Kế hoạch trồng bơ

Xin giới thiệu tôi là Đức, dân Tây Nguyên nhưng không biết trồng trọt, vì hồi xưa ở quê chỉ toàn học, rồi lên TP học Đại Học, học xong thì ở lại Sài Gòn làm cũng đã gần chục năm.

Ở đất Sài Gòn này, công việc cũng ổn, nhưng thời gian cứ đều đều trôi qua, sáng đi làm chiều về. Sau một khoảng thời gian nhìn lại, thấy mình chả làm được thành tích gì, cố gắng làm chỉ để kiếm cái bỏ vào miệng chứ không giúp ích gì được cho đời (mơ mộng tí ^_^).

Bản thân cũng có mới ước cao xa, to lớn lắm, nhưng như đa số những người khác, Đức vẫn hay nghĩ cái mơ ước cao xa là của người ta (của Mr Vượng, của Bầu Đức..., hay của Sếp), còn mơ ước của ta thì chỉ là cái nhà chung cư bé bé với cô vợ hiền hiền và vài đứa con ở cái đất Sài Gòn này, xong rồi nai lưng làm để kiếm sống cho đến già để hưởng lương hưu, đó mới là thực tế.

Nhưng rồi bản thân vẫn thấy có cái gì đó không ổn trong suy nghĩ, vẫn muốn làm cái gì đó to to chút, nên cũng tìm tòi đầu tư nhiều con đường, nhưng rồi có vẻ vẫn chưa tìm được đường đúng. Đi sai thì phải đi lại, với những bước đi cẩn trọng hơn. Và Đức chọn nông nghiệp làm đường đi tiếp theo cho mình, bởi nông nghiệp là nghề của gia đình, và trong giấc mơ, từng có không ít lần mơ về một ngôi nhà ở quê trong cảnh thiên nhiên yên bình khi thành đạt.

Nhưng do trước nay chưa từng làm nông nghiệp, nên cũng không biết thế nào, đành đưa lên đây một kế hoạch về trồng bơ, nhờ anh em trên diễn đàn góp ý, nhằm cho bước chuẩn bị tốt hơn.

P/S: Đức đang có 1 deal mua 15ha đất với giá cũng mềm, nhưng chắc khả năng thì chỉ mới trồng được 5ha, nên post cái kế hoạch trồng 5ha lên đây.

KẾ HOẠCH TRỒNG BƠ.
Về nhu cầu thị trường:


- 2 tuần trước em đi khảo sát ở quê, hiện tại bơ ngon (sáp, 2 quả / kg) giá mua tại vườn là 30k/kg (người mua hái), khi ra hoa thì thương lái đến đặt tiền trước rồi.

- Ngoài đường gần như bán bơ rất ít và không có bơ ngon, vì có bao nhiêu xuất khẩu ra Bắc hết (mà còn không đủ hàng), có 1 nơi họ bán loại đó tại TP.Ban Mê Thuột, giá 70k/kg

- Công ty Nhật từng yêu cầu xuất cho họ mỗi tuần 1 container 20 tấn, nhưng bên nhà vườn không dám nhận vì không thể gom được số lượng đó.

- Bơ ngon giá bán hiện tại ở SG là 90-95k/kg.

- Còn bơ ít ngon hơn (4-5 quả /kg), ở quê bán 20kg, ở SG chắc 35-45k/kg

èNgay thời điểm hiện tại, thị trường không phải là vấn đề đáng lo, nhưng có vẻ nông dân bắt đầu trồng ồ ạt, nên dự báo 3 năm tới là chưa biết.


Về công dụng quả bơ:

- Bơ là một trong các loại quả có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất trong các loại trái cây.

- Bơ dùng làm sinh tố (cái này ai cũng biết).

- Bơ dùng để ăn với cơm như món ăn chay: Cắt ra miếng như đậu hũ, chấm nước mắm hoặc xì dầu ăn với cơm, ngon hơn trứng (cái này không phải ai cũng biết)

- Bơ dùng làm mĩ phẩm: Làm mặt nạ đắp da (các bé gái biết).

- Bơ làm chè, làm những thứ khác...

èBơ có nhiều công dụng, và đặc biệt ăn tốt cho sức khỏe, nên dự báo có thể tăng nhu cầu sử dụng bơ trong tương lai.


(*) Thông tin thêm:

- Các nước càng phát triển thì ăn bơ càng nhiều. Theo 1 thống kê, nước ăn nhiều bơ nhất là Mexico (hơn 7kg/người/năm) vì nước này trồng bơ nhiều nhất. Mỹ đứng thứ 2 với 3.4kg/người/năm, Châu Âu, Nhật thì chưa đến 1kg/người / năm.

- Việt Nam chưa có tên trong danh sách các nước xuất khẩu bơ.


Về năng suất bơ – chi phí chăm sóc – doanh thu (theo thời giá hiện tại).

Năng suất: Bơ trồng 3 năm cho quả bói, sau 7 năm thì trưởng thành. Với một số giống bơ trên thị trường hiện nay, năng suất trung bình như sau (nhà vườn cung cấp giống cam kết):

- Năm 3: 30kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 900k/cây.

- Năm 4: 70kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 2.100k/cây

- Năm 5: 150kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 4.500k/cây

- Năm 6: 180kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 5.400k/cây

- Năm 7: 280kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 8.400k/cây

- Năm 8 trở đi: 320kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 9.600k/cây


Chi phí đầu tư ban đầu:

- Chi phí trồng (giống, công trồng): Khoảng 100k/cây.

- Các loại công cụ, nông cụ: 100tr-150tr

èVới 5ha, chi phí ban đầu trên 1 cây là 250k/cây.


Chi phí chăm sóc:

- Biến phí: Bao gồm phân bón, thuốc...: 100k/cây/năm cho 3 năm đầu, 200k/cây/năm cho các năm tiếp theo (sau khi có quả).

- Định phí: 5ha cần 2 người chăm sóc, ăn, ở, trả lương... : 300tr/năm. Mỗi ha 200 cây, à 5ha = 1000 cây, tương đương mỗi cây 300k / năm

Tổng cộng: 400k/cây cho 3 năm đầu, 500k/cây cho những năm sau:


Dòng tiền tích lũy: 2 năm đầu chưa có thu, tổng chi phí đầu tư là: 250 + 400x2 = 1.050k / cây. Đến năm thứ 3, lợi nhuận ròng trên 1 cây là 500k, tương đương lỗ 550k / cây. Năm thứ 4 lợi nhuận ròng là 1.600k/cây, trừ đi chi phí đầu tư và chăm sóc 2 năm đầu, còn lời khoảng 1tr/cây. à Huề vốn vào năm thứ 4.

Đó là dự báo tình hình kinh doanh theo thời giá hiện tại.


Trong trường hợp biến động giá khi hàng dội chợ, chi phí cần thiều để tạo ra 1kg quả là:

- Năm 3: 400k chăm sóc, cho 30kg quả à 13.3 k/kg quả

- Năm 4: 500k chăm sóc, cho 70kg quả à 7.3 k/kg quả

- Năm 5: 500k chăm sóc, cho 150kg quả à 3.3 k/kg quả

- Năm 6: 500k chăm sóc, cho 180kg quả à 2.8 k/kg quả

- Năm 7: 500k chăm sóc, cho 280kg quả à 1.8 k/kg quả

- Năm 8 trở đi: 500k chăm sóc, cho 320kg quả à 1.6 k/kg quả

Thống kê trên cho thấy, nếu qua năm thứ 5, gần như không sợ rủi ro về giá bơ, vì không thể 1 ly sinh tố giá dưới 10k được, trong khi chi phí sản xuất 1kg bơ chỉ mất có 3.3k.




TÓM LẠI:

- Với giá hiện tại: Trồng 5ha bơ cần đầu tư khoảng 1 tỷ trong 2 năm đầu, đến năm thứ 3 thì bắt đầu cho lợi nhuận, đến năm thứ 4 thu hồi vốn, còn lời khoảng 1ty. Năm thứ 5 lời 4 tỷ, và tăng lên thành khoảng 9 tỷ ở năm thứ 7.

- Khi giá xuống: Vẫn cầm cự được ở mức giá 10k/kg bán ở đất Sài Gòn. Và với việc, 1 ly sinh tố bơ không thể rẻ hơn 10k, thì giá bơ cũng khó mà thấp hơn 10k/kg. Ngoài ra, bơ còn nhiều công dụng khác như đã trình bày ở trên, nên nhu cầu tiêu thụ trong tương lai sẽ lớn, chưa kể khả năng xuất khẩu.


