Hợp tác làm nông nghiệp cần những gì?

Sau một thời gian qua làm nông dân, với tinh thần tự chủ tự cường từ SX đến KD. Đến nay tôi đã thu được những thành quả nhất định. Qua kinh nghiệm bản thân tôi rút ra một số vấn đề về hợp tác nông nghiệp.
Phần 1: Hợp tác thế nào
Các tình huống hợp tác thông thường là:
1. Một bên có đất, có một số tiền đầu tư (thường là nhà đầu tư). Một bên có kinh nghiệm sản xuất.
2. Một bên có đất, có sức lao động( thường là nông dân). Một bên có kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất.
Với hai tình huống trên nếu đi đến thống nhất hợp tác thì sẽ hình thành một dự án. Sẽ có một kế hoạch sản xuất được vẽ ra. Đại loại trồng cây gì, nuôi con gì sản lượng bao nhiêu, dự kiến giá bán....và cuối cùng tỷ lệ ăn chia, đóng góp.
Và thế là bỏ công, bỏ sức, bỏ tiền ra làm. Đến ngày thu hoạch thì không có ai bán hàng mặc dù sản phẩm rất tốt. Cả hai tình huống đều dẫn đến: ai bỏ ra cái gì thì mất cái đó: nhà đầu tư bỏ tiền ra thì mất tiền, anh nông dân bỏ ra sức thì mất công, tôi vừa bỏ tiền vừa bỏ sức thì mất cả hai. :Botay:. Càng đầu tư lớn càng chết lớn, đến đại gia cũng phải chào thua.
Mấu chốt ở đây là anh nào cũng nghĩ bán hàng dễ lắm. Thị trường rau sạch thì có, nên chỉ cần có sản phẩm tốt thì không thiếu người mua.
Vậy nên kết luận: có đất, có người làm, có kỹ thuật thì mới chỉ đủ để làm ra sản phẩm, chưa thể ra tiền được. Để ra tiền cần có người biết bán đống sản phẩm kia. Vậy ai là người bán hàng? Bán hàng như thế nào?
Xin chờ phần sau!!!!
23991365034_ca3697b42e_o.jpg
 


Phần 2: Bán hàng
Cứ cho là việc sản xuất (chăn nuôi hay trồng trọt) được như ý đi thì bạn sẽ có một đống sản phẩm. Mà sản phẩm nông nghiệp tươi sống nó khác với cái định con vít. Có nghĩa là nếu không tiêu thụ nhanh thì vứt đi hoặc là mất thêm chi phí.
Vậy phải tính đầu ra cái đã. Trước tiên kiếm mấy mối bán buôn cho nó nhanh. Sau khi nuôi thử nghiệm được vài chục con gà sạch tôi gọi thằng bạn học chuyên đưa gà nhà hàng. Mỗi ngày nó bán cả trăm gà thịt. Anh em kiểu gì chả giúp được nhau. Nó đến xem gà rồi bảo:
- Gà này ngon đấy, nhưng tôi không bán được.
- Sao mày chê ít quá không bõ làm?
- Không phải thế mà tôi có khách của tôi, khách yêu cầu thế nào tôi giao thế. Giả sử mai tôi cần 100 con gà trống tầm 1.5-1.6kg ông có không? Chả lẽ vào chuống bắt ra từng con cân lên à? Mà có phải lúc nào ông cũng có gà đâu nên tôi phải giữ mối của tôi.
Rồi nó kể thêm nỗi khổ của thằng lái gà. Nào thì muốn bán gà tôi phải chi từ thằng quản lý đến thằng bếp, thằng cân. Nào thì công nợ, không cho nó nợ không bán được hàng, mà càng nợ nhiều thì mình càng sợ nó...
Vậy là bỏ cái vụ bán nhà hàng đi. Kiếm mối bán siêu thị cho khỏe. Có bà chị giới thiệu mấy mối chuyên giao hàng siêu thị. Gặp họ thì đòi đủ loại giấy tờ. Và cuối cùng họ đưa ra cái giá rẻ như rau ngoài chợ. Thế là cũng hết. Mấy tay làm xuất ăn cho công nhân các khu công nghiệp thì lại còn ác hơn. Bán hàng phải chào giá cạnh tranh hàng tuần, mà giá thì chỉ ngang giá chợ.
Tóm lại các mối bán buôn là vô vọng. Chả ai hơi đâu đi mua sản phẩm sạch của anh làm gì. Nghĩ cũng cay đấy nhưng ngẫm lại cũng phải họ làm ăn buôn bán bao nhiêu năm quen mối của họ, trong khi sản phẩm của mình hướng vào đối tượng khách hàng khác.
Vậy là phải tự đi bán hàng thôi, còn chờ gì nữa???
(còn nữa)
 
