Hỏi về bệnh cầu trùng

  • Thread starter 9xkhoinghiep
  • Ngày gửi
Chào mọi người, chắc ai nuôi gà cũng đều biết đến bệnh cầu trùng mặc dù bệnh này không mấy gì là nguy hiểm cho gà nhưng mình có chút thắc mắc nhỏ mún hỏi... Gà con 4 ngày tuổi đã bị cầu trùng chưa, nếu 4 ngày tuổi mà thấy phân sáp khoản 50% thì nên dùng thuốc được chưa. Mình có tham khảo 1 số cá nhân họ nói gà 4 ngày tuổi chưa thể bị cầu trùng do còn kháng thể mẹ truyền, 1 số thì cho rằng 4 ngày là gà đã bị CT. Ai gjảj thích dùm em em cám ơn nhjều.
 


Chào mọi người, chắc ai nuôi gà cũng đều biết đến bệnh cầu trùng mặc dù bệnh này không mấy gì là nguy hiểm cho gà nhưng mình có chút thắc mắc nhỏ mún hỏi... Gà con 4 ngày tuổi đã bị cầu trùng chưa, nếu 4 ngày tuổi mà thấy phân sáp khoản 50% thì nên dùng thuốc được chưa. Mình có tham khảo 1 số cá nhân họ nói gà 4 ngày tuổi chưa thể bị cầu trùng do còn kháng thể mẹ truyền, 1 số thì cho rằng 4 ngày là gà đã bị CT. Ai gjảj thích dùm em em cám ơn nhjều.
PGS.TS Lê Văn Năm - GĐ công ty Cổ phần thuốc thú y Trung Ương 1 cho biết Bệnh cầu trùng gà được phát hiện cách đây 370 năm. Tuy là bệnh có thể nói là cổ điển, nhưng do tính chất bệnh nguy hiểm, bệnh vẫn còn đó, vẫn đang là mối đe dọa, gây nhiều thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.
Thiệt hại do cầu trùng gây ra
· Nếu như chúng ta không điều trị, phòng bệnh kịp thời thì bệnh có thể gây chết tỷ lệ rất cao từ 50 - 70 - 100%
· Tăng chi phí thức ăn, trọng lượng giảm
· Gà đẻ thì gây giảm đẻ, giảm lượng trứng từ 20 - 50%
· Ngoài ra, cái thiệt hại chung đó là bệnh cổ trùng luôn là một trong những bệnh giảm cái sức đề kháng của con gà, ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi.
Bệnh cầu trùng do chủng Eimeria gây nên ở gà và mỗi chủng thì chúng ký sinh, và gây bệnh ở một đoạn ruột, có thể nói bệnh cổ trùng là một trong những bệnh duy sinh nguy hiểm. Nó ký sinh toàn bộ đường ruột từ tá tràng đến ruột non, đến không tràng, đến manh tràng, và thậm chí cả trực tràng. Trong gần 9 loại Eimeria thì nguy hiểm nhất là Eimeria Tenella, Eimeria Acervulina, Eimeria Maxima là 3 loại ký sinh ở manh tràng, ruột non và không tràng. Bệnh ký sinh trùng có 3 thể biểu hiện, thứ nhất là thể cấp tính, thứ hai là dưới cấp tính, thứ ba là mãn tính.
Ở thể cấp tính, lúc đầu gà thường bị bệnh cầu trùng từ 6 đến 10 ngày tuổi trở lên, có thời kỳ của bệnh ngắn từ 3 đến 5 ngày với các biểu hiện đặc trưng bao gồm: gà tự nhiên uống nhiều nước, sau đó là tiêu chảy phân lỏng. Khi quan sát kỹ ta thấy khi là phân lỏng khi là phân sốngrồi chuyển sang dạng sệt sệtsau vài giờ trên bãi phân có thể có những màu sáp, dạng máu, thậm chí là máu tươi. Hiện tượng chuyển biến của bệnh rất nhanh, cho nên gà ủ rũ, nhắm nghiền mắt và nếu trường hợp mất máu và mất máu nặng thì hai cánh có thể xã xệ xuống tận nền trường, gà gầy sức rất nhanh, tái màu, chúng thường đứng một mình hoặc là đoạn tụm đúm, dụm đống lại bên nhau và kêu một cách khác lạ, màu da, mỏ, da chân nhợt nhạtđó là hiện tượng thiếu máu. Đây là hiện tượng thể trạng gà khi bị bệnh cầu trùng cấp, nếu không được điều trị kịp thời thì gà chết rất nhanh có khi tỷ lệ chết lên tới 100%.
Bệnh cấp tính thường xảy ra ở gà từ 10 - 90 ngày tuổi, nhưng nặng nhất là từ 15 đến 45 ngày tuổi. Sau 90 ngày tuổi thì thường gà ở dạng thể dưới cấp tính, hoặc mãn tính, tuổi gà càng cao thì bệnh cầu trùng càng nhẹ và ở gà đẻ, gà lớn thì chúng chủ yếu ở thể man chũng, tức là thể ẩn bệnh, ở gà lớn, gà đẻ thì bệnh cầu trùng gây nên chủ yếu ở thể ỉa chảy, lúc thì ỉa chảy ở thể phân lỏng, phân sống, lúc thì không tiêu chảy, nhưng âm ỉ trong khi đàn gà nhìn là bình thường, ăn uống bình thường và nếu có thì đó là hiện tượng đối với gà đẻ, giảm đẻ từ 5 - 20 %.