XA HƠN

- Mua đất diện tích lớn, chia ra bán lại.

- Phát triển thêm, thay vì 5ha, trồng thêm. Chi phí cố định sẽ tăng chậm, và giá thành sẽ thấp hơn.

- Bán vườn cho ai quan tâm.

- Có đất, hợp tác với các đối tác khác, trồng các loại cây khác để xuất khẩu (có thể là cây ngắn ngày).

- Nếu trên mảnh đất, có 1 loại cây trồng tốt, cho lợi nhuận cao, chắc chắn giá mảnh đất đó sẽ tăng thêm nhiều lần.


ĐÍCH MUỐN HƯỚNG ĐẾN

- Tạo lập thành 1 vùng nguyên liệu trồng bơ, cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu

- Việt Nam có tên trong danh sách các nước xuất khẩu bơ.

- Xây dựng 1 nhà máy đóng gói, và nếu được chế biến các sản phẩm về bơ như chè bơ, sinh tố đông lạnh ..., kem bơ...
 
Anh Đức có thể cho em hỏi là hôm rồi đất mà Anh đi xem ở đoạn nào Đăk Lak vậy ? nhìn thế đất thấy ham quá.
Anh có khảo sát qua đặc tính thời tiết khu vực này chưa vậy ? trồng bơ thì em thấy nên chọn những mảnh đất có địa thế khuất gió tránh gió thổi lớn trực tiếp để tránh tình trạng đến khi cây cho ra trái gió làm rụng hết thì phí lắm.
 
Nghề nông mà bán chợ nhà thì nhỏ lẻ,
không làm đại gia được. Đã trồng mấy
chục hec ta thì phải nhắm bán cho Nhật,
cho Hàn, cạnh tranh với bơ Mỹ.

Vậy thì cũng phải trồng bơ Mỹ. Ở chợ
Nhật người ta quen ăn bơ này rồi. Bơ
khác đem chào hàng, thằng phụ trách mua
nếm thử thấy không ngon, thì không mua.
Nếu có bơ cùng loại hay ngon hơn thì nó
mới hỏi giá cộng tiền chuyên chở. Nếu tổng
cộng mà đắt hơn bơ Mỹ thì nó không mua
của mình.

Nếu không nhìn được tầm xa đến Nhật, Hàn,
và Mỹ, thì chỉ mang đến biên giới Trung
Quốc mà đổ bỏ như dưa hấu thôi.
Hay bài viết có tầm nhìn.
Hãy phát huy
Để thay đổi lối suy nghĩ của nông dân Việt Nam bao nhiêu đời rồi
Cũng để thay đổi cách quản lý của các chóp bu .
Cám ơn hướng đi và tầm nhìn xa của Anh.
 
Bạn có thể nêu rõ hơn được không? Có nghĩa là 90% thất bại. Lý do sao bạn nghĩ 95% không thành công?
Với phép toán của bạn thì 10 năm cũng kiếm được nhiều rồi! Vậy thì thuê đất đi. Mỗi năm trả 70 triệu cho chủ đất cũng được. Có gì thì thuê chủ đất trông coi luôn. Để tránh trong trường hợp đất bị thu hồi thì mất mát ít hơn. Còn trồng bơ từ năm thứ 6 mỗi ha kiếm được 1 tỷ rồi, làm ăn mà tốt như thế nhà nước sẽ cấp đất cho mà làm, khỏi lo chuyện đất đai chi cho mệt.
 
Với phép toán của bạn thì 10 năm cũng kiếm được nhiều rồi! Vậy thì thuê đất đi. Mỗi năm trả 70 triệu cho chủ đất cũng được. Có gì thì thuê chủ đất trông coi luôn. Để tránh trong trường hợp đất bị thu hồi thì mất mát ít hơn. Còn trồng bơ từ năm thứ 6 mỗi ha kiếm được 1 tỷ rồi, làm ăn mà tốt như thế nhà nước sẽ cấp đất cho mà làm, khỏi lo chuyện đất đai chi cho mệt.
Hic, không biết bạn hoangson có ý gì khi viết như vậy. D chỉ phân tích 1 ích nhé!
- Nếu chủ đất muốn bán, bạn có thể đến để thuê sao?
- Bạn nghĩ có thể thuê chủ đất trông coi khi họ đã muốn bán sao? Lý do tại sao họ bán? Bởi họ không làm được hoặc không muốn làm, thế thì chả có lý gì để họ lại đến trông coi cho mình, trong khi mình không phải ở đẳng cấp cao để muốn gì được nấy.
- Theo bạn, đất 700tr (5ha chỉ 250tr), trồng cây lên đó cả tỷ, và bị thu hồi thì ít rủi ro hả? Nếu bạn thuê đất, có thêm nguy cơ chủ đất nổi hứng không cho thuê nữa, bạn nghĩ sao?
- Còn vụ làm ăn tốt và nhà nước cấp đất. Cái này D không biết có thật không, nhưng nếu bạn có thông tin đó thì chia sẻ cho anh em.

Với tất cả các điều trên, hy vọng bạn cho những giải đáp xác đáng. Vì khi nói ra một điều, mà bạn chỉ nói để cho sướng miệng, thì riết rồi người ta sẽ có những nhận xét không tốt.

Ngay cả vụ lời 20%/ năm. D chắc chắn dc thì D mới nói, có cơ sở nếu bạn muốn tham khảo. Còn cách nói của bạn, không hề thấy một dẫn chứng nào cụ thể.

D cũng muốn nói, nếu chỉ suy nghĩ dc như bạn, thì bạn sẽ chẳng thể biết tại sao Bầu Đức hay Mr Vượng lại giàu như vậy. Hay đơn giản, sếp của D đang ở SG, 22 năm trước ổng 30t và vợ tay trắng, giờ vợ chồng ổng có hơn 400ty, là gia đình đứng thứ 15 trong 100 gia đình giàu nhất sàn chứng khoán HCM năm 2014. Hay bạn cho rằng không có trường hợp này, sếp của D là người không tồn tại?

Làm gì cũng có rủi ro, nhưng không phải làm gì cũng không thể, cái gì cũng có cách, và bạn không có cách không hẳn người khác không có cách. Bạn không làm được không hẳn người khác không làm được.

Và chuyện tương lai thì chưa đến, chả ai biết được nó thế nào. Kế hoạch chỉ là 1 cái dự phóng cho tương lai, có thể được, có thể không, nhưng ít nhất nó có 1 cái con số, con đường để dựa vào đó tham khảo.

Vậy nên D mong, nếu có phản biện, thì tập trung chính vào những thứ kế hoạch vạch ra, cái nào ổn, cái nào không, thay vì phát biểu những nhận xét linh tinh theo dạng nửa vời.

D khẳng định đây là kế hoạch, tính toán dựa trên khảo sát và dự phóng, chả có thực tế gì cả. D cũng không phải là nông dân, cũng không có kinh nghiệm trong trồng trọt. Nên rất mong nhận được những góp ý chân thành, để biết mình có cái gì chưa ổn, để nhằm làm tốt hơn nếu triển khai.
 
Hic, không biết bạn hoangson có ý gì khi viết như vậy. D chỉ phân tích 1 ích nhé!
- Nếu chủ đất muốn bán, bạn có thể đến để thuê sao?
- Bạn nghĩ có thể thuê chủ đất trông coi khi họ đã muốn bán sao? Lý do tại sao họ bán? Bởi họ không làm được hoặc không muốn làm, thế thì chả có lý gì để họ lại đến trông coi cho mình, trong khi mình không phải ở đẳng cấp cao để muốn gì được nấy.
- Theo bạn, đất 700tr (5ha chỉ 250tr), trồng cây lên đó cả tỷ, và bị thu hồi thì ít rủi ro hả? Nếu bạn thuê đất, có thêm nguy cơ chủ đất nổi hứng không cho thuê nữa, bạn nghĩ sao?
- Còn vụ làm ăn tốt và nhà nước cấp đất. Cái này D không biết có thật không, nhưng nếu bạn có thông tin đó thì chia sẻ cho anh em.

Với tất cả các điều trên, hy vọng bạn cho những giải đáp xác đáng. Vì khi nói ra một điều, mà bạn chỉ nói để cho sướng miệng, thì riết rồi người ta sẽ có những nhận xét không tốt.

Ngay cả vụ lời 20%/ năm. D chắc chắn dc thì D mới nói, có cơ sở nếu bạn muốn tham khảo. Còn cách nói của bạn, không hề thấy một dẫn chứng nào cụ thể.

