Kế hoạch trồng bơ

Xin giới thiệu tôi là Đức, dân Tây Nguyên nhưng không biết trồng trọt, vì hồi xưa ở quê chỉ toàn học, rồi lên TP học Đại Học, học xong thì ở lại Sài Gòn làm cũng đã gần chục năm.

Ở đất Sài Gòn này, công việc cũng ổn, nhưng thời gian cứ đều đều trôi qua, sáng đi làm chiều về. Sau một khoảng thời gian nhìn lại, thấy mình chả làm được thành tích gì, cố gắng làm chỉ để kiếm cái bỏ vào miệng chứ không giúp ích gì được cho đời (mơ mộng tí ^_^).

Bản thân cũng có mới ước cao xa, to lớn lắm, nhưng như đa số những người khác, Đức vẫn hay nghĩ cái mơ ước cao xa là của người ta (của Mr Vượng, của Bầu Đức..., hay của Sếp), còn mơ ước của ta thì chỉ là cái nhà chung cư bé bé với cô vợ hiền hiền và vài đứa con ở cái đất Sài Gòn này, xong rồi nai lưng làm để kiếm sống cho đến già để hưởng lương hưu, đó mới là thực tế.

Nhưng rồi bản thân vẫn thấy có cái gì đó không ổn trong suy nghĩ, vẫn muốn làm cái gì đó to to chút, nên cũng tìm tòi đầu tư nhiều con đường, nhưng rồi có vẻ vẫn chưa tìm được đường đúng. Đi sai thì phải đi lại, với những bước đi cẩn trọng hơn. Và Đức chọn nông nghiệp làm đường đi tiếp theo cho mình, bởi nông nghiệp là nghề của gia đình, và trong giấc mơ, từng có không ít lần mơ về một ngôi nhà ở quê trong cảnh thiên nhiên yên bình khi thành đạt.

Nhưng do trước nay chưa từng làm nông nghiệp, nên cũng không biết thế nào, đành đưa lên đây một kế hoạch về trồng bơ, nhờ anh em trên diễn đàn góp ý, nhằm cho bước chuẩn bị tốt hơn.

P/S: Đức đang có 1 deal mua 15ha đất với giá cũng mềm, nhưng chắc khả năng thì chỉ mới trồng được 5ha, nên post cái kế hoạch trồng 5ha lên đây.

KẾ HOẠCH TRỒNG BƠ.
Về nhu cầu thị trường:


- 2 tuần trước em đi khảo sát ở quê, hiện tại bơ ngon (sáp, 2 quả / kg) giá mua tại vườn là 30k/kg (người mua hái), khi ra hoa thì thương lái đến đặt tiền trước rồi.

- Ngoài đường gần như bán bơ rất ít và không có bơ ngon, vì có bao nhiêu xuất khẩu ra Bắc hết (mà còn không đủ hàng), có 1 nơi họ bán loại đó tại TP.Ban Mê Thuột, giá 70k/kg

- Công ty Nhật từng yêu cầu xuất cho họ mỗi tuần 1 container 20 tấn, nhưng bên nhà vườn không dám nhận vì không thể gom được số lượng đó.

- Bơ ngon giá bán hiện tại ở SG là 90-95k/kg.

- Còn bơ ít ngon hơn (4-5 quả /kg), ở quê bán 20kg, ở SG chắc 35-45k/kg

èNgay thời điểm hiện tại, thị trường không phải là vấn đề đáng lo, nhưng có vẻ nông dân bắt đầu trồng ồ ạt, nên dự báo 3 năm tới là chưa biết.


Về công dụng quả bơ:

- Bơ là một trong các loại quả có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất trong các loại trái cây.

- Bơ dùng làm sinh tố (cái này ai cũng biết).

- Bơ dùng để ăn với cơm như món ăn chay: Cắt ra miếng như đậu hũ, chấm nước mắm hoặc xì dầu ăn với cơm, ngon hơn trứng (cái này không phải ai cũng biết)

- Bơ dùng làm mĩ phẩm: Làm mặt nạ đắp da (các bé gái biết).

- Bơ làm chè, làm những thứ khác...

èBơ có nhiều công dụng, và đặc biệt ăn tốt cho sức khỏe, nên dự báo có thể tăng nhu cầu sử dụng bơ trong tương lai.


(*) Thông tin thêm:

- Các nước càng phát triển thì ăn bơ càng nhiều. Theo 1 thống kê, nước ăn nhiều bơ nhất là Mexico (hơn 7kg/người/năm) vì nước này trồng bơ nhiều nhất. Mỹ đứng thứ 2 với 3.4kg/người/năm, Châu Âu, Nhật thì chưa đến 1kg/người / năm.

- Việt Nam chưa có tên trong danh sách các nước xuất khẩu bơ.


Về năng suất bơ – chi phí chăm sóc – doanh thu (theo thời giá hiện tại).

Năng suất: Bơ trồng 3 năm cho quả bói, sau 7 năm thì trưởng thành. Với một số giống bơ trên thị trường hiện nay, năng suất trung bình như sau (nhà vườn cung cấp giống cam kết):

- Năm 3: 30kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 900k/cây.

- Năm 4: 70kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 2.100k/cây

- Năm 5: 150kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 4.500k/cây

- Năm 6: 180kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 5.400k/cây

- Năm 7: 280kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 8.400k/cây

- Năm 8 trở đi: 320kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 9.600k/cây


Chi phí đầu tư ban đầu:

- Chi phí trồng (giống, công trồng): Khoảng 100k/cây.

- Các loại công cụ, nông cụ: 100tr-150tr

èVới 5ha, chi phí ban đầu trên 1 cây là 250k/cây.


Chi phí chăm sóc:

- Biến phí: Bao gồm phân bón, thuốc...: 100k/cây/năm cho 3 năm đầu, 200k/cây/năm cho các năm tiếp theo (sau khi có quả).

- Định phí: 5ha cần 2 người chăm sóc, ăn, ở, trả lương... : 300tr/năm. Mỗi ha 200 cây, à 5ha = 1000 cây, tương đương mỗi cây 300k / năm

Tổng cộng: 400k/cây cho 3 năm đầu, 500k/cây cho những năm sau:


Dòng tiền tích lũy: 2 năm đầu chưa có thu, tổng chi phí đầu tư là: 250 + 400x2 = 1.050k / cây. Đến năm thứ 3, lợi nhuận ròng trên 1 cây là 500k, tương đương lỗ 550k / cây. Năm thứ 4 lợi nhuận ròng là 1.600k/cây, trừ đi chi phí đầu tư và chăm sóc 2 năm đầu, còn lời khoảng 1tr/cây. à Huề vốn vào năm thứ 4.

Đó là dự báo tình hình kinh doanh theo thời giá hiện tại.


Trong trường hợp biến động giá khi hàng dội chợ, chi phí cần thiều để tạo ra 1kg quả là:

- Năm 3: 400k chăm sóc, cho 30kg quả à 13.3 k/kg quả

- Năm 4: 500k chăm sóc, cho 70kg quả à 7.3 k/kg quả

- Năm 5: 500k chăm sóc, cho 150kg quả à 3.3 k/kg quả

- Năm 6: 500k chăm sóc, cho 180kg quả à 2.8 k/kg quả

- Năm 7: 500k chăm sóc, cho 280kg quả à 1.8 k/kg quả

- Năm 8 trở đi: 500k chăm sóc, cho 320kg quả à 1.6 k/kg quả

Thống kê trên cho thấy, nếu qua năm thứ 5, gần như không sợ rủi ro về giá bơ, vì không thể 1 ly sinh tố giá dưới 10k được, trong khi chi phí sản xuất 1kg bơ chỉ mất có 3.3k.




TÓM LẠI:

- Với giá hiện tại: Trồng 5ha bơ cần đầu tư khoảng 1 tỷ trong 2 năm đầu, đến năm thứ 3 thì bắt đầu cho lợi nhuận, đến năm thứ 4 thu hồi vốn, còn lời khoảng 1ty. Năm thứ 5 lời 4 tỷ, và tăng lên thành khoảng 9 tỷ ở năm thứ 7.