Cơ chế sinh bệnh cầu trùng gà
Cơ chế sinh bệnh cầu trùng rất đặc biệt, sau khi gà ăn phải noãn nan cầu trùng, thì dưới tác dụng của dịch dạ dày ruột, i noãn nan, cbào tử nan cầutrùng, vỏ cứng được phân hủy và giải phóng ra 4 noãn nan, từ 4 bào tử nan đó chúng xâm nhập vào tế bào đường ruột, đặc biệt là tế bào biểu bì nhân mãn. Từ một tế bào cầu trùng, theo cách nhân nuôi chúng sinh sản rất nhanh, tạo ra các thế hệ Siron, ta gọi là thể phân lập và phụ thuộc vào chủng mọi loại cầu trùng, từng loại gia súc, gia cầm để có cái Siron thế hệ 1, hệ phân lập thế hệ 2, thế hệ 3,… Chu trình phát triển sinh học của bệnh cầu trùng đặc biệt có 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn 1 là giai đoạn sinh sản vô tính, tự nhân đôi.
2. Giai đoạn 2 là gia đoạn sinh sản lưỡng thế hệ Siron tức là hệ phân lập cuối cùng thì chúng tao thành những giao tử đực và cái. Khi đó, những giao tử đực và cái tự thụ tinh với nhau và phát triển thêm một thế hệ mới, gọi là giai đoạn sinh sản hữu tính.
Giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đều xảy ra trong tế bào đường ruột, thì bằng cách đó, từ một tế bào bị nhiễm, chúng phá hủy tế bào và xâm nhập và những tế bào mới theo phản ứng dây chuyền hạt nhân phân tử. Trong thời gian rất ngắn từ 1 đến 2 ngày hàng triệu triệu tế bào đường ruột bị phá hủy. Chính vì thế, gà từ cái lúc ỉa phân sống đến lúc ỉa phân gợn máu và máu tươi thì trong vòng từ 6 đến 12 giờ, thì bệnh có thể lây lan và sau khi phá vỡ tế bào bị nhiễm thì các giao tử đó đã gieo vào lồng ruột đã được tạo thành một cái vỏ mềm khi ấy gọi là noãn nangvà noãn nang theo phân ra ngoài. Kết thúc hai giai đoạn phát triển trong cơ thể của gà. Ra môi trường bên ngoài, thì điều kiện thời tiết khí hậu không phù hợp, chúng nhanh chóng tạo thành một cái vỏ cứng và biến đổi thành bào tử nang, i bào tử nang cầu trùng này có thể tồn tại hàng tháng, thậm chí hàng chục tháng ở môi trường bên ngoài. Đấy chính là nguồn gây bệnh nguy hiểm mà, bất cứ hình thức chăn nuôi tập trung gà nào cũng đều có khả năng bị nhiễm bệnh cầu trùng.
Giai đoạn 3 là ở ngoài cơ thể gà, như vậy quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản của cầu trùng được tóm tắt làm 3 giai đoạn, thứ nhất là sinh sản vô tính, thứ hai là sinh sản hữu tính, thứ ba là dạng sinh sản ở bào tử nang. Ba giai đoạn phát triển này thì trong đó 2 giai đoạn 1 và 2 là thể hiện xảy ra trong cơ thể đường ruột của gà, ở giai đoạn thứ 3 phát triển môi trường bên ngoài. Chúng ta không điều trị đến giai đoạn giữa, ỉa ra máu mà chúng ta không điều trị kịp thời thì ở cái thể này, sức bị nhiễm bệnh bội nhiễm bởi Ecoli và như chúng ta thấy là,bệnh cầu trùng ở thể ruột non bội nhiễm bởi Ecoli bại huyết như trên bề mặt ruột phình to và trên bề mặt có những nốt đỏ. Bệnh cầu trùng cấp tính, chúng ta thấy rằng gần như 100% các trường hợp chúng tôi làm công tác nghiên cứu, phát hiện rằng bệnh bị bội nhiễm bởi Ecoli bại huyết. Trong trường hợp bệnh bị nhiễm Ecoli bại huyết mà không điều trị thì tỷ lệ chết gần như là tuyệt đối 100%, về nghiên cứu lâm sàng thì chúng ta có thể thấy thêm là từ lúc gà ỉa ra máu tươi, trong vòng từ 1 đến 2 giờ là gà có thể chết rồi, nếu như con nào có sức đề kháng tốt, thì có thể ỉa ra phân đen và nếu như phân màu đen mà chúng ta vẫn điều trị thì những con đó đều sống được,. Vì thế cho nên, đối với bệnh cầu trùng chúng ta phải nhanh chóng khẩn trương tiến hành điều trị.
