người Lao Động, 27-2).
1-ATM-ee168.jpg
Phát ngôn này của ông Tiên làm hàng triệu người đang lãnh lương qua tài khoản ATM “tỉnh ngộ” thật vì không ngờ họ là người “ăn bám”, là người hít khí trời của ngân hàng từ hồi nào chẳng hay. Trước khi có Chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản, cứ đến tháng họ xuống phòng tài vụ nhận lương, đồng lương chẳng hề bị sứt mẻ tí nào mà cũng chẳng bị ai nói này nói nọ. Chẳng lẽ người dân ủng hộ một chính sách tốt đẹp như vậy của Chính phủ mà lại bị ông Tiên quy kết đến tội nghiệp vậy sao? Đây không phải là gió biển mà chính là mồ hôi nước mắt của người lao động đấy chứ. Với các cụ hưu trí thì những đồng lương hưu mà các cụ đi rút hằng tháng là công lao tích lũy cả một đời, có khi bằng cả một phần máu xương của các cụ đấy, dễ gì được hít gió biển một cách lãng mạn như ông vụ trưởng nghĩ.
Nhìn rộng ra, cứ như ý của ông Tiên thì có lẽ nước Mỹ mới là nơi mà người dân “hưởng gió biển” nhiều nhất. Họ có thuộc nền văn minh lúa nước đâu, vậy mà giao dịch ATM nội mạng họ chẳng phải trả đồng nào. Cũng may mà người Mỹ không đọc được tiếng Việt chứ họ mà biết họ đang “ăn không” của ngân hàng chắc họ buồn lòng lắm!
Ông vụ trưởng còn bảo rằng thu phí để người dân phải cân nhắc khi rút tiền. Điều này hình như ông nói chưa đúng đối tượng. Thường thì những người thừa tiền lắm của mới rút tiền thoải mái, không suy nghĩ, chứ dân nghèo có đâu dám thế. Phàm người càng nghèo thì mỗi lần rút tiền hay tiêu tiền họ càng phải cân nhắc kỹ lưỡng, phải suy trước tính sau. Chắc không cần phải đợi đến lúc ngân hàng thu phí thì họ mới cân nhắc như ông Tiên nói.
Đó là những cái “lợi” về phía người dân. Còn một cái “lợi” nữa, cũng theo ông Tiên, “lợi là hình ảnh cả hệ thống ngân hàng tương đồng với các nước thế giới” (Người Lao Động). Thật ra, trong chuyện thu phí này, túi tiền của người dân là hệ trọng nhất, thứ đến mới là chuyện doanh thu của ngân hàng. Chứ trong lúc khó khăn mà lại bàn tới chuyện đánh bóng hình ảnh của hệ thống ngân hàng với các nước thì hết sức lố bịch. Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngân hàng nước ngoài, TS Nguyễn Trí Hiếu từng nói với Pháp Luật TP.HCM rằng giao dịch ATM nội mạng tại các nước phát triển, nhất là Mỹ không có bất cứ loại phí nào. Như vậy, nếu muốn tương đồng với các nước thế giới thì đừng thu phí mới đúng chứ!
Nói vòng nói vo hổng qua nói thật: Hội chứng chửi dân từ nghị Phước đến Thống đốc Bình tưởng đã lắng sau khi dư luận phê phán dè đâu đầu năm con rắn này lại ngóc đầu dậy. Cho hay, cái não trạng “quan lại cha mẹ” dân đã ăn sâu vào không ít người trong bộ máy công quyền, đến mức, một ông vụ trưởng, xét về cấp bậc, không phải quan to nhất phẩm, mà cũng mở miệng coi dân không ra gì!
 


Việc dễ trăm lần ko dân cũng chịu,
Việc khó vạn lần bắt dân chịu thì xong . . .
 
quan nhất thời dân đại nạn
bạn chắt chưa làm quan nên đâu biết quan khổ
 
Lịch sử ngàn năm đã chứng minh, lòng dân còn thì nước mới vững...
Hy vọng chân lý này sẽ không bị lãng quên...
 