- Khi giá xuống: Vẫn cầm cự được ở mức giá 10k/kg bán ở đất Sài Gòn. Và với việc, 1 ly sinh tố bơ không thể rẻ hơn 10k, thì giá bơ cũng khó mà thấp hơn 10k/kg. Ngoài ra, bơ còn nhiều công dụng khác như đã trình bày ở trên, nên nhu cầu tiêu thụ trong tương lai sẽ lớn, chưa kể khả năng xuất khẩu.


XA HƠN

- Mua đất diện tích lớn, chia ra bán lại.

- Phát triển thêm, thay vì 5ha, trồng thêm. Chi phí cố định sẽ tăng chậm, và giá thành sẽ thấp hơn.

- Bán vườn cho ai quan tâm.

- Có đất, hợp tác với các đối tác khác, trồng các loại cây khác để xuất khẩu (có thể là cây ngắn ngày).

- Nếu trên mảnh đất, có 1 loại cây trồng tốt, cho lợi nhuận cao, chắc chắn giá mảnh đất đó sẽ tăng thêm nhiều lần.


ĐÍCH MUỐN HƯỚNG ĐẾN

- Tạo lập thành 1 vùng nguyên liệu trồng bơ, cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu

- Việt Nam có tên trong danh sách các nước xuất khẩu bơ.

- Xây dựng 1 nhà máy đóng gói, và nếu được chế biến các sản phẩm về bơ như chè bơ, sinh tố đông lạnh ..., kem bơ...
 
Chất đất thì đã kiểm, quá tốt so với quy định, cái ngại là pháp lý, vì theo bản đồ, nó nằm trong vườn quốc gia.
Tôi không lo ngại việc đất có giấy tờ, có sổ đỏ hay không; mà đất nằm trong vườn quốc gia là điểm mà tôi lo ngại.
- Thứ nhất: Anh nói đến vụ các kỹ sư làm thủy điện Trị An lấy đại 100ha đất, em không rõ đất họ lấy đó có tính pháp lý gì không? Họ trồng cao su là làm ăn lâu dài, mà đất thì họ lấy đại, nên e không biết họ hợp thức hóa rồi mới trồng, hay trồng rồi mới hợp thức hóa. Và đương nhiên giờ họ giàu, ai cũng biết.
Bạn nên biết rằng, dù họ có lấy đại đi nữa thì thời điểm họ lấy là trước khi luật đất đai 1988 có hiệu lực, việc chiếm hữu của họ ngay tình, liên tục, và họ được cấp GCNQSD. Còn ngày nay, luật pháp đã hoàn thiện, việc quản lý nhà nước về đất đai đã hoàn thiện, đất đai đã được các cấp thẩm quyền quy hoạch và quản lý rõ ràng.
Các quy định về tố tụng dân sự cũng như luật nội dung giải quyết các quan hệ pháp luật đất đai cũng rất rõ ràng.
Nếu bạn mua bằng giấy tay, khi có tranh chấp xảy ra, theo quy định của pháp luật, đó là hợp đồng vô hiệu, tòa sẽ tuyên hủy hợp đồng, khôi phục lại hiện trạng ban đầu, bạn phải trả đất, bên bán sẽ trả lại tiền. Lẽ đương nhiên, tòa sẽ phân xử công minh là thành quả lao động của bạn trên đất cũng sẽ được trả lại. Nhưng điều bạn muốn là sự sinh lợi của tiền bạn đổ trên đất chứ không phải là nhận lại phần tiền mà bạn đã bỏ ra đầu tư. Mà có chắc nhận được tiền đã đầu tư đó không với cách thi hành án dân sự hiện tại của nước ta?
Tôi vẫn tin rằng, đề tài của bạn là một đề tài hay; nhưng cách giải đang gặp bất ổn.
 
Tôi không lo ngại việc đất có giấy tờ, có sổ đỏ hay không; mà đất nằm trong vườn quốc gia là điểm mà tôi lo ngại.
Luật sư phân tích quá chuẩn. Ngày xưa thì còn vào rừng khai hoang được, chứ giờ mà làm vậy chỉ có nước ủ tờ :)
 
tôi nói bạn nghe, không biết bạn hiểu hay cố tình không hiểu , đất cảu bạn không giấy tờ nhưng nếu nàm ngoài quyhoachj rừng quốc gia thì có thể được chứ nằm trong rừng quốc gia thì không được, ai cung muốn phá rừng căn tác thì diện tích rừng phòng hộ sẽ không còn nó liên quan đến nhiều thứ lắm . Nên bạn xem lại cách bạn nói , ai cung như bạn vào rừng phá rừng làm rẫy thì với tôi chỉ trong vong vài tháng cho tôi phá rừng làm rẫy chắc mảnh rừng quốc gia cũng không còn vì bây giờ không như ngày xưa phá rừng kinh tế mới đâu, bây giờ là bảo vệ rừng đó ông ạ

Xin lỗi bạn trước về sự ngứa mồm của tôi khi đọc qua một sống thông tin trong chủ đề của bạn nhé! hì hì
Đầu tiên, tôi thực sự ấn tượng và thích thú với dự án trồng bơ của bạn. Bởi vì, theo tôi được biết, bơ là một loại trái cây rất thơm ngon, bổ dưỡng, và là một loại sản phẩm luôn được thị trường nhiệt tình đón nhận ( gia đình tôi rất thường xuyên ăn bơ nhưng chưa bao giờ tôi mua được kg bơ nào có giá dưới 10 ngàn đồng cả, chứng tỏ nó là loại trái cây có mức giá tương đối ổn định). Thứ 2, theo những tài liệu mới nhất của Pgs. Ts Nguyễn Văn Kế ( nguyên thứ trưởng Bộ NN & PTNT), thì diện tích cây bơ ở nước ta và một số nước trong khu vực còn cực kỳ khiêm tốn, thậm chí nó còn chưa được liệt kê trong danh sách những loại trái cây phổ biến của vùng nhiệt đới. Điều này cho thấy, phải chăng bơ là loại cây đặc trưng của vùng khí hậu ôn đới hoặc cận nhiệt đới. Như vậy càng khẳng định rằng, cây bơ là loại cây không dễ gì có thể trồng "theo phong trào" như một số người bình luận được. Mà cây bơ sẽ cần một vùng khí hậu phù hợp để cho năng suất, chất lượng... tốt nhất. Tây nguyên chính là vùng đất tiêu biểu và phù hợp với loại trái cây đặc sản này. Và, như vậy bạn chả có lý do gì mà không tiếp tục thực hiện dự án của mình. Nó là một dự án có thể chưa hoàn thiện chỗ này chỗ kia, nhưng chắc chắn nó là một dự án khả thi đáng trân trọng, đáng để cho những vị "nông dân bàn phím" như tôi học hỏi.
Đã có lần tôi từng chia sẻ về cái dự án mua đất khô cằn, không giấy tờ để trồng thanh long ngoài Bình thuận. Đất tôi mua nó xấu đến nỗi ma phải chê, quỷ phải hờn, và hàng xóm láng giềng thì dè bỉu, chửa tôi ngu. Tôi trồng thanh long ruột đỏ họ cũng khuyên tôi đừng có trồng cái thứ không ai thèm mua đó. Họ còn khuyên răn tôi nhiều thứ cao siêu lắm, và cái dẫn chứng cho cái cao siêu đó chính là hãy nghe và làm theo cách mà họ đang làm... Nói chung là "mồm thiên hạ" mà bạn, họ thích dạy khôn người khác hơn là họ tự làm để mình học hỏi, làm theo. Cái gì mà thiên hạ chả nói được! Quan trọng là mình có đủ sự thông minh và bản lĩnh để vượt qua cái "rào cản" vô hình nhưng vô cùng nguy hiểm của nó hay không mà thôi! Và, bạn biết đấy, với sự quyết tâm và tin tưởng vào chính mình, tôi đã vượt qua những khó khăn của sự gièm pha cùng sự hời hợt của bàn dân thiên hạ. Đất của tôi sau 3 năm mua và trồng thanh long ruột đỏ, nay đất của tôi được cải tạo và quy hoạch đẹp nhất so với xung quanh, giá trị của nó cũng đã tăng lên khoảng 6 lần; thanh long ruột đỏ của tôi dù có diện tích khiêm tốn nhưng thu nhập của tôi thậm chí chả thua mấy vị hàng xóm trồng với diện tích gấp 3-4 lần, tất nhiên giá thanh long của tôi luôn cao hơn tất cả bọn họ vì nó được chăm sóc bằng tình yêu và kiến thức chứ không phải bằng sự hời hợt và sự thiếu hiểu biết. Tôi mong rằng, với sự hiểu biết về tài chính cùng sự cầu thị, tình yêu với nông nghiệp của bạn, bạn sẽ làm được những điều bản thân đã vạch ra. Tôi ủng hộ và tin tưởng về sự đúng đắn của bạn với dự án này. "Cứ đi sẽ đến", tôi thích câu nói hành động này và tôi cũng thích câu nói: Câu trả lời tốt nhất là HÀNH ĐỘNG!
Chúc bạn thành công!
P/S: Mấy vị làm nông nghiệp mà quá cầu toàn về cái gọi là sổ đỏ, sổ hồng...thì có khi các vị chỉ nên đi tìm đất mua để ...ở hoặc để trồng rau muống thôi, chứ làm trang trại mà tìm ra đất có sổ thì chắc chắn phải là một tỷ phú, còn nếu không thì đó là một sự âu lo thái quá ( điều này thì không dành cho những người dám nghĩ, dám làm) => chỉ nuôi gà, trồng rau là hợp lý hơn cả!
 