D cũng muốn nói, nếu chỉ suy nghĩ dc như bạn, thì bạn sẽ chẳng thể biết tại sao Bầu Đức hay Mr Vượng lại giàu như vậy. Hay đơn giản, sếp của D đang ở SG, 22 năm trước ổng 30t và vợ tay trắng, giờ vợ chồng ổng có hơn 400ty, là gia đình đứng thứ 15 trong 100 gia đình giàu nhất sàn chứng khoán HCM năm 2014. Hay bạn cho rằng không có trường hợp này, sếp của D là người không tồn tại?

Làm gì cũng có rủi ro, nhưng không phải làm gì cũng không thể, cái gì cũng có cách, và bạn không có cách không hẳn người khác không có cách. Bạn không làm được không hẳn người khác không làm được.

Và chuyện tương lai thì chưa đến, chả ai biết được nó thế nào. Kế hoạch chỉ là 1 cái dự phóng cho tương lai, có thể được, có thể không, nhưng ít nhất nó có 1 cái con số, con đường để dựa vào đó tham khảo.

Vậy nên D mong, nếu có phản biện, thì tập trung chính vào những thứ kế hoạch vạch ra, cái nào ổn, cái nào không, thay vì phát biểu những nhận xét linh tinh theo dạng nửa vời.

D khẳng định đây là kế hoạch, tính toán dựa trên khảo sát và dự phóng, chả có thực tế gì cả. D cũng không phải là nông dân, cũng không có kinh nghiệm trong trồng trọt. Nên rất mong nhận được những góp ý chân thành, để biết mình có cái gì chưa ổn, để nhằm làm tốt hơn nếu triển khai.
Về vấn đề thuê đất, nếu bạn bảo nửa chừng chủ đất đổi ý, vậy thì có ai dám làm đất thuê? Hiện nay có rất nhiều người trồng cây lâu năm bằng đất thuê!.
Chủ đất muốn bán, vì họ thấy không thể làm ăn trên cái mảnh đất đó, hoặc thiếu vốn. Nếu như bạn không thuê hết diện tích mà thuê khoản 10ha trồng bơ chẳng hạn, chừa cho họ 5ha, để họ làm ăn theo, thì khả năng thuê được rất cao, và khả năng thuê họ trông giúp cũng dễ dàng, cái mình chưa biết là người chủ đất này bán đất để bỏ xứ ra đi, hay bán đất vì hết vốn.
Nếu mô hình làm ăn của bạn tốt, có triển vọng thì bạn liên hệ với chính quyền địa phương để mở rộng mô hình, họ sẽ cố gắng kiếm cho bạn đất giá rẻ để cho bạn thuê. Hôm trước bên chỗ đăng Bài cây Mắc ca..có đại gia được nhà nước cho thuê 200ha với giá 1 triệu/ha/năm để trồng đó. Bây giờ lão ấy đang cụt vốn vì trồng quá nhiều đó.
Lợi nhuận 20% hay 200% đều có nhá, nhưng không ai dám chắc chắn là làm được điều đó!. Những người như Vượn, Đức khi làm việc không bao giờ họ nghĩ tới chuyện lãi 20%, lãi 30% mà họ nghĩ đến cái chuyện lãi cao hơn lãi vay ngân hàng là tốt rồi. Làm ăn càng lớn thì họ hạch toán lợi nhuận càng thấp trên đồng vốn. Những người giàu có tại sao họ luôn vay mượn tiền...vì lợi nhuận sinh ra từ quy mô của đồng vốn chứ không phải từ 20% hay 30%. Nếu sinh lợi theo cái kiểu 20% kia thì sẽ không bao giờ họ cần vay mượn. Bơ mà sinh lợi như thế, thì cây cao su chả có chỗ mà trồng đâu nhé. Bạn muốn làm, thì nên tính 1ha sau khi trừ hết chi phí lãi 100 triệu là ngon rồi. 15 ha kiếm 1,5 tỷ là quá ngon. Nhưng thực tế kiếm được 15 tỷ lại là chuyện khác. Hạch toán lợi nhuận càng thấp, thì khả năng tồn tại càng cao. Cây bơ chả phải là cây mới tại sao diện tích nó không tăng nhanh như cây cao su khi mà phép tính của bạn lợi nhuận cao hơn cây casu rất nhiều?. Hay bạn đang nắm bí quyết mà chưa ai thực hiện được? Mình chờ bạn làm giàu để bắt chước vậy. Mình sẽ phấn đấu trồng 2ha, 5 năm sau kiếm 1 tỷ cũng được. Không cần 2 tỷ làm gì!
 
Về vấn đề thuê đất, nếu bạn bảo nửa chừng chủ đất đổi ý, vậy thì có ai dám làm đất thuê? Hiện nay có rất nhiều người trồng cây lâu năm bằng đất thuê!.
Chủ đất muốn bán, vì họ thấy không thể làm ăn trên cái mảnh đất đó, hoặc thiếu vốn. Nếu như bạn không thuê hết diện tích mà thuê khoản 10ha trồng bơ chẳng hạn, chừa cho họ 5ha, để họ làm ăn theo, thì khả năng thuê được rất cao, và khả năng thuê họ trông giúp cũng dễ dàng, cái mình chưa biết là người chủ đất này bán đất để bỏ xứ ra đi, hay bán đất vì hết vốn.
Nếu mô hình làm ăn của bạn tốt, có triển vọng thì bạn liên hệ với chính quyền địa phương để mở rộng mô hình, họ sẽ cố gắng kiếm cho bạn đất giá rẻ để cho bạn thuê. Hôm trước bên chỗ đăng Bài cây Mắc ca..có đại gia được nhà nước cho thuê 200ha với giá 1 triệu/ha/năm để trồng đó. Bây giờ lão ấy đang cụt vốn vì trồng quá nhiều đó.
Lợi nhuận 20% hay 200% đều có nhá, nhưng không ai dám chắc chắn là làm được điều đó!. Những người như Vượn, Đức khi làm việc không bao giờ họ nghĩ tới chuyện lãi 20%, lãi 30% mà họ nghĩ đến cái chuyện lãi cao hơn lãi vay ngân hàng là tốt rồi. Làm ăn càng lớn thì họ hạch toán lợi nhuận càng thấp trên đồng vốn. Những người giàu có tại sao họ luôn vay mượn tiền...vì lợi nhuận sinh ra từ quy mô của đồng vốn chứ không phải từ 20% hay 30%. Nếu sinh lợi theo cái kiểu 20% kia thì sẽ không bao giờ họ cần vay mượn. Bơ mà sinh lợi như thế, thì cây cao su chả có chỗ mà trồng đâu nhé. Bạn muốn làm, thì nên tính 1ha sau khi trừ hết chi phí lãi 100 triệu là ngon rồi. 15 ha kiếm 1,5 tỷ là quá ngon. Nhưng thực tế kiếm được 15 tỷ lại là chuyện khác. Hạch toán lợi nhuận càng thấp, thì khả năng tồn tại càng cao. Cây bơ chả phải là cây mới tại sao diện tích nó không tăng nhanh như cây cao su khi mà phép tính của bạn lợi nhuận cao hơn cây casu rất nhiều?. Hay bạn đang nắm bí quyết mà chưa ai thực hiện được? Mình chờ bạn làm giàu để bắt chước vậy. Mình sẽ phấn đấu trồng 2ha, 5 năm sau kiếm 1 tỷ cũng được. Không cần 2 tỷ làm gì!

Chủ đất này họ có nhiều đất quá, với lại hiện tại họ không thể làm hết nên họ bán. Đó là lý do không thể thuê. Với lại họ mới bị tai nạn, nên mùa kia làm chanh dây lỗ (vì năm viện không chăm lo được),và họ đang nợ khoảng 600tr.

Mắc ca nhà nước cho thuê đất bởi mắc ca là cây rừng, có thể trồng trên đất lâm nghiệp. Và trong điều kiện nhà nước cần trồng rừng, thì mắc ca là cây rừng thì quá phù hợp. Còn nhà nước cho thuê đất trồng cây ăn quả khác không phải cây rừng thì chưa hề thấy. Đúng là thuê đất trồng cây lâu năm có, nhưng rủi ro ko ít đâu, họ không đòi có thể vì lợi nhuận trên mảnh đất đó không cao, chứ cứ thử lợi nhuận cao coi, họ sẽ đòi tăng giá thuê, hoặc đòi lại đất ngay. Chuyện cho thuê nhà bạn cũng biết, thuê mở quán ăn, nếu người thuê ăn nên làm ra, thì chủ nhà dùng cách để tăng giá, hay đuổi đi ..., cái đó không phải không thường xảy ra.