Giải phẫu bệnh lý
Bệnh cầu trùng có những biến đổi rất đặc trưng, bệnh tích cầu trùng tập trung ở đường ruột, từ tá tràng đến ruột già. Phần may mắn là trong một đàn gà và trên một con gà cụ thể đang có 3 loại cầu trùng, thứ nhất là cầu trùng manh tràng do Eimeria Tenella gây ra, thứ hai là cầu trùng ruột non do Eimeria maxima và thứ ba là cầu trùng tá tràng do Eimeria Acervulina gây ra. Chính vì cùng một lúc mà bị nhiều chủng cầu trùng gây ra cho nên con gà đã ở thể cấp tính và trong manh tràng,ruột non cũng như trong tá tràng chúng ta thấy có nhiều những tụ điểm xuất huyết, trong manh tràng có cả những phân lẫn máu, cho nên con gà ỉa ra là toàn máu tươi. Có thể nói đây là bức tranh phân tích cực kỳ điển hình, ở bệnh cầu trùng mà chúng ta người chăn nuôi chỉ cần lưu ý một tý có thể dễ dàng nắm chặt những biến đổi của bệnh cầu trùng và tin vào quá trình chuẩn đoán.
Phòng bệnh cầu trùng gà
Bệnh đã được thế giới phát hiện ra cách đây 370 năm, nay thì về vacxin cũng có rất nhiều loại:avicox, Inmonocox, Cocxivax của Hà Lan, của Pháp, của Mỹ,… nhưng hiệu quả hiện nay, trong thực tế đã chứng minh là vacxin chưa thực sự hiệu lực vì bệnh cầu trùng do chính chủng Eimeria, sau đóbệnh được chia ra làm hai nhóm, một là ký sinh trên bề mặt niêm mạc tế bào, các tế bào viêm nhiễm màng ruột ,nhóm thứ hai là ký sinh ở niêm mạc sâu các lớp sâu trong đường ruột thì chỉ có những chủng đi sâu trong bề mặt, trong thành ruột thì mới tạo được miễn dịch được. Còn những chủng mà ký sinh trên những tế bào ruột, trên bề mặt của ruột thì không tạo được miễn dịch vì thế cho nên vacxin cầu trùng chỉ làm được 3 kháng nguyên là Tenalla, Acervulina, Maxima, thì chúng ta phòng bệnh cầu trùng chỉ được 3 chủng, trong đó bệnh cầu trùng có 9 chủng. Chính vì vậy nên vacxin có thể dùng hiệu lực ở đàn này mà không hiệu lực ở đàn khác, vì thế các phương pháp cổ điển đến bây giờ, vẫn đang rất phổ biến đó là dùng thuốc để phòng bệnh. Về công tác phòng bệnh cầu trùng, cho phép dùng các loại thuốc: Avicox xít, Vinacox ACB, Supercox, Temelin để phòng bệnh.
Quy trình phòng bệnh
Đối với các hộ gia đình, các trang trại đầu tiên mới nuôi gà, nuôi lứa đầu, thì thuốc được dùng 10 ngày tuổi trở lên. Nhưng nếu gia đình nào đã từng nuôi gà và ít nhất là nuôi lứa thứ 2, thứ 3 kế tiếp, thì phải phòng bệnh sớm hơn 3 đến 4 ngày, tức là bắt đầu từ 6 đến 7 ngày tuổi ta phải phòng bệnh. Cách phòng bệnh chúng ta nên dùng một trong 4 loại thuốc này và dùng ở độ là phòng tức là 10 g/tạ, cứ 3 ngày lại nghỉ 3 ngày và liên tục kéo dài cho đến 2 tháng tuổi. Lưu ý: Quy trình phòng bệnh là dùng để phòng 10g/tạ/ngày, dùng liên tục 3 ngày, thì chúng ta nghỉ 3 ngày, sau khi nghỉ 3 ngày thì lại lặp lại cho đến khi gà được 60 ngày tuổi. Đối với gà chuyên dụng nuôi từ 3 - 4 - 5 tháng tuổi trở lên, đối với gà thịt nuôi thịt vì lý do chỉ 45 đến 50 ngày đã dẫn thịt cho nên chỉ cần phòng đến 42 ngày tuổi là được,trước khi bán thịt phải nghỉ ít nhất 7 ngày, để chúng ta xuất gà. Mặc dù, phòng bệnh bằng thuốc và vac xin, nhưng cần lưu ý bệnh luôn có thể nổ ra bất cứ lúc nào, bất cứ thời điểm nào, ở giai đoạn từ 15 đến 50 ngày tuổi, khi bệnh nổ ra thì nên tăng liều gấp đôi để chữa hoặc nếu như phòng bệnh cùng một loại thuốc, thì khi chữa bệnh chúng ta dùng một loại khác. Hoàn toàn tin vào phương pháp, quy trình phòng bệnh các chuyên giađã nghiên cứu đề ra, áp dụng rộng rãi trong nhiều cơ sở chăn nuôi, đặc biệt là bà con xung quanh đã được thực nghiệm và minh chứng cái hiệu quả, quy trình này.