Đất không giấy tờ và đất rừng tính chất nó khác nhau nhiều lắm. Đất không giấy tờ mà thuộc đất cho phép canh tác thì trên hồ sơ đất đai nó vẫn lưu thông tin người đang sử dụng. Còn 15ha đất lấn rừng đó anh nào thế mạnh mang người vào gây sự một thời gian là nhà nước tịch thu hết! Không bán buôn gì hết ráo.
 
Đất không giấy tờ và đất rừng tính chất nó khác nhau nhiều lắm. Đất không giấy tờ mà thuộc đất cho phép canh tác thì trên hồ sơ đất đai nó vẫn lưu thông tin người đang sử dụng. Còn 15ha đất lấn rừng đó anh nào thế mạnh mang người vào gây sự một thời gian là nhà nước tịch thu hết! Không bán buôn gì hết ráo.
Không khéo bị mấy tay cò đất lừa bay 700tr như ri.cẩn tắc vô áy náy
 
Bạn thân mến, tôi biết ước mơ của bạn là tốt đẹp.
Tôi viết tiếp theo dòng suy luận của tôi, một là có thể giúp cho bạn, hai là có thể giúp ích gì hơn cho diễn đàn, cho anh em đang có ước mơ như bạn, và sẽ giải tiếp bài toàn này theo sáng tạo của mỗi người, góp sức cho cộng đồng agriviet.
Trước hết, là về vấn đề trồng trọt trên "cái gì"?
Lẽ đương nhiên là đất đai.
Luật pháp của tất cả mọi quốc gia trên thế giới này từ ngàn đời xưa đến nay đều rất coi trọng đất đai.
Những cuộc chiến tranh đẫm máu ngày xưa bởi lẽ chiến tranh đã đem lại đất, dân cư, đó là sự quyết định phồn thịnh hay suy vong của quốc gia đó. Xu hướng hòa bình, ổn định, hợp tác khu vực ngày nay, bởi ngày nay thế giới hiện đại đã giải quyết được bài toán phát triển thịnh vượng không bằng biện pháp giành đất giành dân.
Vì sao Trung Quốc đang lấn chiếm biển đông và bị toàn thế giới chỉ trích? Vỉ nó đi ngược lại với sự phát triển của thời đại.
Vì sao IS đang chiếm đất dành dân và bị toàn thể lực lượng quân sự trên thế giới này cô lập? Vì họ đang đi ngược lại với lợi ích của thời đại.
Xu hướng thời đại, chiếm hữu đất phải hợp pháp.
"Đất đai, dưới gầm trời này, không có nơi nào là không thuộc quyền quản lý của Nữ Hoàng" - Luật đất đai Anh Quốc.
Tài sản, có 4 quyền: quyền chiếm hữu, quyền định đoạt, quyền sử dụng, và quyền quản lý. Tùy theo loại tài sản mà có quy định khác nhau về 4 quyền đó: Loại tài sản là đầu đạn hạt nhân, xe tăng, luật quy định ai được quyền sử dụng. Nó khác với quyền sử dụng tài sản là gói mỳ ăn liền.
Tôi mở rộng thêm để là rõ khái niệm: Quyền chiếm hữu đất đai thuộc sở hữu toàn dân; quyền quản lý thuộc về nhà nước; và quyền sử dụng được nhà nước cho phép ai đó sử dụng cho mục đích gì đó. Mọi trường hợp sử dụng sai mục đích đều vi phạm pháp luật.
Tôi mong rằng bạn có lời giải thỏa đáng hơn trong dự án của bạn.
Nếu topic này của bạn không đi đến mục đích của bạn, tôi xin gửi tặng bạn một câu nói mà tôi đã nghe ở đâu đó "Bạn chỉ là tương đối, kẻ thù cũng chỉ là tương đối; Chỉ có sự trường tồn của gia tộc Trung Hoa là vĩnh cửu".
 
Last edited:
Tôi ngoài một kế hoạch, một mong muốn, và một ước mơ, tôi không có gì cả. Kinh nghiệm không, tiền bạc không.

Ở đây tôi thấy có nhiều người có vẻ rất giỏi, biết đủ cái này cái khác.

Tôi mới tham dự một lớp học, người ta bảo rằng, lời nói của kẻ thành công mới có giá trị, và bạn muốn thành công nhanh nên tìm một hình mẫu cho mình và học theo họ. Tiềm năng con người là vô hạn, và niềm tin con người sẽ quyết định sự thành công của họ. Tin vào một kẻ mãi mãi thất bại thì mãi mãi cũng chỉ thất bại thôi.

Vậy xin hỏi, ở đây có nông dân nào làm được thu nhập 20ty / năm không, nếu có tôi xin 1 được học hỏi, vì hình mẫu của tôi muốn được như thế. Ở quê tôi, đang có một người nông dân thu nhập hơn 30ty 1 năm.

Tôi muốn tìm thấy một người có thể lý giải cho tôi tại sao người nước ngoài người ta làm nông mà cũng giàu thế, còn người Việt mình thì luôn than khổ. Tôi muốn biết tại sao trái cây nước ngoài giá đắt, trong khi trái cây mình giá rẻ. Tôi muốn biết tại sao người ta xuất khẩu được còn mình thì không.

Tôi không cần các bạn kể về việc làm nông dân khổ ra sao, vì tôi đã từng làm nông dân, cha tôi là người nông dân, họ hàng tôi làm nông dân, và tôi nghe họ còn nhiều hơn nghe các bạn. Tôi cũng không cần biết nhửng câu kiểu như "không khả thi", "thất bại", tôi cần nghe lý do tại sao, tại năng suất, giá bán hay thị trường..., rồi chi phí đầu tư có ổn không, hay một số về kỹ thuật ....

Thế nên mong những ai đó góp ý, tôn trọng ý kiến của tôi.

Có rất nhiều những góp ý rất chân thành và hữu ích, tôi cảm kich vì điều đó. Nhưng bên cạnh đó, có những góp ý không ra gì. Mặc dù đây là diễn đàn công chúng, nhưng do tôi lập nên cái topic này, nên hy vọng từ nay sẽ nhận được những góp ý thực sự hữu ích.