A Aq ở trồng rau ởĐình Thôn nhìn mỏi mắt sinh viên đứng điểm bus. Mà k biết tiêu thụ thế nào?
Thị phần cho nhóm thanh niên, sinh viên có điều kiện đã lớn. Thì thị phần sinh viên chi tiền cho sức khoẻ còn lớn hơn. Đó là kinh nghiệm sau thời gian làm và học. Ở Trần Vĩ hay Lê Đức Thọ kéo dài, có nhóm nhà hàng có thu hàng tỉ mỗi đêm mà diện tích họ bỏ ra k đến 1ha. Những ngày chưa mở rộng quy mô, Nhất Nướng đầu tiên đã thu 1 tỉ trên ngày.
Xét về độ bóc lột sức khoẻ con em nông dân thì k đâu bì. Từ người ăn bị móc tiền, người làm móc sức, tuổi trẻ. Món ăn rất bẩn vì đã làm ở đó nên e rất hiểu. Thứ tồi tệ đó đánh đúng vào thói quen, thói xấu của cta. Còn mảng ăn ngon, sạch và tươi bị từ chối của phần đa dân. Là vì k tự tiêu thụ được, sao k đưa vào mâm sinh viên?
Chắc là ai cũng muốn hoàn vốn, kiếm lời nhanh chóng. Nói chung cách làm ăn t có tiền, b có công đã chứng minh phải có kênh tiêu thụ tốt. Nếu có đồ sạch, giá phải chăng nên bỏ mối. Còn giá cao, phải chế biến thẳng thành món ăn kết hợp rau sạch. Vì sao?
Đại bộ phận đang tính toán hơn trong ăn uống.
Dùng calo, tính gam để cân đo nhằm có lợi nhất cho mình, láu cá trong chi tiêu. Nhưng thông thoáng bất chợt với sức khoẻ, lúc đói vì luyện tập sẽ quan tâm nhất. Phong trào luyện tập nhằm trẻ hóa, thanh lọc. Ý chí là vậy, về dung nạp họ đặc biệt quan tâm tới người như a Aq.
 
Phần 2: Bán hàng
Cứ cho là việc sản xuất (chăn nuôi hay trồng trọt) được như ý đi thì bạn sẽ có một đống sản phẩm. Mà sản phẩm nông nghiệp tươi sống nó khác với cái định con vít. Có nghĩa là nếu không tiêu thụ nhanh thì vứt đi hoặc là mất thêm chi phí.
Vậy phải tính đầu ra cái đã. Trước tiên kiếm mấy mối bán buôn cho nó nhanh. Sau khi nuôi thử nghiệm được vài chục con gà sạch tôi gọi thằng bạn học chuyên đưa gà nhà hàng. Mỗi ngày nó bán cả trăm gà thịt. Anh em kiểu gì chả giúp được nhau. Nó đến xem gà rồi bảo:
- Gà này ngon đấy, nhưng tôi không bán được.
- Sao mày chê ít quá không bõ làm?
- Không phải thế mà tôi có khách của tôi, khách yêu cầu thế nào tôi giao thế. Giả sử mai tôi cần 100 con gà trống tầm 1.5-1.6kg ông có không? Chả lẽ vào chuống bắt ra từng con cân lên à? Mà có phải lúc nào ông cũng có gà đâu nên tôi phải giữ mối của tôi.
Rồi nó kể thêm nỗi khổ của thằng lái gà. Nào thì muốn bán gà tôi phải chi từ thằng quản lý đến thằng bếp, thằng cân. Nào thì công nợ, không cho nó nợ không bán được hàng, mà càng nợ nhiều thì mình càng sợ nó...
Vậy là bỏ cái vụ bán nhà hàng đi. Kiếm mối bán siêu thị cho khỏe. Có bà chị giới thiệu mấy mối chuyên giao hàng siêu thị. Gặp họ thì đòi đủ loại giấy tờ. Và cuối cùng họ đưa ra cái giá rẻ như rau ngoài chợ. Thế là cũng hết. Mấy tay làm xuất ăn cho công nhân các khu công nghiệp thì lại còn ác hơn. Bán hàng phải chào giá cạnh tranh hàng tuần, mà giá thì chỉ ngang giá chợ.
Tóm lại các mối bán buôn là vô vọng. Chả ai hơi đâu đi mua sản phẩm sạch của anh làm gì. Nghĩ cũng cay đấy nhưng ngẫm lại cũng phải họ làm ăn buôn bán bao nhiêu năm quen mối của họ, trong khi sản phẩm của mình hướng vào đối tượng khách hàng khác.
Vậy là phải tự đi bán hàng thôi, còn chờ gì nữa???
(còn nữa)
Sản phẩm sạch, chất lượng sẽ không khó kiếm đầu ra, bởi vì nhu cầu của XH rất lớn. Quan trọng là mình phải luôn giữ chữ tín trong sản xuất và kinh doanh: xây dựng mục tiêu chất lượng rõ ràng, qui trình sản xuất rõ ràng, luôn tuân thủ cam kết. Ví dụ, khi bán rau sạch nếu chẳng may thiếu hàng thì tuyệt đối không trộn hàng chợ vào. Thà mình chịu khó lựa lời xin lỗi khách hàng, tặng họ những loại rau còn lại để giữ mối. Luôn ghi nhớ phương châm "Customer focus", nên dù khách có khó tính, phàn nàn này nọ thì cũng ráng nhe răng cười và kiếm cách làm họ nguôi. Khó ha.
Đối tượng KH tiềm năng là giới nhân viên công sở. Họ có kiến thức, ý thức, thu nhập tốt. Đa phần có con nhỏ nên sẵn sàng bỏ chi phí cao mua sản phẩm sạch.
Mô hình mở rộng là "giọt nước lan". Sản phẩm tốt, kinh doanh có uy tín, người này nói người kia và giới thiệu lẫn nhau, sau một thời gian mạng lưới tiêu thụ sẽ mở rộng.
Tui cũng giống bạn, sản xuất nông sản sạch ở Tây Ninh và tự phân phối ở SG, chủ yếu qua khách hàng cá nhân. Thời gian đầu chủ yếu tiêu thụ qua những mối quen, sau đó người ta ăn thấy được nên giới thiệu lẫn nhau, bây giờ mạng lưới khách hàng cũng tạm ổn.
Kênh siêu thị thì quên đi. Phải quen biết, chi hoa hồng lớn, lót tay ông này bà kia, đòi hỏi đủ đường nhưng giá thì ép rẻ bèo như hàng chợ, tiền cả tháng mới chuyển khoản thanh toán 1 lần.
Lúc trước tui chào hàng bên hệ thống cửa hàng của Vissan, cũng có bán rau sạch. Họ đòi giá phải ngang với giá ở chợ đầu mối Bình Điền thì mới mua. Bó tay.
Vài dòng chia sẻ với bác AQ101
 