Theo hướng dẫn của chuyên gia kỹ thuật, bà con lưu ý, đối với các hộ chăn nuôi đã nuôi, lần thứ 2 kế tiếp, nhất thiết phải sử dụng một trong bốn loại vac xin của Pháp, Mỹ, Hà Lan tiêm cho gà ngay từ giai đoạn gà được 7 ngày tuổi, tiêm 10 g cho một tạ gà, tiêm liên tục 3 ngày, nghỉ 3 ngày và tiêm lặp lại cho tới khi gà được 42 ngày tuổi. Đồng thời, bà con cần quản lý và giữ vệ sinh quy trình nuôi gà, không để nền chuồng ẩm ướt, dọn sạch phân và sát trùng chuồng trại thường xuyên. Bà con sử dụng thuốc sát trùng, phun khắp nền chuồng, xung quanh chuồng, định kỳ từ 3- 4 tuần/lần, thường xuyên trộn thức ăn, thuốc chống sát trùng như chuyên gia kỹ thuật đã hướng dẫn để đề phòng bệnh sớm. Bà con càng sử dụng sớm thì càng có hiệu quả về phòng bệnh.
Đối với đàn gà có số lượng ít, thể trạng lớn con gà có thể lớn, ở thể cấp tính, chảy ra máu tươi, chúng ta làm theo 2 bước đồng thời, tốt nhất là chúng ta dùng 30 CC Canabixin 10%, hoặc là Teceka, phối hợp với Canabixin, Teceka là Vitamin C 5%, 15 CC Vinibenca 1%, 15 CC chúng ta trộn lẫn tiêm bắp cho mỗi con từ 0,5 - 1 CC. Thứ hai là chúng ta dùng vinacox ACB, hoặc là Anticox xít, Supper cox, Teemelin với liều lượng là 20 g/tạ/ngày, thuốc có thể trộn trong thức ăn, nước uống và chỉ dùng 3 ngày là hoàn toàn khỏi bệnh. Vấn đề đặt ra đối với bác sĩ thú y là từ khi phát hiện bệnh không cho phép để chết thêm con nào. Ở đây chính là cách, mà để chữa cứu sống nhanh nhất, tỷ lệ cao nhất là ngừa bệnh cầu trùng. Còn nếu trường hợp, dưới cấp thì chúng ta bước một không cần phải tiêm bắp Vitamin C, Canabixin hoặc Texeka, chúng ta có thể dùng Anticocxit pha vào thức ăn, còn Vitamin C và Taxeca với liều 15 CC/tạ gà. Chúng ta pha vào nước uống, cũng với cách điều trị như vậy 20 g/tạ Vinacox ACB, hoặc là Anticox xít trong 1 ngày trộn trong thức ăn hoặc nước uống, đều cho kết quả tốt và chỉ cần 3 ngày. Thậm chí, chúng ta thấy là 2 ngày bệnh đã khỏi, nhưng về nguyên tắc chúng ta phải dùng đủ 3 ngày. Đây là 2 cái biện pháp và 2 góc độ điều trị mà chúng tôi đã được nghiên cứu, ứng dụng và đã phổ cập, phổ biến rộng rãi, đối với người chăn nuôi và được người chăn nuôi chuyên dùng, hiệu quả điều trị rất cao.
Theo hướng dẫn của chuyên gia kỹ thuật, phương pháp điều trị của bệnh cầu trùng gà có 2 bước tiến hành như sau:
Bước 1: Cần cầm máu, giải độc trợ lực cho gà và tiêu diệt E. Coli, đối với cầu trùng gà, gà cầu trùng ghét E.coli. Bà con có thể sử dụng:
* Vitamin B1 2,5% ống 5ml : 5 ống
* Vitamin C 5% ống 5ml : 10 ống
* Vitamin K 1% ống 2ml : 10 ống
* TCK hoặc coli KN 10% ống 30ml: 1 lọ
Trộn thuốc lẫn, lắc điều tiêm bắp từ 0,5 - 1ml/gà/lần/ngày
Bước 2: Bà con cần tiêu diệt căn nguyên cầu trùng và trợ lựccho gà, với các phương pháp như sau:
Cách 1: bà con sử dụng vinacoc Acb 20 g; Amino - polymix 20 g; pha vào 15 đến 20 lít nước cho 100 kg gà, uống 1 ngày 1 đêm
Cách 2: Bà con sử dụng Anticoccid 20 g/gói bà con sử dụng 1 gói; hoặc B.complex 1 thìa canh; thuốc trộn với thức ăn hoặc pha vào từ 15 - 20 kg nước cho 100 kg gà uống trong một ngày một đêm.
Cách 3: Bà con sử dụng Super cox 20 g/ gói bà con sử dụng 1 gói; đường Glucoza 200 g; pha vào 15 đến 20 kg nước cho 100 kg gà uống trong 1 ngày 1 đêm.
Biện pháp chăn nuôi gà an toàn sinh học
Đây là biện pháp áp dụng tổng hợp, và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa gia cầm và mầm bệnh, trước hết cần quy hoạch chăn nuôi theo hướng tập trung.
Yêu cầu trong xây dựng chuồng trại