Một góp ý phản biên thì tốt hơn, nhưng phải có cơ sở tí để tôi còn biết điều chỉnh, chứ khi phản biện mà người ta không biết làm gì sau đó thì tôi nghĩ đó là một góp ý vô trách nhiệm.
Có 1 lý do mà người nước ngoài làm nông thì giàu còn người Việt nam làm nông nghiệp thì nghèo đó là thiéu kiến thức, thiếu kinh nghiệm , thiếu sự hỗ trợ từ chính phủ........ Cái khó nhất của D là hoàn toàn ko có kinh nghiệm và kỹ năng trong lĩnh vực nông nghiệp, đã thế tiền vốn phải đi vay nữa. Rất khó rất khó cho bạn. Bạn có 1 ý tưởng hay, nhưng bạn có thể bien ý tưởng đó thành hiện thực hay không nếu bạn ko có kỹ năng và kinh nghiệm? Giải pháp của mình trong hoàn cảnh này là :
- bạn không được phép that bại , vì vậy bạn nên dùng 2/3 diện tích trồng cây gì đó dễ trồng, ít vốn, kỹ thuật đơn giản mặc dù tỉ suat lợi nhuận thấp 1 tí cũng được. Mình gợi ý trồng keo lai là OK nhất
- một dự án mà 100% vốn là vốn vay thì quá là rủi ro, vì vậy bạn nên kêu gọi ai đó liên kết hùn vốn làm dự án này với bạn, chonj người có kinh nghiệm trong lĩnh vực n nghiệp là tốt nhất.
- với 1 người lần đầu làm nông nghiệp mà có lời là đã thành công mỹ mãn rồi đó nhen . Vậy nên D coi tính toan sao lợi nhuận trên 1 ha từ năm thứ 4, 5 cỡ 20 40 triệu là tốt lắm ròi, nhớ là lời ít vẫn là có lời, còn THẤT BẠI LÀ MẤT HẾT TẤT CẢ.
- vì ko có kinh nghiệm nên D nên mướn 1 nv kỹ thuật có kinh nghiệm luôn đi, đừng tiếc tiền , tại lúc đầu mình có thể học hỏi từ kỹ thuật nhiều thứ lắm. Sau 1 vài năm D nắm được kinh nghiệm rồi có thể cho người này nghỉ. Tính ra mướn đc nv kỹ thuật tot làm tăng khả năng thành công của dự án lên rất nhiều đó à.
Nói thêm vào chi tiết 1 tí . Bạn D có ý định sử dụng hệ thống tưới bơ bằng béc phun. mình nhận xét về các cách tưới như thế này: tưới bằng béc phun hay hơn tưới bộ bằng tay nhưng ko hiệu quả bằng tưới bằng dây tưới phun mưa, tưới bằng dây phun mưa ko hiệu quả bằng tưới nhỏ giọt! Mình đang làm nn và đã áp dụng tất cả 4 cách tưới nói trên, trên lý thuyết và trên thực tế tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt là hiệu quả và tiết kiệm nhất. D nên làm hệ thống tưới nhỏ giọt đi. Nếu D có triển khai dự án thì có gì liên hệ mình tư vấn cho D hệ thống tưới nhỏ giọt rẻ tiền chi phí chỉ khoảng 10 -15tr/ ha thoii, mình đang áp dụng và rất hài lòng..... Hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn tưới béc phun nhiều đó, mình thấy trên diễn đàn cũng có nhiều a em áp dụng cách tưới nhỏ giọt này lắm
 
Có 1 lý do mà người nước ngoài làm nông thì giàu còn người Việt nam làm nông nghiệp thì nghèo đó là thiéu kiến thức, thiếu kinh nghiệm , thiếu sự hỗ trợ từ chính phủ........ Cái khó nhất của D là hoàn toàn ko có kinh nghiệm và kỹ năng trong lĩnh vực nông nghiệp, đã thế tiền vốn phải đi vay nữa. Rất khó rất khó cho bạn. Bạn có 1 ý tưởng hay, nhưng bạn có thể bien ý tưởng đó thành hiện thực hay không nếu bạn ko có kỹ năng và kinh nghiệm? Giải pháp của mình trong hoàn cảnh này là :
- bạn không được phép that bại , vì vậy bạn nên dùng 2/3 diện tích trồng cây gì đó dễ trồng, ít vốn, kỹ thuật đơn giản mặc dù tỉ suat lợi nhuận thấp 1 tí cũng được. Mình gợi ý trồng keo lai là OK nhất
- một dự án mà 100% vốn là vốn vay thì quá là rủi ro, vì vậy bạn nên kêu gọi ai đó liên kết hùn vốn làm dự án này với bạn, chonj người có kinh nghiệm trong lĩnh vực n nghiệp là tốt nhất.
- với 1 người lần đầu làm nông nghiệp mà có lời là đã thành công mỹ mãn rồi đó nhen . Vậy nên D coi tính toan sao lợi nhuận trên 1 ha từ năm thứ 4, 5 cỡ 20 40 triệu là tốt lắm ròi, nhớ là lời ít vẫn là có lời, còn THẤT BẠI LÀ MẤT HẾT TẤT CẢ.
- vì ko có kinh nghiệm nên D nên mướn 1 nv kỹ thuật có kinh nghiệm luôn đi, đừng tiếc tiền , tại lúc đầu mình có thể học hỏi từ kỹ thuật nhiều thứ lắm. Sau 1 vài năm D nắm được kinh nghiệm rồi có thể cho người này nghỉ. Tính ra mướn đc nv kỹ thuật tot làm tăng khả năng thành công của dự án lên rất nhiều đó à.
Nói thêm vào chi tiết 1 tí . Bạn D có ý định sử dụng hệ thống tưới bơ bằng béc phun. mình nhận xét về các cách tưới như thế này: tưới bằng béc phun hay hơn tưới bộ bằng tay nhưng ko hiệu quả bằng tưới bằng dây tưới phun mưa, tưới bằng dây phun mưa ko hiệu quả bằng tưới nhỏ giọt! Mình đang làm nn và đã áp dụng tất cả 4 cách tưới nói trên, trên lý thuyết và trên thực tế tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt là hiệu quả và tiết kiệm nhất. D nên làm hệ thống tưới nhỏ giọt đi. Nếu D có triển khai dự án thì có gì liên hệ mình tư vấn cho D hệ thống tưới nhỏ giọt rẻ tiền chi phí chỉ khoảng 10 -15tr/ ha thoii, mình đang áp dụng và rất hài lòng..... Hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn tưới béc phun nhiều đó, mình thấy trên diễn đàn cũng có nhiều a em áp dụng cách tưới nhỏ giọt này lắm
Thanks bạn. Cho D sdt đi. ^^
 
Vấn đề giống là vấn đề thư nhất để trồng bơ.

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. 3 yếu
tố trên được rồi, thì yếu tố giống cũng phải
có.

Giống bơ gắn liền với thương hiệu. Ở Mỹ, bơ
Hass bán đắt nhất, và nhiều nhất. Cách đây vài
tháng, còn một loại bơ khác được bán cùng với
bơ Hass, mà không có tên, với giá một nửa giá
bơ Hass. Ngay bây giờ, chợ chỉ bày bán bơ Hass.

Trong bơ Hass, lại có loại đắt tiền hơn loại
kia, vì ngon hơn, và trái nhỉnh hơn. Chợ bán
không nói cho mình biết nguồn nó ở đâu. Thế
nhưng bơ Hass rẻ tiền thì nguồn ghi rõ ràng
là ở Mexico. Khi bán bơ, chợ không bán theo ký
mà bán trái. Trái cỡ lớn thì giá mắc hơn, ăn
ngon hơn. Bơ Hass cỡ nhỏ nhất bán ở chợ thì cỡ
chiều dài 10cm, đường kính 8cm, giá 1 đôla 1
trái, da không đen tím, và sần không sâu. Cũng
bơ Hass cỡ đó, bán ở chợ nhà giàu, thì vỏ đen
tím, rất sần, giá 1 đôla rưỡi.

Người có tiền, có thể đặt mua ở đây, giá thấp
nhất 8 trái bơ Hass giá 25 đôla kể cả tiền gửi
bưu điện. Vậy một trái bơ giá 3 đôla. Đương
nhiên trái này bự hơn nhiều. Chuyện ngon thì
khỏi phải nói.

http://www.fairvieworchards.com/shop/hass-avocados?gclid=CI_K2YGs9sUCFYWQHwodsD0ASA

Bơ Hass hay Haas bao nhiêu năm nay độc chiếm thị
trường Mỹ và thế giới, chủ yếu ở California, Mexico
và Chile. Từ năm nay trở đi, tình hình sẽ đổi khác
vì quần đảo Hawai bước chân vào thị trường. Quần
đảo này khí hậu khá tốt. Nó trồng Hass thì trái kém
ngon, nhưng nó có bơ Sharwil còn ngon hơn bơ Hass
nữa. Chính phủ Mỹ cấm bơ Hawaii mang vào đất liền,
vì sợ trong trái bơ có giòi đục trái, có thể nở ra
ruồi và cả nước Mỹ sẽ bị thiệt hại vì giống này.
Năm nay chính phủ Mỹ bỏ luật cấm này, vì giả thuyết
giòi ruồi đục trái trong trái bơ không được coi là
đúng.