Sản phẩm sạch, chất lượng sẽ không khó kiếm đầu ra, bởi vì nhu cầu của XH rất lớn. Quan trọng là mình phải luôn giữ chữ tín trong sản xuất và kinh doanh: xây dựng mục tiêu chất lượng rõ ràng, qui trình sản xuất rõ ràng, luôn tuân thủ cam kết. Ví dụ, khi bán rau sạch nếu chẳng may thiếu hàng thì tuyệt đối không trộn hàng chợ vào. Thà mình chịu khó lựa lời xin lỗi khách hàng, tặng họ những loại rau còn lại để giữ mối. Luôn ghi nhớ phương châm "Customer focus", nên dù khách có khó tính, phàn nàn này nọ thì cũng ráng nhe răng cười và kiếm cách làm họ nguôi. Khó ha.
Đối tượng KH tiềm năng là giới nhân viên công sở. Họ có kiến thức, ý thức, thu nhập tốt. Đa phần có con nhỏ nên sẵn sàng bỏ chi phí cao mua sản phẩm sạch.
Mô hình mở rộng là "giọt nước lan". Sản phẩm tốt, kinh doanh có uy tín, người này nói người kia và giới thiệu lẫn nhau, sau một thời gian mạng lưới tiêu thụ sẽ mở rộng.
Tui cũng giống bạn, sản xuất nông sản sạch ở Tây Ninh và tự phân phối ở SG, chủ yếu qua khách hàng cá nhân. Thời gian đầu chủ yếu tiêu thụ qua những mối quen, sau đó người ta ăn thấy được nên giới thiệu lẫn nhau, bây giờ mạng lưới khách hàng cũng tạm ổn.
Kênh siêu thị thì quên đi. Phải quen biết, chi hoa hồng lớn, lót tay ông này bà kia, đòi hỏi đủ đường nhưng giá thì ép rẻ bèo như hàng chợ, tiền cả tháng mới chuyển khoản thanh toán 1 lần.
Lúc trước tui chào hàng bên hệ thống cửa hàng của Vissan, cũng có bán rau sạch. Họ đòi giá phải ngang với giá ở chợ đầu mối Bình Điền thì mới mua. Bó tay.
Vài dòng chia sẻ với bác AQ101

Đúng như bác nói, ta phải tự tìm cho ta khách hàng riêng, đừng có ham làm lớn vội, quan trọng là uy tín và thực sự sạch.
 