Cao su thì cách đây 2 năm người ta trồng nhiều, còn giờ thì người ta đòi chặt. Bơ cũng thế, D tính bây giờ, và kỳ vọng 3 năm tới, dựa trên tính toán bây giờ, tất nhiên vẫn là các chữ nếu, Nếu năng suất ..., nếu giá bán..., và vì tương lai chưa đến, nên ngoài chữ nếu ra thì chưa tìm được chữ khác, vì mình chưa có gì trong tay.

Bây giờ nhiều tiền thì bầu Đức và Mr Vượng mới quan tâm đến vụ lãi cao hơn ngân hàng, chứ hồi tay trắng mà chỉ mong lãi cao hơn ngân hàng, thì có mà làm tới già cũng dc vài tỉ bạc. Đang nói tại sao họ giàu được như thế. Có cả trăm tỉ trong vòng chục năm. Hay cả nghìn tỷ trong vòng vài chục năm. Họ làm những thứ mà lợi nhuận phải tính được 1 vốn 4 lời trở lên đó. Và cái đó, họ làm được, đa số không làm được, dù có thể cũng nhiều người thấy.
 
Hic, bạn hỏi mà chưa suy nghĩ thấu đáo lắm. Hỏi bạn, 1 tỷ bạn bỏ ra bây giờ để mua đất, thì sau 5 năm, giá bán của nó là bao nhiêu (hơn 10ha đất nhé) (nên nhớ đất nông nghiệp là loại đất gần như không bao giờ xuống giá), trong 5 năm đó bạn còn được mình trả cho 500tr (mỗi năm 100tr), rồi mình còn mất cỡ 800tr tiền bỏ vô để trồng trọt trên nó. Chả lẽ 1 miếng đất có thêm 800tr tiền cây trên đó, bán không được 1,5ty khi cách đó 5 năm bạn mua 1ty.

Thật ra sau 5 năm, mình dự định giá đất không thôi thì cũng phải 2ty. Nếu trồng thành công 1 loại cây nào đó nữa, thì chắc phải 4-5ty.

Đương nhiên có rủi ro, nhưng chỉ là rất nhỏ.

Bạn tin hay không thì tùy bạn, mình chỉ muốn nói là mình có cách, và không hề chém gió như bạn nghĩ.
Xin giới thiệu tôi là Đức, dân Tây Nguyên nhưng không biết trồng trọt, vì hồi xưa ở quê chỉ toàn học, rồi lên TP học Đại Học, học xong thì ở lại Sài Gòn làm cũng đã gần chục năm.

Ở đất Sài Gòn này, công việc cũng ổn, nhưng thời gian cứ đều đều trôi qua, sáng đi làm chiều về. Sau một khoảng thời gian nhìn lại, thấy mình chả làm được thành tích gì, cố gắng làm chỉ để kiếm cái bỏ vào miệng chứ không giúp ích gì được cho đời (mơ mộng tí ^_^).

Bản thân cũng có mới ước cao xa, to lớn lắm, nhưng như đa số những người khác, Đức vẫn hay nghĩ cái mơ ước cao xa là của người ta (của Mr Vượng, của Bầu Đức..., hay của Sếp), còn mơ ước của ta thì chỉ là cái nhà chung cư bé bé với cô vợ hiền hiền và vài đứa con ở cái đất Sài Gòn này, xong rồi nai lưng làm để kiếm sống cho đến già để hưởng lương hưu, đó mới là thực tế.

Nhưng rồi bản thân vẫn thấy có cái gì đó không ổn trong suy nghĩ, vẫn muốn làm cái gì đó to to chút, nên cũng tìm tòi đầu tư nhiều con đường, nhưng rồi có vẻ vẫn chưa tìm được đường đúng. Đi sai thì phải đi lại, với những bước đi cẩn trọng hơn. Và Đức chọn nông nghiệp làm đường đi tiếp theo cho mình, bởi nông nghiệp là nghề của gia đình, và trong giấc mơ, từng có không ít lần mơ về một ngôi nhà ở quê trong cảnh thiên nhiên yên bình khi thành đạt.

Nhưng do trước nay chưa từng làm nông nghiệp, nên cũng không biết thế nào, đành đưa lên đây một kế hoạch về trồng bơ, nhờ anh em trên diễn đàn góp ý, nhằm cho bước chuẩn bị tốt hơn.

P/S: Đức đang có 1 deal mua 15ha đất với giá cũng mềm, nhưng chắc khả năng thì chỉ mới trồng được 5ha, nên post cái kế hoạch trồng 5ha lên đây.

KẾ HOẠCH TRỒNG BƠ.
Về nhu cầu thị trường:


- 2 tuần trước em đi khảo sát ở quê, hiện tại bơ ngon (sáp, 2 quả / kg) giá mua tại vườn là 30k/kg (người mua hái), khi ra hoa thì thương lái đến đặt tiền trước rồi.

- Ngoài đường gần như bán bơ rất ít và không có bơ ngon, vì có bao nhiêu xuất khẩu ra Bắc hết (mà còn không đủ hàng), có 1 nơi họ bán loại đó tại TP.Ban Mê Thuột, giá 70k/kg

- Công ty Nhật từng yêu cầu xuất cho họ mỗi tuần 1 container 20 tấn, nhưng bên nhà vườn không dám nhận vì không thể gom được số lượng đó.

- Bơ ngon giá bán hiện tại ở SG là 90-95k/kg.

- Còn bơ ít ngon hơn (4-5 quả /kg), ở quê bán 20kg, ở SG chắc 35-45k/kg

èNgay thời điểm hiện tại, thị trường không phải là vấn đề đáng lo, nhưng có vẻ nông dân bắt đầu trồng ồ ạt, nên dự báo 3 năm tới là chưa biết.


Về công dụng quả bơ:

- Bơ là một trong các loại quả có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất trong các loại trái cây.

- Bơ dùng làm sinh tố (cái này ai cũng biết).

- Bơ dùng để ăn với cơm như món ăn chay: Cắt ra miếng như đậu hũ, chấm nước mắm hoặc xì dầu ăn với cơm, ngon hơn trứng (cái này không phải ai cũng biết)

- Bơ dùng làm mĩ phẩm: Làm mặt nạ đắp da (các bé gái biết).

- Bơ làm chè, làm những thứ khác...

èBơ có nhiều công dụng, và đặc biệt ăn tốt cho sức khỏe, nên dự báo có thể tăng nhu cầu sử dụng bơ trong tương lai.


(*) Thông tin thêm:

- Các nước càng phát triển thì ăn bơ càng nhiều. Theo 1 thống kê, nước ăn nhiều bơ nhất là Mexico (hơn 7kg/người/năm) vì nước này trồng bơ nhiều nhất. Mỹ đứng thứ 2 với 3.4kg/người/năm, Châu Âu, Nhật thì chưa đến 1kg/người / năm.

- Việt Nam chưa có tên trong danh sách các nước xuất khẩu bơ.


Về năng suất bơ – chi phí chăm sóc – doanh thu (theo thời giá hiện tại).

Năng suất: Bơ trồng 3 năm cho quả bói, sau 7 năm thì trưởng thành. Với một số giống bơ trên thị trường hiện nay, năng suất trung bình như sau (nhà vườn cung cấp giống cam kết):

- Năm 3: 30kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 900k/cây.

- Năm 4: 70kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 2.100k/cây

- Năm 5: 150kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 4.500k/cây

- Năm 6: 180kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 5.400k/cây

- Năm 7: 280kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 8.400k/cây

- Năm 8 trở đi: 320kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 9.600k/cây


Chi phí đầu tư ban đầu:

- Chi phí trồng (giống, công trồng): Khoảng 100k/cây.

- Các loại công cụ, nông cụ: 100tr-150tr

èVới 5ha, chi phí ban đầu trên 1 cây là 250k/cây.


Chi phí chăm sóc:

- Biến phí: Bao gồm phân bón, thuốc...: 100k/cây/năm cho 3 năm đầu, 200k/cây/năm cho các năm tiếp theo (sau khi có quả).