Sau đây là con số để so sánh bơ Booth7 đang được
Việt Nam đua nhau trồng, bơ Hass và bơ Sharwill:

Booth7:
Ngon.
Cỡ trái: 283-576 grams
Tỷ lệ Hạt/Vỏ/Thịt trái:
Mùa trái chín: Tháng Mười tới giữa Tháng Mười Hai

Hass:
Ngon nhất.
Cỡ trái: 142-340 grams
Tỷ lệ Hạt/Vỏ/Thịt trái: 16/12/72
Mùa trái chín: Tháng Hai tới Tháng Mười

Sharwill:
Ngon hơn bơ Hass.
Cỡ trái: 250-550 grams
Tỷ lệ Hạt/Vỏ/Thịt trái:
Mùa trái chín: Tháng Giêng tới Tháng Tư.
 
Về chuyện đất đai, hôm nay D tìm được thông tin này, nên cũng muốn xin ý kiến của mọi người.


D tìm thấy 1 quyết định thanh tra ra vào tháng 7 năm 2014 liên quan đến khu đất của D, thanh tra 1 công ty TNHH MTV vốn 100% của tỉnh DakNong (công ty NTN), nội dung nó có thể tóm tắt như sau:


- Năm 2008, UBND Tỉnh DakNong cấp cho GCN QSDD cho công ty NTN diện tích đất là 26.784ha (thuộc 23 tiểu khu). Mục đích là trồng cây cao su, Trồng rừng và chăm sóc rừng, Trồng cây điều, Trồng cây cafe, chăn nuôi trâu bò, heo rừng, cá, sản xuất giống cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, hoạt động dịch vụ trồng trọt.


- Cũng trong năm 2008, UBND Tỉnh DakNong lấy 1.045ha đat của Cty NTN giao cho công ty HB thuê để thực hiện dự án sản xuất nông lâm nghiệp.


- Cũng trong năm này, UBND tỉnh DakNong lại lấy 1.678ha của cty NTN giao cho công ty KTM thuê để thực hiện dự án sán xuất nông lâm nghiệp.


- Năm 2009, UBND tỉnh DakNong lấy 452ha của cty NTN giao cho công ty TM59 thuê để thực hiện dự án sản xuất nông lâm nghiệp.


- Cũng năm 2009, UBND tỉnh DakNong lấy 40ha của cty NTN giao cho cty VB thuê để xây dựng nhà máy chế biến cao su.

Vậy công ty NTN còn lại 23.569ha.


Kết quả thanh tra:

- Kết quả năm 2011:

+ Công ty NTN xin quản lý 23.690ha bao gồm

- Đất rừng tự nhiên: 21.704ha

- Rừng trồng: 165ha

- Đất trống lâm nghiệp không có rừng: 1.465ha

- Đất nông nghiệp: 339ha

- Đất khác: 17ha


- Kết quả năm 2012:

+ Công ty NTN xin quản lý 23.690ha bao gồm

- Đất rừng tự nhiên: 21.704ha

- Rừng trồng: 165ha

- Đất trống lâm nghiệp không có rừng: 1.465ha

- Đất nông nghiệp: 339ha

- Đất khác: 17ha


- - Kết quả năm 2013:

+ Công ty NTN xin quản lý 23.570ha bao gồm

- Đất có rừng: 21.267ha

- Đất trống: 1.143ha

- Đất trồng cao su: 148ha

- Đất trồng cây công nghiệp: 257ha

- Đất nông nghiệp: 985ha

- Đất khác: 68ha

Còn vài nội dung khác nữa về PCCC, nhưng dựa trên cái kết luận thanh tra này, thì thấy năm 2013 có những biến chuyển về diện tích rừng quản lý, diện tích đất rừng ít hơn, diện tích đất nông nghiệp nhiều hơn, và có một số diện tích đất nó "đi" ra ngoài cái thông kê rồi (có thể là đã được cấp sổ đỏ cho 1 cá nhân nào đó khác).

Theo thông tin D được biết, thì hàng năm, cái công ty NTN này sẽ đưa lên 1 thống kê, và đưa ra các lý do tại sao có sự hao hụt, và phần đất của dân canh tác có thể đưa cho xã quản lý, và đến 1 lúc nào đó sẽ ra được sổ đỏ. Dân Tây Nguyên toàn như thế.

Và với nhận xét của D, nếu cái khu đất 15ha này mà rơi và trong cái phần đất do Cty NTN này quản lý thì không đáng ngại lắm. Vì dù sao nhà nước cũng giao cho công ty này đất để trồng nông và lâm nghiệp, và diện tích này đang nằm trong nhóm đất không có rừng (vì rừng đã bị khai hoang), do đó sẽ nhiều khả năng chuyển về đất nông nghiệp, hoặc cùng lắm thì chuyển thành dạng đất trồng rừng tràm (rừng trồng). Tuy nhiên, doanh nghiệp nếu để cho 1 cá nhân hay gì đó khác sở hữu và canh tác trên đất này, hàng năm có thể có 1 ít tiền "thuốc nước" vẫn tốt hơn là công ty thu về rồi lại để cho nông dân khác chiếm.

HƠn nữa, chủ đất bán cái miếng đất này là người ở đó 10 năm nay, được nhận xét là hiền từ tốt bụng, ổng quen nhiều người bên chính quyền, và quen cả ông GĐ công ty NTN này. 2 năm trước, trong 1 lần đi chở hàng cho các sếp, ổng bị lật xe, sém chết, nên táng gia bại sản. Hiện tại còn nợ nần chút đỉnh.

Thế nên nếu tất cả các thông tin trên, có lẽ miếng đất này không đáng ngại lắm.

Tuy nhiên, cũng muốn có những nhận xét của các anh / chị trên đây. Những phân tích, và cả những hiểu biết của anh / chị là những góp ý rất quý giá.

Cảm ơn nhiều ạ!
 
Có 1 lý do mà người nước ngoài làm nông thì giàu còn người Việt nam làm nông nghiệp thì nghèo đó là thiéu kiến thức, thiếu kinh nghiệm , thiếu sự hỗ trợ từ chính phủ........ Cái khó nhất của D là hoàn toàn ko có kinh nghiệm và kỹ năng trong lĩnh vực nông nghiệp, đã thế tiền vốn phải đi vay nữa. Rất khó rất khó cho bạn. Bạn có 1 ý tưởng hay, nhưng bạn có thể bien ý tưởng đó thành hiện thực hay không nếu bạn ko có kỹ năng và kinh nghiệm? Giải pháp của mình trong hoàn cảnh này là :
- bạn không được phép that bại , vì vậy bạn nên dùng 2/3 diện tích trồng cây gì đó dễ trồng, ít vốn, kỹ thuật đơn giản mặc dù tỉ suat lợi nhuận thấp 1 tí cũng được. Mình gợi ý trồng keo lai là OK nhất
- một dự án mà 100% vốn là vốn vay thì quá là rủi ro, vì vậy bạn nên kêu gọi ai đó liên kết hùn vốn làm dự án này với bạn, chonj người có kinh nghiệm trong lĩnh vực n nghiệp là tốt nhất.
- với 1 người lần đầu làm nông nghiệp mà có lời là đã thành công mỹ mãn rồi đó nhen . Vậy nên D coi tính toan sao lợi nhuận trên 1 ha từ năm thứ 4, 5 cỡ 20 40 triệu là tốt lắm ròi, nhớ là lời ít vẫn là có lời, còn THẤT BẠI LÀ MẤT HẾT TẤT CẢ.
- vì ko có kinh nghiệm nên D nên mướn 1 nv kỹ thuật có kinh nghiệm luôn đi, đừng tiếc tiền , tại lúc đầu mình có thể học hỏi từ kỹ thuật nhiều thứ lắm. Sau 1 vài năm D nắm được kinh nghiệm rồi có thể cho người này nghỉ. Tính ra mướn đc nv kỹ thuật tot làm tăng khả năng thành công của dự án lên rất nhiều đó à.
Nói thêm vào chi tiết 1 tí . Bạn D có ý định sử dụng hệ thống tưới bơ bằng béc phun. mình nhận xét về các cách tưới như thế này: tưới bằng béc phun hay hơn tưới bộ bằng tay nhưng ko hiệu quả bằng tưới bằng dây tưới phun mưa, tưới bằng dây phun mưa ko hiệu quả bằng tưới nhỏ giọt! Mình đang làm nn và đã áp dụng tất cả 4 cách tưới nói trên, trên lý thuyết và trên thực tế tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt là hiệu quả và tiết kiệm nhất. D nên làm hệ thống tưới nhỏ giọt đi. Nếu D có triển khai dự án thì có gì liên hệ mình tư vấn cho D hệ thống tưới nhỏ giọt rẻ tiền chi phí chỉ khoảng 10 -15tr/ ha thoii, mình đang áp dụng và rất hài lòng..... Hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn tưới béc phun nhiều đó, mình thấy trên diễn đàn cũng có nhiều a em áp dụng cách tưới nhỏ giọt này lắm
Các ý trên của bạn mình ko ý kiến còn riêng ý tưới nhỏ giọt cho bơ thì mình cho rằng ko nên dùng nhỏ giọt mà nên dùng béc phun.Bởi vì cây bơ thì tán rộng 1,2 năm đầu thì nhỏ giọt là ok nhưng vài năm sau thì thất sách.Nhỏ giọt chỉ dành cho tiêu thôi.Béc phun phân tán nước đều khắp dưới tán cây nên tốt cho việc hấp thu chất của cây.
 