Tùy điều kiện chăn nuôi bà con, có thể làm chuồng to hoặc nhỏ. Chuồng cần xa khu dân cư, bệnh viện, đường giao thông từ 500 m trở lên. Trong chuồng, bà con trang bị máng ăn, máng uống nước, dùng bạt che bớt ánh sáng. Đồng thời, sử dụng quạt thông gió và không khí để điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm. Đầu mỗi khu chăn nuôi và mỗi dãy chuồng có vòi nước để rửa ủng và có hố sát trùng, trước khi đưa gà vào thả, bà con cần vệ sinh tiêu độc bằng cách: Vệ sinh lần 1, bà con cần quét dọn trần, tường sạch sẽ, cọ rửa kỹ nền chuồng, dùng xút 2% tiêu độc nền chuồng. Vệ dinh tiêu độc lần 2, bà con sử dụng đồng Sunfat 5% + vôi bột 20%, hòa tan vào nước rồi quét lên tường, lên nền chuồng.
TS. Tống Khiêm - GĐ Trung tâm khuyến nông khuyến ngư quốc gia cho biết Xây dựng một quy trình, một phương pháp về chăn nuôi an toàn sinh học, phải tăng cường công tác thông tin tuyên truyền và tập huấn, để cho bà con nông dân, thậm chí là cán bộ nông nghiệp và cán bộ khuyến nông cơ sở, nắm vững trường hợp này. Trong thực tế, khuyến nông Việt Nam trong 2 năm qua kể từ năm 2006 - 2007 và lâu dài, đã có một công trình chăn nuôi mà khác hẳn lâu nay người ta gọi đó là chăn nuôi gà thả vườn,… bây giờ đượcthay bằng chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi gà, mô hình gà an toàn sinh học, huấn luyện đào tạo cho bà con nông dân và các trang trại chăn nuôi gà phải chú ý ngay từ khâu lập trang trại, làm chuồng trại, rồi khâu ấp lò cho đến quy trình chăn thả, nuôi dưỡng và cuối cùng là tiêu thụ. Như là chúng ta đã biết giết mổ gia cầm không theo lối truyền thống nữa vì dịch cúm H5N1, bây giờ là bất kể khi nào nó cũng có thể hoành hành và thậm chí là có một cái nguy cơ là đặt dịch cúm vào người cho nên là xây dựng một phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học đối với gà nói riêng và chăn nuôi nói chung. Đấy là một cái nhiệm vụ mang tính cấp bách, nhưng nó lại mang tính bền vững ,à lâu dài và chỉ có như thế thì nền chăn nuôi mới có thể ổn định và vững vàng phát triển được.
Hiện nay, có rất nhiều giống gà như giống gà siêu thịt, siêu trứng, bà con tùy theo nhu cầu chăn nuôi lựa chọn cho phù hợp với mục đích kinh doanh. Nhưng mỗi chuồng trại, mỗi dãy chuồng chỉ nên nuôi 1 giống và tất cả cùng 1 độ tuổi. Như vậy sẽ giảm thiểu được các công chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh, xuất nhập vật tư, sản phẩm. Quan Trọng hơn chế độ nuôi khép kín sẽ làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo, giữa đàn gia cầm giống này và giống khác. Trong quá trình chăn nuôi, cần thường xuyên sử dụng thuốc sát trùng chuồng trại chăn nuôi.
Về chế độ dinh dưỡng
Từng loại gà, từng lứa tuổi, bà con sử dụng thức ăn cho phù hợp, nhưng cần đảm bảo từ 2700 đến 2750 kg calo/kg thức ăn; Protein từ 15 đến15,5 %; chế độ khoáng 1,2 %. Khi trọng lượng gà lớn hơn, thường từ 20 đến 25 tuần tuổi, bà con điều chỉnh chế độ thức ăn để mỗi tuần đảm bảo gà tăng từ 130 đến 150 g/con. Đối với gà đẻ trứng hoặc gà mẹ 24 tuần tuổi gà bắt đầu đẻ bói cần bổ sung dinh dưỡng cho gà; gà 25 tuần tuổi tỷ lệ gà đẻ trong đàn khoảng từ 7 đến 10%; lúc này cần tăng dinh dưỡng để gà có sức phát triển tốt, tùy theo giống gà, bà con cần thực hiện tiêm phòng vac xin khác nhau, đối với gà nội tiêm phòng các bệnh cúm gia cầm, tụ huyết trùng,.. đối với gà lông màu, gà công nghiệp cần tiêm thêm phòng bệnh Marec Phunboro, xét nghiệm định kỳ, giám sát sự lưu hành của các loại mầm bệnh để đàn gà phát triển, đỡ tổn thất.
Đây là chương trình “Bạn của nhà nông” chúng tôi gửi đến bạn đọc để cùng tham khảo.
 