- Định phí: 5ha cần 2 người chăm sóc, ăn, ở, trả lương... : 300tr/năm. Mỗi ha 200 cây, à 5ha = 1000 cây, tương đương mỗi cây 300k / năm

Tổng cộng: 400k/cây cho 3 năm đầu, 500k/cây cho những năm sau:


Dòng tiền tích lũy: 2 năm đầu chưa có thu, tổng chi phí đầu tư là: 250 + 400x2 = 1.050k / cây. Đến năm thứ 3, lợi nhuận ròng trên 1 cây là 500k, tương đương lỗ 550k / cây. Năm thứ 4 lợi nhuận ròng là 1.600k/cây, trừ đi chi phí đầu tư và chăm sóc 2 năm đầu, còn lời khoảng 1tr/cây. à Huề vốn vào năm thứ 4.

Đó là dự báo tình hình kinh doanh theo thời giá hiện tại.


Trong trường hợp biến động giá khi hàng dội chợ, chi phí cần thiều để tạo ra 1kg quả là:

- Năm 3: 400k chăm sóc, cho 30kg quả à 13.3 k/kg quả

- Năm 4: 500k chăm sóc, cho 70kg quả à 7.3 k/kg quả

- Năm 5: 500k chăm sóc, cho 150kg quả à 3.3 k/kg quả

- Năm 6: 500k chăm sóc, cho 180kg quả à 2.8 k/kg quả

- Năm 7: 500k chăm sóc, cho 280kg quả à 1.8 k/kg quả

- Năm 8 trở đi: 500k chăm sóc, cho 320kg quả à 1.6 k/kg quả

Thống kê trên cho thấy, nếu qua năm thứ 5, gần như không sợ rủi ro về giá bơ, vì không thể 1 ly sinh tố giá dưới 10k được, trong khi chi phí sản xuất 1kg bơ chỉ mất có 3.3k.




TÓM LẠI:

- Với giá hiện tại: Trồng 5ha bơ cần đầu tư khoảng 1 tỷ trong 2 năm đầu, đến năm thứ 3 thì bắt đầu cho lợi nhuận, đến năm thứ 4 thu hồi vốn, còn lời khoảng 1ty. Năm thứ 5 lời 4 tỷ, và tăng lên thành khoảng 9 tỷ ở năm thứ 7.

- Khi giá xuống: Vẫn cầm cự được ở mức giá 10k/kg bán ở đất Sài Gòn. Và với việc, 1 ly sinh tố bơ không thể rẻ hơn 10k, thì giá bơ cũng khó mà thấp hơn 10k/kg. Ngoài ra, bơ còn nhiều công dụng khác như đã trình bày ở trên, nên nhu cầu tiêu thụ trong tương lai sẽ lớn, chưa kể khả năng xuất khẩu.


XA HƠN

- Mua đất diện tích lớn, chia ra bán lại.

- Phát triển thêm, thay vì 5ha, trồng thêm. Chi phí cố định sẽ tăng chậm, và giá thành sẽ thấp hơn.

- Bán vườn cho ai quan tâm.

- Có đất, hợp tác với các đối tác khác, trồng các loại cây khác để xuất khẩu (có thể là cây ngắn ngày).

- Nếu trên mảnh đất, có 1 loại cây trồng tốt, cho lợi nhuận cao, chắc chắn giá mảnh đất đó sẽ tăng thêm nhiều lần.


ĐÍCH MUỐN HƯỚNG ĐẾN

- Tạo lập thành 1 vùng nguyên liệu trồng bơ, cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu

- Việt Nam có tên trong danh sách các nước xuất khẩu bơ.

- Xây dựng 1 nhà máy đóng gói, và nếu được chế biến các sản phẩm về bơ như chè bơ, sinh tố đông lạnh ..., kem bơ...
Hi anh Đức! mình là thhàn viên mới, từng cử nhân kế toán ĐH Kinh Tế Tp.HCM ra làm SG 7 năm leo mãi lên tới cái chức Phá phòng, sáng giờ vừa đọc bài đăng của A hầu như tất cả suy nghĩ và ước mơ đều như Anh hết, kể cả đoạn kết của A cũng trùng như suy nghĩ của Tôi, thế là đợt Tết nguyên đán rồi quyết định giã từ Sg về được hơn 3 tháng rồi, tình hình cũng như A, cảm thấy đồng quan điểm đôi lời chia sẻ cùng A như sau:
1. Tất cả dự toán của A trình bày đều ok chỉ mỗi con số A xem lại chi tiết thực tế hơn: Mhìn có ông chú hàng xóm trồng loại bơ này năm nay là năm thứ 5, năm rồi thu 0,45h đưược 320triệu ( bơ 4 năm tuổi, giá giao động 85.000 - 130.000đ/1kg), năm nay sau khi đợt rồi trổ bông có đôi lời khuyên tôi như sau: Giống bơ mua giờ chỉ còn 30-35k/1 cây, trại giống lớn Bơ Mười (Trịnh Xuân Mười). Nhưng thực tế thì nên làm như sau: Đến mùa bơ này A lậy hạt của các quả bơ to to 1 xíu, gieo hạt trực tiếp lên khu đất mình định trồng bơ, sau đó liên hệ người đã trồng bơ(thân) trên mua đọt bơ về tự ghép, tuy nhiên ph ải dự phòng cây dặm thêm với những cây ko thhàn công, lý do là cũng là rẫy bơ mua cung 1 trai giong ve nhưng co cay cho trai nhu y c ó cây tào lao, mà làm nông thì mất times roòii khổ lắm, đảm bảo nó sống khoẻ hơn những cây A mua trồng từ bịch, còn thuê người ghép cây thì đơn giản….

2: Chi phí nhân công của A hơi quá ít đó, chú Tôi trồng tất cả 1,05h mà thuê 4 nhân công túc trực nguyên năm (lương 3tr/tháng), chi phí xây tường rào của 0,45ha bơ đã cho thu hoạch là 280.000.000, tường cao 2m, trên đó còn mắc lưới them 1m nữa, tổng chều cao 3m. Vấn đề ở đây là trộm vào bẻ đọt bơ, hái trộm trái -> lúc nào cũng có người trực hết kể cả ngày đêm, thời điểm bơ giống 50-60k/1 cây thì họ đua nhau đi trộm ngọn bơ về ghép trồng…. chưa kể đã làm nôngthì bò dê, trâu… nó ghiền lá bơ lắm luôn.

3: Đầu tư giếng tưới mùa khô, bây giờ tưới 1ha đào cái giếng ko dưới 30triệu, 1 cuộn ống 50m loại ống 45 giờ chắc ko dưới 1 triệu, kùm béc tuối….. lặt vặt A nên thực tế hơn là đưa đại con số tương đối.

4: trong 5 năm đầu bán kính phủ đất của bơ không bao giờ vượt quá 3m, mà kỹ thuật trồng bơ quy định 6x7m, do đó trong 5 năm đầu đất tận dụng trồng cây ngắn ngày rất ok.

5: Vị trí địa lý quyết định giá bơ trái vụ: Ban đầu Tôi cũng suy nghĩ như A, trồng trái vụ nhiều hơn -> vụ chính trở thành vụ trái và ngược lại hiiiii -> trồng vụ chính chắc ăn hiii, đùa tí chứ cũng nhiều nơi trồng bơ ở Tây Nguyên và Bình Phước, Bình Dương và bây giờ nghe báo đài nói Miền Tây cũng trồng Booth, nhưng quả thực ở Đăk Lăk chỉ có Huyện Krông Păc là được giá nhất, tuy sản lượng chưa nhiều, cái này chắc để ý kỹ A mới biết, cũng là dòng bơ Booth nhưng những nơi khác mua thuận sớm nên hoa sớm, trổ sớm và thu hoạch sớm từ t9-t10 AL hằng năm nhưng ở Krông Pắc mùa mưa đến muộn hơn 1 tháng (đã theo dõi rồi), khí hậu 1 phần và do chất đất nữa, do đó thu hoạch vào khoảng t1AL, đối với các nước phương Tây,Mỹ,… t11 của mình tương đương t12DL và t1DL của người ta-> xuất khẩu thuận lợi được giá hơn nhiều đó còn lý do sâu xa thì Tôi chưa rõ lắm, nhưng thực tế 3 năm qua nó là như vậy.