Các ý trên của bạn mình ko ý kiến còn riêng ý tưới nhỏ giọt cho bơ thì mình cho rằng ko nên dùng nhỏ giọt mà nên dùng béc phun.Bởi vì cây bơ thì tán rộng 1,2 năm đầu thì nhỏ giọt là ok nhưng vài năm sau thì thất sách.Nhỏ giọt chỉ dành cho tiêu thôi.Béc phun phân tán nước đều khắp dưới tán cây nên tốt cho việc hấp thu chất của cây.
Buibaotro nói vậy là ngược với lý thuyết và thực tế. Cây bơ lúc còn nhỏ có thể tưới béc phun tàm tạm nhưng khi cây lớn, tán lá rộng và cao 5 -7m sao tưới béc phun đc? Cây cafe tán lá nhỏ thì có thể tưới béc phun đc chứ cây bơ tán lá rộng và cao quá nó cản nước hết. Tất cả các loại cây ăn trái lâu năm tưới nhỏ giọt rất hiệu quả . Bạn chưa có sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt nên suy nghĩ là khi tán cây lớn thì nước nhỏ giọt sẽ ko tấm đều quanh bộ rễ đúng ko ? Giải pháp kỹ thuật rất đơn giản, dưới mỗi gốc cây ta đục 2 3 lỗ hoặc là để dây tưới nhỏ giọt chạy vòng quanh gốc cây
http://baokhanhhoa.com.vn/kinh-te/2...mo-hinh-tuoi-tiet-kiem-nuoc-2389743/index.htm
image.jpg

http://www.baokhanhhoa.com.vn/kinh-...iem-nuoc-hieu-qua-vuot-troi-2382277/index.htm
 
Buibaotro nói vậy là ngược với lý thuyết và thực tế. Cây bơ lúc còn nhỏ có thể tưới béc phun tàm tạm nhưng khi cây lớn, tán lá rộng và cao 5 -7m sao tưới béc phun đc? Cây cafe tán lá nhỏ thì có thể tưới béc phun đc chứ cây bơ tán lá rộng và cao quá nó cản nước hết. Tất cả các loại cây ăn trái lâu năm tưới nhỏ giọt rất hiệu quả . Bạn chưa có sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt nên suy nghĩ là khi tán cây lớn thì nước nhỏ giọt sẽ ko tấm đều quanh bộ rễ đúng ko ? Giải pháp kỹ thuật rất đơn giản, dưới mỗi gốc cây ta đục 2 3 lỗ hoặc là để dây tưới nhỏ giọt chạy vòng quanh gốc cây
http://baokhanhhoa.com.vn/kinh-te/2...mo-hinh-tuoi-tiet-kiem-nuoc-2389743/index.htm
Xem file đính kèm 4113
http://www.baokhanhhoa.com.vn/kinh-...iem-nuoc-hieu-qua-vuot-troi-2382277/index.htm
Bạn đã sài béc phun loại 902 chưa.1 cây bơ chỉ cần 2 cái là ok,nhà trồng sầu riêng với chôm chôm cũng sài loại này.Nếu cây tán rộng bán kính 7m thì treo béc lên cao là nước phun đủ tán.Có lẽ bạn nhầm với béc phun trên cao phủ hết độ cao cây đúng ko?Với lại bạn so sánh độ tốn tiền của 2 béc 902 với tiền mua dây chạy vòng quanh gốc cái nào lợi tiền hơn.
Lưu ý rễ của cây trồng sẽ lan ra trong phạm vi tán lá,cũng đồng nghĩa là tán cây phủ tới đâu thì rễ cây ăn theo tới đó
 
Thêm 1 thông tin nữa của khu đất. Ban đầu D nghĩ nó thuộc về vườn quốc gia Bù Gia Mập, nhưng khi tra kỹ wiki và kiếm thêm các thông tin thì như sau:
- Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Phước, trên địa bàn xã Bù Gia Mập huyện Phước Long tỉnh Bình Phước, tại vị trí cực Bắc của tỉnh. Phía Đông vườn quốc gia này là tỉnh Đắk Nông, phía Tây Bắc là biên giới Việt Nam - Campuchia. Tọa độ từ 12°08′30″ tới 12°17′30″ vĩ bắc, và từ 107°03′30″ đến 107°14′30″ kinh đông.
- Vườn quốc gia Bù Gia Mập có tổng diện tích 26.032 ha, nhưng trong đó diện tích rừng tự nhiên là 21.376 ha, bao gồm: 388 ha rừng giàu, 2.798 ha rừng trung bình, 1.692 ha rừng nghèo, 5.064 ha rừng hỗn giao và 11.434 ha rừng tre nứa. Vùng đệm vườn quốc gia có diện tích 15.200 ha gồm 7.200 ha thuộc tỉnh Bình Phước và 8.000 ha của tỉnh Đăk Nông.

Trong khi D đo trên bản đồ google maps, cái khung gọi là vườn quốc gia Bù Gia Mập nó có diện tích tới 1.134.500ha (quá lớn so với con số 26.032ha vườn và 15.200 ha vùng đệm), riêng khu nằm trên đất DakNong mà google maps gọi là vườn quốc gia nó lên tới 55.638ha, cho nên cái khả năng khu đất này nằm trong vườn quốc gia là rất thấp. Tuy nhiên để chắc ăn thì cũng phải kiểm tra thêm vài thông tin
Buibaotro nói vậy là ngược với lý thuyết và thực tế. Cây bơ lúc còn nhỏ có thể tưới béc phun tàm tạm nhưng khi cây lớn, tán lá rộng và cao 5 -7m sao tưới béc phun đc? Cây cafe tán lá nhỏ thì có thể tưới béc phun đc chứ cây bơ tán lá rộng và cao quá nó cản nước hết. Tất cả các loại cây ăn trái lâu năm tưới nhỏ giọt rất hiệu quả . Bạn chưa có sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt nên suy nghĩ là khi tán cây lớn thì nước nhỏ giọt sẽ ko tấm đều quanh bộ rễ đúng ko ? Giải pháp kỹ thuật rất đơn giản, dưới mỗi gốc cây ta đục 2 3 lỗ hoặc là để dây tưới nhỏ giọt chạy vòng quanh gốc cây
http://baokhanhhoa.com.vn/kinh-te/2...mo-hinh-tuoi-tiet-kiem-nuoc-2389743/index.htm
Xem file đính kèm 4113
http://www.baokhanhhoa.com.vn/kinh-...iem-nuoc-hieu-qua-vuot-troi-2382277/index.htm
D khá thích hệ thống tưới thông minh, bạn có thể nói thêm về nó không, kiểu như làm cách nào để các cây được nhận 1 lượng nước như nhau trong khi khoảng từ cây đến nguồn khác nhau nên áp lực nước trong ống khác nhau, độ cao nữa. Và nếu muốn hòa tan phân bón để tưới chung với nước thì có cái hệ thống nào làm việc này không?
 