theo mình nghĩ gà bắt đầu cho ăn thì bắt đầu (có thể) bị cầu trùng....nói như 9x.... ví dầu như gà mẹ không được phòng tốt thì khả năng truyền miễn dịch sẽ không có...
 
mình đã từng gặp 2 ngày vẫn bị cầu trùng vì nhiều lý do như gà mẹ bị cầu trùng và khi gà con nó ra là ảnh hưởng. thứ 2 là chuồng trại chăn nuôi nhiều lứa vệ sinh ko cẩn thận vẫn bị bình thường.
 
Có bệnh cầu trùng cần gì coppi nguyên bài dài vậy pác VINHLOC.

--------

mình đã từng gặp 2 ngày vẫn bị cầu trùng vì nhiều lý do như gà mẹ bị cầu trùng và khi gà con nó ra là ảnh hưởng. thứ 2 là chuồng trại chăn nuôi nhiều lứa vệ sinh ko cẩn thận vẫn bị bình thường.

anh có cùng suy nghĩ như em đó. Nhưng mà có 1 số người họ cho rằng gà con ở 4 ngày thì có 1 số bị rối loạn tiêu hoá đi phân sáp là bình thường chứ họ chưa cho đó là bệnh.
 
Last edited by a moderator:
Thú thiệt chứ từ lúc mới biết nuôi gà đến giờ , chẳng thấy con nào dưới tay nuôi bị chết bởi cầu trùng cả , phần lớn cầu trùng đều ko nguy hiểm lắm , còn thể cực đọc chắc hiếm gặp lắm , tuy nhiên anh em muốn phòng cho chắc bệnh này thì vào đây
 

bệnh cầu trùng ko nguy hiểm lắm khi chữa trị kịp thời nhưng với những ai nuôi gà nhiều hoặc chuyên úm gà thì việc bị bệnh cầu trùng chỉ cần có vài con bị là đã phát hiện rồi. vì đơn giản như mình chỉ cần nhge mùi đã biết trong dân có còn bị cầu trùng. khi đi phân sáp trong chuồng úm của bạn liền có mùi khác lạ hẳn và đặc trưng của bệnh cầu trùng liên.
 
Cầu trùng và thương hàn là 2 bệnh kinh điển trong nuôi gà. Hai bệnh này lây từ bố mẹ nếu bố mẹ nhiễm. Vi khuẩn hay cầu nan có thể lây qua trứng. Trong quá trình ấp cả 2 loại này có thể phát triển sớm. Việc ấp trứng đúng - sát trùng trứng, có thể giảm nhưng không đảm bảo hết.

Hai bệnh này, có từ trong trứng, bản thân nó không gây chết gà nhiều nhưng nó là cơ hội tuyệt vời để cho các bệnh khác xâm nhập và gây bệnh. Cũng vì lý do đó, đa phần bệnh ở gà con là bệnh ghép.

Gà 4 ngày bị cầu trùng cũng là thường xãy ra vì chu kỳ phát triển của cầu nan từ 5-7ngày.

Vì các lý do đó, việc úm gà và chăm sóc gà con từ ngày đầu là vô cùng quan trọng. Cũng chính vì lý do đó mà các nhà sản xuất thuốc đã sản xuất thuốc gọi là thuốc úm gà, ở VN và trên thế giới điều có.

Việc úm đúng nhiệt độ và dùng các giải pháp phòng và trị vào ngày đầu tiên của gà là vô cùng quan trọng để giúp cho gà giảm thiểu các bệnh về sau và tất nhiên sẽ giúp cho chi phí nuôi thấp hơn. Điều này rất dễ .... nhưng không phải ai cũng chịu làm...."Nuôi con từ thủa còn thơ .... dạy......mới về", ông bà ta đã nói vậy mà. Chúc anh em thành công.
 
Đèn hồng ngoại có thể sát khuẩn không chú Huy . nếu sát khuẩn thì khả năng bệnh do ăn thức ăn dính phân rất khó xảy ra. vì đa phần chúng nó ăn cám vương vãi vào phân ko à
 
Đèn hồng ngoại có thể sát khuẩn không chú Huy . nếu sát khuẩn thì khả năng bệnh do ăn thức ăn dính phân rất khó xảy ra. vì đa phần chúng nó ăn cám vương vãi vào phân ko à

Đèn hồng ngoại chỉ có thể ức chế thôi. Muốn tăng khả năng sát khuẩn thì mở hết công suất khoảng 3 tiếng. Công việc này tiến hành ngay trước khi thả gà.

Sau khi chuẩn bị chuồng trại xong, thì trước khi thả gà, nên mở bóng đèn hồng ngoại hết công suất khoảng 3 tiếng sẽ giúp cho chuồng trại thêm sạch sẻ, hết các mùi hôi và là cho khu vực này ấm áp. Các chuồng nuôi nền đất có lót trấu hay mùn cưa sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.