6: Việc A so sánh với ly sinh tố rất thực tế và thú vị nhưng A nên biết người trồng bơ chưa dám ăn trái bơ mình trồng nữa huống chi là làm sinh tố bán ở VN, sinh tố mình uống ở SG nói chung toàn bơ rởm, bơ dạt của dòng bơ phổ thong thôi, bơ xuất khẩu ăn 1 trái bơ mất 50k ko phải ai cũng dám ăn (trừ người giàu ở VN ko dám nói).
7. Thực tế tuổi và năng suất bơ chỉ dao động tốt từ năm thứ 5 đến năm t15 thôi, sau 15 năm bơ nhiều trái nhưng trái nhỏ, dù ngắt bớt để ít trái nhưng trái vẫn nhỏ, chăm sóc tốt thì đỡ hơn tí thôi, trong dự toán của A năm thứ 8 có thể là 320 nhưng như vậy sẽ là gần 1.000 quả bơ (vì bơ lớn tuổi ko đạt 1 quả được 0,5kg đâu)? cái này chưa đảm bỏ đâu nha, Tôi dân Đăk Lăk nên thường qua sát quá trình sinh trưởng của cây bơ nên biết ah, ko đơn gi ản đâu.
8. A có 2 thứ rồi còn nhân thì khó gấp trăm lần, Tôi về hơn 3 tháng, ban đầu dự là đi từng dự án 1 giao lại cho thằng E rể trước khi về nó ok hết, ai dè về mới tháng đầu thấy cực nó bỏ chạy lấy người, còn Tôi phải trực tiếp làm nhiều thứ, còn thuê hả///// người muốn làm ko làm như mình muốn, người mhìn muốn làm thì ko chịu dù đã cam kết phân chia lợi nhuận, ôi lòng người mới là cái khó nhất chứ ko ph ải mấy ciá kế hoạch.......
Tôi cũng dự là mùa mưa này sẽ trồng như trên nhưng đất Tôi trồng chỉ bằng 1/10 của A thôi.
Trong cm Tôi nêu dài dòng nhưng thực tế, có gì chưa phú hợp thì Anh Em giao lưu trao đổi.
Thân chào Anh!
 
Cảm ơn mọi người trên Agriviet đã góp ý trong thời gian qua.

Các ý kiến của anh / chị đã giúp D có thêm nhiều kiến thức quý giá, và cũng qua đây có thêm một vài người bạn, có người gặp có người chưa, nhưng phần nào đó D thấy được sự nhiệt huyết của họ trong vấn đề nông nghiệp.


Tuy nhiên, nói mãi mà không làm thì cũng chỉ là nói cho sướng miệng, và cũng không tạo ra cái gì. Cho nên, sau khi suy nghĩ D có vài ý kiến như sau muốn chia sẻ:


Về bản thân:

- Thực sự D muốn làm nhưng một mình không đủ sức. Lý do, năm ngoái (2014) D từng cùng bạn hợp tác trong lĩnh vực Yến Sào, may mặc và sân bóng đá cỏ mini, nhưng do sự non nớt không tìm hiểu kỹ, và do gặp trúng 3 người không coi trọng chữ tín, nên bị lừa một khoản tiền khá lớn. Và vì đã bị một lần, nên những lần sau ngại và thận trọng, cũng như không dám “chơi” như thời xưa, đó là lý do D viết lên đây để xin ý kiến, vì có thêm nhiều ý kiến thì mình sẽ nhận ra nhiều điều hơn, giảm thiểu rủi ro.

- Khi D làm kế hoạch này, thì cũng kỳ vọng gia đình vay cho được ý tiền (vì vốn tích trữ đã mất hết, còn nợ lại người khác). Nhà D có một cái rẫy 3ha (trồng café, tiêu..), giá thị trường bây giờ khoảng 1,2ty ở DakSong. Định làm sổ đỏ cái rẫy này để vay ngân hàng, nhưng kẹt cái là dính vào đó 6000m2 rừng (rẫy này cũng dạng khai hoang thời xưa), nên người ta chưa làm sổ đỏ cho, trong khi xung quanh có sổ đỏ hết rồi.


Về khu đất:

- Khu đất này vào khoảng 15-16ha, đất đỏ bazan cực tốt, phù hợptrồng bơ, tiêu và café, nó gồm 1 đồi lớn và 1 đồi nhỏ, mỗi đồi như ¼ của cái nón (gần giống thế), cái dốc nghiêng về phía Bắc và phía Đông. Suối ở phía Đông, đường nằm ở phía Tây, phía Bắc là 1 rẫy đang trồng cao su, phía Nam là một rẫy khác cũng trồng cao su.

- Độ cao đất khoảng 800m so với mực nước biển, thời tiết nhiệt độ khoảng 18-28 độ hàng năm, mùa mưa từ giữa tháng 5 đến hết tháng 12, lượng mưa không nhiều.

- Đất không có sổ, chỉ có giấy tay, nhìn trên bản đồ google map thì miếng đất này đi sâu vào rừng quốc gia Bù Gia Mập khoảng 4km (vành đai rừng quốc gia). Xung quanh có lác đác vài dân ở, và cũng đã trồng trọt, đối diện suối, ở triền đồi bên kia người ta đã trồng caphe, đối diện đường có 1 cái quán giải khát, có K+, cách đó 1km có cái ngã 3, nghe đâu người ta sẽ lập xã ở đây nhưng do chưa đủ dân.


Về kế hoạch triển khai: D thấy, mọi người bàn cũng nhiều rồi, nên giờ muốn triển khai, vậy để triển khai thì kế hoạch như sau:

- Về nguồn vốn cần chuẩn bị:

o Chi phí đất: 700tr.

o Chi phí làm giếng, nông cụ, nhà: Khoảng 150tr (bao gồm giếng 40tr, nhà 60tr, phần còn lại là nội thất, dàn năng lượng mặt trời, máy cắt cỏ, bình phun thuốc).

o Hệ thống tưới tiêu: 30tr (gồm cái máy 10tr, và dây, bét tưới …20tr. Kích thước khu đất khoảng 300x550, nếu tưới từ suối thì khoảng 12 cuộn dân 50m, nếu tưới từ giếng ở giữa rẫy thì khoảng 6 cuộn dây).

o Chi phí trồng cây: 130tr: (Cứ coi như trồng 5ha bơ ghép hết khoảng 90tr (dự kiến giống 54tr, công dọn cỏ khoảng 15tr, công đào hố, trồng 9tr, phân, 12tr). Còn 10ha còn lại, có thể gieo hạt bơ, cái này chắc chỉ mất công dọn cỏ dự kiến 1ha = 3tr è 10ha = 30tr. Công gieo hạt = 10tr. Tổng cộng = 40tr.)

èTổng kinh phí ban đầu là: 1,01 tỷ.

- Về nhân công:

o Về thuê người và tiền thuê: Nghe người ở đó nói, thì với 15ha bơ, chỉ cần 4 nhân công là đủ, trả lương 3tr/tháng, cả ăn uống thưởng …, cho là 5tr/tháng. Vị chi hết 20tr/tháng. Còn trong trường hợp quản lý tốt, cho người ta thuê lại đất canh tác cây ngắn ngày, bù lại họ làm cỏ giúp mình thì còn đỡ công hơn.

o Về quản lý: Nhà D cách đó khoảng 30km, nên cũng dễ cho việc quản lý (có cha, ông Cậu). Còn nếu không D bỏ TP về quê làm.


Khó khăn:

- Lý do D giới thiệu về bản thân, cũng vì hiện tại đang gặp 1 số khó khăn về nguồn vốn. Tất cả trông chờ vào việc gia đình vay được tiền ngân hàng, nhưng cái sổ đỏ đang kẹt chưa ra được. Vốn D cần khoảng 700-800tr, vừa để giải quyết các việc tồn đọng ở SG để có thể an tâm làm nông hay phát triển thương hiệu, vừa đầu tư vào công cuộc kinh doanh. Đồ thế chấp thì có sẵn (rẫy, nhà, và một vài mảnh đất khác), tuy nhiên việc vay ngân hàng tương đối khó khăn vì giấy tờ chưa đầy đủ.

- Rủi ro về đất là có, vì đất chưa có giấy tờ, do đó cần người dám chịu rủi ro làm chung. Đất có sổ đỏ thì 160tr/ha.

- Vì D đã từng thất bại, và lần này nếu làm phải thế chấp khá nhiều thứ, cho nên, việc để quá nhiều vào 1 chỗ thì không ổn lắm, nên D có thể tham gia được khoảng 20-25% của cái kế hoạch 15ha này.

Thuận lợi:

- Đ có sẵn người đầu tư chung 100tr nếu mà kế hoạch này triển khai, người này là 1 Thầy trong trường ĐH.

- Có 1 người đồng nghiệp cam kết sẽ cùng làm nếu cây được trồng lên rồi (góp vốn chăm sóc).

Đó là những chia sẻ của D về kế hoạch này, vì là kế hoạch, có thể triển khai được hoặc không, nếu bây giờ vì lý do nguồn vốn, D chưa triển khai dc, thì sẽ tìm cách triển khai vào 1 dịp khác. Vì D nghĩ rằng, nếu mình đã quyết tâm, thì cái gì của mình sẽ thuộc về mình.
 