Đúng là mình chưa dùng béc phun loại nhỏ, nhưng tưới nhỏ giọt hiệu quả hơn tưới phun. Ở các vườn xoài khánh hoà người ta toàn chuyển sang tưới nhỏ giọt ko à, tiết kiệm nước , đỡ bị cỏ dại lan khắp vườn do tưới phun.! Tưới phun đòi hỏi áp lực nước lớn , tưới nhỏ giọt áp lực nước bt thôi. Mình có ghé vô đồng Nai thay mấy trang trại cũng dùng tưới nhỏ giọt nhiều lắm . Hệ thống tưới nhỏ giọt rẻ tiền cỡ 10 15tr /ha còn tưới nhỏ giọt cao cấp hơn cỡ 30 50tr / ha, chi phí mình đoán là rẻ hơn lắp đặt hệ thống tưới bằng béc 902 ?
Thêm 1 thông tin nữa của khu đất. Ban đầu D nghĩ nó thuộc về vườn quốc gia Bù Gia Mập, nhưng khi tra kỹ wiki và kiếm thêm các thông tin thì như sau:
- Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Phước, trên địa bàn xã Bù Gia Mập huyện Phước Long tỉnh Bình Phước, tại vị trí cực Bắc của tỉnh. Phía Đông vườn quốc gia này là tỉnh Đắk Nông, phía Tây Bắc là biên giới Việt Nam - Campuchia. Tọa độ từ 12°08′30″ tới 12°17′30″ vĩ bắc, và từ 107°03′30″ đến 107°14′30″ kinh đông.
- Vườn quốc gia Bù Gia Mập có tổng diện tích 26.032 ha, nhưng trong đó diện tích rừng tự nhiên là 21.376 ha, bao gồm: 388 ha rừng giàu, 2.798 ha rừng trung bình, 1.692 ha rừng nghèo, 5.064 ha rừng hỗn giao và 11.434 ha rừng tre nứa. Vùng đệm vườn quốc gia có diện tích 15.200 ha gồm 7.200 ha thuộc tỉnh Bình Phước và 8.000 ha của tỉnh Đăk Nông.

Trong khi D đo trên bản đồ google maps, cái khung gọi là vườn quốc gia Bù Gia Mập nó có diện tích tới 1.134.500ha (quá lớn so với con số 26.032ha vườn và 15.200 ha vùng đệm), riêng khu nằm trên đất DakNong mà google maps gọi là vườn quốc gia nó lên tới 55.638ha, cho nên cái khả năng khu đất này nằm trong vườn quốc gia là rất thấp. Tuy nhiên để chắc ăn thì cũng phải kiểm tra thêm vài thông tin

D khá thích hệ thống tưới thông minh, bạn có thể nói thêm về nó không, kiểu như làm cách nào để các cây được nhận 1 lượng nước như nhau trong khi khoảng từ cây đến nguồn khác nhau nên áp lực nước trong ống khác nhau, độ cao nữa. Và nếu muốn hòa tan phân bón để tưới chung với nước thì có cái hệ thống nào làm việc này không?
Xuống vườn xoài Úc của khánh hoà để học hỏi bạn, mình đã úp bài báo đó lên rồi đấy , còn mình đag dùng hệ thống tưới nhỏ giọt rẻ tiền chi phí có 12tr/ ha thôi à
Dân Việt Nam! trồng mía than lỗ, còn bầu Đức qua Lào trồng mía khoe siêu lợi nhuận ! Phần lớn là nhờ hệ thống tưới nhỏ giọt đó . Mạnh dạn đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt đi bạn , rất hiệu quả
Theo tính toán và so sánh gia đất ở khánh hoà với đắc lắc , mình thấy 15 ha ko giáy tờ ko có điện vậy là cao, cỡ 400 500 tr mua đc. Còn lô đất trồng cao su dt bao nhiêu và giá cả sao vậy bạn?
Bạn chưa có kinh nghiệm , vốn ko có phải đi vay, mặc dù ý tưởng hay đấy nhưng mình vẫn đồng ý với ý kiến của thằng haclong : 95% khả năng là bạn banh xác! Vì vậy bạn nên xem lại dự án của mình làm sao để giảm bớt rủi ro xuống , lợi nhuận ít cũng đc, kêu gọi các cổ đông có tâm huyết đầu tư vào....
 
Mình khá ấn tượng về bản kế hoạch của Đức, mình ở Đăk Lăk, có bạn làm ở sàn thu mua trái cây Buôn Ma Thuột, mình là cán bộ xã nhưng thu nhập bèo quá đang xin nghỉ việc, đã và đang xúc tiến thành lập HTX nông nghiệp bao gồm cả chăn nuôi, trồng trọt, trong đó có cây bơ. Về bơ, đảm bảo giá cao hiện nay như một số bạn đã nhắc đến đó là giống bơ BOOT 7 nhưng đối với tất cả các loại cây trồng, cây ghép thì tuổi thọ và tỷ lệ hao hụt khi trồng là rất lớn. Đức có thể trồng với một diện tích vừa phải sau đó nhân giống thêm bằng cách tự ghép nhằm giảm chi phí đầu tư, ghép bơ hơi khó theo cách ghép ngọn ví nó khá nhớt nhưng không phải là không ghép được (mình đã ghép thành công với tỷ lệ cao bằng cả cách ghép mắt và ghép ngọn "ghép nêm") đồng thới phải phát triển theo hương tập thể nhằm đảm bảo giảm rủi ro về đầu ra của sản phẩm.
 
Về chuyện đất đai, hôm nay D tìm được thông tin này, nên cũng muốn xin ý kiến của mọi người.


D tìm thấy 1 quyết định thanh tra ra vào tháng 7 năm 2014 liên quan đến khu đất của D, thanh tra 1 công ty TNHH MTV vốn 100% của tỉnh DakNong (công ty NTN), nội dung nó có thể tóm tắt như sau:


- Năm 2008, UBND Tỉnh DakNong cấp cho GCN QSDD cho công ty NTN diện tích đất là 26.784ha (thuộc 23 tiểu khu). Mục đích là trồng cây cao su, Trồng rừng và chăm sóc rừng, Trồng cây điều, Trồng cây cafe, chăn nuôi trâu bò, heo rừng, cá, sản xuất giống cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, hoạt động dịch vụ trồng trọt.


- Cũng trong năm 2008, UBND Tỉnh DakNong lấy 1.045ha đat của Cty NTN giao cho công ty HB thuê để thực hiện dự án sản xuất nông lâm nghiệp.


- Cũng trong năm này, UBND tỉnh DakNong lại lấy 1.678ha của cty NTN giao cho công ty KTM thuê để thực hiện dự án sán xuất nông lâm nghiệp.


- Năm 2009, UBND tỉnh DakNong lấy 452ha của cty NTN giao cho công ty TM59 thuê để thực hiện dự án sản xuất nông lâm nghiệp.


- Cũng năm 2009, UBND tỉnh DakNong lấy 40ha của cty NTN giao cho cty VB thuê để xây dựng nhà máy chế biến cao su.

Vậy công ty NTN còn lại 23.569ha.


Kết quả thanh tra:

- Kết quả năm 2011:

+ Công ty NTN xin quản lý 23.690ha bao gồm

- Đất rừng tự nhiên: 21.704ha

- Rừng trồng: 165ha

- Đất trống lâm nghiệp không có rừng: 1.465ha

- Đất nông nghiệp: 339ha

- Đất khác: 17ha


- Kết quả năm 2012:

+ Công ty NTN xin quản lý 23.690ha bao gồm

- Đất rừng tự nhiên: 21.704ha

- Rừng trồng: 165ha

- Đất trống lâm nghiệp không có rừng: 1.465ha

- Đất nông nghiệp: 339ha

- Đất khác: 17ha


- - Kết quả năm 2013:

+ Công ty NTN xin quản lý 23.570ha bao gồm

- Đất có rừng: 21.267ha

- Đất trống: 1.143ha

- Đất trồng cao su: 148ha

- Đất trồng cây công nghiệp: 257ha

- Đất nông nghiệp: 985ha

- Đất khác: 68ha

Còn vài nội dung khác nữa về PCCC, nhưng dựa trên cái kết luận thanh tra này, thì thấy năm 2013 có những biến chuyển về diện tích rừng quản lý, diện tích đất rừng ít hơn, diện tích đất nông nghiệp nhiều hơn, và có một số diện tích đất nó "đi" ra ngoài cái thông kê rồi (có thể là đã được cấp sổ đỏ cho 1 cá nhân nào đó khác).