Rất ngưỡng mộ bác AQ, bác làm rất có tâm huyết và chiến lược
 

Phần 2: Bán hàng (tiếp)
Bán hàng quả thực cái món này mình đâu có quen, nhất là đi bán rau nữa. Nhưng đã trồng ra rồi thì phải bán, không lẽ vứt đi. Đang sẵn có lô hàng ế thế là mang đi tiếp thị, phát cho dùng thử. Cho thì cám ơn, nhưng người mua vẫn không thấy đâu. Kiên trì tiếp tnị vẫn không ăn thua, nhiều người còn từ chối không muốn nhận, chắc họ ăn không mãi cũng ngại, mà mua thì họ chưa sẵn sàng. Đến lúc này thì bắt đầu thấy nản. Sản phẩm tốt, giá bán phải chăng, tiếp thị quyết liệt mà vẫn không bán được. Lôi thằng bạn thân nhất ra ngồi phân tích. Nó bảo:
- Nếu không phải là mày làm thì tao cũng không tin rau sạch.
Hóa ra là như vậy. Những người khác người ta không tin. Vậy làm sao để mọi người tin đây? Suy đi tính lại tôi chia mảnh vườn của tôi thành từng lô, mỗi lô 40m2. Tôi chào dịch vụ trồng rau với đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu rau cho các gia đình. Lôi 3 thằng bạn thân vào làm chuột bạch. Tu sửa lô đất thật đẹp, trồng rau cho thật tốt để vợ con chúng nó đến chụp ảnh. Kể cũng lạ, người có chuyên môn trồng rau sạch thì người ta không tin, còn một tay mơ trồng được rau sạch thì lại khối người tin. Mười mấy lô đất nhanh chóng có người thuê hết. Qua tiếp xúc, tìm hiểu người ta hiểu được thế nào là rau sạch, làm sao phân biệt rau sạch và rau bẩn. Sau 3 tháng triển khai mô hình vườn cho thuê tôi đã có được hơn chục khách hàng ruột. Những người luôn tin tưởng và ủng hộ tôi trong việc triển khai tất cả các sản phẩm.
( còn nữa)
 
Sản phẩm sạch, chất lượng sẽ không khó kiếm đầu ra, bởi vì nhu cầu của XH rất lớn. Quan trọng là mình phải luôn giữ chữ tín trong sản xuất và kinh doanh: xây dựng mục tiêu chất lượng rõ ràng, qui trình sản xuất rõ ràng, luôn tuân thủ cam kết. Ví dụ, khi bán rau sạch nếu chẳng may thiếu hàng thì tuyệt đối không trộn hàng chợ vào. Thà mình chịu khó lựa lời xin lỗi khách hàng, tặng họ những loại rau còn lại để giữ mối. Luôn ghi nhớ phương châm "Customer focus", nên dù khách có khó tính, phàn nàn này nọ thì cũng ráng nhe răng cười và kiếm cách làm họ nguôi. Khó ha.
Đối tượng KH tiềm năng là giới nhân viên công sở. Họ có kiến thức, ý thức, thu nhập tốt. Đa phần có con nhỏ nên sẵn sàng bỏ chi phí cao mua sản phẩm sạch.
Mô hình mở rộng là "giọt nước lan". Sản phẩm tốt, kinh doanh có uy tín, người này nói người kia và giới thiệu lẫn nhau, sau một thời gian mạng lưới tiêu thụ sẽ mở rộng.
Tui cũng giống bạn, sản xuất nông sản sạch ở Tây Ninh và tự phân phối ở SG, chủ yếu qua khách hàng cá nhân. Thời gian đầu chủ yếu tiêu thụ qua những mối quen, sau đó người ta ăn thấy được nên giới thiệu lẫn nhau, bây giờ mạng lưới khách hàng cũng tạm ổn.
Kênh siêu thị thì quên đi. Phải quen biết, chi hoa hồng lớn, lót tay ông này bà kia, đòi hỏi đủ đường nhưng giá thì ép rẻ bèo như hàng chợ, tiền cả tháng mới chuyển khoản thanh toán 1 lần.
Lúc trước tui chào hàng bên hệ thống cửa hàng của Vissan, cũng có bán rau sạch. Họ đòi giá phải ngang với giá ở chợ đầu mối Bình Điền thì mới mua. Bó tay.
Vài dòng chia sẻ với bác AQ101
Ic
Sản phẩm sạch, chất lượng sẽ không khó kiếm đầu ra, bởi vì nhu cầu của XH rất lớn. Quan trọng là mình phải luôn giữ chữ tín trong sản xuất và kinh doanh: xây dựng mục tiêu chất lượng rõ ràng, qui trình sản xuất rõ ràng, luôn tuân thủ cam kết. Ví dụ, khi bán rau sạch nếu chẳng may thiếu hàng thì tuyệt đối không trộn hàng chợ vào. Thà mình chịu khó lựa lời xin lỗi khách hàng, tặng họ những loại rau còn lại để giữ mối. Luôn ghi nhớ phương châm "Customer focus", nên dù khách có khó tính, phàn nàn này nọ thì cũng ráng nhe răng cười và kiếm cách làm họ nguôi. Khó ha.
Đối tượng KH tiềm năng là giới nhân viên công sở. Họ có kiến thức, ý thức, thu nhập tốt. Đa phần có con nhỏ nên sẵn sàng bỏ chi phí cao mua sản phẩm sạch.
Mô hình mở rộng là "giọt nước lan". Sản phẩm tốt, kinh doanh có uy tín, người này nói người kia và giới thiệu lẫn nhau, sau một thời gian mạng lưới tiêu thụ sẽ mở rộng.
Tui cũng giống bạn, sản xuất nông sản sạch ở Tây Ninh và tự phân phối ở SG, chủ yếu qua khách hàng cá nhân. Thời gian đầu chủ yếu tiêu thụ qua những mối quen, sau đó người ta ăn thấy được nên giới thiệu lẫn nhau, bây giờ mạng lưới khách hàng cũng tạm ổn.
Kênh siêu thị thì quên đi. Phải quen biết, chi hoa hồng lớn, lót tay ông này bà kia, đòi hỏi đủ đường nhưng giá thì ép rẻ bèo như hàng chợ, tiền cả tháng mới chuyển khoản thanh toán 1 lần.
Lúc trước tui chào hàng bên hệ thống cửa hàng của Vissan, cũng có bán rau sạch. Họ đòi giá phải ngang với giá ở chợ đầu mối Bình Điền thì mới mua. Bó tay.
Vài dòng chia sẻ với bác AQ101
Iceman có thể cho mình xin số điện thoại hoặc email không, mình cũng đang có ý tưởng phát triển 'thịt sạch' tại tp hcm.
 