Vụ trưởng Ngân hàng Nhà nước 'ví von thiếu nghiêm túc'

Phát ngôn thiếu cẩn trọng của Vụ trưởng Vụ Thanh toán Bùi Quang Tiên khiến dư luận xôn xao suốt tuần qua và buộc Ngân hàng Nhà nước chiều 5/3 ra thông cáo phản hồi.
Ông Bùi Quang Tiên được mời tham dự cuộc họp báo ngày 27/2 của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, chuẩn bị cho ngày đầu tiên các ngân hàng được thu phí nội mạng ATM (từ 1/3). Trong khi trả lời báo chí, ông Tiên đã có một số bình luận xung quanh việc người dân chưa quen với việc thu phí này.
Bui-Quang-Tien.jpg
Vụ trưởng Vụ thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) - Bùi Quang Tiên tại buổi họp báo ngày 27/2. Ảnh: Thanh Lan

<tbody>
</tbody>

"Người dân được cái lợi là sẽ tỉnh ngộ ra rằng việc này phải mất phí. Chúng ta xuất thân từ nền văn minh lúa nước, chúng ta hưởng gió biển, khí trời quen rồi. Bây giờ chúng ta phải mất phí khi sử dụng dịch vụ, thì cũng phải đảm bảo, học quy trình thao tác cho tốt, để khỏi trục trặc trên ATM. Đồng thời cũng phải cân nhắc rút tiền lúc nào cho phù hợp...", ông Tiên ví von.
Ngay tại buổi họp, sau khi có cảnh báo từ một đại diện Ngân hàng Nhà nước, ông Tiên đã nhận thức về việc mình lỡ lời và có ý xin lỗi vì phát ngôn thiếu cẩn trọng.
Theo thông cáo được Ngân hàng Nhà nước phát đi ngày 5/3, phát ngôn nêu trên được đánh giá là “dùng hình ảnh ví von không phù hợp, thiếu nghiêm túc”. Cơ quan này cũng khẳng định, đó là lời nói của cá nhân ông Bùi Quang Tiên, không thể hiện quan điểm của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, cơ quan đã yêu cầu ông Vụ trưởng có báo cáo giải trình và kiểm điểm, nghiêm túc rút kinh nghiệm.
Bộ, ngành phải ra thông cáo giải thích về phát ngôn thiếu thận trọng của cán bộ là chuyện hiếm gặp tại Việt Nam từ trước tới nay.
"Ngân hàng Nhà nước mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng của đông đảo người dân, chủ thẻ và các tổ chức. Ngành ngân hàng cam kết sẽ thực hiện các chính sách, giải pháp vì sự phát triển vững chắc, ổn định và lành mạnh của thị trường thẻ Việt Nam trong tương lai, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên", thông cáo viết.
Cơ quan này cũng cho biết hiện Việt Nam, sau 10 năm thực hiện chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt đã có khoảng 50 triệu thẻ ghi nội địa, hơn 14.000 máy ATM của khoảng 50 ngân hàng tham gia thị trường.
Kỳ Duyên
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2013/03/vu-truong-ngan-hang-nha-nuoc-vi-von-thieu-nghiem-tuc/
 

Người ta chỉ cai trị được người ngu…với người khôn nó cai trị lại mình

Với người dân ngu ngốc mà ông vụ trưởng còn không đạt được mục đích…thì chính ông ngu ngốc trước rồi

Chỉ cần nhìn cái dáng mập tròn của ông dù tuổi ông trẻ…cũng đủ chứng tỏ ông ngu ngốc đến cỡ nào rồi
Vì cái dáng của ông…chưa xứng đáng làm…. cảnh sát giao thông đấy
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=551128
 