Em thấy anh Đức nên trồng bơ mấy năm đầu trồng xen bắp vô anh ạ, lấy ngắn nuôi dài chứ bơ 3 năm mới có trái thì hơi bị phê đấy anh, trồng bắp trên Tây nguyên mình như kiểu người dân tộc k tốn nhiều công và phân đâu anh. Em thì cũng có 5ha đang trồng cà phê và có xen bắp năm đầu.
 
Bạn có thể nêu rõ hơn được không? Có nghĩa là 90% thất bại. Lý do sao bạn nghĩ 95% không thành công?

Bạn là thạc sĩ ?
Còn tôi là kỹ sư !

Anh là dân tay ngang, còn tôi cũng ngang như tây y như anh, nhưng tôi đã bước vào làm nông dân đã nữa năm rồi.

Những cái anh tính toán tôi chả thấy đúng tí nào cả, toàn số liệu giả định. Đây là diễn đàn nông nghiệp chứ không phải là diễn đàn kinh tế. Khi anj bắt tay vào 6 tháng sau rồi thì anh sẽ biết "thế nào là làm nông !"

Ngay từ ban đầu sau khi đọc xong phần mở bài của anh thì tôi đã biết anh thiếu vốn mà ... muốn làm lớn. Trong khi tài năng và kỹ năng của anh là con số 0.

Tôi biết anh đang suy nghĩ gì, và tôi biết anh sẽ gặp những khó khăn gì vì tôi là người đi trước. Toiy cho rằng anh sẽ bỏ cuộc và trốn chạy khỏi topic này sớm thôi.

Sáng nay, tôi có cho 1 cô bé tây ninh 1 lá bùa để cứu vườn đu đủ của cô ấy. Khi nào anh cảm thấy tuyệt vọng và nhận ra mình không còn lối thoát thì hãy tìm tôi, tôi sẽ cho anh 1 lá bùa để nó cứu anh thoát khỏi hoàn cảnh thực tại.

Haclong !
95% khả năng thành công ư ? Tào lao mía lao.
 
Toppic này mang tính chất hư cấu quá nhiều của chủ thớt.
Tôi trước khi quay về vườn trồng bông và buôn bông,thì đã buôn bơ.
Nếu không vì quảng cáo bán cây giống,hoặc có ý đồ nào đó để trục lợi thì nên xem xét kỹ trước khi được phát tán.
 
Tôi ngoài một kế hoạch, một mong muốn, và một ước mơ, tôi không có gì cả. Kinh nghiệm không, tiền bạc không.

Ở đây tôi thấy có nhiều người có vẻ rất giỏi, biết đủ cái này cái khác.

Tôi mới tham dự một lớp học, người ta bảo rằng, lời nói của kẻ thành công mới có giá trị, và bạn muốn thành công nhanh nên tìm một hình mẫu cho mình và học theo họ. Tiềm năng con người là vô hạn, và niềm tin con người sẽ quyết định sự thành công của họ. Tin vào một kẻ mãi mãi thất bại thì mãi mãi cũng chỉ thất bại thôi.

Vậy xin hỏi, ở đây có nông dân nào làm được thu nhập 20ty / năm không, nếu có tôi xin 1 được học hỏi, vì hình mẫu của tôi muốn được như thế. Ở quê tôi, đang có một người nông dân thu nhập hơn 30ty 1 năm.

Tôi muốn tìm thấy một người có thể lý giải cho tôi tại sao người nước ngoài người ta làm nông mà cũng giàu thế, còn người Việt mình thì luôn than khổ. Tôi muốn biết tại sao trái cây nước ngoài giá đắt, trong khi trái cây mình giá rẻ. Tôi muốn biết tại sao người ta xuất khẩu được còn mình thì không.

Tôi không cần các bạn kể về việc làm nông dân khổ ra sao, vì tôi đã từng làm nông dân, cha tôi là người nông dân, họ hàng tôi làm nông dân, và tôi nghe họ còn nhiều hơn nghe các bạn. Tôi cũng không cần biết nhửng câu kiểu như "không khả thi", "thất bại", tôi cần nghe lý do tại sao, tại năng suất, giá bán hay thị trường..., rồi chi phí đầu tư có ổn không, hay một số về kỹ thuật ....

Thế nên mong những ai đó góp ý, tôn trọng ý kiến của tôi.

Có rất nhiều những góp ý rất chân thành và hữu ích, tôi cảm kich vì điều đó. Nhưng bên cạnh đó, có những góp ý không ra gì. Mặc dù đây là diễn đàn công chúng, nhưng do tôi lập nên cái topic này, nên hy vọng từ nay sẽ nhận được những góp ý thực sự hữu ích.

Một góp ý phản biên thì tốt hơn, nhưng phải có cơ sở tí để tôi còn biết điều chỉnh, chứ khi phản biện mà người ta không biết làm gì sau đó thì tôi nghĩ đó là một góp ý vô trách nhiệm.
 
Tôi ngoài một kế hoạch, một mong muốn, và một ước mơ, tôi không có gì cả. Kinh nghiệm không, tiền bạc không.

Ở đây tôi thấy có nhiều người có vẻ rất giỏi, biết đủ cái này cái khác.

Tôi mới tham dự một lớp học, người ta bảo rằng, lời nói của kẻ thành công mới có giá trị, và bạn muốn thành công nhanh nên tìm một hình mẫu cho mình và học theo họ. Tiềm năng con người là vô hạn, và niềm tin con người sẽ quyết định sự thành công của họ. Tin vào một kẻ mãi mãi thất bại thì mãi mãi cũng chỉ thất bại thôi.

Vậy xin hỏi, ở đây có nông dân nào làm được thu nhập 20ty / năm không, nếu có tôi xin 1 được học hỏi, vì hình mẫu của tôi muốn được như thế. Ở quê tôi, đang có một người nông dân thu nhập hơn 30ty 1 năm.

Tôi muốn tìm thấy một người có thể lý giải cho tôi tại sao người nước ngoài người ta làm nông mà cũng giàu thế, còn người Việt mình thì luôn than khổ. Tôi muốn biết tại sao trái cây nước ngoài giá đắt, trong khi trái cây mình giá rẻ. Tôi muốn biết tại sao người ta xuất khẩu được còn mình thì không.

Tôi không cần các bạn kể về việc làm nông dân khổ ra sao, vì tôi đã từng làm nông dân, cha tôi là người nông dân, họ hàng tôi làm nông dân, và tôi nghe họ còn nhiều hơn nghe các bạn. Tôi cũng không cần biết nhửng câu kiểu như "không khả thi", "thất bại", tôi cần nghe lý do tại sao, tại năng suất, giá bán hay thị trường..., rồi chi phí đầu tư có ổn không, hay một số về kỹ thuật ....

Thế nên mong những ai đó góp ý, tôn trọng ý kiến của tôi.

Có rất nhiều những góp ý rất chân thành và hữu ích, tôi cảm kich vì điều đó. Nhưng bên cạnh đó, có những góp ý không ra gì. Mặc dù đây là diễn đàn công chúng, nhưng do tôi lập nên cái topic này, nên hy vọng từ nay sẽ nhận được những góp ý thực sự hữu ích.

Một góp ý phản biên thì tốt hơn, nhưng phải có cơ sở tí để tôi còn biết điều chỉnh, chứ khi phản biện mà người ta không biết làm gì sau đó thì tôi nghĩ đó là một góp ý vô trách nhiệm.
Tôi ngoài một kế hoạch, một mong muốn, và một ước mơ, tôi không có gì cả. Kinh nghiệm không, tiền bạc không.

Ở đây tôi thấy có nhiều người có vẻ rất giỏi, biết đủ cái này cái khác.

Tôi mới tham dự một lớp học, người ta bảo rằng, lời nói của kẻ thành công mới có giá trị, và bạn muốn thành công nhanh nên tìm một hình mẫu cho mình và học theo họ. Tiềm năng con người là vô hạn, và niềm tin con người sẽ quyết định sự thành công của họ. Tin vào một kẻ mãi mãi thất bại thì mãi mãi cũng chỉ thất bại thôi.

Vậy xin hỏi, ở đây có nông dân nào làm được thu nhập 20ty / năm không, nếu có tôi xin 1 được học hỏi, vì hình mẫu của tôi muốn được như thế. Ở quê tôi, đang có một người nông dân thu nhập hơn 30ty 1 năm.