Phần 2: Bán hàng (tiếp)
Bán hàng quả thực cái món này mình đâu có quen, nhất là đi bán rau nữa. Nhưng đã trồng ra rồi thì phải bán, không lẽ vứt đi. Đang sẵn có lô hàng ế thế là mang đi tiếp thị, phát cho dùng thử. Cho thì cám ơn, nhưng người mua vẫn không thấy đâu. Kiên trì tiếp tnị vẫn không ăn thua, nhiều người còn từ chối không muốn nhận, chắc họ ăn không mãi cũng ngại, mà mua thì họ chưa sẵn sàng. Đến lúc này thì bắt đầu thấy nản. Sản phẩm tốt, giá bán phải chăng, tiếp thị quyết liệt mà vẫn không bán được. Lôi thằng bạn thân nhất ra ngồi phân tích. Nó bảo:
- Nếu không phải là mày làm thì tao cũng không tin rau sạch.
Hóa ra là như vậy. Những người khác người ta không tin. Vậy làm sao để mọi người tin đây? Suy đi tính lại tôi chia mảnh vườn của tôi thành từng lô, mỗi lô 40m2. Tôi chào dịch vụ trồng rau với đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu rau cho các gia đình. Lôi 3 thằng bạn thân vào làm chuột bạch. Tu sửa lô đất thật đẹp, trồng rau cho thật tốt để vợ con chúng nó đến chụp ảnh. Kể cũng lạ, người có chuyên môn trồng rau sạch thì người ta không tin, còn một tay mơ trồng được rau sạch thì lại khối người tin. Mười mấy lô đất nhanh chóng có người thuê hết. Qua tiếp xúc, tìm hiểu người ta hiểu được thế nào là rau sạch, làm sao phân biệt rau sạch và rau bẩn. Sau 3 tháng triển khai mô hình vườn cho thuê tôi đã có được hơn chục khách hàng ruột. Những người luôn tin tưởng và ủng hộ tôi trong việc triển khai tất cả các sản phẩm.
( còn nữa)
chúc mừng bác
một hướng đi rất hay.
Bác làm ở ngoại thành Hà nội ?
Ic

Iceman có thể cho mình xin số điện thoại hoặc email không, mình cũng đang có ý tưởng phát triển 'thịt sạch' tại tp hcm.
bạn liên lạc với hình qua email:
greenfarmhm@gmail.com
thân
 
việc chia lô làm dịch vụ của anh rất hay xin anh nói thêm về vấn đề này ạ
nhân công và chi phí . Sản phẩm phân phối thế nào. Những vấn đề khó khăn khi thực hiện
 