Thời buổi thóc cao gạo kém, không khí đang uể oải mà ngay đầu tháng 3 rộ lên toàn những thông tin buồn cho túi tiền của người dân. Đầu tiên là thông tin các ngân hàng sẽ thu phí ATM giao dịch nội mạng. Tiếp theo là thông tin Hiệp hội Bất động sản TP.HCM kiến nghị Chính phủ đánh thuế tiền gửi tiết kiệm! Với người dân thì việc rút mấy đồng tiền còm của chính mình mà còn phải chịu phí rõ ràng là thiệt thòi. Ấy vậy mà ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước, lại bảo là việc này… có lợi cho dân! Theo ông Tiên, “người dân được cái lợi là sẽ tỉnh ngộ ra rằng việc này phải mất phí. Ở nền văn minh lúa nước, chúng ta hưởng gió biển, khí trời quen rồi, bây giờ mất phí thì phải học quy trình thao tác cho tốt để đỡ trục trặc khi giao dịch trên máy ATM. Cũng phải cân nhắc rút tiền lúc nào phù hợp” (Người Lao Động, 27-2).
1-ATM-ee168.jpg
Phát ngôn này của ông Tiên làm hàng triệu người đang lãnh lương qua tài khoản ATM “tỉnh ngộ” thật vì không ngờ họ là người “ăn bám”, là người hít khí trời của ngân hàng từ hồi nào chẳng hay. Trước khi có Chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản, cứ đến tháng họ xuống phòng tài vụ nhận lương, đồng lương chẳng hề bị sứt mẻ tí nào mà cũng chẳng bị ai nói này nói nọ. Chẳng lẽ người dân ủng hộ một chính sách tốt đẹp như vậy của Chính phủ mà lại bị ông Tiên quy kết đến tội nghiệp vậy sao? Đây không phải là gió biển mà chính là mồ hôi nước mắt của người lao động đấy chứ. Với các cụ hưu trí thì những đồng lương hưu mà các cụ đi rút hằng tháng là công lao tích lũy cả một đời, có khi bằng cả một phần máu xương của các cụ đấy, dễ gì được hít gió biển một cách lãng mạn như ông vụ trưởng nghĩ. Nhìn rộng ra, cứ như ý của ông Tiên thì có lẽ nước Mỹ mới là nơi mà người dân “hưởng gió biển” nhiều nhất. Họ có thuộc nền văn minh lúa nước đâu, vậy mà giao dịch ATM nội mạng họ chẳng phải trả đồng nào. Cũng may mà người Mỹ không đọc được tiếng Việt chứ họ mà biết họ đang “ăn không” của ngân hàng chắc họ buồn lòng lắm! Ông vụ trưởng còn bảo rằng thu phí để người dân phải cân nhắc khi rút tiền. Điều này hình như ông nói chưa đúng đối tượng. Thường thì những người thừa tiền lắm của mới rút tiền thoải mái, không suy nghĩ, chứ dân nghèo có đâu dám thế. Phàm người càng nghèo thì mỗi lần rút tiền hay tiêu tiền họ càng phải cân nhắc kỹ lưỡng, phải suy trước tính sau. Chắc không cần phải đợi đến lúc ngân hàng thu phí thì họ mới cân nhắc như ông Tiên nói. Đó là những cái “lợi” về phía người dân. Còn một cái “lợi” nữa, cũng theo ông Tiên, “lợi là hình ảnh cả hệ thống ngân hàng tương đồng với các nước thế giới” (Người Lao Động). Thật ra, trong chuyện thu phí này, túi tiền của người dân là hệ trọng nhất, thứ đến mới là chuyện doanh thu của ngân hàng. Chứ trong lúc khó khăn mà lại bàn tới chuyện đánh bóng hình ảnh của hệ thống ngân hàng với các nước thì hết sức lố bịch. Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngân hàng nước ngoài, TS Nguyễn Trí Hiếu từng nói với Pháp Luật TP.HCM rằng giao dịch ATM nội mạng tại các nước phát triển, nhất là Mỹ không có bất cứ loại phí nào. Như vậy, nếu muốn tương đồng với các nước thế giới thì đừng thu phí mới đúng chứ! Nói vòng nói vo hổng qua nói thật: Hội chứng chửi dân từ nghị Phước đến Thống đốc Bình tưởng đã lắng sau khi dư luận phê phán dè đâu đầu năm con rắn này lại ngóc đầu dậy. Cho hay, cái não trạng “quan lại cha mẹ” dân đã ăn sâu vào không ít người trong bộ máy công quyền, đến mức, một ông vụ trưởng, xét về cấp bậc, không phải quan to nhất phẩm, mà cũng mở miệng coi dân không ra gì!
Cám ơn Anh tranvi bài viết bổ it cho công dân VN chúng ta, cách tốt nhất của chúng ta là sống trên dư luận thì đúng, ở Mỹ con nít 5 tuổi mà gọi đt báo cảnh sát là họ tới cứu ngay, VN bn thử đt xem coi có ai tới ko? (vn)
 
chỉ biết nói: việc này nó có lợi là cho ông ngộ ra không phải ở cao rồi bố láo là được. Ở nền văn minh lúa nước, Ông sống bằng tiền của dân, nên hít khí trời gió biển quen rồi. bây giờ nói bố láo thì phải bị dân tát vào mồm thôi. Nên nhớ ông đan sống bằng tiền của tụi tui đấy.
 
Người ta chỉ cai trị được người ngu…với người khôn nó cai trị lại mình

Với người dân ngu ngốc mà ông vụ trưởng còn không đạt được mục đích…thì chính ông ngu ngốc trước rồi

Chỉ cần nhìn cái dáng mập tròn của ông dù tuổi ông trẻ…cũng đủ chứng tỏ ông ngu ngốc đến cỡ nào rồi
Vì cái dáng của ông…chưa xứng đáng làm…. cảnh sát giao thông đấy
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=551128

Nhưng phép Vua thua lệ làng Bác ơi !