Khi mở đèn hồng ngoại sẽ giúp hạn chế gà phát bệnh thương hàn và CRD, bệnh cầu trùng không có tác dụng gì. Tuy nhiên, con gà lúc còn nhỏ, cơ thể chưa có khả năng tự điều hòa thân nhiệt nên cần phải úm nó. Ngoài kiểm soát nhiệt độ hay quan sát hành vi của gà, một cách kiểm tra khác là bắt gà và xem chân gà có bị lạnh hay không? nếu chân gà con ấm, thì thường gà khỏe mạnh, còn chân gà lạnh thì cần chú ý tăng nhiệt 1 chút và có thể là triệu chứng gà có sức khỏe không tốt rồi. Bệnh cầu trùng cần phải trị sớm cùng với thương hàn vì đây là các bệnh ban đầu của gà con.

Việc dùng đèn hồng ngoại không đúng cách cũng có hại cho gà và ... tốn tiền điện đó.

Catphusa úm như vầy: gà mới nở đến 7 ngày nhiệt độ úm như sau: 37 độ trong 1 ngày, sau đó giảm dần dần đến 35 độ, và sau đó giảm tiếp. Lưu ý là nhu cầu nhiệt độ của các giống gà khác nhau là không giống nhau. Mời anh em chia sẻ tiếp.

Quy trình của catphusa - chưa chắc gì tốt nhe! là gà mới nở là cho uống nước có men tiêu hóa ngay với mục đích giúp gà nhanh chóng có hệ men đường ruột tốt. Hệ men này sẽ giúp gà tiêu hóa thức ăn nhanh chóng để tránh hiện tượng tiêu chảy do chưa quen thức ăn và còn giúp khống chế các loại vi khuẩn có hại khác như ecoli,...và còn có nhiều cái lợi khác, cho đến ngày thứ 5 thì cho uống thuốc ngừa hay trị thương hàn và cầu trùng, tùy theo tình trạnh nhiễm của đàn gà con, cho uống liên tiếp 3 ngày rồi nghỉ. Sau đó cho gà uống trở lại men tiêu hóa để giúp hồi phục hệ men vi sinh, ngày thứ 10, tiếp tục cho uống thuôc trị cầu trùng và thương hàn, tiếp tục 3 ngày,...việc cho uống theo chu kỳ này là nhằm tiêu diệt cho hết các cầu nan mới nở,... Quá trình này tiến hành trong 1 tháng là xong. Ngoài ra, có thể chích ngừa theo quy định.

Lưu ý là gà còn nhỏ, không được lạm dụng kháng sinh vì điều này rất có hại về mọi mặt. Mỗi người có toa thuốc riêng, catphusa cũng vậy.

Do cách của catphusa chưa chắc gì tốt hay đúng. Mời anh em chia sẻ thêm.
 
gà mình được 7 ngày cũng có phân sám 30% không biết có phải bi cầu trùng không.
 
gà mình được 7 ngày cũng có phân sám 30% không biết có phải bi cầu trùng không.

Cầu trùng thường gây phân nâu - tức là máu do xuất huyết + với phân đen bình thường = nâu. Nếu gà bị thêm thương hàn thì màu sáp nâu sáng hơn. Nếu tụ huyết trùng thì phân đỏ nằm riêng từng lọn. Ngoài ra khi bị cầu trùng giai đoạn đầu gà kêu tiếng lớn và gắt - giống như bị đau bụng vậy do đường ruột xuất huyết gà rất đau.

Nếu bị, bạn nên trị càng sớm càng tốt. Để 1 ngày trôi qua, gà sẽ ốm dấn và mất sức dễ dẫn đến các bệnh ghép khác.
 
Last edited by a moderator:
Chào mọi người, chắc ai nuôi gà cũng đều biết đến bệnh cầu trùng mặc dù bệnh này không mấy gì là nguy hiểm cho gà nhưng mình có chút thắc mắc nhỏ mún hỏi... Gà con 4 ngày tuổi đã bị cầu trùng chưa, nếu 4 ngày tuổi mà thấy phân sáp khoản 50% thì nên dùng thuốc được chưa. Mình có tham khảo 1 số cá nhân họ nói gà 4 ngày tuổi chưa thể bị cầu trùng do còn kháng thể mẹ truyền, 1 số thì cho rằng 4 ngày là gà đã bị CT. Ai gjảj thích dùm em em cám ơn nhjều.
Bênh cầu trùng là bệnh thường xuyên xảy ra trên gà,tuy ko gây thành dịch nhưng gây thiệt hại lớn về kinh tế cho nhà chăn nuôi.Bệnh do đơn bào ký sinh ở tế bào niêm mạc ruột gồm 9 chủng gây ra trên gà trong tổng số 14 chủng.Thời gian ủ bệnh trung bình từ 3-6 ngày tùy thuộc điều kiện chăm sóc,khí hậu,chất lượng con giống,thức ăn.v.v.Gà con khi nở ra đã có thể bị nhiễm cầu trùng(do ăn phải các bào tử(oocyst)) từ vỏ trứng,tay người công nhân,chất độn chuồng,nền chuồng,thức ăn.Chuồng nuôi càng nhiều lứa,càng lâu thì gà càng dễ bị cầu trùng và tuổi mắc cầu trùng càng sớm.Trên thực tế nếu các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng,khí hậu,chất lượng giống,thức ăn ko tốt là cơ hội để bệnh cầu trùng phát ra và bệnh xảy ra lúc 3-4 ngày tuổi là chuyện đương nhiên.
 