Phần 2: Bán hàng (tiếp)
Bán hàng quả thực cái món này mình đâu có quen, nhất là đi bán rau nữa. Nhưng đã trồng ra rồi thì phải bán, không lẽ vứt đi. Đang sẵn có lô hàng ế thế là mang đi tiếp thị, phát cho dùng thử. Cho thì cám ơn, nhưng người mua vẫn không thấy đâu. Kiên trì tiếp tnị vẫn không ăn thua, nhiều người còn từ chối không muốn nhận, chắc họ ăn không mãi cũng ngại, mà mua thì họ chưa sẵn sàng. Đến lúc này thì bắt đầu thấy nản. Sản phẩm tốt, giá bán phải chăng, tiếp thị quyết liệt mà vẫn không bán được. Lôi thằng bạn thân nhất ra ngồi phân tích. Nó bảo:
- Nếu không phải là mày làm thì tao cũng không tin rau sạch.
Hóa ra là như vậy. Những người khác người ta không tin. Vậy làm sao để mọi người tin đây? Suy đi tính lại tôi chia mảnh vườn của tôi thành từng lô, mỗi lô 40m2. Tôi chào dịch vụ trồng rau với đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu rau cho các gia đình. Lôi 3 thằng bạn thân vào làm chuột bạch. Tu sửa lô đất thật đẹp, trồng rau cho thật tốt để vợ con chúng nó đến chụp ảnh. Kể cũng lạ, người có chuyên môn trồng rau sạch thì người ta không tin, còn một tay mơ trồng được rau sạch thì lại khối người tin. Mười mấy lô đất nhanh chóng có người thuê hết. Qua tiếp xúc, tìm hiểu người ta hiểu được thế nào là rau sạch, làm sao phân biệt rau sạch và rau bẩn. Sau 3 tháng triển khai mô hình vườn cho thuê tôi đã có được hơn chục khách hàng ruột. Những người luôn tin tưởng và ủng hộ tôi trong việc triển khai tất cả các sản phẩm.
( còn nữa)
cổ nhân có câu: một lận bất tín, vạn lần bất tin. quả không sai, thị trường tiêu dùng của việt mam có tới vạn lần bất tín rồi, người tiêu dùng muốn tin lắn nhưng bị lừa nhiều quá rồi không giám tin nữa. nghĩ mà thấy khổ người làm ra sản phẩm sạch cũng không bán được vì không ai tin, còn người muốn mua sản phẩm sạch thì không biết mua ở đâu vì không tin được ai. đến siêu thị còn làm láo lừa khách, còn thanh tra thị trường thì .....có chút họ hàng xa cùng cha khác mẹ với siêu thị. thôi thì giọt máu đào hơn ao nước lã ấy mà. nhà tôi có ít gà lai chọi ăn ngô hạt thóc ta cũng chỉ bán được 100k/ kg lỗ nặng các bác ah. hiện tại vẫn còn 40 con gà nữa đảm bảo sạch, chuẩn mà chưa biết tiêu thụ thế nào. anh em nào có nhu cầu liên hệ 09 77 26 26 46. không đảm bảo chất lượng e trả lại tiền kèm theo một con gà nữa
 
Phần 2: Bán hàng (tiếp)
Bán hàng quả thực cái món này mình đâu có quen, nhất là đi bán rau nữa. Nhưng đã trồng ra rồi thì phải bán, không lẽ vứt đi. Đang sẵn có lô hàng ế thế là mang đi tiếp thị, phát cho dùng thử. Cho thì cám ơn, nhưng người mua vẫn không thấy đâu. Kiên trì tiếp tnị vẫn không ăn thua, nhiều người còn từ chối không muốn nhận, chắc họ ăn không mãi cũng ngại, mà mua thì họ chưa sẵn sàng. Đến lúc này thì bắt đầu thấy nản. Sản phẩm tốt, giá bán phải chăng, tiếp thị quyết liệt mà vẫn không bán được. Lôi thằng bạn thân nhất ra ngồi phân tích. Nó bảo:
- Nếu không phải là mày làm thì tao cũng không tin rau sạch.
Hóa ra là như vậy. Những người khác người ta không tin. Vậy làm sao để mọi người tin đây? Suy đi tính lại tôi chia mảnh vườn của tôi thành từng lô, mỗi lô 40m2. Tôi chào dịch vụ trồng rau với đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu rau cho các gia đình. Lôi 3 thằng bạn thân vào làm chuột bạch. Tu sửa lô đất thật đẹp, trồng rau cho thật tốt để vợ con chúng nó đến chụp ảnh. Kể cũng lạ, người có chuyên môn trồng rau sạch thì người ta không tin, còn một tay mơ trồng được rau sạch thì lại khối người tin. Mười mấy lô đất nhanh chóng có người thuê hết. Qua tiếp xúc, tìm hiểu người ta hiểu được thế nào là rau sạch, làm sao phân biệt rau sạch và rau bẩn. Sau 3 tháng triển khai mô hình vườn cho thuê tôi đã có được hơn chục khách hàng ruột. Những người luôn tin tưởng và ủng hộ tôi trong việc triển khai tất cả các sản phẩm.
( còn nữa)
 
Phần 2: Bán hàng (tiếp)