Các Bác có thấy uỷ ban xã, phường nào chứng thực bản sao sổ hộ khẩu lại đòi photo toàn bộ sổ chưa ? (kể cả trang trắng không có ghi tên ai hết, túm lại là cả sổ hộ khẩu).

Nếu chưa mời ra xã bình nhâm, bình dương sẽ thấy, em hỏi sao mấy chổ khác không yêu cầu và đưa ra cả bản sao chổ khác chứng thì được công bọc (Bác Hồ dạy cán bộ là công bọc của dân) bảo vậy anh tới chổ đó mà chứng thực nhé ở đây là vậy.

Theo em được biết mổi năm xã này bán ve chai tiền giấy lưu khi chứng thực cho dân củng kha khá và số tiền này được các công bọc chia nhau. Các bác xem dân tốn hàng trăn ngàn thậm chí cả triệu đồng để có được 1kg giấy cho công bọc bán ve chai được vài ngàn đồng thì đáng tội gì ?
 
Nhưng phép Vua thua lệ làng Bác ơi !

Các Bác có thấy uỷ ban xã, phường nào chứng thực bản sao sổ hộ khẩu lại đòi photo toàn bộ sổ chưa ? (kể cả trang trắng không có ghi tên ai hết, túm lại là cả sổ hộ khẩu).

Nếu chưa mời ra xã bình nhâm, bình dương sẽ thấy, em hỏi sao mấy chổ khác không yêu cầu và đưa ra cả bản sao chổ khác chứng thì được công bọc (Bác Hồ dạy cán bộ là công bọc của dân) bảo vậy anh tới chổ đó mà chứng thực nhé ở đây là vậy.

Theo em được biết mổi năm xã này bán ve chai tiền giấy lưu khi chứng thực cho dân củng kha khá và số tiền này được các công bọc chia nhau. Các bác xem dân tốn hàng trăn ngàn thậm chí cả triệu đồng để có được 1kg giấy cho công bọc bán ve chai được vài ngàn đồng thì đáng tội gì ?

Xã này thuộc huyện nào vậy bác?
 
Tiêu tiền bẩn

chỉ biết nói: việc này nó có lợi là cho ông ngộ ra không phải ở cao rồi bố láo là được. Ở nền văn minh lúa nước, Ông sống bằng tiền của dân, nên hít khí trời gió biển quen rồi. bây giờ nói bố láo thì phải bị dân tát vào mồm thôi. Nên nhớ ông đan sống bằng tiền của tụi tui đấy.
Vừa rồi nợ xấu, nợ bẩn nhiều quá quan chức cấu kết với cán bộ ngân hàng rút tiền từ ngân hàng ra chia trác nhau tiêu xài, chính phủ bao che, nhưng che chỗ này nó lòi chỗ kia bao che mãi không được cuối cùng phải khui ra thối lắm. Tiêu tiền bẩn trong đầu cũng nhiều thứ bẩn, nên nói năng cũng bẩn thỉu, người đàng hoàng không ai nói thế!
 
không xong rồi. giặt ngoài đang lăm le. thù trong mọc như nấm
 
Các bác chỉ thuận theo hướng tiêu cực, các bác đã bao giờ phải đứng đợi vài tiếng đồng hồ ở các máy ATM để rút tiền chưa? trong khi ko có bao nhiêu người rút cả. Bác nào ở VN thì sẽ biết cảnh này, thâm chí tôi cũng ko thể nào hiểu đc đại đa số ng dân VN suy nghĩ gì đi rút tiền ở máy ATM, hình như mỗi lần rút tiền họ phải thực hiện hết tất cả các chức năng của máy ATM xong mới chịu ra, 1 người có khả năng đứng gần 30p đồng hồ trong máy ATM chỉ để rút vài trăm nghìn, thời gian là vàng bạc mà cứ mỗi mùng 10 hàng tháng lại mất 2>3h để rút tiền, có khi đợi lâu chán quá phải bỏ về, mỗi lần ra máy ATM chỉ cần thấy tầm 5ng đứng đó là tôi phải đi chỗ khác rút rồi, 5 ng thì cũng phải 1 tiếng mới tới lượt mình.
Theo tôi phải đánh thuế nặng vào các giao dịch của ATM từ kiểm tra tài khoản, tiền tiết kiệm, in hóa đơn... khi người sử dụng chức năng này từ lần thứ 2 trở đi trong 1 ngày để tiết kiệm thời gian cho ng khác.
 


Back
Top