Theo thông tin D được biết, thì hàng năm, cái công ty NTN này sẽ đưa lên 1 thống kê, và đưa ra các lý do tại sao có sự hao hụt, và phần đất của dân canh tác có thể đưa cho xã quản lý, và đến 1 lúc nào đó sẽ ra được sổ đỏ. Dân Tây Nguyên toàn như thế.

Và với nhận xét của D, nếu cái khu đất 15ha này mà rơi và trong cái phần đất do Cty NTN này quản lý thì không đáng ngại lắm. Vì dù sao nhà nước cũng giao cho công ty này đất để trồng nông và lâm nghiệp, và diện tích này đang nằm trong nhóm đất không có rừng (vì rừng đã bị khai hoang), do đó sẽ nhiều khả năng chuyển về đất nông nghiệp, hoặc cùng lắm thì chuyển thành dạng đất trồng rừng tràm (rừng trồng). Tuy nhiên, doanh nghiệp nếu để cho 1 cá nhân hay gì đó khác sở hữu và canh tác trên đất này, hàng năm có thể có 1 ít tiền "thuốc nước" vẫn tốt hơn là công ty thu về rồi lại để cho nông dân khác chiếm.

HƠn nữa, chủ đất bán cái miếng đất này là người ở đó 10 năm nay, được nhận xét là hiền từ tốt bụng, ổng quen nhiều người bên chính quyền, và quen cả ông GĐ công ty NTN này. 2 năm trước, trong 1 lần đi chở hàng cho các sếp, ổng bị lật xe, sém chết, nên táng gia bại sản. Hiện tại còn nợ nần chút đỉnh.

Thế nên nếu tất cả các thông tin trên, có lẽ miếng đất này không đáng ngại lắm.

Tuy nhiên, cũng muốn có những nhận xét của các anh / chị trên đây. Những phân tích, và cả những hiểu biết của anh / chị là những góp ý rất quý giá.

Cảm ơn nhiều ạ!
Như vậy, bạn đã bước đầu tìm ra đầu mối quan trọng để "có cách" hợp thức hóa cho miếng đất mà bạn mua rồi đó. Bạn chắc thừa biết rằng, nếu đất không có "vấn đề" này kia thì giá của nó không bao giờ rẻ hơn giá thị trường được. Đó là logic đơn giản mà ai cũng suy luân ra. Tuy vậy, theo tôi hiểu, Đăk nông là một tỉnh còn khá non trẻ do mới tách lập chư lâu nên các chính sách về đất đai chắc chắn còn "cởi mở" hơn rất nhiều các tỉnh, thành khác. Và như vậy, bạn hoàn toàn có thể tìm ra được một "cách thức" phù hợp để giải bài toán về pháp lý cho miếng đất này. Ví dụ, với bất kể một dự án nào thì người lập dự án đều phải xây dựng một phương án tài chính phát sinh cho quá trình thực hiện dự án đó. Trong trường hợp này, nếu bạn cộng thêm khoảng 10% phát sinh thì miếng đất của bạn sẽ phải là 770 triệu. Vậy, theo bạn 70 triệu kia bạn sẽ làm gì? Vâng, đúng vậy, nó là chi phí "phần mềm" bạn ạ. Tôi tin chắc rằng, với số tiền đó bạn hoàn toàn có thể giải quyết tốt cho điều bạn đang băn khoăn. Với kinh nghiệm của tôi, nhiệm vụ của bạn bây giờ là phải tìm cho ra cái "cửa đúng người đúng việc". Tôi chủ quan mà nghĩ rằng, chắc chắn đất đai và các vấn đề liên quan đến đất đai của Đắc nông không thể khó bằng TP. HCM được đâu. Vậy mà, ở xì gòn, hàng ngày có hàng trăm cuộc chuyển nhượng đất đai không giấy tờ vẫn diễn ra đấy bạn ạ. Tôi có vài người bạn chuyên đi săn mua những lô đất không giấy tờ để "biến" chúng thành những lô đất, căn nhà "chính chủ" bạn ạ. Họ rất nhanh giàu, và giàu thự sự, giàu chính đáng. Còn tôi, vì không có gan, nhút nhát, sợ sệt, yếu kém... nên chỉ đứng ngoài cuộc mà quan sát họ làm, để kể cho bạn nghe đấy. Thành ra, mấy đứa bạn tôi nó đi xe hơi, nhà lầu mặt phố, đi nhậu với quan chức cấp huyện, cấp tỉnh như cơm bữa hằng ngày... còn tôi thì chỉ đi hốt phân bò. Vậy đấy!
 
Về tưới Bơ:

Bơ không chịu được ẩm và úng. Đất ẩm nhiều thì
nó sẽ chết dần. Đất ẩm ít thì nó bị bệnh nấm rễ.
Cách tưới bơ là chỉ tưới khi lâu ngày không mưa,
đất quá khô ráo. Nơi nào mưa nhiều hay trũng thì
cũng không trồng được bơ. Tưới nhỏ giọt làm đất
ẩm, bơ không chịu nổi.

Tuy vậy, mùa nở bông, bơ cần độ ẩm không khí cao
và lặng gió. Tốt nhất là có nhiều ong. Ong tự
nhiên các giống, và ong mật. Vì vậy, nếu trời
nắng nóng và những nơi có gió Lào vào mùa trổ
bông, bơ sẽ không có trái.

Tưới bơ, vì thế cần cả hai cách, tùy theo điều
kiện thời tiết cụ thể từng địa phương. Tưới gốc
rễ bơ, phải tưới đẫm như mưa rào, rồi ngừng hẳn,
để nước thấm sâu xuống tầng đất cuối cùng của rễ
ước chừng 30 centimet.

Coi tài liệu tưới Bơ ở đây:
http://www.californiaavocadogrowers.../documents/Irrigating-Avocados-Fact-Sheet.pdf

Vùng trồng bơ tốt nhất là có lượng mưa hàng năm
là 40 đến 50 inches, tức là 2000 đến 2 nghìn rưởi
milimet.

Rễ bơ chủ yếu ở vùng 30 centimet đất mặt.

Để tính lượng nước tưới và làm kế hoạch thời gian
tưới: wwwcimis.water.ca.gov/cimis/welcome.jsp

Phải có máy đo độ ẩm của đất để coi khi nào cần
tưới, và khi nào không được tưới:

6419_1.jpg


máy đo độ ẩm 60 centimet chỉ con số 25-30 vạch
thì tưới trước khi tới con số đó nếu đất pha cát
nhiều, và tưới trễ hơn nếu đất pha sét nhiều.

Có bảng số cho biết trung bình mỗi cây cần bao
nhiêu nước tưới mỗi ngày vào tháng nào trong năm.
Ví dụ cây 1 năm tuổi tháng Giêng cần 4 lít,
cây 8 tuổi cũng tháng Giêng thì cần 30 lít nước,
Vì tán lá to hơn, và trong tán lá thì có rễ và
đất ở đây mau khô hơn, do hút lên lá và bay hơi
ở lá. Cũng cây 1 năm, tháng Sáu cần 24 lít nước
và cây 8 tuổi cần 180 lít nước mỗi ngày.

Hệ thống tưới chỉ nhằm tưới trong tán lá của cây
và tưới đẫm, đủ liều lượng, và tưới cách nhau 24
giờ một lần. Đương nhiên mưa ít mưa nhiều thì
không được tưới, căn cứ máy đo đổ ẩm.
Còn quên:

Khi bơ trổ bông, có thể tưới phun sương cho
thêm đổ ẩm, nhị cái nhị đực lâu bị khô chết
dễ đậu trái hơn, cũng không được phun sương
đúng lúc nhị đực nhị cái nở. Giờ nhị đực nhị
cái nở, phải tham khảo bơ loại bông A hay B.

Image04.jpg
 
Bên đó giá khoảng nhiêu 1kg vậy bạn?
bán lẻ khoảng 20k một qủa! bằng nắm tay! bọn siêu thị nó ăn phải 45% gía qủa + thuế + giá vận chuyển bằng máy bay nên giá xẽ đội lên rất nhiều + phần trăm nhà nhập khẩu = ? giá xuất sao cho phù hợp?!
 

File đính kèm

  • Плп-0234.jpg
    Плп-0234.jpg
    133.3 KB · Lượt xem: 20
Back
Top