Vụ chia đất phân lô làm dịch vụ tỏ ra có hiệu quả rõ rệt. Thay vì trước đây thi thoảng nổi hứng lên mới chụp được một vài kiểu ảnh giới thiệu SP thì bây giờ tôi có cả chục người làm việc này thay mình một cách nhiệt tình. Tôi chỉ chọn những người tích cực đến vườn và có ảnh hưởng để giao đất. Chỉ sau 1 tháng thay vì hỏi câu hỏi cũ rích : "liệu rau này có sạch không?" thì người ta quan tâm là "còn lô đất nào không?"
Để đảm bảo nhu cầu rau cho các gia đình tôi dành hẳn một lô đất riêng đẻ làm backup. Rau cho các nhà thừa mứa, ăn không hết họ phải mang cho. Nhìn vào có vẻ mình thua thiệt nhưng hiệu quả tiếp thị trông thấy. Sau 3 tháng thì những người chậm chân không thể có đất bắt đầu sốt ruột. Câu hỏi bây giờ là "bao giờ thì anh mở rộng mô hình để đến lượt bọn em?".
Nhận thấy như cầu khách hàng tăng cao, đồng thời có những bất cập trong mô hình vườn dịch vụ. Sau 5 tháng tôi quyết định bỏ mô hình này, chuyển sang hình thức đặt mua sản phẩm theo tháng. Hầu hết khách hàng thuê đất chuyển sang hình thức này, kéo theo một lô khách hàng đã được họ tiếp thị hộ nữa.
Tại sao phải bỏ mô hình cho thuê đất và làm dịch vụ? Xin thưa là nó có mấy vấn đề sau:
1. Yêu cầu khách hàng rất đa dạng về sản phẩm. Không chiều cũng dở mà chiều thì còn dở hơn. Vì vậy trong một diện tích nhỏ có đến vài chục loại rau. Mỗi loại lại được một vài m2. Việc này kéo theo mất rất nhiều công sưc và công việc lắt nhắt người làm không bao hết được==>chất lượng kém.
2. Việc phân mảnh==>phá vỡ quy hoạch tổng thể làm vườn rất xấu==>mất đi hình ảnh đẹp đẽ ban đầu.
3. Khách hàng thường xuyên bận việc nên trễ nải việc thu hoạch==>rau già, quá lứa. Tuy nhiên cũng không thể tự tiện thu hoạch. Đến khi khách đến thì rau già==>bù từ vườn nhà sang. Khách vẫn có rau ăn nhưng cảm giác mất sướng.
4. Việc phân mảnh dẫn đến không quy hoạch khu vực trồng tập trung được nên dẫn đến không trồng được một số loại rau. Ví dụ không thể trồng một đám bí, dưa leo ở giữa vườn, xung quanh trông rau muống dc.
Với các bất cập trên thì chủ chán và khách cũng mất dần hứng thú. Vì vậy tôi chuyển sang bước tiếp theo: đặt hàng rau theo tháng.
(còn nữa)
 
Phần 2: Bán hàng (tiếp)
Bán hàng quả thực cái món này mình đâu có quen, nhất là đi bán rau nữa. Nhưng đã trồng ra rồi thì phải bán, không lẽ vứt đi. Đang sẵn có lô hàng ế thế là mang đi tiếp thị, phát cho dùng thử. Cho thì cám ơn, nhưng người mua vẫn không thấy đâu. Kiên trì tiếp tnị vẫn không ăn thua, nhiều người còn từ chối không muốn nhận, chắc họ ăn không mãi cũng ngại, mà mua thì họ chưa sẵn sàng. Đến lúc này thì bắt đầu thấy nản. Sản phẩm tốt, giá bán phải chăng, tiếp thị quyết liệt mà vẫn không bán được. Lôi thằng bạn thân nhất ra ngồi phân tích. Nó bảo:
- Nếu không phải là mày làm thì tao cũng không tin rau sạch.
Hóa ra là như vậy. Những người khác người ta không tin. Vậy làm sao để mọi người tin đây? Suy đi tính lại tôi chia mảnh vườn của tôi thành từng lô, mỗi lô 40m2. Tôi chào dịch vụ trồng rau với đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu rau cho các gia đình. Lôi 3 thằng bạn thân vào làm chuột bạch. Tu sửa lô đất thật đẹp, trồng rau cho thật tốt để vợ con chúng nó đến chụp ảnh. Kể cũng lạ, người có chuyên môn trồng rau sạch thì người ta không tin, còn một tay mơ trồng được rau sạch thì lại khối người tin. Mười mấy lô đất nhanh chóng có người thuê hết. Qua tiếp xúc, tìm hiểu người ta hiểu được thế nào là rau sạch, làm sao phân biệt rau sạch và rau bẩn. Sau 3 tháng triển khai mô hình vườn cho thuê tôi đã có được hơn chục khách hàng ruột. Những người luôn tin tưởng và ủng hộ tôi trong việc triển khai tất cả các sản phẩm.
( còn nữa)
"Chào dịch vụ". Hay......hay.
Tôi cũng có 5000m vuông đất trong đó 1500m ao còn lại là vườn. tôi đang tính kết hợp trồng rau, cỏ voi nuôi cá, nuôi thỏ nuôi gà đẻ địa phương cho ăn ngô+cám gạo+ giun quế. Trên mặt ao làm hình trái tim (chưa biết thả bèo hay hoa súng, sen để chống rét cho cá luôn), và trồng khoảng 500m vuông hao cải để cho các đôi chụp ảnh cưới. Kết hợp với câu cá giải trí...... Hê..heehe. Đọc xong mô hình của bác tôi thấy quyết tâm hơn.
 