Cám ơn mọi người... Tình hình là em có 300 con gà nồi bến tre đã được 13 ngày tuổi, đã làm New, Gum, Đậu. Bây gjờ gà rất khoẻ mạnh, sáng hôm nay có 1 con chết bất thình lình, khám nghjệm tử thi không thấy xuất huyết cơ đùi, ngực, nội tạng bênh tr0ng rất bình thường, túi gì gần hậu môn bình thường, máu vẫn bình thường, gà không sốt, phân đen(cafe sữa đen). Như vậy 1 cá thể chết như vậy thì mình đưa vào tình nghj loạj bệnh nào ạ.
 
Cám ơn mọi người... Tình hình là em có 300 con gà nồi bến tre đã được 13 ngày tuổi, đã làm New, Gum, Đậu. Bây gjờ gà rất khoẻ mạnh, sáng hôm nay có 1 con chết bất thình lình, khám nghjệm tử thi không thấy xuất huyết cơ đùi, ngực, nội tạng bênh tr0ng rất bình thường, túi gì gần hậu môn bình thường, máu vẫn bình thường, gà không sốt, phân đen(cafe sữa đen). Như vậy 1 cá thể chết như vậy thì mình đưa vào tình nghj loạj bệnh nào ạ.

Đột Quỵ rồi :lol:. chắc đêm trúng gió . hoặc có thể bác sơ ý dẫm vào nó làm nó đau và chết
kaka:lol:
Ủa mà sao đợt này anh nuôi có 300 zậy. Gà anh nuôi 2 tuần tới nay thiệt mạng mấy con rồi. và lớn có đều ko:approve:
 
Đột Quỵ rồi :lol:. chắc đêm trúng gió . hoặc có thể bác sơ ý dẫm vào nó làm nó đau và chết
kaka:lol:
Ủa mà sao đợt này anh nuôi có 300 zậy. Gà anh nuôi 2 tuần tới nay thiệt mạng mấy con rồi. và lớn có đều ko:approve:

hýhý kỹ thuật cao nên gà rất đồng đều, chết 10 con do dính thươg hàn hôm pữa mình có nói rồi mà. Nuôi 300 khoảng 2 thánh mềnh phân loạj trống mái nuôi riêng để làm gà đẻ hậu bị.
 
Chà chà. phen này làm ăn lớn dữ hen ^^. mà úm 300 con chết 10 cao tay nhỉ . chắc mới về lại bơm thuốc úm đây mà :lol:
 
Chào mọi người, chắc ai nuôi gà cũng đều biết đến bệnh cầu trùng mặc dù bệnh này không mấy gì là nguy hiểm cho gà nhưng mình có chút thắc mắc nhỏ mún hỏi... Gà con 4 ngày tuổi đã bị cầu trùng chưa, nếu 4 ngày tuổi mà thấy phân sáp khoản 50% thì nên dùng thuốc được chưa. Mình có tham khảo 1 số cá nhân họ nói gà 4 ngày tuổi chưa thể bị cầu trùng do còn kháng thể mẹ truyền, 1 số thì cho rằng 4 ngày là gà đã bị CT. Ai gjảj thích dùm em em cám ơn nhjều.
Mình nuôi gà cũng nhiều, trường hợp gà 4-5 ngày tuổi mà phân đi màu sáp đen khoảng 50% mình cũng đã gặp. Triệu chứng này 80% là gà bị viêm ruột cấp do vkhuẩn clostridium, nguyên nhân do bạn trong thời gian đầu úm gà, bạn chưa cho gà uống kháng sinh or uống ko đủ liều, khi nuôi gà đã nhiều lứa thì áp lực dịch bệnh ngày càng cao, vi khuẩn có thể kháng 1 số loại kháng sinh thông thường, gà con rất dễ bị viêm ruột do e.coli or clostridium. Bạn nên cho gà uống phòng 1 số loại kháng sinh thế hệ mới như enrofloxacin or norfloxacin kết hợp amox, uống thêm vitamin k để gà mau lành mạch máu ruột. Nên điều trị gà theo triệu chứng, đừng nên kết hợp quá nhiều phương pháp mà không hiểu rõ tác dụng của từng loại thuốc. Hạn chế sử dụng vitamin C khi gà đang tiêu chảy vì sẽ làm tăng PH đường ruột, làm diễn biến tiêu chảy nặng thêm. Đừng lo lắng nhiều, đây cũng là bệnh thông thường thôi, điều trị sẽ làm giảm tỉ lệ chết rất nhiều đấy. Ko như bị newcastle or gumboro là mệt mỏi đấy, chúc bạn thành công
 


Back
Top