Tôi muốn tìm thấy một người có thể lý giải cho tôi tại sao người nước ngoài người ta làm nông mà cũng giàu thế, còn người Việt mình thì luôn than khổ. Tôi muốn biết tại sao trái cây nước ngoài giá đắt, trong khi trái cây mình giá rẻ. Tôi muốn biết tại sao người ta xuất khẩu được còn mình thì không.

Tôi không cần các bạn kể về việc làm nông dân khổ ra sao, vì tôi đã từng làm nông dân, cha tôi là người nông dân, họ hàng tôi làm nông dân, và tôi nghe họ còn nhiều hơn nghe các bạn. Tôi cũng không cần biết nhửng câu kiểu như "không khả thi", "thất bại", tôi cần nghe lý do tại sao, tại năng suất, giá bán hay thị trường..., rồi chi phí đầu tư có ổn không, hay một số về kỹ thuật ....

Thế nên mong những ai đó góp ý, tôn trọng ý kiến của tôi.

Có rất nhiều những góp ý rất chân thành và hữu ích, tôi cảm kich vì điều đó. Nhưng bên cạnh đó, có những góp ý không ra gì. Mặc dù đây là diễn đàn công chúng, nhưng do tôi lập nên cái topic này, nên hy vọng từ nay sẽ nhận được những góp ý thực sự hữu ích.

Một góp ý phản biên thì tốt hơn, nhưng phải có cơ sở tí để tôi còn biết điều chỉnh, chứ khi phản biện mà người ta không biết làm gì sau đó thì tôi nghĩ đó là một góp ý vô trách nhiệm.

Ở trên agriviet chẳng có ai có thu nhập 20 tỷ/1 năm cả, bạn muốn tìm hình mẫu sao không về quê của bạn và kiếm người có thu nhập 30 tỷ/năm mà học hỏi ?!

Nếu bạn nghe cha bạn và họ hàng của bạn nhiều hơn những anh em trên này thì bạn hỏi những anh em trên này làm chi ? Và bạn xin những ý kiến đóng góp của anh em trên này làm gì ? Hả ?

Ban đi xin những ý kiến mà lại không cần biết "không khả thi" và "thất bại" sao thạc sĩ ? Hèn chi bạn thất bại vài lần là đúng rồi, bạn toàn "đếm cua trong lỗ" không mà, khi làm gì cũng nghĩ đến chiến thắng và cuối cùng lại là... đổ nợ và chuyện trồng bơ đợt này cũng vậy thôi !

Bạn thích nghe những đóng góp vui tai sao ? Bạn muốn người ta ủng hộ cái điên rồ này à ? Không tiền không đất không kinh nghiệm không trình độ không tài năng không kỹ năng không siêng năng và không có thời gian chăm sóc vườn bơ mà đòi ... trồng 15 hecta rồi tự xuất khẩu và nhắm vào thị trường cao cấp ?

Tào lao !

Tôi và anhmytran có thể trả lời mọi câu hỏi tại sao của bạn phía trên, nhưng tôi nhường cho anhmytran hoặc là bạn tự nghiên cứu đi, bạn giỏi mà.

Bạn muốn người khác tôn trọng ý kiến của bạn thì bạn nên tôn trọng ý kiến của người khác trước đi nha. Tôi không có thói quen nói chuyện dễ nghe, tôi chỉ thích nói thẳng và thẳng vào mặt !

Cao nhân chỉ phán mà không xét, tôi chỉ đánh giá mà không giải thích, bạn tự suy nghĩ đi.

Haclong !
 
Last edited:
Tôi ngoài một kế hoạch, một mong muốn, và một ước mơ, tôi không có gì cả. Kinh nghiệm không, tiền bạc không.

Ở đây tôi thấy có nhiều người có vẻ rất giỏi, biết đủ cái này cái khác.

Tôi mới tham dự một lớp học, người ta bảo rằng, lời nói của kẻ thành công mới có giá trị, và bạn muốn thành công nhanh nên tìm một hình mẫu cho mình và học theo họ. Tiềm năng con người là vô hạn, và niềm tin con người sẽ quyết định sự thành công của họ. Tin vào một kẻ mãi mãi thất bại thì mãi mãi cũng chỉ thất bại thôi.

Vậy xin hỏi, ở đây có nông dân nào làm được thu nhập 20ty / năm không, nếu có tôi xin 1 được học hỏi, vì hình mẫu của tôi muốn được như thế. Ở quê tôi, đang có một người nông dân thu nhập hơn 30ty 1 năm.

Tôi muốn tìm thấy một người có thể lý giải cho tôi tại sao người nước ngoài người ta làm nông mà cũng giàu thế, còn người Việt mình thì luôn than khổ. Tôi muốn biết tại sao trái cây nước ngoài giá đắt, trong khi trái cây mình giá rẻ. Tôi muốn biết tại sao người ta xuất khẩu được còn mình thì không.

Tôi không cần các bạn kể về việc làm nông dân khổ ra sao, vì tôi đã từng làm nông dân, cha tôi là người nông dân, họ hàng tôi làm nông dân, và tôi nghe họ còn nhiều hơn nghe các bạn. Tôi cũng không cần biết nhửng câu kiểu như "không khả thi", "thất bại", tôi cần nghe lý do tại sao, tại năng suất, giá bán hay thị trường..., rồi chi phí đầu tư có ổn không, hay một số về kỹ thuật ....

Thế nên mong những ai đó góp ý, tôn trọng ý kiến của tôi.

Có rất nhiều những góp ý rất chân thành và hữu ích, tôi cảm kich vì điều đó. Nhưng bên cạnh đó, có những góp ý không ra gì. Mặc dù đây là diễn đàn công chúng, nhưng do tôi lập nên cái topic này, nên hy vọng từ nay sẽ nhận được những góp ý thực sự hữu ích.

Một góp ý phản biên thì tốt hơn, nhưng phải có cơ sở tí để tôi còn biết điều chỉnh, chứ khi phản biện mà người ta không biết làm gì sau đó thì tôi nghĩ đó là một góp ý vô trách nhiệm.
Bơ sáp 2 quả 1kg thời điểm nào thị trường mua 95k 1kg?
Bơ sáp hiện nay ở Đà lạt và Đaklak loại 1 được giá nhất trong những năm gần đây là 35 đến 40k 1kg?
Căn cứ vào đâu bạn nói bán ra 90 đến 95k 1kg? bạn căn cứ giá bán cho người tiêu dùng? hay xuất khẩu?
 
Cái đơn giản nhất là nước ngoài làm nông giàu mà cũng không biết nữa à! Mà nước ngoài cũng lắm nước mạc hạn lắm. Các nước làm nông nghiệp giàu phần lớn là nước phát triển. Một người nông dân canh tác trên một diện tích lớn. Nhờ khoa học kỹ thuật nên tăng hiệu suất sử dụng đất lên.
Giá nông sản họ cao nhưng so với mức lương họ kiếm được để tiêu dùng nông sản thì cũng không cao lắm. Ví dụ như ở TP.HCM mua 1kg rau muốn 10k. Nhưng ở miền quê chỉ có 1k thôi. Mang rau muốn ở quê lên TP bán thì cũng tựa như một dạng xuất khẩu nông sản qua nước ngoài thôi! Ở nước ngoài khi so giá với VN cũng tương tự như thế thôi!.
Viết một bài viết mà nhiều người chỉ trích thì mới học được cái bổ ích, nếu những chỉ trích của họ mà vô nghĩa thì bạn cứ là. Những chỉ trích của họ khiến bạn giao động chứng tỏ cái cách làm của bạn cũng có vấn đề.
Con người như thế này mà thành công thì cũng hay thiệt đó! Và cái chuyện nghe theo người giàu, học theo người giàu...nói thật với bạn nhưng người giàu mà bạn thấy đó..họ đã nghe theo ai và học theo ai..hay là tự bản thân họ mày mò mà thành, tiên phong mà thành!
 
Bơ sáp 2 quả 1kg thời điểm nào thị trường mua 95k 1kg?
Bơ sáp hiện nay ở Đà lạt và Đaklak loại 1 được giá nhất trong những năm gần đây là 35 đến 40k 1kg?
Căn cứ vào đâu bạn nói bán ra 90 đến 95k 1kg? bạn căn cứ giá bán cho người tiêu dùng? hay xuất khẩu?
Giá đây là người Sài Gòn trả. Bạn có thể vào vài cái facebook bán bơ, giao tận nơi, đảm bảo trăm quả như một, 2 quả 1kg. Giá đó đó. Tệ lắm cũng 80k/kg
 
Back
Top