Phần 3: Bán hàng (tiếp)
Bán rau sạch nói riêng và thực phẩm sạch nói chung cần phải tự thiết lập kênh riêng, không thể dưa vào các kênh bán hàng truyền thống được.
Rau dù là rau sạch thì giá trị cũng không lớn, ngoài ra nó là thứ người ta phải mua hàng ngày nên muốn bán được phải đảm bảo: sạch, ngon và tiện. Tiện nhất thời nay chỉ có mối bán hàng online, giao hàng đến tận nhà. Vậy làm thôi, đăng tin lên đã thấy lác đác có khách đăng ký. Nhưng nó lại xuất hiện vấn đề giao nhận. Không làm được thì thuê, gọi mấy công ty giao hàng đến thuê họ làm dịch vụ, chi phí NSX và khách hàng mỗi bên chịu một nửa. Nhưng không có đâu nhận ship rau cả. Lý do là hàng của mình bắt buộc phải chuyển thẳng còn họ thì hoạt động theo kiểu gom hàng, ghép chuyến. Vậy thì tự thiết lập lấy đội giao hàng. Nhưng nó lại có cái khó của nó là một shipper có khi chỉ đi được 1-2 khách một buổi. Đi đến buổi thứ 3 thì mình cũng thấy nản.Suy nghĩ mãi cuối cùng đi đến quyết định: xếp lịch giao hàng theo khu vực, mỗi tuần chỉ giao một lần, khách ăn cả tuần luôn. Và tiếp nữa là giao hàng đến một điểm trung gian, khách hàng lựa chọn điểm nào thấy tiện với mình nhất.
Với phương châm tập trung vào chất lượng sản phẩm nên đến giờ này tôi vẫn chưa làm bất cứ việc gì về thương hiệu. Với tôi thương hiệu là tự nó có, không phải bơm thổi, không cần vẽ vời.
Việc bán hàng bắt đầu ổn, lượng khách hàng tăng liên tục. Vấn đề mới xuất hiện là phải nâng cấp hệ thống giao nhận. Sắm một chiếc xe bán tải nho nhỏ thế là xong. Dán cái logo, tên lên thành xe, đã thấy có dáng chuyên nghiệp.
 
Last edited:
Chào bác AQ. Em rất hứng thú về mảng rau sạch của bác. Em có nghe loại hình này là bán Combo rau sạch đúng không ạ. Nhờ bác khai thông giúp em: Nhu cầu của khách hàng rất đa dạng về rau, mỗi bữa một loại, một tuần vài loại, ngày nhiều - ngày ít (nhất là mùa đông ăn lẩu cuối tuần). Cái khó là phân bổ số lượng các loại rau cho từng nhà thế nào cho đúng nhu cầu, sở thích. Mà ngoài rau ra còn gừng, sả, tỏi, ớt chanh..v.v. Bác đã giải quyết vấn đề này thế nào vậy?
 
Chào bác AQ. Em rất hứng thú về mảng rau sạch của bác. Em có nghe loại hình này là bán Combo rau sạch đúng không ạ. Nhờ bác khai thông giúp em: Nhu cầu của khách hàng rất đa dạng về rau, mỗi bữa một loại, một tuần vài loại, ngày nhiều - ngày ít (nhất là mùa đông ăn lẩu cuối tuần). Cái khó là phân bổ số lượng các loại rau cho từng nhà thế nào cho đúng nhu cầu, sở thích. Mà ngoài rau ra còn gừng, sả, tỏi, ớt chanh..v.v. Bác đã giải quyết vấn đề này thế nào vậy?

Mấy món gia vị mình không cung cấp. Chỉ cung cấp các loại rau thông thường, tầm 5-7 loại. Mùa này chỉ yếu: bắp cải, hoa lơ, cà chua, cải vài loại, bầu, bí, đậu. Khách không có yêu cầu riêng thì cứ tự do bốc thuốc. Lúc rau chưa lên kịp khách dài cổ ăn một vài loại. Có khách thắc mắc "sao anh không cho em rau này, rau kia?" mình bảo "anh chưa trồng kịp, nếu em thích anh ra chợ đầu mối mua cho em!" thế là thôi. Bác có cái gì em ăn cái đấy, cứ thế cho nó lành, em sợ rau chợ lắm rồi.
 


Back
Top